Đề Xuất 3/2023 # Bài Thơ “Tiếng Chim Chích Chòe” Và Lời Bình # Top 12 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Bài Thơ “Tiếng Chim Chích Chòe” Và Lời Bình # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Thơ “Tiếng Chim Chích Chòe” Và Lời Bình mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Không phải tiếng họa mi gượng hót trong lồngDĩ vãng chập chờn chở nặng tiếng chimƠi chích chòeNhững kỷ niệm về Mẹ là phổ biến và lâu bền, nhất là những khi bắt gặp yếu tố tác động nào đó, thì những kỷ niệm ấy lại dội vô cùng thao thiết! Không phải tiếng cúc cu vô tâm từ đồng xa vọng lại Mà chính tiếng lòng nhớ về xa ngái: Mà hiện tại mãi còn thao thức Rồi mai đây vẫn còn rạo rực Ôm ấp tuổi thơ xưa… Tiếng chích chòe xanh vườn Mẹ ban trưa Bóng chích chòe thấp thoáng rặng cây thưa Tiếng chích chòe bên cửa sổ phòng ta Tiếng chim ngọt ngào gọi tuổi thơ xưa: Bầy cà cưỡng kiếm mồi trên luống cày đất bãi “Tiếng chim chích chòe” là bài thơ với ý nghĩa như vậy! Con chim chích chòe cất tiếng bên cửa sổ – nơi nhà thơ làm việc – như là yếu tố tác động vào nỗi nhớ Mẹ vẫn neo đậu day dứt trong tâm hồn nhà thơ. Đó là “Tiếng chim ngọt ngào gọi tuổi thơ xưa”; rồi từ tiếng chim đó, bức tranh về làng quê, về Mẹ hiện lên rõ rệt. Ấn tượng nhất là hình ảnh Mẹ lam lũ, cực nhọc suốt đời: Mẹ còng lưng những tháng năm nhẫn nại Để mùa về vợi bớt những âu lo Hình tượng con sáo sậu kiếm mồi, con cá bống lạc đàn làm đâm nét thêm cho nỗi cực nhọc kia của Mẹ. Nỗi cực nhọc có từ nguyên nhân của cái đói quanh năm âu lo vì nó; Mẹ phải còn lưng nhẫn nại để khả dĩ bớt nỗi âu lo trong mấy ngày mùa…Dường như nhà thơ cảm nhận cái đói ấy bám riết cuộc đời mình đến tận bây giờ và nghĩ con chim chích chòe kia như người đang đói, nên vỗ về con chim nhỏ: Chích chòe ơi, nhặt vài con sâu nhỏ Như ngày xưa nơi vườn cũ kiếm tìm… Ở đoạn thơ cuối cùng, tiếng chim chích chòe với những từ ghép “chập chờn”, “thao thức”, “rạo rực” biểu lộ trạng thái tình cảm của nhà thơ đã quá khứ, đang hiện tại và sẽ tương lai mãi mãi gửi hồn mình về bên Mẹ – nơi vườn xưa xanh thắm, thấp thoáng rặng cây thưa. Bài thơ bộc lộ tình cảm thật sự chân thành với giọng điệu thiết tha đầy hoài niệm; hình tượng thơ giàu sức gợi nhớ; lời thơ mượt mà; điệu thơ êm ả…, nên dễ gây xúc động đối với người đọc. Mẹ còng lưng những tháng năm nhẫn nại Để mùa về vợi bớt nỗi âu lo Sông Cầu Chầy nuôi con sóng ngu ngơ Đàn bống nhỏ lạc bầy mùa nước lũ Chích chòe ơi, nhặt vài con sâu nhỏ: Như ngày xưa nơi vườn cũ kiếm tìm…

* **

Bài Thơ: Chim Sơn Ca (Gabriela Mistral

Anh nói rằng anh yêu chim sơn ca hơn bất cứ loài chim nào khác vì đường bay của nó thẳng đến mặt trời. Em muốn đường bay của chúng mình cũng giống như thế.

Những con chim đại hải âu bay trên biển, say ngất vì chất muối và i-ốt. Chúng giống như những ngọn sóng tự do tung vào không trung, nhưng chúng không rời khỏi những ngọn sóng khác.

Những đàn cò thường có những hành trình rất dài; chúng trải những chiếc bóng của chúng trên khắp mặt địa cầu. Nhưng, giống như loài đại hải âu, chúng bay song song với đường chân trời, và nghỉ ngơi trên những sườn đồi.

Riêng con chim sơn ca phóng ra khỏi những lối mòn như một chiếc phi tiêu sinh động và bay vụt lên, mất hút vào những tầng trời. Thế rồi con chim sơn ca cảm thấy như chính mặt đất cũng nhô lên. Những cánh rừng thiêng bên dưới không đáp lời con chim sơn ca. Những ngọn núi bị đóng đinh trên các bình nguyên không đồng vọng.

Thế nhưng, một mũi tên có cánh cứ nhanh nhẹn phóng vút lên, và nó hót líu lo giữa vầng dương và mặt đất. Ta không biết phải chăng con chim đã rơi xuống từ vầng dương hay bay lên từ mặt đất. Nó hiện hữu giữa trời và đất, như một ngọn lửa. Khi đã ngợi ca các tầng trời bằng muôn câu hát tràn trề, con chim sơn ca mệt nhoài đáp xuống đồng lúa mì.

Anh ơi, anh đã muốn chúng mình có được đường bay thẳng đứng ấy, không một chút lượn lờ chao đảo, để vươn đến tận nơi chúng mình có thể nghỉ ngơi trong ánh sáng.

Anh đã muốn bầu trời rạng đông đầy những mũi tên, tràn ngập những con chim sơn ca phơi phới tung bay. Anh, trong từng bài hát bình minh, anh đã tưởng tượng đến những bầy chim sơn ca vàng óng bay giăng giăng như tấm lưới trôi giữa đất trời.

