Đề Xuất 3/2023 # Bệnh Về Chân Chim Họa Mi # Top 11 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Bệnh Về Chân Chim Họa Mi # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Về Chân Chim Họa Mi mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1- Bệnh sưng đầu ngón chân

Nguyên nhân: Bệnh này thường có hai nguyên nhân. Một là chim bị bênh nấm kẽ chân, gãi ngứa rồi bội nhiễm. Hai là do nhiễm khuẩn vì điệu kiện sống thiếu vệ sinh

Triệu chứng: Chim bị bệnh này thường thấy đầu ngón chân chim tấy đỏ, nặng thì có mủ, sưng như nửa hạt đậu xanh. Chim rất đau đớn, có thể biếng ăn, bỏ hót và xù lông.

Điều trị: Chuẩn bị một lồng thật sạch và đảm bảo khô ráo để làm nơi ở mới cho chim.

Lùa chim sang lồng tắm hoặc cốp nhỏ rồi bắt ra.

Rửa sạch chân chim bằng cồn Metannol 70 độ .

Ngâm chân chim vào nước muối sinh lý 3 đên 5 phút.

Nếu đầu ngón chân có mủ phải lấy mũi kim hoặc mảnh dao tem chích hết mủ ra rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý (ko rửa bằng cồn để tránh chim bị chảy máu nhiều).

Dùng bột Clorocid trộn với mỡ Clorocid – H bôi vào tất cả các đầu ngón chân cho chim.

Bôi một lớp mỡ Clorocid – H mỏng lên cầu đứng của chim rồi thả chim vào lồng.

Trong thời gian điều trị nên kiêng tắm cho chim để vết thương không bị nước làm bội nhiễm nhưng phải đảm bảo ngày nào cũng dọn chuồng, lông thật sạch.

Nếu làm đúng và đầy đủ các bước như vậy, chỉ sau 3 đến 5 ngày là chim khỏi bệnh, lâu nhất cũng chỉ một tuần. Sau đó chú ý cho chim ăn đủ chất là ổn.

2- Nấm kẽ ngón chân

Nguyên nhân: Chim bị bệnh này là do nhiễm một số loại nấm và vi nấm ký sinh trong các kẽ móng chân và kẽ cổ chân của chim.

Triệu chứng: Chim không bị sưng chân nhưng luôn ngứa, lấy mỏ gãi, mổ nhẹ vào gốc các móng chân và gãi cổ chân. Có thể bỏ hót và xuống lửa.

Điều Trị : Trước hết cũng cần chuẩn bị cho chim một lồng khác sạch sẽ và khô ráo.

Lùa chim sang hộc hoặc lồng tắm rồi bắt ra rửa sạch chân chim bằng nước muối sinh lý.

Bôi lên chân chim những loại thuốc mỡ chống nấm như nhóm Azole ( gồm Miconazole, Ketoconazole hoặc Clotrimazole) và nhóm Allylamine (Terbinafine, Naftifine). Phần lớn các trường hợp bị nấm da đều đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi tại chỗ này.

Thuốc có thể mua tại các nhà thuốc với tên biệt dược là Nirozal. Cũng có thể dùng loại Ketoconazol: Đây là thuốc chống nấm tổng hợp có tác dụng chống nấm, diệt được các loại nấm như Trichophyton, Candida, Blastomyces Dermatitidis,…Một đợt điều trị thường mất 1 tuần đến 10 ngày là ổn rồi. Sau đó cho chim ăn uống tốt và giữ vệ sinh sạch sẽ là được.

3- Gãy móng, tuột móng

Trong quá trình chăm nuôi và chơi chim, chúng ta thường gặp những sự cố chim gãy móng, tuột móng. Rất nhiều bạn gửi câu hỏi đến cho tôi, băn khoăn xung quanh vấn đề chim có mọc lại móng không, móng mọc lại có đẹp như cũ không?

Thực ra đây không phải là bệnh, mà chủ yếu do những sự cố có tính cơ học gây ra.Gãy móng là một phần, hoặc toàn bộ một móng chân chim bị tách rời khỏi ngón chân do tác động cơ học nào đó như chuột cắn, mèo vồ, mắc nan lồng do móng quá dài nên gãy…Trường hợp này nếu thấy chân chim chảy máu hãy dừng tắm cho chim 3 đến 5 ngày, không để chân chim nhúng nước, tránh nhiễm trùng là được, không cần can thiệp thuốc men hay băng bó gì cả. Nếu phần gãy không ảnh hưởng tới lõi móng, một thời gian sau nó mọc lại như cũ. Nếu gãy cả lõi thì móng đó không mọc lại nữa.

Tuột móng là toàn bộ phần vỏ Kitin (sừng móng) rời khỏi ngón chân chim nhưng phần lõi vẫn nguyên vẹn. Nguyên nhân chủ yếu là mắc nan lồng và móng có độ cong lớn, chim cố giãy giụa nên tuột móng ra. Những chim chơi chiến cũng tuột móng rất nhiều trong quá trình chúng đấu nhau. Trường hợp này cũng không cần thuốc men gì cả. Chỉ kiêng tắm ít ngày, lõi móng khô đi là được. Lõi móng sẽ hóa già nhanh chóng và hình thành một lớp sừng mới nhưng không dày và đẹp như móng cũ được, thường là nhỏ hơn móng cũ rất nhiều và độ bóng kém móng cũ.

