Đề Xuất 6/2023 # Bài Tập Xác Định Chủ Ngữ, Vị Ngữ, Trạng Ngữ Trong Câu # Top 11 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 6/2023 # Bài Tập Xác Định Chủ Ngữ, Vị Ngữ, Trạng Ngữ Trong Câu # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Tập Xác Định Chủ Ngữ, Vị Ngữ, Trạng Ngữ Trong Câu mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài tập xác định thành phần của câu Tiếng Việt

Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu

Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu bao gồm các dạng bài tập xác định cấu tạo câu có kèm theo lời giải giúp các em học sinh nắm vững cách xác định các thành phần của câu, cấu tạo câu. Đồng thời các bài tập tiếng Việt 5 này cũng là tài liệu chuẩn bị ôn thi học kì, ôn thi học sinh giỏi hiệu quả đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo tải về chi tiết.

XÁC ĐỊNH CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ, TRẠNG NGỮ TRONG CÂU

Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau

1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói.

2. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.

3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

4. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.

5. Đảo xa// tím pha hồng.

6. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.

7. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.

8. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.

9. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.

10. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống.

11. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.

12. Tiếng cười nói

13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân// đua nhau toả mùi thơm.

14. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

15. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bờ cát.

16. Ánh trăng trong

17. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.

18. Ngày tháng

19. Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.

20. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích

21. Những con bọ nẹt béo núc, mình đầy lông lá giữ tợn

22. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.

23. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.

24. Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.

25. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.

26. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.

28. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.

29. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.

30. Buổi sáng, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.

31. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

32. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.

33. Học

34. Tiếng cá quẫy

35. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ

36. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

37. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía Cù Lao.

38. Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất.

39. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như tiếp vào trong nắng.

40. Đột ngột và mau lẹ, bọ vẹ ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của mình, bám chặt lấy vỏ cây, rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.

41. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư; cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.

42. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

43. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra

44. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.

45. Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

46. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

47. Về mùa xuân, khi mưa phùn và sướng sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng.

48. Giữa lúc Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa – chợt sau lưng có tiếng ho, Nhĩ quay lại.

Kiểu câu:…………………………………

2. Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.

Kiểu câu:…………………………………

3. Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều.Kiểu câu:…………………………………

4. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.

Kiểu câu:…………………………………

5. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Kiểu câu:…………………………………

6. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước khiến mặt sông nghe như rộng hơn.

Kiểu câu:…………………………………

7. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

Kiểu câu:…………………………………

8. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi.

Kiểu câu:…………………………………

9. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.

Kiểu câu:…………………………………

10. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt.

Kiểu câu:…………………………………

11. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.

Kiểu câu…………………………………………………………………………………………………………….

12. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vu vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.

Kiểu câu:…………………………………

12. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.

Kiểu câu:…………………………………

13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa hương.

Kiểu câu:…………………………………

14. Chúng tôi đi bên những rừng cây âm âm, những cây hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa, những thác trắng xóa tựa mây trời.

Kiểu câu:…………………………………

15. Mặt trời sáng rực chiếu qua những đám mây trắng như kẹo bông làm những tia nắng chiếu chệch đi, toả ra như nan quạt xuống cánh đồng xa.

Kiểu câu:…………………………………

16. Mặt trời chiếu vào những ngọn sóng nhỏ lăn tăn lóng lánh như những hạt kim cương rải rác trên mặt biển.

Kiểu câu:…………………………………

17. Mặt trời đỏ ối đã xuống thấp dần, cái đĩa cháy rực của nó đã chạm tới viền đám mây xam xám phía đằng tây.

Kiểu câu:…………………………………

18. Trên nền cát, nơi cô tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím biếc.

Kiểu câu:…………………………………

19. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.

Kiểu câu:…………………………………

20. Trên cao, trập trùng những đám mây trắng; dưới thảm cỏ, đàn bò thi nhau gặm cỏ.

Kiểu câu:…………………………………

21. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một tiếng dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, tụt nhanh xuống hố sâu

Kiểu câu:…………………………………

22. Trong bóng nước láng trên trên mặt cát như gương, những con chim bông biểntrong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.