Anh ơi, vai chúng mình nặng trĩu. Chúng mình tha thiết với lối mòn ấm áp: những thói quen cũ. Chúng mình vươn lên trong vinh dự, chỉ như cây sậy cố ngoi lên. Cọng lá kiêu hãnh nhất cũng không vượt quá những nhánh thông cao lớn.

Chỉ khi chúng mình chết đi chúng mình mới đạt được đường bay thẳng đứng ấy. Chẳng bao giờ còn bị cầm giữ bởi những lối mòn trần thế nữa, thân xác chúng mình sẽ hoà nhập vào linh hồn chúng mình nơi thiên đỉnh.

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)

Thơ Về Chim Họa Mi ( Tổng Hợp Nhiều Bài )

Hoạ mi, ai vẽ nên mi

Trông mi mi đẹp, hót thì mi hay!

Ai đưa mi đến chốn này?

Nước trong gạo trắng mi ngày ăn chơi!

Lồng son cửa đỏ thảnh thơi,

mi bay mi nhảy sướng đời nhà mi!

Nghĩ cho mi cũng gặp thì, rừng xanh…

MÓN NỢ TRUYỀN KIẾP Hồi xưa trong cánh rừng bên Họa mi làm tổ ở trên cây đào Hàng ngày chim hót ngọt ngào Véo von ca tụng trăng sao đất trời Gốc cây phía dưới thảnh thơi Có chàng rắn nọ nằm chơi, lành hiền Nghe chim hót, rắn mê liền Đôi bên kết bạn ngày thêm mặn nồng. Hồi xưa loài vật nói chung Trời sinh một mắt để dùng mà thôi. Một hôm bướm ghé qua chơi Báo tin đám cưới sẽ mời chim đi, Mong rằng tiếng hót họa mi Giúp cho đôi cánh bướm kia nhịp nhàng Múa may uyển chuyển dịu dàng Thêm phần khởi sắc cho bàn tiệc hoa. Chim mừng, nhưng lại lo xa Sợ rằng tiệc cưới người ta chê mình Lông không đẹp, dáng chẳng xinh So cùng anh bướm đa tình lẳng lơ. Thở dài than ngắn hàng giờ Chim bay tìm rắn, trông chờ ý hay. Rắn khuyên: “Yên chí! Đi ngay! Giọng anh quyến rũ đắm say tuyệt vời Bà con mê mẩn mất rồi Không còn để ý đến người anh đâu!” Cúi đầu ngẫm nghĩ hồi lâu Mơ màng chim nói: “Tôi cầu có thêm Một con mắt đẹp dịu hiền Thành hai con mắt thêm duyên mặn mà Bà con chú ý thêm ra, Anh cho mượn mắt thật là quý thay Mượn đi ăn cưới một ngày Anh nằm quanh gốc cây này nghỉ ngơi Tiệc xong trả lại anh rồi Mình thân nhau quá! Giúp tôi! Bạn hiền!” Thoạt tiên rắn chẳng chịu liền Họa mi nài nỉ, van xin đủ điều Rắn ta cảm động xuôi chiều Hứa cho mượn mắt vì xiêu lòng rồi! Đến ngày tiệc cưới đẹp trời Mượn thêm một mắt, nhìn đời đẹp thêm Chim vui, chải chuốt làm duyên Điểm trang óng mượt xong liền bay đi. Rắn nằm ẩn gốc cây kia Mắt mù tăm tối nên chi rụt rè. Tiệc tùng đám cưới thỏa thê Khách vui cùng bướm, không hề hỏi chim Đến khi chim được mời lên Trổ tài ca hát êm đềm du dương Mọi người thán phục giọng vàng Cùng nhau xúm lại rộn ràng ngợi khen, Khen thêm lông đẹp như tiên Khen đôi mắt lạ, dịu hiền như nhung. Lời qua tiếng lại tưng bừng Chim nghe ca tụng vui mừng, ba hoa: “Trời sinh tôi khác người ta Mắt nguyên một cặp thật là mộng mơ, Giọng thời quyến rũ vang đưa Giúp cho thiên hạ được nhờ biết bao Rắn mù kia dưới gốc đào Chán đời. Muốn chết. Nghe vào mê ngay Tôi an ủi rắn hàng ngày Giải sầu bằng giọng hót hay giúp người Lại bay đi khắp mọi nơi Kiếm về lương thực giúp hoài cho ăn!” Chim nói khoác, khách phục lăn Khen lòng hào phóng, khen tâm nhân từ. Tiệc tàn. Theo cánh gió đưa Chim ôm danh vọng say sưa bay về, Rắn nằm cuộn dưới trăng thề Mù lòa, sợ hãi, yên bề ngủ đây Chim không đánh thức rắn ngay Nghĩ mai trả lại mắt này được thôi! Chim bay lên tổ nằm chơi Suy tư trằn trọc rối bời tâm can: “Ta giờ danh vọng vẻ vang Có đôi mắt đẹp, giọng vàng, từ tâm Mọi người thán phục vô ngần Ngày mai trả mắt lỡ làng tiếng tăm, Rắn kia dưới gốc cây nằm Chỉ bò quanh quẩn có cần mắt đâu!” Thế là tội lỗi hố sâu Kéo chim phản bạn lao đầu xuống đây, Họa mi dời tổ đi ngay Đêm khuya lén lút khẽ bay xa rừng. Rắn mù tội nghiệp vô cùng Bò quanh dò dẫm truy lùng họa mi Nghe chim hót, vội bò đi Muốn đòi cho được mắt về mới thôi Tiếc thay thấy rắn tới nơi Chim kia bay trốn mất rồi còn chi. Một đêm chim ngủ say mê Giật mình tỉnh giấc thấy kề cạnh bên Lắc lư đầu rắn như điên Chim ta sợ hãi la lên kinh hoàng Bay đi trốn vội trốn vàng, Kể từ đêm đó hoang mang trong lòng Chẳng còn say ngủ giấc nồng Chẳng còn yên tĩnh tâm hồn như xưa. Những mùa lạnh lẽo gió mưa Rắn thường sợ lạnh chẳng ưa ra ngoài Chim yên, ngủ một giấc dài, Nhưng mùa Xuân đến đất trời ấm êm Chim đành bay hót liên miên Xua cơn buồn ngủ, suốt đêm canh chừng. Đêm Xuân rừng núi chập chùng Họa mi tấu khúc vang lừng vui tươi Tiếng chim bay bổng tuyệt vời Như mang hạnh phúc cho người trần gian, Buồn thay hạnh phúc chóng tàn Mong manh sương khói vì mang nỗi niềm Thoáng vương hối hận, ưu phiền: “Lòng tham nổi dậy, tâm hiền mất đi!”. Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Họa Mi Ơi Thôi Đừng Lảnh Lót