Để đề phòng với hai trường hợp rủi ro trên, cần phải hết sức nhẹ nhàng với con chim, đồng thời cần quan sát thấy móng chim dài quá, ta nên chủ động làm các biện pháp mài móng, cắt móng cho chim. Chú ý không để mèo chuột quấy phá làm chim hoảng loạn nhảy lung tung gây tổn thương đến móng.

4- Gãy cẳng chân

Gãy cẳng chân là gãy ngang phần xương ống chân của chim, thông thường gãy hở (rất ít trường hợp gãy kín vì chim nhảy nhiều). Khi gãy vết thương hở bao giờ cũng kèm theo chảy máu nên chim sẽ suy kiệt sau vài ba ngày rồi chết.

Trên thực tế Nhiều người muốn chữa trị nhưng rất khó. Vì chim nhảy nhót, không thể thực hiện băng bó hay lẹp bất động chỗ xương gãy cho nó được.

Về mặt lý thuyết thì sự cố này là hoàn toàn có thể giải quyết được với những điều kiện sau.

Chim đã thuần nữa, có thể cầm bắt trên tay nó vẫn mổ ăn được.

Người làm công việc điều trị và hộ lý phải vô cùng kiên nhẫn chăm chỉ và biết cách băng bó chân chim.

– Bắt chim cho vào một bí tất thủng đầu. Chỗ thủng của đầu bí tất chỉ vừa đủ để đầu con chim thò ra là được. Thân chim được khống chế trong bí tất, không giãy được. Phần chân chim thò ra phiá sau.

– Rắc thuốc bột Clorocid vào vết thương, nắn cho các đầu xương nằm thẳng hàng với nhau, không được xô lệch, chồng chéo. Không dùng bông y tế, mà dùng một miếng mus mỏng và sạch bó quanh ống chân chim rồi cố định lại bằng băng dính y tế. Nếu giữ cho chim không giãy đạp, không tuột băng trong 30 đến 35 ngày thì việc điệu trị thành công đến trên 90%. Trong thời gian đó, ta phải hộ lý cho chim ăn uống, vệ sinh…thật cẩn thận.

Bản thân tôi cách đây không lâu đã từng băng cho một con chim, sau ba tuần nó đứng được trở lại, nhảy nhót linh hoạt nhưng hơi tập tễnh khi cho thoát khỏi bí tất và rất hoảng sợ, luôn bù đầu. Đặt nơi yên tĩnh hơn mười ngày sau chim hoạt động hoàn toàn binh thường.

Trong trường hợp này phải lưu ý 2 việc:+ Chống nhiễm trùng vết thương+ Giữ cho chim không giãy đạp làm chệch mối nối.

Hiểu Biết Về Chim Họa Mi.

Cẩm nang cho các bác chơi mi sách gối đầu giường đây ah (nguồn cop nhặt và chỉnh sửa)

*Tại sao nói: “Họa mi không mở miệng, Thần tiên khó ra tay” -“Họa mi bất khướu, thần tiên bất trí tạo” Điều này có nghĩa là rất khó để xác định họa mi trống-mái, cách duy nhất là nghe họa mi hót-xùy, nếu không nghe thì Thần tiên cũng rất khó để phân biệt họa mi trống-mái nói chi là người bình thường. Mặc dù nhiều người không đồng ý với nhận định trên, nhưng không thể phủ nhận cách phân biệt bằng nghe hót-xùy là chính xác nhất.

*Tại sao nói: “Lưng gà, ức vịt, đánh chết không lui” Điều này có nghĩa là Họa mi có ngực giống như ngực vịt: Phẳng, rộng, vững chắc và có lưng giống như lưng gà: hơi cong, hay còn gọi là lưng tôm. Thực tế chứng minh rằng kết luận trên là chính xác. Do đó, khi lựa chọn họa mi, ngoài yếu tố nhanh nhẹn cũng cần chú ý chọn con chim có ngực nở, lưng cong.

*Tại sao nói: Tại sao nói: “Đôi mắt thể hiện sự gan lì, bộ lông thể hiện cách chơi” Điều này có nghĩa là đối với hoạ mi chiến, quan trọng nhất chính là đôi mắt. Hoạ mi có cặp mắt đẹp thì thường hiếu chiến hơn hoạ mi có cặp mắt xấu. Quan trọng tiếp theo là bộ lông đối với hoạ mi chiến. Cho dù không phải là hoạ mi chiến thì cũng nên chọn con có bộ lông đẹp. Hoạ mi có bộ lông đẹp thì dễ chọi hơn con có bộ lông xấu. Đây là kết luận chính xác.