Kiểu câu:…………………………………

23. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Kiểu câu:…………………………………

24. Trong rừng, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim chóc gọi nhau ríu ran không ngớt.Kiểu câu:…………………………………

25. Khu vườn mùa xuân trong kí ức thơ dại của tôi là một bức tranh rực rỡ với những bông cúc vàng tươi, bông hồng nhung đỏ thắm duyên dáng và bông hoa móng tay hồng tươi như thoa phấn.

Kiểu câu:…………………………………

26. Mưa sầm sập đổ xuống, bụi nước toả trắng ngần.

Kiểu câu:…………………………………

27. Mưa sầm sập đổ xuống, tỏa bụi nước trắng ngần.

Kiểu câu:…………………………………

28. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.

Kiểu câu:…………………………………

29. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.

Kiểu câu:…………………………………

30. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dắt đi trên con đường dài và hẹp.

Kiểu câu:…………………………………

31. Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.

Kiểu câu:…………………………………

32. Ngoài kia, biển lung linh, xanh biếc, từng chú chim hải âu chao lượn với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời.

Kiểu câu:…………………………………

33. Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao mạn thuyền

Kiểu câu:…………………………………

34. Người ta nói Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng quả là không sai. Kiểu câu…………………………………………………………………………………………………………….

35. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Kiểu câu:…………………………………

36. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da thịt chị.

Kiểu câu:…………………………………

37. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫm trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.

Kiểu câu:…………………………………

38. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu dày mịn, màu cỏ úa. Kiểu câu:…………………………………

39. Màn sương trắng buông nhẹ trên mặt sông như che chở cho giấc ngủ yên lành.

Kiểu câu:…………………………………

40. Tiếng Mây gọi lọt thỏm xuống dòng sông nghe xa vời như tiếng gọi từ đâu đó vọng lại.

Kiểu câu:…………………………………

41. Khuôn mặt dòng sông lộ ra ửng hồng, tươi rói như khuôn mặt em bé vừa ra khỏi chiếc nôi ấm.

Kiểu câu:…………………………………

42. Những giọt nước lọt qua kẽ tay em rơi lách tách xuống mặt sông tạo thành âm thanh trong trẻo như ai đó dang dạo khúc nhạc trên phím đàn tơ – rưng.

43. Dòng sông lúc này khoác chiếc áo của những nàng công chúa trong thần thoại.

Kiểu câu:…………………………………

44. Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng.

45. Hòn núi từ màu xám xịt đổi sang màu tím sẫm, từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng rồi từ màu hồng dần dần đỏi sang màu vàng nhạt.

46.Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt.

47. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại, lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lửng lơ trong gió.

48. Và dãy núi đá vôi kia ngồi suy tư, trầm mặc như một cụ già mãn chiều đã xế bóng.

49. Những con chim kơ – púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo.

50. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ.

51. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất.

52. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.

53. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.

54. Con cò cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí.

55. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.

56. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm.

57. Sóng bị phá vỡ rất nhanh khi lan tới những chiếc lá nổi bập bềnh trên mặt đầm.

58.Bao trùm lên tất cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

59. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và rèn luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời

60. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước

61. Những rẫy lúa, nương ngô bên những dãy nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối hoặc quây quần quanh những ngọn đồi.

62. Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ thật buồn chán.

63. Vỉ vương quốc nọ vắng tiếng cười, nó buồn chán kinh khủng.

Luyện Từ Và Câu: Chủ Ngữ Trong Câu Kể Ai Làm Gì? Trang 6 Sgk Tiếng Việt 4 Tập 2

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn đã cho. Trả lời các câu hỏi.

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Theo TIẾNG VIỆT 2, 1988

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

– Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

2. Xác định chủ ngữ trong các câu trên. Gợi ý:

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

Các câu trên có các chủ ngữ là: Một đàn ngỗng, Hùng, Thắng, Em, Đàn ngỗng.

