Đề Xuất 3/2023 # Báo Khánh Hòa Điện Tử # Top 11 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Báo Khánh Hòa Điện Tử # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Báo Khánh Hòa Điện Tử mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 3-4, tại Trường THCS Yersin Nha Trang (số 01 Phan Bội Châu), Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa tổ chức Hội thi chào mào Nha Trang – Khánh Hòa mở rộng năm 2016.

Hội thi thu hút hơn 500 nghệ nhân với 550 chim chào mào đến từ các câu lạc bộ, hội chào mào các tỉnh, thành phố như: Đà Lạt, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Phú Yên, Tam Kỳ (Quảng Nam)…

Theo Ban tổ chức hội thi, các chim chào mào đạt giải dựa vào 3 tiêu chí chấm điểm gồm: dáng bộ và thái độ thi đấu; giọng hót và đấu giọng; hình dáng (dáng chào mào đẹp, bóng bộ, cân đối…).

Trải qua 15 vòng đấu, Ban tổ chức đã lựa chọn được 3 chim chào mào đẹp nhất, có giọng hót hay nhất để trao giải thưởng gồm: giải nhất chim chào mào của nghệ nhân Nguyễn Lương Bằng (TP. Hồ Chí Minh); giải nhì chim chào mào của nghệ nhân Phan Văn Lân (TP. Hồ Chí Minh); giải ba chim chào mào của nghệ nhân Thi Lý Việt Huân (Đà Lạt). Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 1 giải tư, 1 giải phong cách, 6 giải khuyến khích và hàng chục giải tốp 40, 30, 20, 10 cho các nghệ nhân có chim chào mào thi đấu tốt.

Được biết, sau giải này, các nghệ nhân có chim chào mào đạt thành tích tốp 40 sẽ được suất tham dự giải siêu cúp Nha Trang (dự kiến diễn ra cuối năm) và các nghệ nhân có chim chào mào đạt tốp 10 sẽ được suất tham dự giải siêu cúp niềm Nam (cũng dự kiến cuối năm nay).

Quang cảnh hội thi.

Ban giám khảo chấm điểm ở vòng loại

Khán giả đến xem và cổ vũ cho các nghệ nhân có chào mào dự thi

Các trọng tài sắp xếp và loại chim chào mào yếu thế ở các vòng đấu.

Một trong số hàng trăm chú chim chào mào tham gia hội thi năm nay

Nỗi buồn của các nghệ nhân có chim chào mào bị loại khỏi các vòng đấu

Niềm vui của nghệ nhân Nguyễn Lương Bằng khi có chim chào mào đạt giải nhất.

Ban tổ chức trao giải cho nghệ nhân đạt giải nhất

A.N

 

Nuôi Chim Yến Ở Khánh Hòa

Ông Nguyễn Xuân Viễn – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ nuôi chim yến SANATECH (tại xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh) cho hay, trước đây, khi vào mùa thu hoạch, tổ yến được gỡ khỏi vách đá, bỏ đi cả lượng trứng đang có trong tổ. Thực tế ấy khiến những người khai thác yến sào thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa trăn trở, với những câu hỏi như tại sao lại bỏ trứng đi, trong khi chúng ta đang cần nhân mạnh số lượng đàn chim yến; và, liệu chúng ta có thể ấp nở lượng trứng ấy, nuôi đến trưởng thành để góp phần gia tăng số lượng chim yến trong đàn?

Xuất phát từ những trăn trở đó, Yến sào Khánh Hòa bắt tay thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chimyến hàng Aerodramus fuciphagus amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn chim yến trong nhà ở Khánh Hòa”.

Trứng chim yến được đưa từ đảo về, lựa chọn và đưa vào máy ấp theo một quy trình nghiêm ngặt nhằm bảo đảm sự an toàn của trứng. Ở đây, máy ấp luôn giữ nhiệt độ, độ ẩm không khí phù hợp và tự động đảo trứng theo từng chu kỳ thời gian định sẵn. Khoảng từ 21 – 25 ngày thì trứng nở hết. Hiện công ty đã chế tạo thành công máy ấp công suất đến 2.000 trứng/máy, và SANATECH không ngừng hoàn thiện máy ấp để đáp ứng được yêu cầu, đạt tỷ lệ nở cao. Chim con nở ra được phân kỳ chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Ông Viễn nói thêm, Công ty đã nghiên cứu và xây dựng được dây chuyền sản xuất thức ăn cho chim yến, bảo đảm thành phần dinh dưỡng theo từng độ tuổi, từ lúc mới nở cho tới trưởng thành.