*Tại sao nói ” Xem My nhất định phải xem dáng “ Câu này có nghĩa là : khi chọn họa my và nuôi nhất định phải xem dáng của nó, đừng nên mua những con không có dáng, thế. Những con như thế không nên nuôi. Như vậy dáng và thế của họa my là như thế nào ? Dáng và thế của họa my như sau : (1):Thân hình tốt, các bộ phận phải tương xứng với nhau (2): Lông vũ phải tinh khiết, không có tạp lông, … (3): Đầu bằng, mỏ thẳng và sắc, mắt thường xuyên mở, họa kỹ và thẳng, mắt nhỏ nhưng sáng, lông đuôi thẳng và nhiều, chân bò, móng mèo, không bị gãy móng …vv

*Tại sao nói :” Đầu như tre cắt, mỏ như đinh, thân tựa hồ lô, đuôi như tiễn “. Giải nghĩa : Câu này ám chỉ 1 em họa my thân hình tốt , hoặc có thể coi là 1 em họa my tiêu chuẩn phải có 4 đặc điểm sau : Phần đầu như dao cắt tre thành hình vát, mỏ gần giống chiếc đinh nhọn và thẳng. Thân dưới thì tròn giống như quả hồ lô, đuôi giống như đuôi tiễn,. Câu khẩu quyết trên không những chuẩn mà còn rất toàn diện, *Chọn mi đá: Thứ nhất chọn mắt, thứ nhì chọn móng + đùi, thứ 3 chọn lông vũ, thứ tư đến đuôi. Câu khẩu quyết này có nghĩa là, chọn mi biết đá hay không, đá tốt hay không thì ưu tiên chú ý 4 bộ phận nêu trên có phát triển tốt hay không, trật tự ưu tiên như sau: mắt – móng + chân đến bộ lông và cuối cùng là đuôi chim. kết luận này là chính xác, khi chọn họa mi thì cần chú ý các bộ phận như trên. tổng quát như sau: + Mắt: mí mắt họa mi phải dày, khít, mắt, đặc biệt là lòng đen phải nhỏ, trong như giọt nước, nền mắt phải đậm, nhiều hạt cát, thô, nhẫn cầu phải phồng lên. +Chân + đùi, chân họa mi phải thô, ngắn, khô và nổi gân, móng mèo và không bị sút móng, mắt móng, lòng bàn chân rộng, ngón chân không bị cong, méo lệch. + Bộ lông: bộ lông phải thuần, khô, thô, tốt nhất chọ chim có bộ lông ánh xanh hoặc ánh nâu, không lẫn lộn. + Đuôi chim: đuôi chim phải thẳng, không dài không ngắn, trọng lượng cũng vừa phải, không nặng cũng ko nhẹ, lớp lông bảo vệ bên trên và bên dưới phải nhiều, nói chung là phải hài hòa. *Mỏ vàng, chân vàng càng hót càng hăng: câu khẩu quyết này có nghĩa là những con họa mi vừa có mỏ vàng vừa chân vàng thì vừa hót hay lại vừa đấu đá giỏi, loại họa mi này rất quý. mỏ vàng ở đây có nghĩa là “mỏ màu vàng điệp” (chả biết là màu hoa điệp vàng hay màu bướm vàng có lẽ là màu bướm vàng), trên cái nền mỏ vàng có một ít màu đỏ ngà sát mép; chân vàng ở đây có nghĩa là (người ta thường bảo) là màu gân bò. Loại họa mi này thì yêu cầu thân pháp, ánh mắt, bộ lông cũng phải tốt, hơn nữa phương pháp nuôi và chăm sóc cũng phải đúng cách, nếu không bạn sẽ khó đạt được mục đích. *Họa mi chưa đánh đã sợ, nhất dịnh là do hót thua. hiện tượng này là chỉ một số chú chim họa mi khi chưa cho đá đã có hiện tượng sợ sệt đối phương. thông thường là do nhiều chim họa mi cùng hót, mà chú chim này hót ko bằng cho nên sinh bệnh tự thua. cách duy nhất cho trường hợp này là bạn phải tách riêng chú chim ấy ra xa, chăm sóc lại, chú ý lại chế độ dinh dương để chú ấy lấy lại lửa chứ ko còn cách nào khác. *Vì sao nói “Họa mi – mắt lồi, điêu mắt híp”. Câu khẩu quyết này có nghĩa là: mắt của họa mi càng lồi (phồng) càng tốt, mắt (nhãn cầu)phồng lên mới tốt. mắt lỏm vào trong và không nổi phồng là ko tốt. đúc kết kinh nghiệm nuôi chim này có nghĩa là: họa mi lông vàng là tương đối dễ thuần dưỡng, nuôi sau 2 mùa là có thể mang đi đá đấm được rồi; loại lông màu xanh thì khó thuần hơn một tí so với loại lông vàng. thông thường phải nuôi sau 3 mùa (thay 3 lần lông )mới mang đi đánh đâm được. còn loại già rừng thì thông thường phải thay lông lồng 4 lần,tức là nuôi 3-4 năm trở lên mới cho đi làm đấu sĩ được. do mi già rừng thông thường có thể chất rất tốt, sau khi thuần dưỡng 3-4 năm đem đi đá luôn chiếm ưu thế về thể lực và kinh nghiệm chiến đấu nên phẩn thắng là rất nhiều, dễ trở thành tướng quân bách thắng. vô số những kết quả thực tiễn đã chứng minh câu khẩu quyết này là cực kỳ chính xác. do đó họa mi mà mang đi đấu đá sớm là điều hoàn toàn ko tốt. vì nó chưa được rèn luyện đến trình độ nhất định đã bị đá thua, thậm chí có những trận bị đối phương quật cho nhừ tử. sau này khi lên xới sẽ bị bệnh sợ đấu. do đó câu đúc kết kinh nghiệm của người nuôi chim là thế này. chim tơ 2 mùa lông, chim già 3 mùa lông mới mở miệng hót thuần, sau một năm nữa mới mang đi đấu đá mới tốt *Đáy mắt màng trắng, càng đánh càng hăng” Khẩu quyết này ý nói: chim ăn khỏe, đáy mắt có màu trắng xám. Tính chiến đấu thường mãnh liệt, càng chiến càng khỏe, càng đánh càng có lực, không dễ dàng chịu lùi bước. Đây là kết luận chính xác. Đáy mắt có màng trắng, hay thường được người ta gọi là họa mi “Bạch sa nhãn – mắt màu trắng cát” hoặc “bạch nhãn thủy – Mắt trắng trong như nước”. Các loại họa mi “nhãn thủy” khác khó có thể coi là loại họa mi “đáy mắt trắng”được. Ngoài ra cần giải thích rõ hàm ý câu “càng đánh càng hăng”: có thể nói loại họa mi này trong một giai đoạn nào trong vòng đời càng đánh càng hay nhưng sau dăm ba năm, do các nguyên nhân tuổi già sức yếu, sức chiến đấu sẽ giảm sút. Đây cũng là quy luật phát triển chung của của vạn vật. * Mỏ vàng, chân vàng, càng hót càng hăng” Ý nghĩa: Họa mi mỏ vàng chân vàng là loại vừa hót vừa chọi được, là loại hiếm có khó tìm. Mỏ vàng ở đây chỉ màu vàng sáp ong – trong màu vàng có tô điểm hồng; Chân vàng ở đẩy chỉ màu vàng gân bò. Ngoài ra, đối với loại họa mì này, thân pháp, ánh mắt phải nhanh nhẹn, lông phải mượt , nuôi dưỡng phải có phương pháp, nếu không sẽ không được như ý. *Trâu dài, ngựa ngắn, họa mi tròn”. Câu khẩu quyết này có nghĩa rằng (và cũng được thực tiễn chứng minh). trâu bò (loại đi cày kéo) thì thân dài là tốt, ngựa (ngựa đua) lấy thân ngắn là tốt, họa mi thì chọn thân tròn là tốt. thông thường mà nói, họa mi thân tròn thông thường dễ nuôi dưỡng, tính tỉnh ít thay đổi. nhưng vì thể lực của loại họa mi này so với loại thân dài thì kém hơn một tí, cho nên họa mi thân tròn nuôi làm họa mi hót thì vô cùng lí tưởng, làm họa mi đá cũng được nhưng ko thuộc loại tốt nhất. *Thập nghênh cửu đả” – Ý nói họa mi đầu ngẩng là họa mi tốt, 10 con như vậy thì 9 con có thể chọi hoặc thích chọi. Người nuôi chim không ai xem thường loại họa mi “đầu ngẩng”. – Người đời viết ra như vậy, tất có đạo lý trong đó, tuy sự thực chưa chắc được như vậy, nhưng khi chọn mua họa mi, không cần lãng phí thời gian nghe người ta nói luyên thuyên làm gì, chỉ hỏi mua loại họa mi “đầu ngẩng” sẽ thấy thái độ họ thay đổi, nhất định họ sẽ đòi cao hơn mới chịu bán. – Nếu họa mi “đầu ngẩng” có thể do đang bị bệnh. Tuy nhiên loại họa mi “đầu ngẩng” thực sự thì khả năng chiến chọi do đó nếu chọn họa mi chọi nên chọn loại này