3. Nêu ý nghĩa của chủ ngữ: Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được để trả lời.

Trả lời:

Trong câu kể “Ai làm gì?” chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối,…) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

4. Cho biết chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành? Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được ở câu 2 để trả lời.

Trả lời:

– Trong các câu trên, chủ ngữ được tạo thành bởi:

+ Danh từ riêng chỉ tên người: Hùng, Thắng, Tiến.

+ Đại từ chỉ người: em.

+ Danh từ, cụm danh từ: một đàn ngỗng, đàn ngỗng.

II. Luyện tập 1. Đọc đoạn văn sau:

Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Trong rừng, chim chóc hót véo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

– Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên là:

Trong rừng, chim chóc hót véo von.

Thanh niên lên rẫy.

Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn

Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần.

b) Xác định chủ ngữ của các câu trên. Gợi ý:

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

Các câu trên có các chủ ngữ là: Chim chóc, Thanh niên, Phụ nữ , Em nhỏ, Các cụ già

2. Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ

a) Các chú công nhân

b) Mẹ em

c) Chim sơn ca Các câu cần đặt

Gợi ý:

Con suy nghĩ để đặt câu sao cho phù hợp với nội dung và đúng ngữ pháp.

Trả lời:

a) Đúng bảy giờ sáng, các chú công nhân bắt đầu làm việc trong nhà máy.

b) Mẹ em ra dồng cấy lúa.

c) Chim sơn ca hót véo von trên ngọn cây cao.

3. Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật trong bức tranh đã cho.

Gợi ý:

Con quan sát tranh để xem các nhân vật đang làm gì để đặt câu.

Trả lời:

Các câu cần đặt:

– Sáng sớm, ông mặt trời nhô lên khỏi rặng tre làng.

– Đàn sếu mải miết bay về phương Nam.

– Các em nhỏ hớn hở tới trường.

– Các chú công nhân lái máy cày ra đồng.

– Những người phụ nữ nhanh tay gặt lúa.

chúng tôi

Ngôn Ngữ Của Các Loài Chim

19. Ngôn ngữ của các loài chim

Việc tìm hiểu “ngôn ngữ” của các loài chim đã từ lâu hấp dẫn sự chú ý của nhiều người và biết bao nhiêu câu chuyện dân gian của nhiều dân tộc đã kể về những con người tài ba, có thể nói chuyện được với chim muông. Nhưng đó chỉ là những câu chuyện thần thoại!

Hiện nay, những người như giáo sư Xôke ở Hungari, Lôren ở Đức, Tinbengen ở Anh và Lecman ở Mỹ cũng là những người gần như có thể hiểu được tiếng chim. Họ đã bỏ biết bao nhiêu công sức để nghiên cứu về tiếng nói của các loài chim, nhưng dầu sao cũng không ai trong họ quả quyết rằng mình có thể dịch được tiếng chim ra tiếng người. Chúng ta đã công nhận rằng chim phần nào có khả năng học tập, nhưng chắc chắn rằng “ngôn ngữ” của các loại chim lại là một thứ ngôn ngữ bẩm sinh, không giống với ngôn ngữ của loài người là phải học mới nói được.

Trong thứ “ngôn ngữ” của chim, tiếng hót giữ vai trò quan trọng. Vì sao chim hót và tiếng hót của chim có ý nghĩa gì? Để tìm hiểu điều đó có lẽ trước tiên chúng ta nên phân biệt tiếng hót và mọi loại tiếng kêu khác của chim. Olin Xêoan Pettingin, giám đốc phòng nghiên cứu chim ở Trường Đại học Cócnen đã đưa ra định nghĩa về tiếng hót của chim là “một chuỗi âm thanh được lặp đi lặp lại theo những cách đặc trưng và thường là do con trống phát ra trong mùa sinh sản”. Giáo sư Mansepxki ở Trường Đại học tổng hợp Lêningrát lại định nghĩa tiếng hót của chim là “những dấu hiệu đưa đến sự gặp gỡ giữa chim trống và chim mái đồng thời đó là tín hiệu của sự chiếm lĩnh vùng làm tổ và sự xác định ranh giới vùng đó”. Cả hai cách định nghĩa trên đều có ý tránh không dùng từ “phát âm” với hàm ý tiếng hót còn bao gồm cả những tiếng gõ nhịp nhàng của con gõ kiến hay tiếng đập cánh của gà rừng v.v…