Tác giả: Diệp Minh Tuyền

Họa mi ơi, thôi đừng lảnh lót

Cho buồn lòng ta lúc chia tay

Em đi mãi biết bao giờ trở lại

Sao chẳng mang tiếng chim hót

theo cùng Họa mi ơi,

thôi đừng lảnh lót Hót làm chi

nào có ai nghe Chỉ còn ta,

người tình đã khuất

Người đi rồi tim ta tắt tiếng theo.

DMT 8/1995

Hoạ Mi Và Sáo

Tác giả: Tôn Nữ Thu Thủy

Trong khu vườn mùa xuân Hoạ mi cất tiếng hót Êm dịu và trong ngần.

Nghiêng đầu trên cành cây Hoạ mi nói cùng sáo: – Có gì đâu bạn ơi; Bạn nói giọng của ban Tôi hót tiếng của tôi Chúng mình cùng đón nhận Sự khác biệt giữa đời…

Những Chú Họa Mi Ẩn Trong Lá Thì Thầm

Tác giả: Mr.Smile

Nỗi Niềm Chim Họa Mi

Tác giả: TamMuội

Nỗi Niềm Chim Họa Mi

September 30, 2018 Tam Muội

Chim Hót Mừng Xuân

Tác giả: VUHUNGVIET & P.NAM

CHIM HÓT MỪNG XUÂN Xuân về ÉN lượn ngắm hoa tươi NHẠN liệng tầng không quyện đất trời SÁO hót ngân nga trao nghĩa bạn KHỨƠU kêu ríu rít chúc tình người Ra CÔNG ý tứ mời em dạo San SẺ thơ văn đón khách chơi HẠC tất dâng lên mừng đất nước HOẠ MI chúc tết khắp muôn nơi… PNam

CHIM HÓT MỪNG XUÂN Cánh Én chào xuân sắc thắm tươi. HỌA MI múa hót tiếng vang trời. KHỨU đang vổ cánh vui bè bạn. SÁO lại vờn bay giỡn với người. Chú HẠC rỉa lông nhìn khách dạo. Cô CÔNG đưa mắt ngắm em chơi. CHÍCH CHÒE chao luyện tìm phương hướng. Chim NHẠN lạc bầy kiếm khắp nơi. VH.

Hát Lên Tình

Nỗi Niềm Chim Hoạ Mi

Tác giả: Mr.Smile

September 30, 2018 Tam Muội

Khu Vườn Buổi Sớm

Tác giả: Nguyễn Mai Kiều Anh

Mình Ơi !

Tác giả: Mi Pha

Sông tương chảy xiết đêm ngày Giang đầu ai đợi mưa bay ngõ buồn Bóng hồng lất phất mưa tuông Lầu cao ai xót ai thương vô cùng …. Bao chàng ngốc nghếch mông lung Thương thầm nhớ trộm ngại ngùng …mình ơi ! Họa mi lãnh lót vang trời Rừng cây thin thít ,mây trời phiêu diêu …. Đêm về chấp mộng mơ chiều Vườn hoa khoe sắc tiếng tiêu ngập lòng Nhiễu nhương cũng tại tơ mong Bể dâu xin đổi tiếng lòng … Mình ơi !

Mưa Xuân

Tác giả: Kim Thư

Mùng 1 tết Ất Mùi 2015.

Trong Phố Nghe Chim Hót

Tác giả: Xuân Hoài

19-10-97

Con Chim Vành Khuyên Bài Thơ Bi Tráng Của Điện Ảnh Việt Nam

(TGĐA) – Câu chuyện Con chim vành khuyên phảng phất sắc màu huyền thoại xen quyện hiện thực, gợi cảm và kích động. Một vùng địch hậu. Một bến sông vắng. Một ông lái đò. Một cô gái nhỏ. Một túp lều nghèo. Một vườn dâu xanh. Một cánh diều cũ. Một cô cán bộ. Mấy tên thám báo… Ấy là những gì đã dệt nên bức tranh quê hiền hòa, gần gũi; đồng thời hết sức cam go, căng thẳng.

NSƯT Tố Uyên vai bé Nga trong Con chim vành khuyên

Với cấu trúc đơn tuyến và cốt truyện bán tự sự, chuyện phim được thuật kể gọn ngắn, súc tích, tinh tế với những chất liệu đơn giản, sống động, chân thực. Giá trị chân thực ở đây được nhận diện hài hòa: không nệ thực, cũng không vượt xa quá đà để sa vào tự nhiên chủ nghĩa. Tác giả đã chủ động lùi lại, để sự kiện và hình ảnh tự nói lên vấn đề; không chủ quan áp đặt các thủ pháp ám chỉ, cường điệu… can thiệp không tự nhiên vào quá trình hình thành hình tượng tác phẩm. Chính vì thế mà hình tượng của tác phẩm tỏa sáng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo được cùng lúc âm hưởng anh hùng lẫn nhân văn một cách tự nhiên, thân thương và hùng hồn. Cảnh trí trong phim được chọn lựa, dàn dựng phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý câu chuyện đem đến hơi thở ấm áp của làng quê Việt, của những con người chất phát một dạ yêu thương quê hương. Chính đó là sắc màu địa phương, sắc màu dân tộc thấm đượm trong cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện của tác phẩm.

