Cập nhật nội dung chi tiết về 30 Sự Thật Hấp Dẫn Về Loài Vẹt mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Người ta ước tính rằng có khoảng 550 con vẹt hoang dã sống ở thành phố New York, đặc biệt là ở thị trấn Queens và Brooklyn. Không ai có thể lý giải được chúng đến đó bằng cách nào, nhưng chắc chắn đó không phải do sự di cư tự nhiên.
2. Bạn đã từng nghe đến ban nhạc Hatebeak chưa?. Đây là ban nhạc vô cùng độc đáo vì được dẫn dắt và hát chính bởi một chú vẹt có tên là Waldo.
3. Một trong những loài chim khó nắm bắt và khó hiểu nhất trên thế giới là Vẹt đêm Úc – chỉ thấy được chúng 3 lần trong hơn một thế kỷ.
4. Hầu hết các loài vẹt được biết đến là cực kỳ thông minh – đặc biệt là loài vẹt mào Goffin, chúng có thể giải các câu đố cơ học phức tạp.
5. Có gần 400 loài vẹt khác nhau.
6. Trong số tất cả các loại này, chỉ có một loài có thể bay, được gọi là vẹt Kakapo.
7. Vẹt Kakapo cũng là loài vẹt lớn nhất thế giới, cũng như là loài chim sống lâu nhất trên hành tinh với tuổi thọ trung bình 95 năm.
8. Đáng buồn thay, Kakapo cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng – tính đến năm 2018, chỉ có 149 còn sống.
9. Nếu bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân thì đó là do có một đại dịch đã diễn ra với loài chim này.
10. Vào cuối năm 1800, có một công ty Scotch Whisky đã tạo ra 500 con vẹt xám để lặp lại một số khẩu hiệu tiếp thị. Sau đó, họ phân phát chúng miễn phí cho các quán rượu và cửa hàng tạp hóa khác nhau.
11. Ở Saint Paul, Minnesota, có một nơi dùng để nhận nuôi và giải cứu vẹt.
12. Ở Ấn Độ, việc giữ vẹt ở nhà là bất hợp pháp.
13. Cướp biển và vẹt được liên kết với nhau vì cuốn tiểu thuyết kinh điển có tên là “ĐảoTreasure”, trong đó Long John Silver có một con vẹt xanh biết nói tên là Thuyền trưởng Flint.
14. Trái với suy nghĩ của nhiều người, vẹt không nói chuyện với các hợp âm, vì nó không có! Thay vào đó, nó nói chuyện bằng cách kiểm soát các cơ trong cổ họng và điều khiển luồng khí theo một cách nhất định, bắt chước các âm thanh và âm thanh khác nhau.
15. Hầu hết các loài vẹt được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chẳng hạn như Úc, Châu Á, Trung và Nam Mỹ và Châu Phi.
16. Trên thế giới chỉ có một loài vẹt sống ở trên núi cao – vẹt kea. Vì có lông dày và thân tròn giúp bảo vệ thân nhiệt, kea sống trong môi trường lạnh, đặc biệt ở trên núi cao.
17. Rất khó để xác định tuổi thọ trung bình của một con vẹt, bởi vì mỗi loài lại có một tuổi thọ khác nhau. Về mặt ngắn ngủi, loài Parakeets sống 7-18 năm, trong khi loài vẹt Grey Phi có thể sống 50-60 năm!
18. Trong số các loài vẹt, sải cánh lớn nhất thuộc về Hyacinth Macaw với sải cánh dài gần 5 feet (1,5m) khiến chúng rộng hơn chiều cao, cao gần 4 feet (1,2m) từ đầu đến chân.
19. Kết quả của thí nghiệm, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng vẹt có logic của một đứa trẻ bốn tuổi. Nó có thể sử dụng các công cụ và giải quyết vấn đề!
20. Vẹt là loài chim duy nhất có thể ăn bằng chân. Điều này có nghĩa là chúng có bốn ngón chân trên mỗi bàn chân – hai ngón hướng về phía trước và hai ngón hướng về phía sau.
21. Vẹt có chiếc mỏ tương đối mạnh. Một số loài như Hyacinth Macaw, có khả năng bẻ khóa hạt macadamia, hoặc thậm chí là một quả dừa.
22. Hầu hết vẹt sống thành đôi với nhau, ngay cả khi không phải là mùa sinh sản.
23. Thật kỳ lạ, hầu hết các vị giác của con vẹt đều nằm trên vòm miệng của chúng.
24. Chế độ ăn của một con vẹt rất đa dạng, từ trái cây, hạt, quả hạch, côn trùng và thậm chí cả thịt.
25. Thật không may, một phần ba số vẹt thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì sự hủy hoại môi trường sống và nạn săn bắn.