*Vì sao nói “ở rừng bao lâu, về nhà nuôi dưỡng bấy lâu”. câu này có ý nghĩa là: thông thường phần lớn các trường hợp nuôi họa mi thì họa mi sống ở rừng bao lâu sau khi bẫy về cho vào lồng nuôi cũng phải cần ngần ấy thời gian thì con chim mới dạn người và phát tính, nếu không sẽ chưa dạn người hoặc phát tính. kinh nghiệm này hoàn toàn không sai, cũng có thể nói trừ một vài trường hợp cá biệt ra thì phần lớn các trường hợp nuôi mi bổi đều như vậy cả. họa mi tơ ở rừng 1 năm thì thời gian nuôi lồng cũng khoảng 1 năm mới dạn. bổi già rừng 3 năm thì thời gian cũng cần khoảng 3 năm nuôi lồng với dạn, mới phát tính. cho nên người nuôi chim không được có tính gấp gáp, ham nhanh, vì mình có gấp cũng không được. nguyên chủ yếu vẫn là chưa đến thời điểm, tới lúc nó sẽ tự nhiên đến thôi.

*Vì sao nói “ba ngày không tắm, chim tốt thành chim xấu”. ý nghĩa của câu khẩu quyết này là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho chim họa mi tắm. Chim họa mi rất thích tắm, con con chim họa mi tốt nếu nhiều ngày không cho nó tắm, có thể sẽ biến thành một con chim xấu, điều này là đúng, đồng thời cũng là để nhắc nhở người nuôi chim phải thường xuyên cho chim tắm, không thì con chim sẽ càng ngày càng xấu. Bạn nên xem xét tình hình thời tiết rồi điều chỉnh cho hợp lý, Thông thường mà nói, những ngày nắng nóng như mùa hè hoặc mùa thu thì nên tắm cho chim mỗi lần hằng ngày, những ngày thời tiết lạnh thì cách ngày tắm một lần hoặc cách 2 ngày tắm chim 1 lần, nếu trời có nắng thì nên cho tắm, thời tiết trở lạnh thì ko cho tắm. nhưng họa mi thích tắm thì cứ cho tắm, họa mi không thích thì thôi. nói chung nguyên tắc cơ bản là thường xuyên cho họa mi tắm nếu không rất dễ sinh bệnh