Không khoa trương, không nặng lời giải thích mà nhu lặng, tinh tế len sâu vào bản chất sự kiện cũng như tâm lý nhân vật để gián tiếp bày tỏ ý tưởng – chừng như đó vừa là thủ pháp vừa là phong cách thể hiện của các tác giả bộ phim. Lời nói hầu như mất chỗ riêng trong tác phẩm này. Ở đây hình ảnh, âm thanh, tình huống và nhân vật có vẻ đã chiếm chỗ và “độc quyền” biểu hiện. Giải pháp thể hiện này đã đưa tác phẩm đến gần với ngôn ngữ điện ảnh truyền thống quốc tế.

Đạo diễn – NSUT Phạm Văn Thông – Người tạo nên bài thơ Con chim vành khuyên

Đã có nhiều lời bàn về “chất thơ” trong Con chim vành khuyên. Cảm nhận “chất thơ” trong tác phẩm điện ảnh là cảm nhận tổng hợp từ hiệu quả nghe và nhìn. Có nghĩa rằng, chất thơ ấy phải được toát ra một cách hệ thống, nhất quán trong sự quyện hợp hài hòa, đồng bộ giữa hình ảnh với âm thanh. Chất thơ trong bộ phim mang dậm dấu ấn riêng của tác giả, từ kịch bản văn học đến tác phẩm điện ảnh, trở thành một phong cách mang dấu ấn tiên phong trong sáng tác phim truyện Việt nam. Đó là một thứ chất thơ thuần Việt, không pha hợp bởi các trường phái ngoại lai. Đó còn là chất bay bổng, tinh khiết của tinh thần, một thứ lãng mạn linh thiêng mà không siêu hình; nó gắn với thực tiễn và nâng cao thực tiễn. Cho nên, sẽ là hợp lý nếu có ai đó coi Con chim vành khuyên như một “bài thơ hình ảnh”, và bài thơ đó mang đặc chất Việt nam. Người xem không quên những cảnh quay đã góp phần dệt nên hồn thơ tác phẩm: bé Nga nhí nhảnh nhảy dây, cánh diều bay lượn trên nền trời trong vắt, con thuyền lướt nhẹ trên sông, tấm lưới phủ tràn mặt nước, đoàn bộ đội lặng lẽ hành quân dưới ánh chiều tà, bóng ông bố đưa đò in lên nền trời đầy mây, và dáng bé Nga băng qua nương dâu gục ngã bên bờ sông… Những hình ảnh này, cùng với khung cảnh đặc trưng thôn dã của địa điểm quay, vẽ nên bức tranh ấn tượng về sự tương phản giữa thiện với ác, lành với dữ.

Cảnh quay của Nguyễn Đăng Bảy phần lớn tĩnh tại, ngay khi quay động tác di chuyển cũng chủ yếu sử dụng động tác máy tĩnh tại. Ít sử dụng những cú di chuyển máy đặc hiệu, không có xu hướng lạm dụng kỹ thuật thu hình; tác giả chủ ý tạo nên điểm nhìn khách quan, gây cảm xúc chân thực. Hiệu ứng tạo hình, do đó phù hợp với phong cách thể hiện chung của tác phẩm là dung dị, nhu dịu, làm cho thấm sâu.

Poster phim Trong phim, diễn xuất của Tố Uyên và Tư Bửu hỗ trợ nhau hiệu quả. Cái ngây thơ trong sáng của bé Nga được che chở, nâng đỡ nhờ vào sự dày dạn chắc chắn của người cha. Tố Uyên diễn tự nhiên thoải mái, như sống cuộc sống của nhân vật. Tư Bửu vững vàng, chuyên nghiệp. Thúy Vinh trong vai chị cán bộ, tuy thoáng qua, cũng để lại hình ảnh uyển chuyển, tự tin.

Con chim vành khuyên là một trong không nhiều tác phẩm phim truyện Việt nam ở giai đoạn đầu đạt tới sự hài hòa cần thiết giữa đặc tính văn học với đặc tính điện ảnh. Hình tượng văn học của kịch bản hiện hình rõ nét thông qua nghệ thuật biểu hiện ngôn ngữ nghe nhìn. Đó là kết quả phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa biên kịch với đạo diễn; mà ở phim này, tác giả kịch bản và đạo diễn phim là một. Có thể nhận ra thủ pháp thể hiện độc đáo của tác giả là đã chủ động tạo ra một nhịp điệu tư duy chủ quan, từ đó dẫn dắt người xem cảm nhận một cách trực quan những hình ảnh và hiện tượng tương phản, đối lập cạnh nhau: người cha to lớn, cô gái nhỏ xinh; địch dữ dằn với vũ khí trong tay, ta hiền lành tay không; sự sống bên này, còn bên kia là cái chết…

Ở tác phẩm này, cảnh kết được xem là “cảnh chốt”, quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt. Từ trên cao, ống kính nghiêng xuống gói trọn hình ảnh bé Nga trúng đạn địch lảo đảo, hai tay chới với như cố ghì lấy sự sống, thống thiết kêu lên “cha” rồi lảo đảo khụy xuống mép sông. Lúc này nhịp quay chậm lại và giọng nhạc trào lên lấp trọn không gian. Đó là sự vỡ òa thương tiếc, vỗ về cái bất tử của cô gái nhỏ anh hùng, làm bùng lên xúc cảm bi tráng chân thành. Ngôn ngữ điện ảnh, trong trường hợp này, đã được khai thác và diễn đạt tới cao độ, vừa đạt hiệu quả truyền cảm, vừa gây tác động nhận thức sâu sắc.

