Đề Xuất 3/2023 # 7 Điều Cần Biết Về Yến Sào # Top 6 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # 7 Điều Cần Biết Về Yến Sào # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 7 Điều Cần Biết Về Yến Sào mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Loài chim yến sử dụng nước bọt như một chất kết dính, khi nước bọt chim yến gặp không khí sẽ cứng lại và tạo thành lớp keo kiên cố quang tổ và gắn tổ với tường, vách đá

Chim yến (thuộc họ Yến hay Vũ Yến) tiếng anh là Swifts (yến) và Swiftlets (yến nhỏ). Một số trường hợp do không chú ý người dịch hay nhầm lẫn dịch từ Swallows thành yến, tuy nhiên từ Swallows mang nghĩa là chim nhạn thuộc họ nhạn, một giống chim cũng bay lượn trên bầu trời, ăn côn trùng, cánh dài, hình lưỡi liềm giống loài yến nhưng chúng lại không hề có họ hàng với nhau. Chim yến có tốc độ bay đạt khoảng 80 đến 100 km/giờ và có thể bay liên tục trong 40 giờ không nghỉ.

Loài chim yến sử dụng nước bọt như một chất kết dính, khi nước bọt chim yến gặp không khí sẽ cứng lại và tạo thành lớp keo kiên cố quang tổ và gắn tổ với tường, vách đá. Do thức ăn chính của chim yến là côn trùng: kiến cánh, ong nhỏ, ruồi, muỗi, nhện,…nên trong thành phần nước dãi của yến cũng chứa rất nhiều chất như axit amin, canxi, kali,… Cũng vì thế tổ yến được xem là một trong “bát trân dâng vua”. Tổ yến (yến sào) tiếng anh là Salanganes Nest, tuy nhiên hiện nay chúng ta thường hay sử dụng cụm từ bird nest để chỉ tổ chim yến.

Trong y học cổ truyền ghi nhận những điều như sau:

Tổ yến (yến sào) được xem là một loại thuốc bổ nên việc sử dụng trước khi ăn bữa chính sẽ giúp cho cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có trong tổ yến. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi ăn tổ yến lúc nào là tốt nhất ?

Việc tổ yến có màu đỏ đã gây nhiều tranh cãi, một số kết luận cho rằng màu đỏ của tổ yến huyết là do kết hợp giữa nước dãi yến và máu tạo thành trong quá trình làm tổ, tuy nhiên các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng màu đỏ là do quá trình oxy hóa và sự hấp thụ khoáng chất của tổ yến mà thành. Dù dưới góc độ nào thì yến huyết vẫn là mặt hằng cực kỳ khan hiếm và đắt giá.

Trong tổ yến có glycoprotein cao giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy rằng tổ yến rất giàu yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) tác dụng đến làn da và sửa chữa mô.

Khi tổ yến được tiêu thụ ở mức độ vừa phải các protein và các chất dinh dưỡng có trong tổ yến được cho là giúp hỗ trợ phục hồi các căn bệnh mãn tính, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ho mãn tính.

Sử dụng tổ yến (yến sào) giúp tiêu đờm, giảm ho khan mãn tính và làm giảm mệt mỏi phổ biến ở người già. Tổ yến cũng có tác dụng kích thích sự thèm ăn, cải thiện tiêu hóa và kích thích nhu động ruột.

Tổ yến gà ác tiềm thuốc Bắc

Từ quan điểm sinh học, tổ yến có chứa các axit amin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Sử dụng thường xuyên tổ yến sẽ giúp ngăn cảm cúm, cảm lạnh. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và sức để kháng của cơ thể đối với các yếu tố môi trường.

Những Điều Chưa Biết Về Chim Yến

Có một loài chim mờ sáng, từ biển khơi mù sương, đàn chim ríu rít gọi nhau bay đến những cánh rừng già, ruộng đồng, sông núi. Chúng chao liệng giữa tầng không.

Loài chim kén ăn chỉ ăn những thức ăn chúng kiếm được trên đường bay là côn trùng và một số ăn mật hoa, chim không uống nước hồ ao mà chỉ uống sương trời thanh khiết: Chim Yến.