26. Người ta đã phát hiện ra rằng có một sắc tố kháng khuẩn trong lông vẹt giúp chúng ngăn ngừa khỏi bệnh.
27. Kỷ lục Guinness thế giới về những từ được biết đến nhiều nhất, thuộc về Puck chú vẹt biết hơn 1.700 từ.
28. Tùy thuộc vào loài, kích thước vẹt có chiều dài từ 3 đến 40 inch. Loài vẹt nhỏ chỉ dài 3 inch.
29. Vẹt là sinh vật sống theo nhóm, thường có khoảng 20 đến 30 con sống với nhau.
30. Những kẻ săn mồi chính của vẹt là rắn, chim săn mồi, khỉ và con người.
Những Sự Thật Độc Đáo Của Loài Chim Yến Nuôi Trong Nhà.
1. Sống ở khu vực Đông Á:
Chim yến là loài chim rất yêu thích khí hậu mát mẽ (không quá nóng và không quá lạnh), chúng chủ yếu sinh sống ở khu vực đông á, đặc biệt là khu vực đông nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt là các quốc gia ven biển như Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Philipine… Do tổ của loài chim yến được làm trên các vách núi đá vôi (chim yến đảo) và trên các thanh làm tổ bằng gỗ, đá, bê tông bằng nước bọt nên chúng cần những nơi mát mẽ và độ ẩm cao để chiếc tổ dẻo dai không bị giòn, vở.
2. Chim yến có tính bầy đàn rất cao:
Chim yến là loài động vật sống theo bầy đàn lớn. Chim yến có tập tính sinh sống gần gũi và phụ thuộc lẫn nhau. Chim yến rất yếu trong việc chống chọi với các kẻ săn mồi vì vậy việc sống bầy đàn giúp chúng chống chọi được với kẻ thù và cảm giác được an toàn. Vì vậy, những nhà yến có trữ lượng chim yến tốt sẽ hút chim hơn những nhà yến có trữ lượng bầy đàn nhỏ. Điều này biểu hiện quá rỏ là trong 1 khu vực thường chỉ có 1 đến 2 nhà là trữ lượng chim cực lớn, còn những nhà yến còn lại chỉ lèo tèo, tăng trưởng chậm cho dủ được thiết kế và sử dụng những thiết bị tốt nhất. Vì vậy, trong dẫn dụ chim yến yếu tố tạo bầy đàn là vô cùng quan trọng.
3. Chim yến có những giọt nước bọt dinh dưỡng cao và phong phú.
Nước bọt của chim yến được đánh giá rất cao nên giá tổ yến có thể lên đến vài chục, đến vài trăm triệu một kg, đặc biệt người Trung Quốc rất ưa chuộng. Tuyến nước bọt của chim yến sẽ phình to ra khi đến mùa sinh sản, những chiếc tổ yến đầu thường nhỏ, mỏng nhưng càng về sau càng to càng đều, càng đẹp và khi già thì khả năng làm tổ của chim yến sẽ kém đi. Nhân tiện nói đến đây thì Lộc Bụt nhớ đến câu hỏi “Nuôi chim yến lấy tổ có ác không?”, ác hay không là do quan điểm của từng người và nên hiểu được bản chất và tập tính của chim yến. Lộc Bụt chỉ xin phép nêu ra điều này bằng quan sát thực tế là cho dù bạn có lấy chiếc tổ yến đi hay không thì con chim yến cũng xây dựng một chiếc tổ mới. Nếu bạn không lấy đi thì chim yến sẽ làm chồng lên chiếc tổ củ, nhưng có thể làm nhanh chóng hơn.
4. Chim yến có tính trung thành với nơi chúng ở:
Chim yến là động vật trung thành về chổ ở, có nghĩa là chúng đã làm tổ ở đâu thì sẻ ở lại đó suốt cuộc đời, cho dù vị trí làm tổ có thể thay đổi. Chúng sẽ rời đi chổ ở mới nếu chúng cảm giác không an toàn hoặc phị phá hoại (vì vậy nếu bạn lấy chiếc tổ yến của chúng đi, chúng vẫn ở lại và làm một chiếc tổ mới). Cả chim yến trống và chim yến mái sẻ cùng xây dựng tổ ấm của mình chính vì thế mà con người sử dụng hình ảnh chim yến đại điện cho sự trung thủy, trung tình. Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên mới kết đôi thì chim yến đực sẽ là con quẹt tổ trước và rủ con chim yến cái về làm tổ chung.
5. Chim yến trung thành nhưng vẫn di cư:
Chim yến thường di cư vì ảnh hưởng bởi nguồn thức ăn, môi trường sống bất lợi và ô nhiễm môi trường. Chim yến nếu gặp điều kiện bất lợi thì chỉ di cư đến nơi không xa lắm với nơi ở củ. Tuy nhiên, hiện nay với sự biến đổi khí hậu chim yến có thể di cư rất xa (điều hay thấy nhất là hiện nay chim yến đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các tỉnh tây nguyên, các xa biển).
Sang năm mới Lộc Bụt sẽ có gắng chia sẻ đến anh chị những kiến thức xâu hơn về nghề nuôi chim yến (Lộc Bụt chia sẻ đến anh chị với mong muốn giúp một điều gì đó cho anh chị trong nghề nuôi chim yến).
