Cập nhật nội dung chi tiết về Bắt Nghi Phạm Sát Hại Chủ Tiệm Chim Cảnh Ở Sài Gòn mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gã giang hồ cộm cán Trần Văn Định, kẻ sống lang bạt bằng nghề đòi nợ thuê vừa bị bắt sau khi sát hại chủ tiệm chim cảnh ở Sài Gòn.
Ngày 3/6, Công an TPHCM cho biết, vừa di lý nghi phạm Trần Văn Định (24 tuổi, quê tỉnh Phú Yên) từ Đắk Nông về TP. HCM để điều tra làm rõ về hành vi “Giết người”, theo tin tức trên báo Dân Trí.
Nạn nhân trong vụ án là ông Huỳnh Anh Dũng (48 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP. HCM).
Theo điều tra, Định là một gã giang hồ cợm cán, sống lang bạt bằng nghề đòi nợ thuê và có sở thích nuôi chim cảnh. Khoảng 12h30 ngày 12/5/2016, Định đi xe máy đến mua thức ăn cho chim ở tiệm chim cảnh trên đường Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp của ông Dũng, theo tin tức trên báo SGGP.
Tại đây, giữa Định và ông Dũng xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cự cãi lớn tiếng. Lúc này, con rể của ông Dũng ở trên lầu nghe thấy ồn ào nên bước xuống can ngăn và đánh vào mặt Định 2 cái. Bực tức, Định chỉ vào cha con ông Dũng nói rằng: “Tụi mày đợi tao đó…”.
Khoảng 17h cùng ngày, Định nhờ 1 người bạn (chưa rõ danh tính) chở tới tiệm chim của ông Dũng để giải quyết mâu thuẫn. Định nói với người đi cùng đứng chờ để vào mua đồ.
Khi vừa vào tới nơi, Định lao đến đâm ông Dũng rồi lên xe tẩu thoát. Ông Dũng hô lên vài tiếng rồi gục xuống tử vong sau đó. Gây án xong, Định điều khiển xe máy lên nhà người thân ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông làm rẫy, trồng cà phê để lẫn trốn.
Từ hình ảnh trích xuất từ camera, Công an đã xác định nghi phạm chính là Định với điểm nhận dạng là bị hở hàm ếch nên đã truy lùng nhiều nơi. Mới đây, Công an tỉnh Đắk Nông phát hiện có người giống với nghi phạm giết người mà Công an TP. HCM đang truy tìm.
Ngày 31/5/2017, công an địa phương phối hợp với Đội 9 (PC45), Công an TP. HCM, mời Định về trụ sở làm việc. Đấu tranh nhiều giờ, Định thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Công an tiến hành khám xét nơi ở của Định tại xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông thu được khẩu súng K54, 2 viên đạn, 2 con dao. Trong đó có con dao Định dùng gây án. Nghi phạm đã được công an di lý về TP. HCM để phục vụ điều tra.
Nên đọc
Gò Vấp: Bắt Nghi Phạm Đâm Chết Chủ Tiệm Chim Cảnh Ở Quận Gò Vấp
Ngày 3-6, Công an TP HCM cho biết vừa phối hợp với lực lượng Công an quận Gò Vấp và Công an tỉnh Đắk Nông bắt giữ và di lý nghi phạm Trần Văn Định (còn gọi là Gióng, SN 1993, quê Phú Yên) từ Đắk Nông về TP HCM để điều tra, xử lý về hành vi Giết người.
Định chính là nghi phạm đâm chết ông Huỳnh Anh Dũng (SN 1969) – chủ tiệm chim trên đường Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp vào tháng 5-2016.
Theo hồ sơ điều tra, khoảng 17 giờ ngày 12-5-2016, người dân đang ngồi uống nước ở khu vực đường Nguyễn Văn Lượng thì thấy ông Dũng bê bết máu đuổi theo một nam thanh niên. Sau đó, mọi người phát hiện nam thanh niên này tay cầm dao bỏ chạy từ trong tiệm nuôi chim cảnh của ông Dũng ra xe đồng bọn đang chờ sẵn tẩu thoát.
Nhận được tin báo, Công an quận Gò Vấp phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP HCM có mặt khám nghiệm hiện trường, trích xuất hình ảnh từ camera điều tra. Tuy nhiên, do đối tượng đến từ nơi khác, không quen biết với nạn nhân nên quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn.
Trích xuất hình ảnh từ camera, công an phát hiện kẻ giết người có đặc điểm bị hở hàm ếch nên phát thông báo truy tìm đến các tỉnh thành trong cả nước. Mới đây, công an tiếp nhận được thông tin xuất hiện đối tượng có đặc điểm nhận dạng như trên hiện đang sinh sống tại tỉnh Đắk Nông.