*Vì sao nói: “họa mi có mào không sao cả, phát tính lên rồi đánh trận lớn”. Câu khẩu quyết này có nghĩa là, họa mi có mào (dựng lông đầu) không phải là không tốt, là bởi vì nó chưa phát tính đấy thôi, khi nó có sự sợ hãi trong lòng thì nó hay dựng lông đầu lên; đây là loại họa mi có cá tính hoặc nỗi sợ hãi lớn, bạn cứ từ từ nuôi cho thật tốt, dạn người rồi, phát tính lên rồi thì có thể đi đấu những trận lớn.kết luận này là chính xác. nhưng trên thực tế thì cứ 10 người hết 9 người rất ghét loại họa mi dựng lông đầu (có mào). khi nó gặp những con họa mi đang căng lửa thì nó hay dựng lông đầu lên giống như dầu chóp mào vậy. cái này cũng là hiện tượng thường gặp thôi. Do đó chúng ta cần đối xử, chăm sóc tốt nó, khiến cho nó nhanh phát tính, nhanh dạn thì tự nhiên sẽ không dựng lông đầu lên nữa.

*Tuyển chọn họa mi cần chú ý những điểm gì? Tuyển chọn họa mi cần chú ý rất nhiều điểm, chủ yếu như: (1) Chú ý chim mộc hay chim thuần. Nói chung, chim cần đổi chủ là chim thuần, chim chưa ai nuôi là chim mộc. (2) Chú ý tuổi lồng của chim. Nói chung, tuổi lồng tầm 2 đến 3 năm là tốt nhất. Chim 2 năm tuổi lồng vẫn chưa thuần lắm, chim 4, 5 năm thì đã hơi già mất rồi. Nếu như chim hót và chọi sẽ có gì xuất sắc. Do đó nên chọn chim có tuổi lồng ít một chút về chăm sóc bồi dưỡng mới có tiền đồ tốt. (3) Chú ý xem chim có ngẩng đầu hay không ngẩng đầu, Họa mi ngẩng đầu tuy không ảnh hưởng đến khẳng năng hót và chọi, nhưng ảnh hưởng đến mĩ quan thưởng thức chim, Đại đa số không thích loại ngẩng đầu. (4) Chú ý chim có cụt móng hay không. Một con họa mi hay nhưng mất đi 2 móng, thì giá trị giảm sút rất nhiều. Thường họa mi mất móng rồi thì giá trị chẳng còn bao nhiêu nữa. (5) Chú ý xem giọng có khê khàn gì không. Họa mi chủ ý có 2 yêu cầu chính: một là hót, 2 là chọi. Giọng khê khàn làm giảm nhiều giá trị của họa mi, tật này khó chữa khỏi được. Ngoài ra cần chú ý xem chim có hay tắm hay không, đuôi nát hay không, xệ cánh hay không, xù đầu hay không

*Tắm cho họa mi: (1) Mức nước nông sâu cho chim tắm vừa phải. Nói tóm lại, nước tắm cho họa mi không được quá ít (nông), cũng không được quá nhiều (sâu). Nói chung, mực nước cho vào lồng tầm 1 thốn (các bác tra google xem 1 thốn là bao nhiêu cm) là ok. Mực nước nông thì không đủ cho chim tắm, chim đầm mình không ngập được nhiều lông; mực nước sâu thì không tốt cho họa mi đầm mình đồng thời dễ làm nước bắn tung tóe gây ướt cám. (2) Thời gian tắm cho chim cũng phải chuẩn xác, có quy luật. Có con thích tắm vào trưa, có con thích tắm vào chiều. Nắm được quy luật của chim rồi thì có thể tắm cho chim vào thời gian nó ưa thích. Nếu như vậy, việc tắm táp sẽ tốt, chim rất thích tắm táp còn không thì chim không thích tắm hoặc tắm không được tốt. (3) Tắm xong trong một thời gian nhất định, không được tắm lâu trong nước. Đặc biệt là những ngày đông lạnh, nếu cho chim tắm quá lâu chim có thể bị cảm lạnh. Nhưng làm thế nào để biết được chim đã tắm xong hay chưa? Vấn đề này cũng có quy luật của nó, họa mi khi tắm xong có 2 biểu hiện: 1. Không rỉa lông nữa, mà nhảy nhót trong lồng 2. Nghe chim khác hót thì hót theo Nếu như chim chưa tắm xong, chim còn rũ cánh rỉa lông… dừng lại một chút rồi lại nhảy vào chậu tắm. (4) Chim tắm xong, nên treo ở nơi thông thoáng hướng có ánh nắng mặt trời một chút. Để chim hong lông cánh cho khô, Nhưng sau đó phải đem chim treo vào nơi quy định ngay, đặc biệt lưu ý vào mùa Đông xuân.