Có những điệu hót nghe thánh thót, du dương, âm điệu phong phú như những bài ca tuyệt diệu của họa mi, khướu, chích chòe, sơn ca, những “ca sĩ” rất mực tài ba trong các loài chim ở nước ta. Nhưng cũng có những “điệu hót” nghe chói tai hay lê thê, một thứ tiếng không phải là âm nhạc như tiếng chèo chẹo ở rừng Tây bắc hay tiếng kêu “mùa khô” liên hồi của một loài chim cú rốc trong các rừng khộp ở Tây Nguyên. Dù đó là điệu hát mê li của loài sáo sống trong các cánh rừng mơ rộng ở Mêhicô hay là tiếng nấc lên buồn thảm của loài cuốc ở đồng ruộng vùng đông nam châu Á thì ý nghĩa của tiếng hót đều cơ bản như nhau. Trước hết đó là tiếng của chim trống công bố vùng đất sở hữu của mình và báo cho các chim trống đồng loại biết mà tránh xa, còn đối với chim mái thì đó lại là tiếng nói tỏ tình, là dấu hiệu tỏ rõ mình là trang nam nhi tuấn tú. Người giầu cảm xúc thường nghĩ rằng những khúc giai điệu mùa xuân của các loài chim là bài hát ca tụng niềm vui, thì thật khó mà tin được rằng đó thường lại chỉ là lời công bố về quan hệ pháp lý – một lời tuyên bố cứng rắn với kẻ đối thủ mà thôi. Tiếng hót càng liên tục hơn, càng hăng hái hơn khi ca sĩ biết rằng có một con chim trống khác đồng loại đang nghe, và hẳn là khi có kẻ vi phạm đường biên giới vô hình của vùng đất đã được xác định, hắn sẽ bị đánh đuổi, nhưng thường là chỉ nghe tiếng hót hăng hái thôi cũng đủ khiến hắn phải lảng ra xa rồi.

Tiếng hót vào đầu mùa xuân có lẽ là tiếng hót mạnh mẽ nhất, dứt khoát nhất, dai dẳng nhất và cũng là lời tuyên bố đanh thép nhất. Ngay một tiêu bản của chim trống nhồi, dù vụng về đến mấy mà đặt vào trong vùng lãnh thổ của một con chim đang hót đó, nó cũng xông vào đánh, đặc biệt là khi có máy ghi âm phát thêm tiếng để gợi sự chú ý nữa. Nhưng một con chim cổ đỏ sẽ không công kích một con sẻ nhồi, hoặc một con sáo. Nó chỉ phản công đối với chim cổ đỏ mà thôi. Davít Lac ở trường Đại học Oxfo khi thí nghiệm với con chim cổ đỏ nước Anh, ông đã phát hiện ra rằng cái mà làm cho con cổ đỏ nổi xung lên chính là cái ngực đỏ của đối thủ. Ngay chỉ một chùm lông ngực đỏ quấn vào dây thép cũng bị tấn công dữ dội. Thậm chí khi cái đó đã được cất đi, con chim vẫn hăng hái xông vào đánh chỗ đặt chùm lông. Nói chung những kiểu dựng lông cổ lên, những màu sắc rực rỡ của bộ lông, hay là mọi thứ trang hoàng khác chỉ xuất hiện vào mùa sinh sản đều là có ý nghĩa khiêu khích hay hăm dọa đối với con trống khác, đồng thời lại là cái để chinh phục các con chim mái. Sự tấn công và đánh trả đã làm cho tiếng hót của chim phát triển đến mức cao độ và nếu như không có những sự kiện này thì cuộc sống của con chim hẳn là mất đi nhiều vẻ quyến rũ của nó.