Sự Thật Xung Quanh Tranh Cãi Về Youtuber ‘Ẩm Thực’ Vành Khuyên Lê
WESTMINSTER, California (NV) – Vào khoảng cuối Tháng Sáu đầu Tháng Bảy, cộng đồng người Việt yêu thích ẩm thực khắp thế giới dậy sóng vì sự xuất hiện của hai trang Facebook có tên “Bốc phốt Vành Khuyên – chuyên ăn cắp công thức nấu ăn” và “Phốt Chim Vành Khuyên – Chuyên ăn cắp công thức.” Thêm vào đó, vào ngày 30 Tháng Sáu, nhật báo Người Việt nhận được một email có tựa đề “Đơn tố cáo hành vi ăn trộm chất xám để trục lợi từ YouTuber triệu views Vành Khuyên Lê.” Nội dung của email này cũng được đăng tải chính thức trên trang “Bốc phốt Vành Khuyên – chuyên ăn cắp công thức nấu ăn.”
Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi trả lời của cô Vành Khuyên Lê, có một trục trặc kỹ thuật xảy ra với nhật báo Người Việt. Mặc dù nhật báo sau đó có gởi email xin lỗi, cô Vành Khuyên Lê lại công bố “không đầy đủ” nội dung trao đổi giữa nhật báo Người Việt và cô lên mạng xã hội và đề tựa là: “BÁO NGƯỜI VIỆT ở California, Hoa Kỳ LÀM VIỆC KHÔNG TRUNG THỰC VÀ THIẾU ĐẠO ĐỨC.”
Trong email gởi cô Vành Khuyên Lê vào Thứ Sáu, 14 Tháng Tám, chủ bút tòa soạn viết: “Chúng tôi bị trục trặc hệ thống, một ai đó lấy bài này share đi khắp nơi. Cho đến nay, Người Việt chưa đăng bài này trên trang web chính thức của chúng tôi. Còn những gì người khác làm bên ngoài chúng tôi không thể kiểm soát được. Nếu làm cô phật lòng, chúng tôi xin lỗi. Chúng tôi vẫn đang chờ câu trả lời của cô. Trục trặc kỹ thuật là chuyện bình thường. Khi đăng bài hoàn chỉnh, chúng tôi sẽ đề cập đến chuyện này. Là một cơ quan truyền thông lâu đời và có uy tín ở hải ngoại, và trong vai trò chủ bút của tôi, tôi sẽ không bao giờ cho phép ai viết bất cứ gì không đúng sự thật. Một lần nữa, xin cáo lỗi cùng cô.”
Từ một email…
Lá thư được gửi vào tòa soạn cùng với một kiến nghị với hơn 500 chữ ký có đầy đủ tên, họ, nơi cư ngụ. Trong thư ghi rõ:
“Chúng tôi, gồm 6,000 thành viên, thuộc nhóm ‘Tố cáo Vành Khuyên- Chuyên ăn cắp công thức làm YouTube” trên Facebook cùng tố cáo những hành vi sai trái như sau của YouTuber Vành Khuyên Lê (tên thật là Lê Thị Hồng Nhung). 1-Dùng nhiều thủ đoạn để ăn cắp sở hữu trí tuệ của hàng trăm người, kiếm tiền trục lợi, không qua xin phép để sản xuất những video dạy nấu ăn trên YouTube. 2-Lạm dụng quyền admin để chặn, đặt điều, bôi nhọ những nạn nhân bị Vành Khuyên ăn cắp công thức khi họ đặt câu hỏi và bất bình trước việc làm sai trái của Vành Khuyên. 3-Dối trá với độc giả và người xem khi sử dụng những tip, những công thức ăn cắp và tuyên bố đó là “công trình nghiên cứu nhiều năm” của bản thân. 4-Gây thiệt hại vật chất và tinh thần của độc giả và người xem khi nấu theo những công thức biến tấu sai tỉ lệ so với công thức gốc. Mục đích để che mắt, hợp thức hóa việc ăn cắp bất chấp hậu quả, gây thiệt hại cho follower của Vành Khuyên.”
Nội dung của email này cũng được đăng tải chính thức trên trang “Bốc phốt Vành Khuyên – chuyên ăn cắp công thức nấu ăn.”
Ngay buổi tối hôm đó, từ thông tin của những người ghi danh trong bản kiến nghị, phóng viên Người Việt liên lạc được với một trong những thành viên của nhóm “Bốc phốt Vành Khuyên – chuyên ăn cắp công thức nấu ăn.” Qua người này, chúng tôi nói chuyện với người được cho là “nạn nhân nặng nề nhất” của Vành Khuyên.
Đó là bà Rosemary Lado, có tên thân mật là Mi Xù, một người Mỹ gốc Việt, hiện cư ngụ ở New York, chủ của trang Bếp Hương Việt Năm Châu.
Vừa là ân nhân, vừa là thầy, vừa là…nạn nhân
“Vào Tháng Hai, 2018, Vành Khuyên mở một nhóm Facebook có tên ‘Nấu ăn cùng Vành Khuyên Lê’ cho người mới bắt đầu và cho cả CHEF COOK. Vành Khuyên mời tôi tham gia,” bà Rose bắt đầu về câu chuyện “nạn nhân” của mình với phóng viên Người Việt qua điện thoại.