Hiện nay, chim yến có khoảng 400 loài thuộc 3 họ: 1/ Yến (Apodidae) 2/ Yến mào(Hemiprosnidae) 3/ Chim ruồi (Trochilidae)

Ở Việt Nam đã gặp 9 loài: + Yến hông xám (Aerodramus fuciphagus) + Yến núi (Aerodramus brevirostris) + Yến đuôi cứng hông trắng (Hirundapus caudacuta) + Yến đuôi cứng bụng trắng (Hirundapus cochinensis) + Yến đuôi cứng lớn (H. gigantea) + Yến cọ (Cypciurus batasiensis) + Yến hông trắng (Apus pacificus) + Yến cằm trắng (Apu affinis) + Yến mào (Hemipsocne longipennis)

Chim yến có rất nhiều loài khác nhau; chúng có thói quen dùng nước bọt của mình để xây tổ. Nước bọt được đem trộn với các vật liệu khác như cỏ, rêu, lông chim, khi khô quánh lại có độ cứng không kém gì đá.

Mỗi loài yến dùng một loại vật liệu riêng gắn bằng nước bọt để xây tổ, có 3 loài chim Yến tổ có thể ăn được đó là Yến ấn Độ (Collocalia unicolor), Yến tổ đen (C. maxima) và Yến tổ trắng (C. fuciphaga). Yến tổ trắng làm tổ hoàn toàn bằng nước bọt của mình, Yến tổ đen có thêm 10% là lông chim. Loài chim yến cho tổ trắng này thường thấy ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, có tên khoa học là Aerodramus fuciphagus (còn gọi là Collocalia fuciphaga) chia ra làm nhiều phân loài. Ở nước ta đặc biệt có loài Chim Yến hàng (còn gọi là Chim Yến nhỏ, Hải Yến..) là loại chim độc đáo nhất thế giới Tên tiếng Anh: German’s Swiftlet Tên khoa học: Aerodramus germani, là lòai làm tổ hoàn toàn bằng nước dãi. Tổ chim yến có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Tổ chim Yến là món đứng đầu trong bát trân, tức 8 món ăn quý dành cho vua chúa (cùng với hải sâm, bào ngư, tai gấu…). Trong tổ yến có hàm lượng cao các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Tổ yến thường xuyên bị lấy đi để nó tiếp tục làm tổ.

Yến sào có 3 loại: + Mao yến: Là tổ làm lúc đầu để đẻ trứng nên chứa nhiều lông yến, sần sùi như xơ mướp, cứng mà giòn. + Bạch yến: Là tổ làm lần thứ hai sau khi mao yến bị lấy mất, có màu trắng tinh, nửa trong suốt. + Huyết yến: Là loại yến sào quý và hiếm nhất, chứa các sợi xơ màu đỏ mà người ta cho rằng đó là do máu của yến lẫn với nước dãi

Tổ Yến có giá trị kinh tế cao, nên bên cạnh việc khai thác tổ yến tự nhiên, hiện nay ở Indonesia và Malaysia người ta đã nghiên cứu phát triển nghề nuôi yến trong nhà.

Nguyên tắc của nghề này là trong vùng phải có một loài yến cùng giống (Collocalia) với yến hàng. Loài yến bụng trắng Collocalia esculenta ở Indonesia và Malaysia đáp ứng được tiêu chuẩn này. Yến bụng trắng thuộc nhóm yến đen bóng, không có âm dội (sóng âm phát ra để định vị vật thể). Giống này làm tổ bằng cỏ có ít nước bọt gắn kết. Chúng làm tổ trong các ngôi nhà với số lượng vài trăm con. Điều này đã quyến rũ yến hàng vào theo. Khi yến hàng làm tổ trong nhà thì người ta lấy trứng yến hàng cho yến bụng trắng ấp. Kết quả là yến hàng tăng dần số lượng và thay thế cho yến bụng trắng. Sau khi yến hàng đã có số lượng nhiều, người ta che dần các cửa sổ, cửa lớn làm cho ngôi nhà tối lại như hang yến. Yến bụng trắng không có âm dội nên phải ra ngoài, nhường nhà cho yến hàng. Trong cộng đồng chim Yến không có vấn đề tranh giành hay chiếm đoạt tổ ấm, con này không bao giờ chung chạ với bạn của con khác. Thậm chí chúng không bao giờ lẫn lộn về tổ của nhau. Cả hai vợ chồng cùng xây dựng tổ ấm, mẹ ấp trứng, cha kiếm mồi nuôi con.