Nếu như một con chim trống nhồi đã có thể kích nên một trận đánh nhau ác liệt thì không có gì lạ là một con chim mái nhồi lại gây nên một phản ứng ngược lại. Cũng tiếng hót đó nhưng bây giờ nó có vẻ êm dịu hơn, thánh thót hơn. Dầu cho con chim nhồi có tỏ vẻ lãnh đạm, thì cũng không hề gì. Chừng nào nó còn tỏ ra là một con chim mái của loài đó, thì nó vẫn còn vẻ hấp dẫn và con chim trống nồng nhiệt bị lừa kia vẫn cứ hót và quay đi quay lại xung quanh cái tiêu bản nhồi ngay cả khi nó đã bị vặt cả đầu lẫn cánh.

Uynliam Vốt trong khi nghiên cứu về con sẻ bụng vàng trống, đã làm thay đổi màu sắc của một con mái nhồi bằng cách dán một dải băng đen qua mặt nó (con trống của loài này có dải đen đó, con mái không có). Khi con trống quay trở lại, theo nhận xét của Vốt thì phản ứng đầu tiên của nó là sững sờ vì ngạc nhiên, “dường như chim mái đã phản bội”, sau đó nó xông vào đánh kẻ lừa gạt.

Chim mái cũng có tiếng nói riêng của nó để tỏ tình. Khi một con chim mái bị hấp dẫn bởi tiếng hót của chim trống mà đến gần thì đầu tiên, con chim trống còn hăm dọa nó. Nhưng nó đã biết làm nguôi cơn giận của chim trống bằng một dấu hiệu xoa dịu, một cử chỉ tế nhị, một tiếng kêu dịu dàng mà chỉ đồng loại mới thông cảm được như cái vẩy đầu duyên dáng mà điển hình của con mòng biển đầu đen, hay nhịp vỗ cánh kiểu đòi ăn của chim non với tiếng kêu chíp chíp để biểu thị sự quy phục của nhiều loài chim cỡ nhỏ. Đó là một kiểu nói chuyện có tính chất “làm nũng”, “trẻ con” của loài chim nhưng lại dẫn đến sự kết đôi trong mùa sinh sản.

Tiếng hót của các loài chim thường được bắt đầu từ lúc sáng sớm. Nó cất lên hăng hái rộn ràng nhất vào lúc Mặt trời vừa mọc, giảm dần cho đến lúc gần trưa để rồi lại tiếp tục mạnh lên vào khoảng xế chiều. Tiếng hót của nhiều loài chim, hình như không biết mệt mỏi, nó vang lên từ lúc mới rạng đông và kéo dài không dứt cho đến tận chiều tối như tiếng của nhiều loài chim sống trong các khu rừng rụng lá bao la vào mùa khô ở miền Tây nam nước ta hay tiếng của chèo chẹo, tu hú, cu rốc có ở nhiều vùng. Cũng có một số loài chim mà tiếng “hót” của chúng kéo dài cả suốt đêm khuya như cuốc và tìm vịt. Đó là những tiếng hót đầu mùa sinh đẻ của các loài chim, lúc mà ranh giới vùng làm tổ còn có chỗ tranh chấp và cũng là lúc mà nhiều chim trống chưa tìm được bạn lứa đôi. Nhưng rồi ít lâu sau, tiếng hót của chim có phần thưa bớt, nhưng lại giàu tính chất tình cảm. Nó mang nhiều ý nghĩa khẳng định lòng trung thành giữa đôi bạn trong mùa sinh đẻ hơn là để xác định vùng đất, vùng trời.

Dường như trong thế giới các loài chim có một quy luật bù trừ là những loài có màu sắc giản dị lại là những ca sĩ tài ba. Về điều đó. chúng ta có thể nghĩ rằng những loài chim có bộ lông rực rỡ thì ngôn ngữ để tỏ tình cảm của chúng chính là màu sắc, là dáng điệu như các loài chim thiên đường, công, trĩ. Còn những loài chim có màu nâu xám của đồng ruộng như sơn ca, chiến chiện chúng không có bộ cánh bảnh bao và không có vẻ đẹp bề ngoài hấp dẫn, màu lông của chúng mộc mạc như hòn đất, củ khoai thì thiên nhiên đã phú cho chúng giọng hót mê ly. Chúng bay bổng lên cao và ngự trị cả một vùng rộng lớn bằng giọng hót véo von không dứt của chúng.