“Lúc đó, Vành Khuyên chỉ như một người nội trợ bình thường, thích nấu ăn, thích tìm tòi khám phá những cái mới. Tôi cũng là người yêu thích nấu ăn, thích san sẻ kinh nghiệm ẩm thực, nhất là khi mình ở xa quê hương, luôn thèm hương vị món ăn quê nhà. Do đó tôi đồng ý tham gia,” bà nói tiếp.
Theo bà Rose nói, lúc đó, quản trị (admin) nhóm có hai người nữa, đều là những người yêu bếp, yêu sáng tạo món ăn.
Kế tiếp, Vành Khuyên đề nghị bà Rose giữ vai trò “moderator” – duyệt xét những ai muốn làm thành viên của nhóm.
Cho đến ngày 16 Tháng Bảy, 2018, một sự việc xảy ra với trang Bếp Ấm Thân Thiện, vốn là một trang nấu ăn rất nổi tiếng với gần 200,000 thành viên, do một người có tên Lan Hoa Ngọc sáng lập. Đó là Bếp Ấm Thân Thiện đăng một thông cáo cho cộng đồng thành viên biết họ vừa xoá bỏ vai trò quản trị nhóm của một người có tên…Vành Khuyên.
Nội dung theo đường link sau:
https://m.facebook.com/groups/1831225527206468?view=permalink&id=2015881065407579
Theo lời bà Rose kể lại: “Trang Bếp Ấm Thân Thiện rất nổi tiếng và có trước Vành Khuyên. Vành Khuyên đã tiếp cận, liên lạc với trưởng nhóm là Lan Hoa Ngọc để làm quen, sau đó được làm quản trị. Tuy nhiên, bất kỳ những ai có thành ý đóng góp công thức món ăn đến trang đều bị chặn và sau đó biến mất. Sự việc xảy ra rất nhiều đến nỗi phải có cuộc điều tra từ các thành viên trong nhóm. Sau đó, sự thật được phơi bày.”
Theo lời bà Rose, Vành Khuyên, với vai trò kiểm duyệt nội dung của người gửi vào nhóm, đã dùng những công thức đó để thực hiện cho kênh YouTube riêng của mình.
Nhật báo Người Việt có liên lạc với trưởng nhóm Bếp Ấm Thân Thiện là bà Lan Hoa Ngọc.
Qua tin nhắn, bà cho biết: “Việc Vành Khuyên là quản trị Bếp Ấm Thân Thiện cũng là các chị thấy tôn trọng và kính phục sự nội trợ đảm đang của Vành Khuyên. Còn Vành Khuyên có ý đồ gì các chị không quan tâm. Cho đến lúc xảy ra việc xóa chặn thành viên trong bếp thì nhóm quản trị làm làm việc vì trách nhiệm là quản trị đem lại quyền lợi cho thành viên bếp. Vành Khuyên không hồi âm ý kiến gì, tự rời nhóm.”
Một trong những người có tên trong Bản Kiến Nghị gửi đến nhật báo Người Việt là cô Ngọc Byrne. Cô chủ động liên lạc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại và cho biết: “Người ta gửi công thức để được đưa vào nhóm, Vành Khuyên không duyệt, lấy công thức đó, chặn người gửi rồi dùng nó làm YouTube cho mình. Nếu Vành Khuyên muốn dùng thì có thể nói với tác giả một câu.”
Cô Ngọc Byrne kể, cô từng góp ý trong video của Vành Khuyên trên YouTube là công thức của món đó là của chị Mi Xù. Sau đó, cô bị YouTube Vành Khuyên Lê chặn và thậm chí…”report.”
“Vành Khuyên được mệnh danh là ‘Thánh Report.’ Nếu mọi người vào nhóm Bóc Phốt Vành Khuyên sẽ thấy rất nhiều người chia sẻ câu chuyện tương tự,” cô Ngọc Byrne nói.
Trở lại những chia sẻ của bà Rosemary Lado, bà kể: “Sau khi Vành Khuyên bị đẩy ra khỏi nhóm Bếp Ấm Thân Thiện, cô có nói chuyện với tôi, tỏ vẻ rất buồn bã, nói rằng muốn buông xuôi. Lúc tôi không biết nhiều, chỉ thấy Vành Khuyên có đam mê nấu nướng, không muốn cô nhụt chí nên ngỏ lời sẽ hướng dẫn cô nấu nhiều món lạ để cô làm video, chứng minh cho mọi người rằng cô không lừa gạt ai.”
Từ đó, theo lời bà Rose, và những bằng chứng bà gửi qua cho thấy, bà đã chỉ cho Vành Khuyên những công thức nấu ăn qua tin nhắn, “video call.”
“Không những vậy, tôi còn khuyên cô là tất cả việc trong nhóm (Nấu ăn cùng Vành Khuyên Lê cho người mới bắt đầu và cho cả CHEF COOK) tôi sẽ lo cho cô. Tôi khuyên cô hãy tập làm video cho hay, đưa lên đều đặn, chứng tỏ mình có thực tài,” bà Rose kể lại bà đã khuyến khích Vành Khuyên như thế nào.