* Họa mi thời kỳ thay lông tại sau nên ít tắm cho chim hơn? Họa mi vốn rất thích tắm táp, thời kỳ thay lông cũng vậy. Nhưng ở thời kỳ thay lông trên thân chim xuất hiện rất nhiều lông máu, Sau khi chim tắm xong, tất nhiên sẽ dùng mỏ rỉa như vậy rất dễ làm hỏng lông máu. Đồng thời, các lông máu nhỏ này không cần nhiều nước, cho nên, họa mi thời kỳ thay lông chỉ cần tắm táp hợp lý. Chỉ cần 2, 3 ngày tắm 1 lần không cần ngày nào cũng phải tắm. Có thể nói hoại mi thời kỳ thay lông mà ngày nào cũng tắm thì rất không tốt cho chim. Đây là điều quan trọng mà người nuôi chim nên biết.

*Tại sao không nên tắm táp cho họa mi trước khi tham gia giải chọi chim. Họa mi cũng giống như con người, tắm thì rất thoải mái, nhưng tắm xong đều cảm thấy mệt mỏi, Điều này đối với chim chọi cũng đặc biệt không tốt. Bở vì, theo những người nuôi họa mi có kinh nghiệm, những ngày họa mi tham dự giải, đặc biết là trước giải, sẽ không cho chim tắm táp cũng là do nguyên nhân trên.

*Sau khi họa mi chọi xong, tại sao không nên cho chim ăn côn trùng ngay? Mọi người đều biết họa mi khi chọi phải dùng toàn bộ sức lực để chiến đấu. Cho nên khi đấu xong, sức lực giảm sút rất nhiều. Nếu như lúc đó lại cho chim ăn côn trùng ngay, sẽ xuất hiện hiện tượng chim muốn ăn nhưng yếu không đủ lực để nuốt, Nuốt không tốt có thể bị nghẹn không thở được mà bỏ chủ ra đi. Cho nên, theo những nghệ nhân nuôi mi có kinh nghiệm, khi chọi chim kết thúc, họ cho chim nghỉ ngơi, đến khi sức khỏe hồi phục “kêu to, hót lớn” lại thì mới có thể cho chim ăn côn trùng.

*Vì sao cần thường xuyên cho họa mi ăn côn trùng. Mọi người đều biết họa mi là loại chim ăn tạp các loại côn trùng. chúng không chỉ thích ăn các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, nhền nhện, mà trong phần lớn thời gian cuộc đời ngoài chốn hoang dã, thì thức ăn chủ yếu của họa mi là các loại côn trùng, sau khi bị nhốt vào lồng thì cơ hội ăn côn trùng của họa mi phần lớn bị giảm đi đáng kể. nhưng nhằm để điều chỉnh cơ cấu dinh dưỡng của họa mi, tăng cường các loại dinh đưỡng dể cho con chim phát triển bình thường, duy trì sự phát tính và tính bền bỉ của con chim, thì người nuôi phải chú ý thường xuyên cho chim ăn các loại côn trùng. ngoài ra nhằm để tăng cường sự tiếp xúc giữa chủ và chim, thì chúng ta nên nên tăng cường thời lượng tiếp xúc chim bằng cách cầm côn trùng cho chim ăn, để giảm sự sợ hãi của con chim, biện pháp này là một biện pháp rất có hiệu quả. Nuôi họa mi mà không cho chúng ăn côn trùng trong 1 khoảng thời gian dài là đại kỵ

*Khi chim thay lông vì sao giảm cho chim tắm: Chim họa mi vốn rất thích tắm, khi thay lông cũng vậy, nhưng khi họa mi thay lông, thì trên thân họa mi sẽ mọc lên rất nhiều lông ống có máu. thói quen của chim là sau khi tắm xong sẽ lấy mỏ gắp lông, mổ lông cho sạch, như vậy rất dễ làm hư các lông ống (bên trong có máu)sắp mọc. ngoài ra do lông ống không cần có nhiều nước, cho nên khi thay lông thì nên cho họa mi tắm táp vừa phải thôi, cứ 2-3 ngày mới cho tắm một lần, hạn chế ngày nào cũng tắm. Cũng có thể nói rằng trong khi họa mi thay lông mà ngày nào cũng cho tắm là không có lợi với việc thay lông của chim. người nuôi chim phải biết điều này.

*Vì sao trước khi cho chim đấu thì không nên cho chim tắm: họa mi cũng giống như người. sau khi tắm táp sạch sẽ thì rất thoải mái, nhưng bạn nên biết sau khi tắm xong thì thấy buồn ngủ, mệt mỏi (mất lửa), việc này ảnh hưởng nghiêm trong đến hiệu quả đấu đá của con chim, cho nên những người có kinh nghiêm không bao giờ cho chim tắm trong ngày mà con chim đi thi đấu, đặc biệt là trước lúc đấu, nguyên nhân ko nên cho chim tắm trước khi đem đấu đá là nằm ở đây.