Ê kíp làm phim

Song, nhìn từ khía cạnh nghiệp vụ thể hiện, Con chim vành khuyên có những hạn chế nhất định: khung cảnh diễn đạt câu chuyện được tạo dựng quá thanh bình, không tiêu biểu cho hoàn cảnh nói chung của đất nước thời chiến, làm chùng giãn bầu không khí kịch tính cần có trong cuộc chiến âm thầm mà nảy lửa giữa các nhân vật. Mặt khác, nội tâm nhân vật trung tâm chưa được tập trung khắc họa rõ nét, chưa khoét đủ độ sâu để từ đó minh chứng xác đáng hành động cao cả của nhân vật (bé Nga). Vả lại, phong cách thơ được nhìn nhận rộng rãi từ tác phẩm này chưa phải đã thực sự nhuần nhuyễn trong suốt quá trình kiến tạo hình tượng tác phẩm; phần nào hạn chế độ thẩm thấu của hình tượng trong mạch cảm xúc của người thưởng thức.

Đã từng có ý kiến cho rằng hai cha con bé Nga sống trong một thế giới tách biệt với xung quanh, hành động của họ như là một thứ tự phát…nên nhiều phần lãng mạn hơn là hiện thực. Điều đó không hoàn toàn hợp lý, vì trong nguyên lý xây dựng hình tượng nghệ thuật, hiện thực trong tác phẩm không phải là hiện thực trần trụi, nguyên si của đời sống; mà là hiện thực “nhắc lại”, được tác giả nhào nặn, sáng tạo trên cơ sở của hiện thực đời sống. Vì vậy ở đây, tác giả hoàn toàn có thể và cần phải tự khuôn không gian, thời gian cũng như phạm vi của vấn đề mô tả trong một ranh giới nhất định để đào sâu, phản ánh theo ý tưởng và nhu cầu riêng của mình nhằm tránh dàn trải. Điều chính yếu là hiệu quả và tác dụng phản ánh đối với công chúng và xã hội, chứ không phải là sự ôm đồm cho đủ mọi khía cạnh của hiện thực cuộc sống.

Bộ phim được xây dựng trên nguyên tắc của phương pháp sáng tác hiện thực lãng mạn xã hội chủ nghĩa, trở thành một trong những viên gạch nền tảng kiến tạo nền phim truyện cách mạng Việt Nam, với nét đặc trưng riêng có của nó.

Đọc Lại Thơ Trần Đăng Khoa

Mở đầu cuốn TRẦN ĐĂNG KHOA, TUYỂN THƠ , do nhà xuất bản Lao động ấn hành, in khổ 13 x 20, 5, dày 576 trang, là bài viết của Nhà văn Đình Kính với tựa đề “Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa”. Được sự đồng ý của nhà văn Đình Kính, và để bạn đọc tham khảo một cách nhìn nhận về thơ Trần Đăng Khoa, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết trên.

chúng tôi

Thơ Trần Đăng Khoa không xa lạ với tôi (và chắc cũng khỗng xa lạ với bạn đọc). Nhiều bài anh sáng tác đã trên 40 năm. Song giữa ngổn ngang hỗn độn của không biết bao nhiêu chủng loại nơi siêu thị thơ hiện nay trong đó chẳng ít những cách tân rối rắm, tự dưng tôi nảy ra ý định đọc lại thơ anh. Có nhiều nguyên do để đọc. Vừa muốn biết ngưòi thơ được gọi là thần đồng một thủa liệu có còn tồn tại với thời gian; vừa muốn khám phá, soi lại cảm xúc nơi mình. Và điều rất mừng là, sau bao năm đọc lại gần nửa ngàn bài thơ của cùng một tác giả mà vẫn vào, vẫn không nhàm, vẫn còn thích. Trong rất nhiều rất nhiều thơ đang đùn ra với không ít trường phái ta có, bắt chước những thứ đã lỗi thời của Tây Tàu có nhân danh làm mới, thơ Trần Đăng Khoa vẫn có chỗ đứng, vẫn có vị thế, và vẫn không bị bụi thời gian phủ mờ… Chẳng thể đòi hỏi một nhà thơ nhiều hơn cái mà họ không thể. Với những gì Trần Đăng Khoa có, anh đã góp cho thi ca Việt Nam một viên gạch không nhỏ. Đấy là điều đáng trân trọng.

Thơ Trần Đăng Khoa vẫn là một miền riêng, không trộn lẫn. Giống như ca khúc Trịnh Công Sơn, giai điệu bài hát khi cất lên, dù nghe ở đâu vẫn nhận ra chất nhạc của riêng một người. Đóng góp của Trần Đăng Khoa còn là chỗ ấy nữa. Viên Mai từng nói: ” Làm người thì nên không có cái tôi; có cái tôi thì hay mắc bệnh kiêu căng, cậy tài... Nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi. Không có cái tôi thì dễ mắc tật cóp nhặt, phô diễn…”. Còn Nguyên Hồng thì nhắc nhở: ” Trên cái võ đài văn chương nghệ thuật kia, tôi không chỉ không nên bắt chước những ngòi bút có tiếng tăm của thứ văn chương thời thượng, mà ngay cả những ngòi bút cùng khuynh hướng với tôi, đã đi trước tôi, mở đường cho tôi, kích động tôi, tôi không phải là nô lệ, không là cái bóng của sự phỏng cóp“. Nhà văn chỉ có thể đóng góp cái gì đó cho nền văn học khi họ có cái gì đó là của riêng mình… Trần Đăng Khoa có cái của riêng mình trong thơ.