Trước khi có máy ghi âm hiện đại, Arêtas Xaođơ, nhà phân tích tài ba về tiếng hót của chim đã sáng tạo ra một hệ thống ký hiệu để ghi lại và diễn đạt bằng hình tiếng hót của chim. Dựa vào đôi tai phi thường của mình và hệ thống ký hiệu, ông đã phát hiện ra rằng trong nhiều loài chim không bao giờ có 2 tiếng hót của 2 cá thể hoàn toàn giống nhau. Qua nhiều năm nghiên cứu ông đã ghi lại được 884 dạng tiếng hót khác nhau của chim sẻ lưng vàng ở Bắc Mỹ. Ít năm sau, Bôro tiếp tục nghiên cứu sâu hơn với chiếc máy ghi âm. Ông tập trung nghiên cứu tiếng hót của chim sẻ lưng vàng ở đảo Hốt. Ông đã ghi được 462 lần tiếng hót của nó và khi phân tích thì thấy rằng có 13 kiểu hoàn toàn khác biệt và 187 kiểu phụ. Tuy thế nhưng tính chất cơ bản thì vẫn như nhau và qua mỗi điệu đều có thể nhận biết ngay là tiếng hót của sẻ lưng vàng.

Rõ ràng là những nét khác biệt trong tiếng hót của các cá thể mà tai chúng ta không nhận biết được đã giúp cho chim nhận ra hàng xóm của mình và phát hiện ra kẻ lạ mặt.

Máy ghi âm đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu tiếng hót của chim. Nhờ có máy mà người ta đã ghi được nhiều thứ tiếng hót khác nhau của chim. Máy ghi âm còn dùng để phân tích tiếng chim, bằng cách cho máy chạy chậm lại lúc phát tiếng ra hay cho băng ghi âm qua giao động ký. Nhờ cách phân tích như vậy mà người ta đã phát hiện được nhiều điều lý thú trong tiếng hót của chim và một khoa học mới đã ra đời: khoa âm sinh học.

Âm thanh của chim phát ra không phải chỉ có tiếng hót mà còn có nhiều thứ tiếng kêu khác (như ta thường hay gọi) do chim phát ra trong những hoàn cảnh khác nhau. Ta có thể chia âm thanh của chim ra làm 5 loại chính với ý nghĩa: 1) hoạt động tập hợp thành bầy, 2) báo có thức ăn, 3) báo có kẻ thù, 4) thể hiện tình cảm mẹ con và 5) biểu thị tình yêu và xung đột. Tiếng hót của chim dĩ nhiên là nặng về ý nghĩa cuối cùng này. Ngoài ra trong khi bay di cư nhất là về đêm chim thường phát ra một thứ tiếng ngắn gọn, mà không nghe vào những lúc nào khác. Tất nhiên những âm thanh này chỉ có ý nghĩa là để thông tin với nhau về đường bay, lúc không trông thấy nhau vì cách xa nhau hay vì tối trời.

Khi quan sát chim hoạt động trong thiên nhiên chúng ta có thể nhận thấy được một cách dễ dàng ý nghĩa của những âm thanh mà chúng phát ra từng lúc. Trên bãi phù sa ở cửa sông Hồng nơi một bầy ngỗng trời về đây trú đông đang kiếm mồi, chúng chuyện trò rầm rì nho nhỏ, nhưng bỗng một tiếng rống to báo hiệu, tất cả vội vàng cất cánh và khi cả đàn chim đã bốc lên cao, dàn thành hình mũi tên dài, bay về phía chân trời thì cả đàn lại cất lên một điệu hợp xướng sôi nổi. Hẳn là mỗi thứ âm thanh mà đàn ngỗng phát ra đều mang ý nghĩa riêng của nó.