Theo thống kê sơ bộ, sản lượng yến đảo thiên nhiên trên cả nước khai thác mỗi năm khoảng 5.000 kg; trong số đó, Khánh Hòa chiếm 3.236 kg (năm 2012). Công ty Yến sào Khánh Hòa đang quản lý, khai thác 32 đảo yến với 160 hang yến, dự kiến sẽ phát triển thêm 68 hang nữa. Bên cạnh việc tổ chức tốt việc khai thác yến đảo thiên nhiên; đầu tư phát triển thêm hang yến ở các tuyến đảo, công ty kết hợp với nhiều hộ nông dân trên cả nước làm nhà nuôi chim yến. Sau hơn bảy năm chuyển giao công nghệ, đến nay, Công ty đã xây dựng thành công gần 1.000 nhà nuôi chim yến (cả nước hiện có 1.321 nhà), cho sản lượng mỗi năm khoảng hơn 1.320 kg.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa – Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng, nhu cầu các sản phẩm yến sào cao cấp đang tăng lên rất nhanh. Để đáp ứng yêu cầu đó, Công ty phải không ngừng mở rộng sản xuất, cả trên lĩnh vực khai thác lẫn nuôi chim yến trong nhà. Chính vì vậy, nhu cầu chim yến non cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn, cả về số lượng lẫn chất lượng; việc cung cấp chim con cũng phải mang tính khoa học, chuyên nghiệp hơn.

Tổng Giám đốc Hoàng thông tin thêm, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam mới hình thành nhưng có bước phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có quy hoạch cụ thể, dễ dẫn đến rủi ro cho người nuôi; ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị cũng như sự phát triển bền vững của nghề nuôi chim yến.

Theo Báo Nhân Dân ngày 6-2-2014

Về Khánh Hòa, Nhớ Ghé Thăm Đảo Yến

Giữa muôn trùng sóng nước của dải đất miền Trung thân thương, có một nơi yên ả với tiếng vỗ của biển cả, của đàn chim yến lượn quanh khắp bầu trời như dải lụa đen ai vô tình làm rơi rớt xuống mặt biển. Nơi đó chính là đảo yến – nơi chứa đựng đặc sản trứ danh của tỉnh Khánh Hòa.

Vốn dĩ, cái tên chẳng còn xa lạ gì với người Việt ta, bởi nó là một trong 8 món ăn thuộc hàng thượng đẳng mà ngày xưa, chỉ có bậc vương công quý tộc, vua chúa hoàng cung mới có cơ hội thưởng thức. Và cho đến hiện tại, con người có khám phá ra bao nhiêu vật sản đi chăng nữa vẫn chẳng thể nào thay thế được vị trí của tổ yến sào trong Bát Trân bây giờ.

Đảo yến cách bờ chừng hơn 100 mét, mực nước cũng chỉ tới ngực, thoai thoải ra xa dần, không sâu như các bãi biển khác, mặt nước chỉ lăn tăn gợn sóng thật êm ả ở giữa trùng khơi. Làn nước biển trong xanh cứ thế ập vào từng phiến đá, để đàn chim yến và hải âu giật mình bay lên không trung. Nhìn từ xa, cánh chim chỉ là những dấu chấm đen nhỏ xíu như ai vô tình vẩy mực lên nền trời và biển xanh thẳm.

Vốn dĩ, tổ chim yến là tặng phẩm của trời và biển cả, khi hương trời làm nên loài chim tuyệt diệu và biển cả cung cấp nguồn thức ăn vô tận cho những “người thợ cần mẫn, chăm chỉ ngày đêm” này mới giúp ta thưởng thức được hương vị mát lành, ngọt dịu đến thế.

Đảo Yến là tên gọi chung cho các đảo và quần thể đảo lớn nhỏ ở vịnh Nha Trang có chim yến làm tổ. Trong đó, Hòn Nội là một trong 2 quần thể đảo có trữ lượng yến lớn nhất Khánh Hòa. Vì thế khi đến đây, du khách sẽ được thỏa sức chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ vĩ với những vách đá cheo leo, hiểm trở, nơi sinh sống của loài chim yến. Ở Khánh Hòa có đến 12 đảo được chim yến chọn làm nơi cư ngụ.

Đến tham quan đảo yến, du khách sẽ dễ dàng có cơ hội khám phá đời sống của loài chim yến cũng như tận mắt chứng kiến loài chim này làm tổ, cho ra món ngon dinh dưỡng mà bao nhiêu người vẫn thèm khát có được. Trong hang yến được chia thành nhiều phần khác nhau, hàng chục tổ yến điểm xuyết trên vách đá dựng đứng, kỳ bí đã tạo nên vẻ đẹp hiếm có ở nơi đây. Điểm đầu gần hang là những tổ yến trắng, sâu hơn một chút, tổ yến sào dần đổi màu hồng và đến tận cùng nơi sâu thẳm ấy, màu yến huyết đỏ thẫm khiến người tham quan không khỏi ngẩn ngơ.

Phát Triển Nghề Nuôi Chim Yến Nhà Tại Khánh Hòa

Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi và lợi thế về ngành nghề khai thác yến sào truyền thống từ lâu đời, số lượng quần đàn chim yến ngày càng tăng nhờ công tác bảo vệ và khai thác có cơ sở khoa học và áp dụng kỹ thuật công nghệ mới.