Đến ngày 31-5-2017, Công an TP HCM phối hợp với Công an tỉnh Đắk Nông mời Định về trụ sở lấy lời khai phục vụ điều tra. Lúc đầu, Định chối bay chối biến nhưng sau nhiều giờ đối diện với điều tra viên, cuối cùng Định mới thừa nhận hành vi giết người. Khám xét nơi ở của đối tượng, công an thu giữ 1 khẩu súng K54, 2 viên đạn và con dao gây án.
Tại trụ sở công an, Định khai sống bằng nghề đòi nợ thuê và có sở thích nuôi chim cảnh.
Khoảng 12 giờ 30 ngày 12-5-2016, Định đến tiệm chim cảnh của ông Dũng để mua thức ăn cho chim thì 2 bên xảy ra mâu thuẫn. Lúc này, con rể của ông Dũng từ trên lầu đi xuống can ngăn rồi đánh Định 2 cái vào mặt. Định bực tức chửi bới rồi tuyên bố sẽ quay lại trả thù cha con ông Dũng.
Ít tiếng sau, Định nhờ 1 người bạn (chưa rõ danh tính) chở đến tiệm chim cảnh của ông Dũng nói để mua đồ. Đến nơi, Định nói bạn đứng ngoài chờ, một mình vào trong dùng dao đâm ông Dũng tử vong. Gây án xong, Dũng trốn về tỉnh Đắk Nông xin vào làm cho một chủ rẫy cà phê để trốn tránh tội ác cho đến khi bị bắt.
Sỹ Hưng
Thú Chơi Chim Cảnh Của Người Sài Gòn
Thú chơi chim cảnh của người dân Sài Gòn đã có từ lâu. Giữa nhịp sống gấp gáp, huyên náo của phố phường, thú chơi chim cảnh ngày càng được nhiều người tìm đến. Họ đến đây để tìm giây phút thảnh thơi, thư thái cho mình.
Mỗi buổi sáng, Công viên Tao Ðàn (trong ảnh) lại rộn ràng tiếng chim hót được các thành viên CLB chim cảnh mang tới. Mỗi người tới đây đều mang theo lồng chim vừa ngồi uống cà-phê vừa ngắm và nghe chim hót trong buổi sáng trong lành. Chim ở đây có đủ loài: họa mi, chích chòe, hồng yến, hoàng yến, nhồng, cưỡng, chim khuyên, sơn ca…
Không chỉ riêng tại Công viên Tao Ðàn, nhiều CLB chim cảnh khác cũng thường xuyên hoạt động như: CLB Lan Anh (Công viên Lê Thị Riêng); Allstar (đường Vườn Lài , phường An Phú Ðông, quận 12); Tây Lân (xã Bà Ðiểm, huyện Hóc Môn)… Các CLB này là điểm hẹn cho những người nuôi và thích chim cảnh cùng đến thưởng thức những chú chim hót hay, múa đẹp hay “đá” giỏi được rèn giũa bởi lòng đam mê của người nuôi.
Cái thú chơi “tao nhã” này đã tạo niềm vui cho nhiều người cao tuổi. Sau những tháng năm làm việc vất vả và đến khi được nghỉ ngơi họ lại tìm niềm vui từ việc nuôi chim cảnh. Bác Ba, một cán bộ hưu trí chia sẻ: “Nói thiệt, lúc đầu mới về hưu ở nhà cũng buồn. Sau mấy người rủ chơi chim tôi thấy hay bèn đi theo. Tham gia vào rồi thấy vui thiệt. Ðến đây có người để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và ham mê lúc nào không hay. Giờ tôi đã tìm được niềm vui và thấy người khỏe ra” .
CLB chim cảnh không chỉ dành riêng cho những người cao tuổi, cả những người trẻ tuổi cũng bị cuốn hút vào thú vui này. Từ những người làm nghề tự do hay công chức, nhân viên văn phòng đều tranh thủ tìm đến để bớt đi sự căng thẳng của công việc. Anh Hùng, một kỹ sư công nghệ thông tin tâm sự: “Cả ngày ngồi trong phòng lạnh, làm việc trên máy tính đến căng cả mắt và mệt mỏi. Ðể bớt căng thẳng mỗi sáng trước giờ đi làm tôi lại tranh thủ mang lồng chim ra đây tham gia vào CLB chim cảnh. Ngồi nhâm nhi cà-phê vừa nghe chim hót và hít thở không khí trong lành tôi thấy người khỏe ra, tinh thần minh mẫn, tạo hứng thú để bước vào công việc của ngày mới”.