Vành Khuyên là một trong nhiều “đệ tử” được bà Rosemary Lado dạy cho những món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt, bà luôn ưu ái để Vành Khuyên đăng trước các video thực hành lên kênh YouTube của cô.
“Thời điểm này, có một việc mà do các học trò của tôi nói tôi mới để ý, đó là Vành Khuyên không bao giờ nhắc tên tôi khi nói về các ‘trick’ (chiêu thức) của một món ăn do chính tôi tìm ra khi cô làm video. Cô chỉ nhắc tên tôi trong nhóm riêng chứ không đề cập đến trong video trên YouTube. Xem như đó là những gì Vành Khuyên tự nghĩ ra,” bà Rose kể lại.
Mọi chuyện tiếp tục cho đến khoảng bốn, năm tháng sau.
“Cho đến lúc này, Vành Khuyên dùng những công thức của tôi từng chia sẻ trong nhóm, thay đổi một chút xíu liều lượng, ví dụ nhiều/ít đường hơn, nhiều/ít mặn hơn…để hợp thức hoá ‘chất xám’ của mình,” bà nói tiếp.
Từ đó, bà Rose không còn chỉ cho Vành Khuyên nấu ăn qua tin nhắn, video chat nữa. Đến cuối năm 2018, sự việc xảy ra với món ăn có tên “Bò Nướng Kim Tiền” do một “đệ tử” của bà Rose đã thực hiện và đăng trên YouTube của người này.
Một học trò của bà Rose vì không ăn được hành nên phải luộc hành rồi mới nướng.
“Năm ngày sau khi học trò của tôi đăng trên YouTube, Vành Khuyên cũng ra video làm y chang như thế, đặc biệt là sao chép nguyên bản hành luộc và nướng, và kèm theo câu ‘Video này Vành Khuyên đã làm rất lâu rồi,'” bà kể.
Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại, bà Rose có nhắc đến một tên tuổi trong làng ẩm thực, người nổi tiếng trong mục Ẩm Thực của trang webtretho ở Việt Nam, được gọi là Liên Ròm.
Từ năm 2002, trang webtretho là một trang nổi tiếng ở Việt Nam, chuyên những vấn đề gia đình, mẹ con, cuộc sống… Trong đó, chuyên mục Ẩm Thực do chị Liên Ròm phụ trách là một chuyên mục “hot,” nhận được sự yêu thương và quan tâm của một lượng lớn độc giả trong và ngoài nước.
“Không phải chỉ riêng tôi mà rất nhiều người. Với tôi thì Vành Khuyên không lấy toàn bộ công thức mà lấy từng chút một. Cách của tôi là hay làm các ‘tip,’ tức là các mẹo vặt nhỏ nhỏ. Tôi hay viết những cái mẹo đó để chỉ người khác làm, thì Vành Khuyên lấy những cái đó,” chị Liên Ròm nói.
Chị cũng nhấn mạnh, theo chị thì có những cái cũng không thể nói là của mình, đặc biệt những mẹo lặt vặt là do kinh nghiệm cá nhân, không có chứng minh bản quyền. Hơn nữa, chị Liên Ròm nói rằng, khi đã cho đi thì không thể đòi lại.
Chị kể tiếp: “Năm 2018, Vành Khuyên từ Việt Nam quay lại Đức, có gọi điện thoại cho tôi. Là bạn cũ với nhau từ lúc làm webtretho, tôi cũng nói chuyện lại bình thường. Lúc đó Vành Khuyên nói cô ấy cần tiền. Tôi khuyến khích cô làm YouTube.”
“Rồi tôi nói với Vành Khuyên rằng: ‘Bà đang rảnh, không vui thôi thì làm YouTube kiếm tiền đi.’ Tui thì tui không muốn kiếm tiền từ YouTube. Tui chỉ muốn làm từ thiện,” chị tiếp tục.
Chị nói thêm: “Có một lần, Vành Khuyên làm món chả giò với tên gọi ‘Chả giò – Đề nghị mọi người cảm ơn Vành Khuyên về món chả giò.’ Tôi có góp ý kiến với Vành Khuyên là nước cốt dừa thì tôi biết rồi, nhưng sao làm chả giò mà có đường. Vành Khuyên mới nói là ‘Hỏi chi mấy chuyện này?’ Sau đó cô ‘block’ tôi, rồi nói với các nhóm rằng đó là công trình nghiên cứu vĩ đại của cô mà Liên nói là Liên biết trước.”
Theo lời chị Liên Ròm, chị đã “bày” cho nhiều người bạn khi làm bánh tráng chả giò là làm bằng nước dừa. Nhưng rất tiếc đó là những lời nói truyền tai nhau, không viết ra, không đăng tải trên mạng xã hội, và càng không thể đăng ký bản quyền như những phát minh khoa học khác.