Thơ Trần Đăng Khoa không hề (theo quan niệm nào đấy), càng không , chỉ dung dị trung thành với một lối nói, một lối diễn. Thơ anh , giống như cô gái làng mộc mạc, không son phấn, không giả vờ ưỡn ẹo làm duyên làm dáng phô khoe cơ thể, nhưng là một thứ duyên thầm đằm thắm, nền nã, nhiều nét đồng bãi. Vẻ đẹp toả ra một cách tự nhiên, hồn hậu, chân chất, thuần khiết, đằm lắng…

Đã ngủ rồi hả trầu?/ Tao đã đi ngủ đâu /Mà trầu mày đã ngủ/ Bà tao vừa đến đó/ Muốn xin mấy lá trầu/ Tao chẳng phải ai đâu/ Đánh thức mày để hái …/Tay tao hái rất nhẹ/ Không làm mày đau đâu/ Đã dậy chưa hả trầu? (Đánh thức trầu- 1966). Cơn giông bỗng cuộn giữa làng/ Bờ ao lở. Gốc cây bàng cũng nghiêng/ Quả bòng chết chẳng chịu chìm/ Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…(Cơn giông –1972)

Người xưa quan niệm, thơ không nhất thiết cầu kỳ. Thơ cần nhất sự dung dị và cái tình. Lưu Đại Khôi đã nói: “Văn chương quý ở sự giản dị. Phàm viết văn (và cả làm thơ nữa- ĐK), những cây bút già giặn thì giản dị, ý chân thực thì giản dị, vị thanh đạm thì giản dị, khí đầy đủ thì giản dị, thần cao xa mà hàm chứa khôn cùng thì giản dị. Vì vậy, giản dị là cảnh giới tận cùng của văn chương vậy“. Bởi giản dị và không cầu kỳ, câu chữ lại khúc triết, ý tứ thì sâu xa hàm chưa khôn cùng mà thơ Đường hàng ngàn năm nay vẫn tồn tại, vẫn lan toả, vẫn làm say người đoc và vẫn không hề cũ…

Thơ Trần Đăng Khoa không là loại cô nhắc pha chế nhiều hợp chất nhằm đánh lừa dân nghiền, đến nỗi thoáng ngửi hơi đã thèm, cuống quýt muốn uống ngay. Thơ anh hấp dẫn như loại vang nho, nhẹ, không gây xốc, không nồng, không làm cho người ta khùng, nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ…

… Lá trầu khô giữa cơi trầu/ Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay/ Cánh màn khép lỏng cả ngày/ Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa/ Nắng mưa từ những ngày xưa/ Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan… (Mẹ ốm -1970)

Và hai mươi tám năm sau, trong hoàng hôn Hoa Lư -1998: Chiều mờ non nước cũ/ Bóng kinh thành khói bay/ Những vui buồn trận mạc/ Còn nhuốm vào cỏ cây/ …./ Đường cỏ lơ mơ nắng/ Mái tranh chìm chơi vơi/ Vài tán cau mộc mạc/ Thả hồn quê lên trời. (Hoa Lư).

Viết tới đây, tôi bất giác liên tưởng tới đêm thơ nhạc và giao lưu do Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội Nhà văn Việt Nam. Trên Sân khấu không lập loè đèn xanh đèn đỏ, không váy ngắn áo cộc, không bá vai bá cổ hối hả nhảy hip hốp, không khoe đùi khoe sườn, chỉ là những ca khúc cũ kỹ, cũ kỹ như những tác giả của nó, cũ kỹ như con người Trần Đăng Khoa vậy, ấy thế mà khi Hạt gạo làng ta, (thơ Trần Đăng Khoa do Trần Viết Bính phổ nhạc), một bài thơ, một bài hát hết sức dung dị, không màu mè, không mới, không lạ và do các cháu thiếu nhi một trường phổ thông biểu diễn, nhưng hàng trăm khán giả có mặt trong Nhà hát thành phố Cảng đã im phắc, hào hứng chăm chú lắng nghe. Thì ra giá trị đích thực của thi ca nằm ở chiều sâu tâm hồn người nghệ sĩ chứ không phải là thứ màu mè hoa hoè hoa sói theo phép chồng xếp chữ đơn thuần. Mới hay, văn chương đích thực, văn hoá đích thực thì tồn tại mãi. Cái gì nhân danh văn hoá mà không văn hoá, dù vờn ve mỵ người tới mấy chẳng thể đánh lừa được sự thông tuệ của thời gian, tất yếu bị đào thải, hoặc nếu tồn tại, chỉ là thoáng chốc do bị ngợp, chưa kịp phân định mà thôi. Tôi muốn bạn đọc bớt chút thời gian lướt lại bài thơ mà người viết bài này cho rằng là một trong những bài thơ hay của Trần Đăng Khoa. Hay, bởi cái đọng lại cuối cùng nơi bài thơ vẫn là chữ TÌNH .

Tiếng chim vách núi nhỏ dần/ Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa/ Ngoài thềm rơi cái lá đa/ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Đêm Côn Sơn- 1968)

Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng Bảy/ Có mưa tháng Ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng Sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy… (1969).