*Nguyên nhân tại sao họa mi không tắm? Nói chung, họa mi là loài rất thích tắm, họa mi mà không tắm, đương nhiên cũng là chuyện thường thấy, nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu gồm các nguyên nhân sau: (1) Cảm mạo sợ lạnh mà không tắm (2) Sơn nước mà không tắm (3) Thời điểm tắm không thích hợp (4) Bị thương ở đâu đó nên sợ đau mà không tắm (5) Thay đổi môi trường hoặc bồn tắm nên không tắm (6) Thích tắm ở nơi nước chảy chứ không thích tắm ở nước tĩnh (7) Thích tắm nước nông chứ không thích tắm nước sâu (8) Thích tắm ngoài trời chứ không thích tắm trong nhà (9) Thích cách ngày tắm lần chứ không thích ngày nào cũng tắm (10) Do bị bệnh “Than” mà không tắm

*Cách phối liệu thành phần thức ăn cho họa mi? (1) Nguyên liệu tươi như: thịt bò, thịt gà, gan lợn, thịt cá chép, cá tươi….giã nhỏ sau đó sấy khô ròn. Chú ý không cần thiết phải thành bột. (2) Nguyên liệu khô như: ngô, hoàng đậu (đậu vàng) dùng lồi sao không vẩy vẩy thêm tí nước. (3) Nguyên liệu sau khi sao khô, nghiền càng nhỏ càng tốt. Sau đó ta tạo hạt cám chim (4) Chú ý đề phòng xương cá có thể gây thương tích cho họng chim. Chế tác thịt cá cần chú ý dùng lưới lọc bỏ xương. Tỉ lệ các thành phần trong thức ăn của họa mi như thế nào??? Về tổng thể thì thành phần và cách phối hợp các thành phần trong thức ăn nuôi họa mi rất đa dạng, ngoài việc sử dụng các loại nguyên vật liệu rất đa dạng và khác nhau ra thì phương pháp chế biến phối ghép cũng khác nhau, trong đó chia thành 4 loại hỗn hợp chính: loại đơn giản, loại vừa, loại nặng đô và loại đặc biệt. ở đây giới thiệu 1 loại hỗn hợp thức ăn là loại vừa, các loại đơn giản và nặng đô hơn thì các bạn cứ thêm bớt tành phần cho phù hợp trên cơ sở công thức vừa này: Công thức vừa: các loại kê (gạo): chiếm 70%, cám gạo 10%, đậu tương 10%, bột cá 5% (tốt nhất là loại thịt cá vùng sát mang cá), thịt bột 5%(tốt nhất là thịt bò hoặc thịt gà), nếu có gan heo, bột tôm, bột sâu quy, châu chấu thì cho một ít cũng được, nhưng lượng vừa phải thôi, không nên cho nhiều. nếu nguyên liệu chính sử dụng bột bắp dạng hạt nhỏ thì có thể giảm phần cám gạo xuống, nếu nguyên liệu chính mà dùng gạo ta, hoặc gạo nếp, thì không nên giảm thành phần của cám, bởi vì cám giúpcon chim tiêu hóa tốt hơn. nếu trong thành phần thức ăn có cho thêm ít bột đậu phụng hoặc mè thì có thể giảm bót thành phần của đậu tương xuống một lượng vừa phải.

Hình Ảnh Chim Họa Mi Chân Thực Và Sắc Nét Cho Dân Mê Chim Cảnh

Bộ sưu tập hình ảnh chim họa mi đa dạng và sắc nét

Chim họa mi là loài chim cảnh phổ biến gần nhất. Trong giới dân chuyên thường nói, loài chim này là chim “cỏ”, dễ kiếm, dễ chăm sóc mà có giọng hót lanh lảnh. Đồng thời, chúng có thân hình bé nhỏ, mảnh khảnh, tốc độ di chuyển nhanh nhẹn, nhìn rất vui mắt. Do đó để săn lùng được những bức ảnh về giống chim này, mất rất nhiều thời gian và công sức.

Một số thông tin về chim họa mi

Tên khoa học: Garrulax canorus họ leiothrichidae

Tên thường gọi: Chim họa mi, tên Tiếng anh là Nightingale

Nguồn gốc: Xuất hiện đầu tiên ở đảo Hải Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam, sau đó du nhập sang các nước khác như Nhật Bản, Myanmar,…

Đặc điểm: Chim họa mi có kích cỡ rất nhỏ, thuộc loại chim có kích thước bé. Đặc điểm nhận dạng là đôi mắt có quầng mắt khác màu với màu lông ở thân. Có thể là màu vàng, trắng, đỏ,…với kích thước quầng đa dạng như được vẽ một lớp viền xung quanh. Loài chim này phân biệt đực cái, tuy nhiên bằng mắt thường thì khó nhận ra được.

Chim họa mi là loài chim dễ mua và dễ nuôi nhất theo đánh giá của các chuyên gia. Loài chim này có thân hình nhỏ bé, đôi mắt linh hoạt và tập tính thân thiện dễ gần, nên chúng rất được ưa chuộng. Từ thời xưa, hình tượng họa mi vàng đã được thêu, khảm trên những bức vẽ, tấm lụa trong cung đình. Điều này thể hiện sự cao quý, vừa thể hiện sự đầm ấm, sung túc và vui vẻ.

Trong nhân gian, giọng hót của chim họa mi được xếp vào tầm “danh ca”. Hiếm có loài chim nào có giọng hót trong vắt, lanh lảnh dễ nghe như vậy. Việc nuôi và thuần hóa chúng không phải quá khó khăn. Chỉ cần nuôi chung lồng những chú chim đã được dạy hót và “lính mới”, đảm bảo bạn sẽ có một dàn đồng ca vào mỗi sớm mai. Giọng hót của chúng vui tai, giúp tinh thần phấn chấn và mở đầu một ngày mới đầy năng lượng.

Trị Bệnh Khàn Giọng Và Vảy Mỏ Ở Họa Mi

1- Bệnh khàn tiếng.