Một người khác, cô Hạnh Huỳnh, ở Pennsylvania, kể với phóng viên Người Việt: “Em rất thích nấu ăn và được nhiều người giới thiệu xem kênh của Vành Khuyên. Em từng thần tượng và hâm mộ chị Vành Khuyên lắm, nhưng từ khi biết được sự thật những chuyện chị ấy làm thì em sụp đổ hoàn toàn và rất bức xúc.”
Theo lời cô Hạnh Huỳnh kể, cô từng xem video hướng dẫn của Vành Khuyên làm món thịt da giòn rụm để làm theo, nhưng kết quả là “cứng ngắc, nhai không nổi.”
Thực tế, không phải ai cũng thành công khi làm theo những video hướng dẫn nấu ăn trên YouTube. Theo lời của bà Rose, đó chính là cách hướng dẫn những “trick” mà chỉ có kinh nghiệm do người làm từng thất bại, rồi mày mò tìm hiểu mới biết được.
“Quan trọng là người đó có thật lòng muốn chỉ dẫn hay không và có biết cách chỉ dẫn không,” bà Rose nói.
Quan trọng là cách đối xử nhau thành thật
Sau khi kể rất nhiều những chuyện tưng tự từng xảy ra với mình và nhiều người khác, chị Liên Ròm cho rằng đối với chị, đó cũng không phải là chuyện đáng nói.
“Mình phải biết rằng, trên mạng xã hội, chia sẻ nhau công thức nấu ăn là chuyện bình thường. Chưa chắc cái mình chỉ người khác là bản quyền quyền của mình, vì mình cũng học được từ người khác, hoặc mỗi người một ít thành ra của mình. Cho nên, không thể nói đó là bản quyền của mình. Cái tôi và mọi người nói ở đây là sự thành thật, là cách đối xử với nhau,” chị Liên nói.
Một trong cách đối xử mà chị Liên Ròm muốn nói, đó là “tại sao lại ‘block’ người khác khi người ta góp ý với mình? Tại sao chặn những bài viết chia sẻ của người khác để làm sản phẩm của mình?”
Vành Khuyên Lê nói gì?
Trả lời câu hỏi của phóng viên nhật báo Người Việt về tiêu chuẩn nào để nói rằng những video dạy nấu ăn của Vành Khuyên là “ăn cắp sở hữu trí tuệ,” bà Rose giải thích: “Tất cả các món ăn đều có gia vị chuẩn, nhưng để ‘chuẩn vị’ thì sẽ có những chiêu thức, phương pháp như liều lượng thế nào, canh độ lửa ra sao, cho cái nào trước cái nào sau…rất nhiều không thể kể hết. Cơ bản của nấu ăn có ở mọi nơi, sách vở, Internet…”
Bà khẳng định: “Do đó, chúng tôi không chỉ trích việc Vành Khuyên ăn cắp các kinh nghiệm, các ‘trick’ nấu nướng của mọi người để dùng làm của mình, mà chúng tôi lên án thủ đoạn ‘hợp thức hoá’ những công thức đó để kiếm tiền riêng, chà đạp niềm tin đam mê làm bếp của mọi người.”
Sau khi liên lạc với những người nêu trên, phóng viên nhật báo Người Việt tìm cách liên lạc với cô Vành Khuyên Lê. Tuy nhiên, trên các kênh nấu ăn của cô Vành Khuyên và kể cả những người từng quen biết cô cũng xác nhận rằng họ không biết email của cô Vành Khuyên. Tất cả chỉ liên lạc được với cô qua tài khoản Facebook có tên Vành Khuyên.
Vì thế, phóng viên nhật báo Người Việt dùng tài khoản Facebook riêng và cả tài khoản trực tiếp của nhật báo Người Việt để gửi tin nhắn vào trang Facebook Vành Khuyên, Vành Khuyên Lê Nấu Ăn, nhưng không được hồi âm.
Sau đó, người viết dùng một Facebook thứ hai để liên lạc thì nhận được tin nhắn như sau:
“Chào quý anh/chị Tòa soạn Báo ShareNow Tiếng Việt
Hôm nay tôi đã nhận tin này từ quý anh/chị “Hi Vành Khuyên. Lại thêm một email gửi đến tòa soạn tố cáo những video dạy nấu ăn của VK là “ăn cắp công thức.” Mạng xã hội cũng tràn ngập những group “bóc phốt Vành Khuyên.” Kênh YouTube Vành Khuyên rất nổi tiếng. Rất nhiều khán giả thích xem. Do đó chúng tôi muốn dùng truyền thông để chứng minh nếu Vành Khuyên không sai. Vì nếu cứ tiếp tục thế này, những email phát tán ra, không tốt cho kênh YouTube của Vành Khuyên, điều đó rất đáng buồn.”
Về vấn đề này tôi đã giao cho Luật sư của tôi tiến hành tất cả các thủ tục tố tụng cần thiết để truy tố những kẻ chủ mưu lập ra Nhóm Facebook này vì những hành động Phỉ báng của họ (đặt điều vu khống để hạ danh dự, uy tín của người khác) đối với tôi, buộc họ phải chịu trách nhiệm trước Facebook, trước YouTube cũng như trước Pháp luật.