Năm 2004, Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai dự án thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà, từ đó loài chim yến sinh sống trong nhà đã được Công ty quản lý phát triển tại một số nhà yến.

Bên trong nhà yến ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Ban đầu từ nhà yến gốc 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nhân nuôi thành công trong toàn tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trên toàn quốc. Từ đây, đã mở ra triển vọng to lớn cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong cả nước. Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam” mà Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện, tính đến thời điểm hiện nay cả nước có 42 tỉnh thành nuôi chim yến với trên 6.000 ngôi nhà yến.

Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị dẫn đầu cả nước trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến. Khi hình thành nhà yến đầu tiên tại Khánh Hòa năm 2004, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty thực hiện Dự án “Thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ”. Đây là điểm khởi đầu cho một công trình phát triển ngành nghề mới đầy tiềm năng.

Từ năm 2005, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện nghiên cứu khoa học, ấp nở nhân tạo chim yến hàng để bổ sung phát triển quần thể đàn chim yến. Tỷ lệ chim yến con trưởng thành qua các năm đã tăng lên rõ rệt, năm 2006 tỷ lệ chim trưởng thành trung bình là 30%, đến năm 2015 tỷ lệ nuôi chim trưởng thành đạt trung bình 90%. Thành công trong ấp nở và nuôi nhân tạo chim yến kết hợp với bí quyết kỹ thuật nhân đàn, di đàn chim yến đã tạo nên sự phát triển mạnh, vực dậy tiềm năng phát triển ngành nghề nuôi chim yến trên cả nước.

Đến nay, Công ty đã thực hiện tư vấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến cho trên 700 nhà yến toàn quốc và nhà yến ở 8 huyện thị trong toàn tỉnh Khánh hòa từ Vạn Ninh đến Cam Ranh và cả 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn; Phần lớn các nhà yến do Công ty thực hiện đã cho thu hoạch và đem lai hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư.

Nhà nuôi yến tại xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh

Thực tế tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến của tỉnh Khánh Hòa là rất lớn. Lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật, cần khai thác tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh nhà. Phát triển nghề nuôi chim yến đem lại lợi ích cho người dân và đất nước. Xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cùng phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, tránh các hiện tượng xây dựng nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên.

Theo điều tra chuyên ngành của Công ty Yến sào Khánh Hòa, đến tháng 11/2018, tỉnh Khánh Hòa có 331 nhà yến, tăng 193 nhà yến so với năm 2014 trong đó số lượng nhà yến tại thành phố Nha Trang nhiều nhất với 146 nhà (tăng 80 nhà), huyện Vạn Ninh 45 nhà (tăng 31 nhà), TX Ninh Hòa 46 nhà (tăng 31 nhà), huyện Diên Khánh 47 nhà (tăng 28 nhà), thành phố Cam Ranh 19 nhà (tăng 9 nhà), huyện Cam Lâm 17 nhà (tăng 10 nhà), huyện Khánh Vĩnh 10 nhà (tăng 4 nhà), huyện Khánh Sơn 1 nhà.

Thức ăn chủ yếu của chim yến là côn trùng bay như: Rầy nâu, rầy xanh, mối, côn trùng bay… Vì vậy, chim yến có thể được xem là loài dùng để đấu tranh sinh học và bảo vệ môi trường cho nhà nông. Phát triển quần thể chim yến có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và tạo nguồn thu đáng kể cho tỉnh, thành phố, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật hoang dã quý hiếm có lợi cho đời sống con người, đặc biệt góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Nhà nuôi yến tại TP Nha Trang

Hiện nay, tình trạng săn bắt chim yến đang diễn ra tại một số tỉnh thành như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phan Thiết, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên gần đây đã xuất hiện ở Khánh Hòa. Hành vi này gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng nguy cấp đến sự an toàn của chim yến.

Bảo vệ an toàn và phát triển quần thể chim yến tại các tỉnh, thành phố có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật quý hiếm có lợi cho đời sống con người, tạo ra công việc làm cho người lao động, xây dựng nông thôn mới; góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh thành địa phương toàn quốc.

Chim yến là loài động vật quý, đem lại sức khỏe cho con người. Do đó, phải thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, người dân nâng cao ý thức cùng nhau bảo vệ an toàn đàn chim yến. Trong tháng 12 năm nay, hội thảo khoa học chuyên đề thực trạng và giải pháp bảo vệ an toàn đàn chim yến tỉnh Khánh Hòa. Hội thảo tập hợp nhiều ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, các cơ sở nuôi chim yến thực hiện các giải pháp bảo vệ an toàn đàn chim yến, là cơ sở quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Khánh Hòa.

Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng – Trịnh Thị Hồng Vân

(Công ty Yến sào Khánh Hòa)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Báo Khánh Hòa Điện Tử trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!