Những năm gần đây, thú chơi chim ở TP Hồ Chí Minh phát triển mạnh. Mỗi người tìm đến với thú vui này với những lý do khác nhau, nhưng tất cả có một điểm chung là tìm lại sự sảng khoái tinh thần. Một ngày bắt đầu, dòng người lại hối hả giữa phố phường tấp nập và ở những điểm sinh hoạt CLB chim cảnh vẫn sự trong trẻo với những vũ điệu và tiếng hót của những chú chim đưa con người gần gũi với thiên nhiên hơn.
Chuyện Về Đàn Chim Bồ Câu Nổi Tiếng Ở Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhắc đến nhà thờ Đức Bà (Q.1 TP. HCM), hình ảnh đầu tiên người ta nhớ đến là những chú chim bồ câu tự do bay lượn trên bầu trời. Thỉnh thoảng, chúng sà xuống, duyên dáng làm kiểu với khách du lịch và không hề e sợ mỗi khi họ đến gần…
Có thể trong ký ức của mọi người dân thành phố, những cánh chim là một phần không thể thiếu. Bên cạnh vẻ đẹp yên bình ấy là những con người ngày ngày âm thầm nuôi dưỡng và bảo vệ chúng, với hy vọng thành phố luôn đẹp, luôn có một nét riêng. Trong đó, không thể không kể đến chị Quang Thanh – người xem bồ câu như một phần cuộc sống của mình.
Gương mặt chị Nguyễn Ngọc Quang Thanh (ngụ ở Điện Biên Phủ, Q.10) luôn rạng rỡ xen lẫn niềm tự hào khi nói về tình cảm gắn bó của chị với chim bồ câu ở nhà thờ Đức Bà trong suốt hơn 10 năm qua: “Ban đầu tôi ghét đàn bồ câu ấy vì hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, cả nhà đều trông chờ vào tiền lãi từ hàng nước nhỏ tôi bán hàng ngày bên cạnh nhà thờ Đức Bà. Thế nhưng, anh Dũng chồng tôi lại là người yêu mến bồ câu. Mỗi lần anh nhờ mua lúa, thóc cho bồ câu ở nhà thờ là tôi… giận. Đẩy xe nặng, lại thêm bao thóc, không ít lần tôi… giận lây qua cả bồ câu”.
Thế nhưng mỗi lần cho bồ câu ăn, chị lại thấy lòng thanh thản lạ, chúng đậu thành từng cụm xung quanh chị, khiến chị quên hết mệt nhọc, có những chú bồ cầu còn tinh nghịch mổ vào chân chị, bay cả lên tay chị để tranh nhau từng hạt thóc. Dần dần, chị yêu chúng lúc nào không hay.
Nhắc đến bồ câu, chị không thể không nhắc đến anh Nguyễn Phi Cường (ngụ ở Q. Bình Thạnh, TP. HCM), và ông Điệp (thợ chụp ảnh tại nhà thờ) là những người tiên phong trong việc bảo vệ và duy trì đàn bồ câu ở nhà thờ. Sau này, chồng chị cùng anh Cường thay phiên nhau quản lý chúng ngày 2 buổi. Sáng từ 5h đến 7h là “ca trực” của anh Cường, vợ chồng chị Thanh sẽ “trực” từ 10h đến 15h. Mỗi “ca” họ sẽ cho chúng ăn từ 3 đến 5kg thóc, bảo vệ chúng khỏi những người bắt trộm, và ra hiệu cho chúng bay lên khi khu vực có nhiều xe qua lại. “Thế nhưng vẫn nhiều người vô ý chạy xe lên vỉa hè với tốc độ nhanh, đàn bồ câu mải ăn nên nhiều con không kịp bay lên và bị cán phải, tôi nhìn mà thương lắm…”, chị Thanh nói.
Ở khu vực trung tâm, người cho bồ câu ăn bữa chính là anh Cường, và vợ chồng chị Thanh, những người xung quanh nếu có lòng thì tùy tâm, cho lúc nào cũng được. Khách ra đây nếu không mang theo thóc thì có thể mua đậu xanh của chị Thanh với giá 10.000 đồng/ly. Lý giải điều này, chị Thanh cho biết lúc trước chị không bán, tuy nhiên khách đến cứ lấy rồi rải rất nhiều, họ rải theo ý thích chứ không nghĩ bồ câu có ăn hay không nên chị bán để một phần giới hạn số lượng khách vô ý thức, phần có chi phí mua thêm thóc cho bồ câu.