Vì đang trong quá trình tố tụng, mong các anh chị giữ kín vụ việc.
Tôi xin cám ơn. Kính chúc quý anh chị và gia đình luôn được nhiều sức khỏe và an lành trong mùa Dịch bệnh!”
“Trục trặc” với nhật báo Người Việt Ngày 3 Tháng Bảy, nhật báo Người Việt nhận được email đầu tiên của cô Vành Khuyên Lê, có tên Carole Lara, với nội dung như sau:
Cô Ngọc Byrne kể với phóng viên nhật báo Người Việt: “Khoảng cuối Tháng Bảy, Luật Sư Vũ Như Hảo ở Nha Trang, nhận là đại diện cô Vành Khuyên Lê, liên lạc với cô Sương, một quản trị nhóm cũng ở Nha Trang. Ông Hảo có hỏi quản trị nhóm hiện ở đâu. Chị Sương nói ở nhiều nơi trên thế giới.”
Cũng xin nói thêm rằng vào hôm thứ 4 ngày 01.07.2020, tôi cũng đã nhận tin từ Sharenow Tiếng Việt của Bibi Ngo và vào hôm thứ 5 ngày 02/07/2020 tôi cũng đã có tin trả lời nhưng tôi đã không nhận được tin hồi đáp. Sau khi tôi trả lời thì hôm nay tôi lại bị quấy rối liên tục.
“Sau đó, vị luật sư này có liên lạc với tôi qua Facebook, và cho biết không còn thụ lý vụ này nữa,” cô Ngọc Byrne nói.
Theo tôi, nếu Phóng viên cần phỏng vấn tôi thì nên gửi thư qua tin nhắn và chờ đợi sự chấp nhận. Không được gửi lan tràn SPAM trong các bài đăng của tôi như vậy. Đây không phải là cách để tiếp cận với người mà Tờ Báo muốn phỏng vấn. Theo tôi, đây không phải là cách làm chuyên nghiệp của Phóng viên nhà Báo. Đề nghị chấm dứt hành động quấy rối này.Chân thành cám ơn quý anh chị đã đọc thư. Chúc sức khỏe đến quý anh chị và gia đình!
Vì tính chất phức tạp của sự việc, ban biên tập nhật báo Người Việt phải tham khảo, nên chưa trả lời cô Vành Khuyên Lê.
Trong khi bài viết đang được biên tập lại, vào ngày 8 Tháng Tám, người biên tập của nhật báo Người Việt vô tình nhấn nút “publish,” tức là đăng lên trang web. Ngay lập tức, tòa soạn điều chỉnh liền, đưa lại tình trạng “pending,” có nghĩa là chờ có thêm thông tin (trên bài có hiện lên chi tiết “0_New_Article”).
Ngày 11 Tháng Tám, nhật báo gởi email cho cô Vành Khuyên Lê với nội dung như sau: Xin chào cô Vành Khuyên,
Tuy nhiên, tòa soạn không biết có một số người đã “bắt” (catch) được và một số người “chia sẻ” (share) bài này.
Westminster, Thứ Ba, 11 Tháng Tám, 2020. Ngày 12 Tháng Tám, cô Vành Khuyên Lê trả lời email như sau: Xin chào chú Đỗ Dzũng
Và cô Vành Khuyên Lê cũng không biết luôn cho tới ngày 14 Tháng Tám.
Cảm ơn cô trả lời email. Mong cô sớm trả lời. Vì bài đã đợi quá lâu, và chúng tôi cũng biết cô rất bận rộn, nhưng vì nhu cầu độc giả, chúng tôi chỉ có thể đợi cô tôi đa là 24 giờ nữa. Rất mong cô đáp ứng. Chúc cô và gia đình một cuối tuần vui vẻ.6:47 AM, Friday August, 14, 2020
Sau đó, cô Vành Khuyên Lê không trả lời email cũng như phỏng vấn nữa, và công bố “không đầy đủ” các nội dung trao đổi giữa nhật báo Người Việt và cô lên mạng xã hội, với tựa đề “BÁO NGƯỜI VIỆT ở California, Hoa Kỳ LÀM VIỆC KHÔNG TRUNG THỰC VÀ THIẾU ĐẠO ĐỨC.
Khi trình bày sự việc trên Facebook, cô Vành Khuyên Lê KHÔNG đăng năm câu hỏi nhật báo Người Việt hỏi cô và không đăng nội dung email nhật báo xin lỗi cô. [đ.d.]
–
Nhóm Bóc Phốt Vành Khuyên: https://www.facebook.com/groups/543126489694260/
Trang Bếp Hương Việt Năm Châu: https://www.facebook.com/groups/2701045186628973/?epa=SEARCH_BOX
Nhóm Phốt Chim Vành Khuyên – Chuyên Ăn Cắp Công Thức: https://www.facebook.com/groups/543126489694260/?epa=SEARCH_BOX
Thư tố cáo và bản kiến nghị: https://www.facebook.com/groups/543126489694260/permalink/573339323339643/
Ăn Tổ Chim Yến, Thật Sự Bổ Dưỡng Đến Đâu ???