Mỗi năm chim mái chỉ đẻ một lần, từ một đến hai trứng, màu trắng, kích thước khoảng 14 x 22mm.

Chim Yến là một loài chim chung thủy, son sắt. Mùa Xuân là mùa tình yêu của Yến, cả đàn cứ chao liệng quanh hang tìm đôi tìm cặp. Chúng bay lượn suốt cả ngày như thế không mỏi mệt, quên ăn, tíu tít bên nhau như vui vầy duyên mới. Chim kết đôi và cùng nhau xây tổ mùa làm tổ của chim từ tết đến tháng ba. Giữa các lần xây tổ và đẻ trứng, chim thường treo trên vách đá để ngủ.

Sau khi chim mẹ và chim bố vừa xây xong tổ, tức vào khoảng đầu tháng 4 âm lịch, lúc ấy có từ 5 đến 10% số chim đẻ trứng, người ta bắt đầu hái tổ yến tức thu hoạch vụ một (Mao Yến).

Nhân Giống Chim Chào Mào: Những Điều Cần Biết

Mùa giao phối của chào mào là từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Để chim sinh sản tốt, đầu tiên chào mào bố và mẹ phải được nhốt riêng, với chế độ dinh dưỡng khác nhau. Cặp chào mào được chọn ít nhất phải được 12 tháng tuổi. Điều này sẽ giúp hoạt động giao phối của chào mào diễn ra suôn sẻ.

Chào mào trống: Khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm cám tổng hợp, trái cây và côn trùng. Những côn trùng chứa nhiều dinh dưỡng nhất bao gồm dế con, trứng kiến, sâu gạo sẽ giúp chim khỏe mạnh.

Chào mào mái: Có chế độ ăn hầu như giống với chim trống nhưng phải bổ sung thêm các loại khoáng, vitamin vào thức ăn. Bổ sung trái cây theo mùa cho chim ăn.

Lưu ý, việc ghép đôi chỉ diễn ra sau khi chim đã có ít nhất 1 lần thay lông và sức lực sung mãn.

Trường hợp bạn không có thuốc thì phải cho chim ăn thật nhiều trái cây và côn trùng, thay đổi chế độ ăn đa dạng khác nhau. Đặc biệt là chim mái, chế độ ăn phải đảm bảo đủ chất để chim khỏe, tạo trứng non tốt. Trong giai đoạn này, chim mái sẽ tự vặt lông bụng của mình để lót ổ, nên bạn cần cho chim ăn những thực phẩm giúp chim nuôi lông.

Khi trời vừa chạng vạng, tắt nắng thì bạn nên cho cặp chào mào đi ngủ, giữ xung quanh lồng chim được yên tĩnh. Ngủ sâu, đủ giấc giúp chúng tăng cường sức khỏe cũng như đề kháng.

Tiến hành cho chào mào sinh sản

Để chào mào sinh sản thành công, bạn phải đảm bảo các điều kiện sau đây.

Lồng ghép đôi tối thiểu phải có chiều rộng 1,2 m, chiều dài 2m và cao 1,5m, được bao quanh bằng lưới thép không gỉ. Mỗi lồng chỉ nên đặt 1 cặp trống mái, bởi chúng thường có hành vi hung dữ trong mùa giao phối, kể cả với đồng loại.

Lồng phải cách mặt đất thấp nhất là 2m, có rãnh để dễ vệ sinh phân chim, trong lồng bố trí sao cho có chỗ để chim làm tổ. Bạn cần phải đảm bảo chúng không xây tổ quá gần mái lồng. Trong thời tiết nắng nóng, việc xây tổ quá gần mái lồng có thể khiến chúng căng thẳng do nhiệt hoặc mất nước, thậm chí có thể khiến chim tử vong. Tổ quá nóng cũng khiến quá trình ấp trứng của chim mái gặp khó khăn.