Có rất nhiều ace đã gửi câu hỏi đến chỗ tôi, nhờ giải quyết bệnh chim khàn giọng. Thật ra tôi chơi chim cũng khá lâu nhưng chưa bao giờ có con nào bị khàn giọng cả nhưng anh em, bạn bè thì bị khá nhiều và họ có nhờ tôi chữa giúp. Tiếc là tỷ lệ chữa chạy thành công rất thấp.

Theo một số tài liệu trong và ngoài nước, nguyên nhân chim bị khàn tiếng là vì bị viêm thanh quản hoặc giãn thanh quản, do bị cảm cúm dẫn đến viêm hộp minh quản làm hai dây thanh quản bị tổn thương, trường hợp nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn, nếu bị nặng có thể hỏng hẳn tiếng hót vì vết viêm nhiễm sưng đau có mủ và các dây thanh quản dính nhau hoặc dính vào thành mình quản, lúc khỏi sẽ tạo ra sẹo vĩnh viễn không chữa được nữa. Nếu do một tác nhân nào đó, chim bị giãn thanh quản nhưng không phải viêm minh quản thì có thể hồi phục sau vài ba ngày nghỉ ngơi.

Triệu chứng: Chim hót nhưng mất đi giọng trong trẻo, mà chỉ phát ra những tiếng khèng khẹc, khàn khàn, nghe rất khó chịu. Có thể kèm theo hiện tượng vảy mỏ và có nhớt chảy ra ở mỏ chim.

* Cách thứ nhất: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà đang cháy đỏ, ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, gạn lấy nước đó, vắt thêm mươi giọt nước chanh và bỏ thêm vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.

* Cách thứ hai: Có thể dùng 100g giá đỗ, luộc lên lấy một cóng nước, hòa thêm vài giọt mật ong cho chim uông trong vài ngày, nếu nhẹ cũng khỏi.

Trước hết cần dùng kháng sinh để chữa cho chim khỏi viêm đã để chim không bị tử vong. Sau đó tiến hành chữa như hai cách trên, nếu dây thanh quản ko bị dính do sẹo thì chim sẽ khỏi, trường hợp vết viêm thành sẹo sẽ rất khó lấy lại giọng hót cũ, hiện nay chưa thấy có bài thuốc nào điều trị một cách hữu hiệu.

Các loại kháng sinh thường dùng như Amoxicillin 250 mg 1 viên, chia 2 lần sáng tối. Uống 3 ngày liền. Vì chim rất mẫn cảm với thuốc nên khi cho uống phải theo dõi để tránh những tai biến đáng tiếc. Nếu thấy chim ủ rũ, vảy ra dãi trắng đục, như vậy là viêm khá nặng, họng có mủ, cần uống Penicillin loại 400 000 iu/viên, chia lần trong ngày, uống 5 ngày liền để tiêu mủ, tiêu viêm.

Nếu chim bị nhiễm virus gây bệnh cúm thì rất tai hại vì trước sau cũng biến chứng và không thể chữa được, rất dễ tử vong.

+ Trường hợp chim hung hăng hót thét lên trong khi thi đấu hoặc gặp chim khác dẫn đến giãn thanh quản và khàn giọng, hãy phủ áo lồng, cho uống nước giá đỗ, đặt nơi yên tĩnh, không cho hót, một tuần sẽ hồi phục.

2- Bệnh vảy mỏ

Bệnh vảy mỏ có nguyên nhân chủ yếu do cảm cúm hoặc nhiễm virus gây viêm đường hô hấp, tiết nhớt rãi làm con chim khó chịu và vảy ra, đồng thời chim bỏ ăn, ỉa ra phân xanh và suy kiệt dần. Cả gà, vịt cũng vậy…Thực tế về tiên lượng có nhẹ, có nặng, biến chứng phức tạp, rất khó định trước được sự phát triển của bệnh và tỷ lệ tử vong lên đến trên 85%. Hiện nay chưa có thuốc gỉ điều trị hữu hiệu, kể cả ngành thú y cũng chưa có cách chữa khả quan nào đáng kể. Muốn điều trị bệnh này, ta chỉ có thể dựa vào bài thuốc dân gian nhưng qua nhiều năm điều trị, tôi thấy kết quả cũng rất hạn chế.

Tuy nhiên với phương châm còn nước còn tát, tôi vẫn xin trình bày ở đây để các ace tham khảo và có thể áp dụng. Mỗi ngày ta bóc củ tỏi (nếu được tỏi gió càng tốt), chọn những nhánh nhỏ bằng con dế, đập hơi dập rồi đút cho chim hai nhánh vào buổi sáng và hai nhánh vào buổi chiều tối. Cách chữa này nếu chim bị nhẹ có thể khỏi.

Đây là bệnh truyền nhiễm, có sức lây lan rất nhanh nên khi có chim mắc bệnh cần cách ly tuyệt đối, không cho tiếp xúc với các chim khác, không đi dợt hoặc đi thi để đề phòng lây thành dịch. Điều trị tích cực. Trường hợp chim không qua khỏi, cần tẩy uế chuồng, lồng và nơi chim đã ở bằng nước sôi và xà phòng thật kỹ. Rửa sạch, phơi khô chuồng lồng, cóng và các vật dụng mà chim đã tiếp xúc. Bảo quản các đồ vật ấy ở một nơi riêng khô ráo, ít nhất một tháng sau mới được dùng cho chim khác.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Về Chân Chim Họa Mi trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!