Anh Lưu Phan Diệu Xương (ngụ ở quận 4, TP. HCM) cho biết: “Con tôi học gần đây, ngày nào con tan học tôi cũng mang theo thóc, hoặc đậu rồi chở con ra đây chơi với đàn bồ câu này, khi con gái đùa giỡn với chúng, tôi thấy lòng mình rất vui. Tôi thường dạy cháu cách cho bồ câu ăn, khi nào tôi quên mang thóc, thì sẽ qua chị bán nước mua đậu xanh cho chúng. Có thể con tôi chưa hiểu, nhưng tôi thường nói với cháu là bồ câu rất đẹp, con nên bảo vệ chúng”.
Để huấn luyện đàn bồ câu có nhiều cách, có thể huýt sáo, lắc chuông, hoặc lắc hộp thiếc để phát ra tiếng kêu báo hiệu đến giờ ăn, mỗi lần như vậy đàn bồ câu sà xuống, hết lớp này đến lớp khác trông rất đẹp. Khi muốn cho chúng bay đi, chị chỉ cần gõ chai nhựa vào hộp thiếc, chúng sẽ ngoan ngoãn bay lên đậu trên những cành cây xung quanh. Tùy theo mùa, hoặc phát hiện chúng bị bệnh mà chị pha sẵn thuốc vào trong nước để kịp thời chữa trị cho chúng.
Với chị Thanh, muốn duy trì đàn bồ câu, chỉ cần yêu thương chúng là đủ. Có lần, một con bồ câu bị xe cán phải, nội tạng lòi cả ra ngoài nhưng vẫn còn thoi thóp. Ai cũng bảo chị vứt đi nhưng chị Thanh vẫn mang về chăm chút, ai gặp cũng nói nó sống không nổi, nhưng chị thấy nó chưa chết nên không nỡ bỏ, nghĩ nuôi nó được bao nhiêu ngày thì nuôi. Chị mua thuốc về trị cho nó, tự tay đút cho nó ăn, xoa dịu nó những lần đẩy lại nội tạng vào bên trong. Như có phép màu, sau mấy tuần, con bồ câu đó lành vết thương, dần sống trở lại.
Lúc mới làm quen với đàn bồ câu, có những con còn nhỏ, chị rắc thóc mãi mà vẫn không hết, chị không biết nó còn non mà nghĩ nó đang bệnh, cứ nghĩ vài ngày sau nó sẽ ăn, thế nhưng càng ngày sức nó càng yếu dần, không đi lại được, chị phải bỏ quầy nước, đút cho chúng từng hạt thóc, đến khi chúng tự biết ăn chị mới ngẫm ra và… có kinh nghiệm. Những lần như thế, chị càng thêm yêu chúng và không thể xa rời. Đến bây giờ, cho dù bận cách mấy, mỗi ngày ít nhất chị cũng phải ra đây gặp chúng một lần mới yên tâm.
“Thấy thì dễ nhưng để bảo vệ chúng khỏi những người săn trộm rất khó. Vì bồ câu khá dạn dĩ với con người nên họ thường đến giả vờ ngồi chơi sau đó bắt mang đi, khi tôi phát hiện có người trả lại, nhưng cũng có người phản ứng với mình. Họ cho rằng bồ câu không có chủ, họ được quyền bắt. Những lần như vậy tôi từ việc cố gắng giải thích đến khi phải làm căng họ mới chịu trả lại. Bồ câu không của riêng ai, nhưng nếu ai cũng có lòng bảo vệ chúng thì tốt biết mấy”.
Yêu quý chúng là thế nhưng đối với chị Thanh, bồ câu không của riêng ai, chúng là loài chim của tự do, của sự yên bình mà nhà thờ Đức Bà không thể thiếu được. Vì thế vợ chồng chị, anh Cường và những người dân nơi đây đều ra sức bảo vệ. “Cháu rất thích ra đây chơi với bồ câu, chiều nào cháu cũng cùng bà đến đây cho chúng ăn, chơi đùa với chúng, bà ngoại thích nhìn cháu đứng giữa đàn bồ câu, bà bảo lúc đó cháu rất đẹp trai”, bé Trần Hải Triều thích thú.
Nhờ chị Thanh, anh Cường và những người yêu quý loài chim này, mà chúng đã phát triển thành đàn lớn với số lượng hơn 400 con. Thời gian gần đây, anh Dũng đã mua 1 đàn bồ câu giống Nhật, Pháp thả chung, hy vọng sẽ duy trì số lượng và làm đa dạng chúng bởi bồ câu là một biểu tượng của sự bình yên, kéo mọi người ra khỏi sự náo nhiệt của thành phố mỗi khi nhìn những cánh bồ câu bay lượn trên bầu trời.
(Theo Kenh14.vn)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bắt Nghi Phạm Sát Hại Chủ Tiệm Chim Cảnh Ở Sài Gòn trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!