Lồng cũng phải có đĩa nước cho chim uống, nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền, nhưng đừng đặt quá cao sẽ khiến chim non dễ bị trượt chân. Lồng phải che được nắng mưa, đặt ở nơi kín gió, tốt nhất là hướng Đông để chim đón nắng sớm. Vào những ngày nắng to, bạn nên đặt lồng chim ở những nơi có bóng râm, mát mẻ, che chắn bằng tôn hoặc gỗ tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho chim, khiến chim không bị căng thẳng khi đẻ và ấp trứng.

Chọn chào mào trống và mái

Chim trống và mái trông rất giống nhau. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung quan sát thì vẫn có thể phân biệt được. Thông thường, chào mào mái chỉ bằng ¾ chào mào trống. Chiếc mào của con trống cao chót vót, uy nghiêm. Trong khi con mái, ngược lại, chiếc mào thấp, bè và đầu cũng nhỏ nữa. Móng vuốt của chim trống dày và sắc hơn chim mái. Còn 1 đặc điểm nữa là lông chim trống cứng và xơ hơn.

Chim mái có bản tính cảnh giác rất cao. Nên trong 1 bầy chào mào, nếu bạn thấy con nào ít hoạt động, luôn nhìn ngang nhìn dọc, thì đó chính là chim mái.

Cho chào mào bắt cặp với nhau

Như đã nói ở trên, cặp chào mào phải được ít nhất 12 tháng và trải qua 1 lần thay lông. Khi đến kỳ sinh sản, chim trống sẽ có biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày, sức lực sung mãn. Còn chim mái phát ra nhiều tiếng rên nhỏ, kêu suốt đêm ngày để tìm bạn tình.

Khi tiến hành cho chim bắt cặp, đầu tiên bạn cho chim trống vào lồng trước, rồi mới cho lồng chim mái vào sau. Nếu chim trống hót to, ve vãn chim mái, đồng thời chim mái đáp lại bằng cách cúi đầu, vẫy cánh, múa đuôi, mào nâng và hạ xuống liên tục, thì ta tiến hành thả chim mái vào chung lồng với con trống.

Trường hợp mái không chịu trống hoặc ngược lại, bạn phải đổi bạn tình cho chúng lập tức. Bởi đây là loài chim nổi tiếng hung dữ, nếu không phải “đối tượng yêu thích”, chúng sẽ cắn nhau đến chết.

Thông thường, 1 cặp chào mào xây tổ cao 8 cm, rộng 8 – 10 cm, chiều sâu tổ tầm 5 cm. Tổ được làm bằng lông chim, cành cây, vỏ cây, lá và cỏ, hoặc bất cứ thứ gì chúng thu lượm được. Sau khi làm tổ, chim mái sẽ đẻ từ 2 – 4 quả trứng, có màu đỏ hoặc nâu sẫm, chấm trắng li ti với kích thước khác nhau.

Giai đoạn chào mào ấp trứng và nở con

Chim trống và mái sẽ thay phiên nhau ấp trứng đến khi trứng nở là 12 – 14 ngày. Phôi bên trong trứng cũng rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Do đó, trong 1 số trường hợp, trứng phải được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Lưu ý luôn cung cấp đầy đủ cám, trái cây và côn trùng cho chúng. Vì nếu thiếu thức ăn, chim trống có thể phá tổ hoặc ăn cả con non của mình.

Khi chim non nở, chưa có lông, mắt nhắm nghiền, má trắng, với mỏ màu đỏ luôn há to đòi ăn. Chào mào non chỉ ăn côn trùng và sâu bọ, các thực phẩm chứa nhiều protein giúp chúng phát triển nhanh.