Tiếng kêu báo động cũng là một thứ tiếng phổ biến của các loài chim, và tùy theo mức độ nguy hiểm mà tiếng kêu đó có khác nhau. Một con gà mái khi nhận thấy có bóng dáng diều hâu, nó liền phát ra một thứ tiếng chói tai khiến cho đàn gà con tản ngay vào chỗ ẩn nấp, nằm im thin thít, còn khi có con chó hay người lạ đến gần thì tiếng báo động chỉ là tiếng cục tác và đàn gà con cũng chỉ chạy xúm lại gần mẹ mà không tìm chỗ ẩn nấp như khi có diều hâu.

Có thể nói rằng mọi âm thanh mà chim phát ra đều mang một ý nghĩa riêng, nó là một thứ “lời nói”, một thứ “ngôn ngữ” để thông báo cho đồng loại biết một tin tức nhất định nào đó. Thậm chí các loài chim khác nhau cùng chung sống với nhau ở một môi trường như trong một cánh rừng, trên một vùng đồng lầy, không những hiểu được nhiều thứ tiếng kêu của các loại khác như tiếng kêu gọi đàn, tiếng kêu xuất phát, tiếng gọi tập hợp, tiếng gọi đến ăn, tiếng báo động…, giống như một người nói tiếng Việt mà đồng thời nhận ra ý nghĩa cơ bản của những câu nói bằng tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp mà người ấy không biết.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Tác phẩm: Đời sống các loài chim

Tác giả: Võ Quý

Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 1978

Đôi dòng về tác giả: GS. Võ Quý: Ông dành cả cuộc đời say sưa nghiên cứu các loài chim và có nhiều đóng góp lớn cho khoa học môi trường Việt Nam và thế giới. Ông là người Việt Nam đầu tiên ở Châu Á giành được giải thưởng Blue Planet Prize về môi trường.

Nuôi Chim Chào Mào Và Những Thuật Ngữ Cần Biết

Để bạn đọc có thể hiểu hơn về chim chào mào cùng những thuật ngữ thường dùng đối với loại chim này. Mình xin chia sẻ những thông tin về những thuật ngữ chơi chào mào dành cho anh em mới chơi chưa biết.

Để bạn đọc có thể hiểu hơn về chim chào mào cùng những thuật ngữ thường dùng đối với loại chim này. Mình xin chia sẻ những thông tin về những thuật ngữ chơi chào mào dành cho anh em mới chơi chưa biết.

Đôi nét về chim chào mào

Chim chào mào có danh khoa học là Pycnonotidae, họ chào mào chưa nhiều loài chim biết hót với kích thước vừa phải, thuộc bộ Sẻ. Chào mào sinh sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi.

Trong họ chào mào có 28 chi và 149 loài, tại nước ta tên gọi phổ biến là chào mào, hoành hoạch, cành cạch,…Trong đó, chào mào là tên gọi phổ biến cho những con “chào mào ria đỏ”. Vì không phải loài nào trong họ này cũng có tại nước ta nên bài viết này sẽ gọi chung là chào mào.

Các thuật ngữ người chơi chào mào thường dùng

Khi bạn đang đã hoặc đang có ý định nuôi một chú chim chào mào làm cảnh thì không thể không biết những thuật ngữ mà dân chơi chim thường dùng sau đây, cụ thể:

Chào mào má đỏ: Là chim đã ra tách đỏ, thường dùng chung nhiều, con nào tách đỏ gọi là má đỏ.

Chào mào má trắng (chim chuyền): Là chào mào con đã đủ lông cánh, có thể tự kiếm ăn nhưng chưa tách má đỏ, chỉ có màu trắng nên gọi là chào mào má trắng.

Chào mào lỡ: Là những con còn non, mới được gần một mùa ngoài tự nhiên. Những con này đang trong giai đoạn chuyển từ má trắng sang má đỏ.