1.1 Tổ yến chia làm ba loại:
Quý hiếm nhất là yến huyết (tổ yến màu đỏ hay hơi đỏ, giá đắt vì hiếm gặp).
Yến quan (là loại tổ yến tốt nhất, tổ to, trắng, mỗi tổ nặng từ 10 – 12g). Thứ nhì là yến thiên (tổ yến nhỏ hơn, màu xanh nhạt hay vàng nhạt). Thứ ba là yến địa (tổ yến nhỏ, xấu, màu xám hay lục nhạt).
1.2 Tổ yến rất giàu chất khoáng, kể cả khoáng vi lượng
Thành phần chất đạm trong tổ yến cũng rất cao: yến trắng Đà Nẵng (55%), yến huyết Đà Nẵng (54,4%), yến trắng Nha Trang (53,8 %), yến huyết Nha Trang (56,9%), yến trắng Quy Nhơn (54,4%), yến trắng Singapore (56,3%).
Nghiên cứu chi tiết hơn thành phần chất đạm, cho thấy tổ yến không chứa các protein và axít alginic của rong tảo. Điều này chứng minh tổ yến làm bằng nước miếng chim yến chứ không phải rong tảo.
1.3 Tổ yến cũng không chứa hồng cầu và các hem của huyết mà chứa rất nhiều sắt
Yến huyết vì vậy không phải do máu chim yến mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên.
Thành phần bột đường được nghiên cứu sâu cho thấy chứa nhiều galactose trong mucoprotein, không chứa các đường lên men, chứng tỏ tổ yến được làm hoàn toàn bằng nước miếng chim. Tổ yến không chứa chất béo.
Tóm lại, chim yến dùng nước miếng để làm thành tổ yến, có thành phần rất giàu chất đạm và khoáng chất, glucosamin thiên nhiên (là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp) nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hấp thụ.
2. Công dụng của tổ yến trong Đông, Tây Y
2.1 Theo đông y
Tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn.
Dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, tổ yến còn dùng để tiềm với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu.
2.2 Theo tây y
Tổ yến có 4.56% Leucine – chất có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
Ngoài ra còn có Soleucine 2,04% là loại acid amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.
3. Tác dụng của tổ yến đối với sức khỏe của người bệnh và người già
3.1 Tổ yến giúp phục hồi các tế bào tổn thương
Chính vì thế, món yến hoàn toàn thích hợp cho người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe.
Tổ yến rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ…
Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe..cũng rất phù hợp dùng tổ yến đều đặn.
3.2 Bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho người già
Các gia đình có thể mua tổ yến thô về tự chế biến cho người lớn tuổi và người bệnh ăn bổ sung.
Tuy nhiên cần cân nhắc vì tổ yến thô mất rất nhiều thời gian để sơ chế, nấu nướng công phu, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi tổ yến lại hơi cao nên cơ thể người bệnh không thể hấp thu hết trong một lần, rất lãng phí.
Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm tổ yến chế biến sẵn đang được nhiều người ưa chuộng vì có thể phát huy tác dụng của món ăn quý này và tiện lợi dùng lâu dài với liều lượng phù hợp.
4. Dùng tổ yến sao cho hiệu quả?
4.1 Đối với người già
Với tổ yến tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, chúng ta có thể chưng với đường phèn, hoặc sau khi hấp chín đổ nước dùng và chút thịt gà vào ăn cùng, vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Để có tác dụng lâu dài thì nên cho người già, người bệnh dùng yến đều đặn trong thời gian dài, bổ sung từ từ với liều lượng thích hợp mỗi ngày khoảng 70ml.
Có thể tham khảo các loại yến tự nhiên được chế biến sẵn, đóng chai với hàm lượng vừa đủ cho một ngày dùng.
Để dưỡng chất trong tổ yến phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
4.2 Đối với người bệnh đang điều trị
Nên dùng tổ yến sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến. Có thể cho người bệnh dùng tổ yến dưới dạng chế biến sẵn, mỗi hũ khoảng 70ml là đủ cho 01 ngày.
5. Lưu ý khi dùng tổ yến để bồi bổ
Người bị tiểu đường, cao huyết áp tốt nhất nên dùng thăm dò theo tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến đều đặn.
Ăn bổ sung yến thôi chưa đủ, bạn đọc nên kết hợp các liệu pháp khác để người lớn tuổi, người bệnh khỏe mạnh hơn.
Nên kết hợp với chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu vitamin nhóm B…cũng chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30 – 40 phút/ngày.
Liều dùng 6 – 12g/ngày. Để làm thuốc hoặc làm món ăn, người ta ngâm tổ yến vào nước ấm trong hai giờ cho nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim nếu có, rồi rửa sạch, để ráo.
Cho yến vào tiềm chung (chưng cách thuỷ) với gà ác, gà giò, bồ câu và gia vị hay các vị thuốc nói trên. Cũng có thể chưng với đường phèn để ăn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 30 Sự Thật Hấp Dẫn Về Loài Vẹt trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!