Không cầu kỳ. Rất chân thật. Bởi vậy rất cảm động. Đọc nhiều lần vẫn cảm động. Quả như Tố Hữu khi nhận định về thi ca, đã viết: ” Bài thơ hay làm cho người ta không thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người… Thơ là tiếng nói tri âm“. Hạt gạo làng ta, với tôi là tiếng nói tri âm! Trần Đăng Khoa khiêm nhường cho rằng Hạt gạo làng ta bay được cao, bay được xa, được chu du khắp đó đây là nhờ nhạc của ông Bính cõng đi. Đúng một phần. Loại trừ tác dụng lan toả trong một giao diện khá rộng nhờ sự chuyển tải có hồn trong một sức sống mới của âm nhạc, Hạt gạo làng ta đủ tư cách sừng sững đứng độc lập bằng vị thế là một thi phẩm đi cùng thời gian…

Thời gian vẫn đi lạnh lùng khắc nghiệt/ Có kiệt tác hôm nay, mai đã bẽ bàng rồi/ Bao thần tượng ta tôn thờ cung kính/ Mưa nắng bào mòn, còn trơ lại đất thôi/

Thơ không cốt ở xác chữ mà cốt ở hồn chữ. Chữ là phương tiện để tác giả gửi hồn vào đó. Và khi ấy, lẽ đương nhiên hồn người hồn chữ quyện nhập vào nhau làm một. Người viết không xúc động, không tâm, chỉ muốn phô diễn sao có khả năng thổi hồn vào các con chữ? Sự “cưỡng hiếp” ấy chỉ cho ra đời những hình hài nhem nhuốc, gàn dở. Và đó nhất quyết không thể là thơ. Làm thơ đâu khó. Ăn cơm bằng bát chuyển qua xúc cơm trong cốc, với những người có nghề, dễ ợt. Mục đích cuối cùng của thơ là hay chứ không phải là lạ. Thể hiện bài thơ bằng cách kiểu gì đều do cái hồn, cái tâm, sự lịch lãm vốn có của nhà thơ và điều chất chứa trong lòng muốn phô ra, muốn giãi bày quyết định. Điều ấy nhiều khi nằm ngoài dự định người viết. ” Tôi để mặc bài thơ chọn lấy thể thơ”– J.Seervielle. Câu thơ hay, bài thơ hay chẳng phải tự dưng mà có. Đó là thứ trời cho. Nhưng để chộp được cái thứ ngọc quý giá trời phú ấy, trong mỗi nhà thơ phải luôn túc trực ý thức nghệ sĩ, phải túc trực ý thức sáng tạo. “Các thần thánh ban cho ta câu thơ thứ nhất, nhưng chính ta phải dụng công làm lấy câu thơ thứ hai”- P. Val ry

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng, câu thơ bật ra tưởng chừng ngẫu nhiên, chỉ là một thoáng cảm bằng tai, nhưng đọc kỹ cả đoạn, cả bài, không khó khăn nhận ra sự bất chợt ấy bắt đầu từ sự rung động của trái tim, sự bất chợt ấy có vẻ vô thức, nhưng lại là tích góp đã được chuẩn bị của ý thức. Bởi thế câu thơ trở nên có hồn, có thần.

Và hai mươi bốn năm sau, sau là buổi chiều ở một thành phố cổ nơi quê người: Thành xưa đổ bóng vào trời/ Khói sương lãng đãng – Một thời đã xa/ Tháng năm lừng lững đi qua/ Chỉ còn mấy đỉnh tháp già ngẩn ngơ/ Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây… (Qua xuzddan – 1992). Rồi mây nước ở Trường Sa: Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng/ Sỏi cát bay như lũ chim hoang/ Cứ mặc nó. Nào hỡi các chiến hữu/ Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…/ Những giai điệu ngang tàng như gió biển/ Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi/ Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa/ Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời. (Lính đảo hát tình ca trên đảo)

Chẳng rối rắm, không có câu chữ lạ. Bài thơ hiện ra tự nhiên, tự nhiên như cuộc sống vốn thế, tự nhiên như thể người làm thơ không có ý định làm thơ. Mộc mạc như bờ ao gốc rạ, chân chất tựa hạt đậu củ khoai, mà sao gần gũi, thân thiết, hoà đồng, gợi mở thế ? Phải chăng nhờ cách viết, cách cảm rất chân thành đồng quê đó mà bao năm rồi thơ Trần Đăng Khoa cứ bỏ bùa mê vào nhiều thế hệ bạn đọc để người viết ra những câu thơ dung dị nhưng cao sang ấy trở thành một thương hiệu có giá?

Khi trích những câu thơ trên, tôi chợt nhớ đến ý kiến của một người Nam ta, ông Ngô Thì Nhậm: ” Thơ mà quá cầu kỳ thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo trá, hoang lương hiu hắt thì sa vào buồn bã. Chỉ có thuần hậu giản dị, thẳng thắn không giả dối không xảo trá, không buồn bã mà rốt cục chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc chính của thơ…” Và ý kiến một ông Tây, ông Yannis Rýtsos : ” Kết quả của một tác phẩm nghệ thuật hay là làm cho chúng ta cảm thấy sảng khoái và khiến cho chúng ta muốn sáng tạo ra một cái gì đó. Chúng ta muốn yêu và muốn đựơc yêu”. Dù ở gầm trời nào, dù ở thời buổi nào, dù tây hay ta, quan niệm về thơ hay cũng chỉ là một.

Trần Đăng Khoa là gã có tài quan sát, quan sát rất tinh tế. Từ hương nhãn, hoa bưởi, tiếng chim chích choè, tiếng trống làng, tiếng máy cày xình xịch, đến chiếc ngõ nhỏ, cánh đồng làng, cây dừa, thầm chí cả bé Giang tập xe đap, đánh tam cúc với mèo; rồi một bông hoa duối, một cây xoan, một bến đò … cũng thành thơ, lại là thơ không xoàng thì giỏi quá!

ĐK

Sự quan sát đó, nếu trước đây chỉ loanh quanh trong góc sân, vườn cải, ao nhà; hình ảnh quan sát bó gọn, tươi non trong khuôn khổ con ong, cái kiến, cây dừa, hạt gạo, cây đa, cánh diều, thì theo năm tháng, theo tỉ lệ thuận với dung nạp kiến thức, văn hoá và bằng sự dậy thì rồi hồi xuân của cảm xúc, càng về sau đã rộng lớn hơn, khái quát, nhân loại hơn, vừa nồng đượm, lại cũng vừa đằm lắng.