Chào mào bổi: là từ dùng chung để nói chào mào đã trưởng thành ngoài tự nhiên, tách đỏ. Đây là từ để dân chơi chim phân biệt với chim con, má trắng và má lỡ.

Bổi già: Từ này dùng để nói tới những chú chào mào sống ngoài tự nhiên từ 3 mùa trở lên.

Chào mào bẫy đấu: Chỉ những con chào mào được bẫy bằng cách dùng chim mồi chứ không phải dùng lưới, băng keo hay bẫy điện.

Chim thuần: Chỉ những chú chào mào bổi đã được con người thuần hoá, không còn tình trạng bay tung lồng.

Chào mào hót chuyện: Là những chú có giọng hót nhỏ trong họng, thường líu ríu không thành tiếng to, chúng thường phát ra những âm thanh luyến láy trong cổ hong. Đa phần đây đều là chim con còn đang tập hót.

Chào mào chét, ché: Đây là từ chỉ lúc chim đang sung mãn nhất, thường xuất hiện khi được đấu với chim lạ, cổ họng chúng phát ra tiếng ché ché chứ không phải là hót.

Chào mào mí lửa, mí đỏ: Chỉ những con chim trên mắt có màu đỏ.

Chào mào căng lửa: Hàm ý chỉ những chú chào mào đang trong giai đoạn sung mãn nhất, hót nhiều và đấu hăng khi gặp chim lạ.

Vảy cá: Chỉ những chú chim có bộ lông giống như vảy cá.

Chào mào gián cánh: Đây là những con chào mào có 1 đến 2 sợi lông cánh trắng 2 bên.

Chào mào bạch tạng: Loại hiếm, bị đột biến gen có bộ lông trắng toàn thân, mắt đỏ, chân hồng, mí lửa. Để sở hữu một chú chào mào như này, bạn có thể phải bỏ số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.

Chào mào ngũ đoản, ngũ trường: Ngũ đoản nghĩa là gồm 5 đoạn ngắn (mào, mỏ, chân, mình, đuôi đều ngắn). Ngũ trường thì ngược lại, những đoạn trên đều dài. Hai loại này đều là những loại chào mào hiếm trong tự nhiên.

Chào mào Tu Mang, An Lão, Sông Kôn, Cam Ly, A Lưới,… là thuật ngữ chỉ xuất xứ vùng miên của con chim đó. Ví dụ như chào mào A Lưới thuộc huyện A Lưới Thừa Thiên Huế.

Chào mào bông: Khá nhiều loại, có con lông trắng khắp người, có con chỉ đầu trắng, có loại mỏ hồng, chân hồng, mắt hồng. Loại này cũng khá hiếm nên được dân chơi chim săn lùng khá nhiều.

Chào mào đi thi: Ý chỉ những chú chim có khả năng chơi giàn, chơi cội từ 2 tiếng trở lên.

Chào mào hôi nách: Thực chất đây là từ mà các bác chơi chim tự đặt vì khi chim chơi, nó cứ giang cánh mà không chịu khép.

Chào mào đuôi tôm: Chỉ những con cụp lại giống đuôi tôm.

Chào mào xoè cánh bướm: Là lúc xoè cánh trông như con bướm.

Chào mào sổ bọng, đổ bọng: Chỉ lúc chim hót ra được từ 4 tới 7 âm.

Chào mào múa chảo: Là lúc chim múa cánh gọi mái.

Chào mào lộn mèo, ngoái, bu lông, lộn cầu: Hàm ý nói tới những tật của chào mào, ví như lộng mèo nghĩa là chim nhảy từ cầu dưới lên gần nóc lồng rồi lộn một vòng xuống cầu,…

Đó là những thuật ngữ mà dân chơi chim chào mào thường dùng, vẫn còn rất nhiều thuật ngữ khác do người chơi đặt ra. Hy vọng, bấy nhiêu đây sẽ giúp những ai mới chơi chào mào có thể chút ít kinh nghiệm.

<!-

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Tập Xác Định Chủ Ngữ, Vị Ngữ, Trạng Ngữ Trong Câu trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!