Bổ sung cho chim bố mẹ chuối, bầu, cà chua, đu đủ. Nếu được, có thể thêm quả lục bát để đảm bảo chúng có sức khỏe nuôi con và tiết ra nước dãi tốt, 1 loại sữa non giúp tăng sức đề kháng cho chim non. Chào mào bố mẹ sẽ luân phiên nhau tha mồi về nuôi con.

Chim non mọc lông hoàn toàn sau khoảng 10 ngày và biết chạy sau khoảng 12 ngày. Chim bố mẹ sẽ bắt đầu dạy chúng tập bay. Đến giai đoạn này, chim non có thể ăn trái cây và cám tổng hợp. Những con chim non có thể hoàn toàn độc lập sau 3 tuần. Bạn có thể bắt chúng ở giai đoạn này.

Tổ Yến Kỵ Gì? Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Sử Dụng Yến Sào

Không phải đối tượng nào cũng sử dụng được tổ yến

Những người cao tuổi: hệ tiêu hóa đã có phần yếu hơn so với trước đây. Do đó, nếu ăn quá nhiều tổ yến sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng khó chịu, chướng bụng, không tiêu và gây nên các bệnh về tiêu hóa.

Do đó, khi sử dụng yến cho những người cao tuổi, gia đình cần phải hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia về liều lượng cũng như cách chế biến phù hợp.

Người đang bị cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau bụng, ho nhiều: cơ thể lúc này sẽ rất khó có thể tiếp nhận nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc. Do đó, tốt nhất là nên ăn yến sào sau khi bệnh dậy để hồi phục sức khỏe tốt hơn.

Yến sào kỵ gì là điều không phải không có. Có những người mắc phải các chứng viêm, như viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm tiết niệu, tỳ vị hoạt động yếu, suy dương cũng không nên dùng tổ yến.

Trẻ em dưới 7 tháng tuổi cũng không nên sử dụng yến sào. Lúc này cơ thể bé quá nhỏ để có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng mới. Tốt nhất là hãy để bé đủ 1 tuổi rồi hãy cho sử dụng dần yến sào để phát triển khỏe mạnh.

Bà mẹ mang thai cũng nên cực kỳ cẩn thận khi dùng tổ yến. Các mẹ tốt nhất chỉ nên ăn yến sào khi đã mang thai được 5 tháng để đảm bảo không ảnh hưởng đến bé trong bụng.

Liều lượng dùng yến sào phù hợp nhất mỗi ngày là bao nhiêu?

Đối với người bình thường, dùng không quá 5g – 10g yến mỗi ngày tùy theo thể trạng cơ thể. Có nghĩa là, mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 2 chén yến là đủ cho một cơ thể khỏe mạnh và tránh lãng phí.

Đối với trẻ em từ 1 tuổi bắt đầu làm quen với yến. các mẹ nên cho bé ăn từ từ làm quen với số lượng ít rồi mới tăng lên khi bé đã quen. Yến sào kỵ gì khi sử dụng mọi người cần lưu ý để dùng sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe.

Nên ăn yến sào vào lúc nào là tốt nhất?

Yến sào kỵ gì, ăn vào thời điểm nào cho tốt? Đó là khi vừa thức dậy, trước khi đi ngủ hoặc vào các bữa ăn phụ để bổ sung năng lượng và giúp cơ thể khỏe mạnh.

Để không có cảm giác no và chán ăn, không nên ăn tổ yến trước các bữa chính. Nên ăn trước khi đi ngủ ít nhất là 1 tiếng đồng hồ để không quá no, khó ngủ.

Yến sào kỵ gì khi được chế biến

Tổ yến nên được chưng cách thuỷ vì phương pháp này giúp yến sào giữ trọn vẹn được các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tổ yến kỵ nhiệt độ cao. Vì thế, bạn chỉ nên chưng yến chừng 20-30 phút, tránh nấu trực tiếp và trong thời gian quá lâu.

Nên sử dụng đường phèn khi chế biến với yến để đảm bảo độ thơm ngon, nguyên chất. Để yến trở thành người bạn không thể thiếu trong các bữa ăn, các chị em hãy thường xuyên thay đổi thực đơn và phương pháp chế biến.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 7 Điều Cần Biết Về Yến Sào trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!