… Tôi đứng lặng trước em/ Không phải trước lỗi lầm biến em thành đá cuội/ Nhớ vận nước có một thời chìm nổi/ Bắt đầu từ một tình yêu/ … Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người/ Nhưng lỗi lầm em phải trả bằng máu toàn dân tộc / Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc/ Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay. (Trước đá Mỵ Châu- 1974). Hoặc trước nỗi mong manh của những kiếp người: ... Ôi thiên nhiên cảm ơn người nhân hậu/ Những so le, người kéo lại cho bằng/ Ít nhất cũng là khi nằm xuống/ Trong mảnh gỗ rừng, dưới một vầng trăng../ … Tôi đi giữa nổi chìm bao số phận/ Người xưa vẫn đây mà, có xa cách chi đâu/ Tôi thầm gọi. Sao không ai lên tiếng/ Chỉ hoang vắng dưới chân và sương khói trên đầu…/ … Trước thiên nhiên con người như khách trọ/ Như ảo ảnh chập chờn thoáng đến, thoáng lìa xa/ Chúng ta sống bên nhau, dẫu năm này tháng khác/ Thì cũng vẫn chỉ là một thoáng giữa sân ga… ( Ở nghĩa trang Văn Điển- 1986).

Trần Đăng Khoa có nỗi đau chứ! Nhưng anh không hằn học, mà thơ anh là sự xót xa trong nỗi đồng cảm và sẻ chia. Tôi cho rằng thái độ ứng xử và cách nhìn của người làm thơ quyết định tính nhân văn của thơ!

Trước những biến động của nhân loại, Trần Đăng Khoa viết:

Ở nơi nào kia chiến tranh đang gầm rú/ Những quốc gia nào đang thay ruột đổi ngôi/ Trái đất mỏng manh và đáng thương biết mấy/ Trước những mưu mô, toan tính của con người… ( Mátx cơ va, mùa đông năm 1990)

Nhiều người cho rằng thơ Trần Đăng Khoa có hai phần, phần thơ trẻ con và phần thơ người lớn. Tôi không nghĩ có sự rạch ròi đứt đoạn như vậy. Đọc thơ anh, tôi nhận ra sự đồng nhất liền mạch trong cảm xúc, trong suy tưởng và cả sự liền mạch trong cách diễn đạt, cách nói, cách kể, cách cấu trúc thơ…(mà các nhà lý luận vẫn gọi là thi pháp). Có điều phần thơ sau này, ý tứ sâu xa hơn, thâm hậu hơn nhuần nhị hơn, và bởi thế nói được nhiều điều hơn. Càng không thể nói thơ Trần Đăng Khoa viết khi còn nhỏ hay hơn thơ viết khi anh đã lớn. Nhận định như vậy là chủ quan, thiếu công bằng. Mảng thơ sau này của anh, đặc biệt là mảng thơ viết về người lính khi anh là ngưòi lính, và mang thơ viết về nhân tình thế thái khá đặc sắc và có nhiều đóng góp.

Ta ngự giữa đỉnh trời/ Canh một vùng biên ải/ Cho làn sương mong manh/ Hoá trường thành vững chãi/… Lán buộc vào hoàng hôn/ Ráng vàng cùng đến ở/ Bao nhiêu là núi non/ Ríu rít ngoài cửa sổ/ Những mùa đi thăm thẳm/ Trong mung lung chiều tà/ Có bao chàng trai trẻ/ Cứ lặng thinh mà già… (Đỉnh núi- 1998)

Gửi bác Trần Nhuận Minh là khúc tâm sự của người đã từng trái, qua rồi những gì ngộ nhận, non trẻ; là lời tự bach của kẻ đã nhận biết mọi lẽ ở đời, với những gì là thật, những gì là phù phiếm. Là nỗi niềm của kẻ tu hành gần đắc đạo đã ngộ nhiều sự. Tôi cho rằng đây là bài thơ hay, bình dị mà lắng đọng, nhiều chiêm nghiệm, phiêu diêu mà sâu xa, lắm nghĩ ngợi… Bác làm bông lau ngàn/ Thả hồn vào hoang vắng/ Khi buồn thì hát ca/ Lúc vui thì im lặng/ Em quẩy bầu trăng gió/ Bác gánh bao nỗi người/ Sóng đôi mà đơn độc/ Đi mang mang trong đời/ Giờ thì em đã chán/ Những vinh quang hão huyền/ Muốn làm làn mây trắng/ Bay cho chiều bình yên/…/ Đất trời thì chật hẹp/ Làng quê thì mênh mông/ Thung thăng em với bác/ Ta cưỡi thơ ra đồng (1998). Sao có thể nói thơ ở giai đoạn sau này của Trần Đăng Khoa không hay được! Gửi bác Trần Nhuận Minh, một thi phẩm ngắn gọn mà chất chứa, ủ ấp bao nỗi niềm. Đọc rồi cũng thấy nao nao…

Để kết thúc những câu chữ nghĩ sao viết vậy của mình, tôi cho rằng cái làm nên giá trị tác phẩm thi ca nói riêng và văn chương nói chung, hình như chỉ ý thức công dân ở người viết không thôi chưa đủ. Có điều ấy cũng đã là đáng quý, đã là đáng trân trọng. Nhưng để tác phẩm cao hơn, bao quát hơn và tồn tại lâu dài, ngoài ý thức công dân, người viết phải có thêm phẩm chất và ý thức nghệ sĩ. Mừng là, theo cảm nhận chủ quan của riêng người viết bài này, thơ Trần Đăng Khoa có ý thức ấy. Và chính phẩm chất và ý thức nghệ sĩ ở người cầm bút, khiến thơ anh có thể chiềng ra mà đương đầu trong sự đào thải nghiệt ngã, nhưng công tâm và sòng phẳng của thời gian…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Thơ “Tiếng Chim Chích Chòe” Và Lời Bình trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!