Đề Xuất 5/2023 # Bồ Câu Hầm Thuốc Bắc Có Tác Dụng Gì Cho Bà Bầu, 2 Cách Hầm Bồ Câu Thuốc Bắc Bổ Dưỡng # Top 8 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 5/2023 # Bồ Câu Hầm Thuốc Bắc Có Tác Dụng Gì Cho Bà Bầu, 2 Cách Hầm Bồ Câu Thuốc Bắc Bổ Dưỡng # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bồ Câu Hầm Thuốc Bắc Có Tác Dụng Gì Cho Bà Bầu, 2 Cách Hầm Bồ Câu Thuốc Bắc Bổ Dưỡng mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bồ câu hầm thuốc bắc có tác dụng rất tốt đến sức khỏe của bà bàu trong giai đoạn thai kì. Bởi lẽ chim bồ câu hầm thuốc bắc là món ăn giàu dinh dưỡng được dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho người mới ốm dậy. Bạn đã biết công thức chế biến chim bồ câu hầm thuốc Bắc đơn giản chưa?

Giá trị dinh dưỡng của thuốc bắc cùng hạt sen, gạo

Món ăn có thịt chim câu mềm, có mùi thơm của các vị thuốc Bắc thơm. Không chỉ vậy, hạt sen, hạt gạo được hầm trở nên chắc mẩy, ăn béo, ngọt, thơm. Và vị rau ngải cứu ăn kèm sẽ làm cho món ăn không bị ngấy.

Sự kết hợp của các nguyên liệu tạo một bài thuốc bổ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức. Đặc biệt, món ăn rất thích hợp với những ngày mùa đông có tiết trời se lạnh làm con người dễ ốm.

Giá trị chữa bệnh của món bồ câu hầm thuốc bắc từ xa xưa

Từ xa xưa, trong tất cả loài vật có cánh, chỉ có bồ câu được xem là thuốc chữa bệnh. Đông y đánh giá cao tác dụng dược liệu, dinh dưỡng của món ăn này, là tuyệt phẩm của mùa đông.

Vào mùa đông, điều khiến cho nhiều người quan tâm nhiều hơn chính là tìm kiếm những món ăn tốt để bồi bổ sức khỏe, chống lại cái lạnh và dễ dàng vượt qua giai đoạn thời tiết xấu nhất trong năm, mùa của bệnh tật phát sinh.

Cùng với sự thay đổi của môi trường sống, các món ăn dần dần cũng bị biến đổi theo. Trong quan niệm Đông y, món thịt chim bồ câu được xem là một trong những thực phẩm tuyệt vời của mùa lạnh, vì thế trong thành ngữ Trung Quốc vẫn duy trì câu châm ngôn: Một con chim bồ câu còn tốt hơn 9 con gà, hay là 1 các thắng 9 kê.

Điều này cho thấy, thịt chim bồ câu thực sự tốt cho việc chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn muốn ăn món ăn này, hãy thử tìm hiểu trước những tác dụng tuyệt vời sau đây của chim bồ câu.

Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu theo Đông Y

Thịt chim bồ câu được xem là loại “thượng phẩm” bồi bổ sức khỏe trong các loại thịt, Đông y gọi là loại “khó kiếm, quý hiếm”. Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú, trong đó có protein, chất béo, các axit amin, vitamin, chondroitin, choline, và các chất dinh dưỡng khác, mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể, điều chỉnh, và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Trong nghiên cứu Đông y, thịt chim có giá trị dược liệu rất cao, được ca ngợi là “thánh dược” trong việc bồi bổ sức khỏe cho con người.

Trong cuốn sách Trung dược nổi tiếng Trung Quốc “Bản thảo cương mục” viết rằng, động vật có cánh thì vô cùng nhiều, nhưng chỉ có chim cánh trắng (bồ câu) là có thể làm thuốc. Qua đó có thể thấy thịt chim bồ câu từ xa xưa đã được các thầy thuốc Đông y coi trọng.

Hàm lượng protein của chim bồ câu rất cao, tỉ lệ tiêu hóa và hấp thụ cao, hàm lượng chất béo thấp hơn trong thịt gia súc gia cầm nên được xem là phù hợp nhất cho con người. Hơn nữa, thịt chim bồ câu có chứa canxi, sắt, đồng và các yếu tố vi lượng khác, các loại vitamin A, vitamin B, vitamin E đều có hàm lượng cao hơn so với thịt gà, cá, thịt bò, thịt cừu, thịt dê…

Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu theo y học hiện đại

Trong quan niệm y học hiện đại, sử dụng thịt chim bồ câu làm thực phẩm cũng được xem là món ăn bổ gan khỏe thận, thanh nhiệt giải độc, có tác dụng tốt cho việc cải thiện cơ bắp, làm cho cơ thể trở nên linh hoạt hơn.

Gan bồ câu chứa chất cholin tốt nhất, có thể giúp cơ thể tận dụng tốt các cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Thịt chim bồ câu có vị ngọt, tính bình, mặn, tốt cho gan, thận; có tác dụng bổ thận, ích khí, trừ phong, giải độc, bổ khí hư, ích tinh huyết, ấm xương khớp, lợi tiểu tiện.

Những lợi ích sức khỏe khác của thịt chim bồ câu

Khuyến khích mọi người ăn thịt chim bồ câu vào mùa đông, khi thời tiết lạnh giá. Bởi thời điểm này cơ thể cần bổ sung những thực phẩm có tính ấm, trong khi thịt chim bồ câu lại đáp ứng được tiêu chí này. Ăn thịt chim bồ câu sẽ giúp cơ thể ấm lên nhanh chóng, phòng tránh lạnh hiệu quả.

Khi không khí khô hanh, rất dễ làm hỏng da, làn da trở nên khô ráp và xấu xí. Những người yêu thích làm đẹp sẽ rất khó chịu khi làn da bị tàn phá, vì thế bạn nên chọn ăn thịt chim bồ câu, hấp thụ phần lớn sụn trong thịt chim.

Chất sụn ở đây được ví tốt như nhung hươu, có thể cải thiện làn da, tăng tính đàn hồi cho da, có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện lưu thông máu.

Chứng thiếu máu mặc dù rất nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại rất dễ bị mọi người bỏ qua. Mặc dù thực tế có rất nhiều người mắc chứng bệnh này nhưng không biết, nên việc ăn các thực phẩm có tác dụng bổ máu là vô cùng cần thiết.

Thịt chim bồ câu còn được dân gian gọi là “động vật bổ máu”, ăn thịt chim bồ câu có tác dụng bổ máu hiệu quả, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Vào mùa đông, khí hậu hanh khô, dễ bị rụng tóc, ăn thịt chim bồ câu rất tốt cho việc phòng chống rụng tóc. Nghiên cứu cho thấy, trong thịt bồ câu chứa chất axit pantothenic, có thể mang lại tác dụng cải thiện chứng rụng tóc, giảm bạc tóc.

B. Bà bầu có nên ăn bồ câu hầm thuốc bắc không?

Món bồ câu hầm thuốc bắc này phù hợp với tất cả mọi người chứ không chỉ riêng cho bà bầu, đặc biệt được xem là món ăn bồi bổ sức khỏe lý tưởng cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người thể chất yếu, người trong thời gian chữa bệnh cần phục hồi thể lực…

C. Bà bầu ăn thịt chim bồ câu như thế nào là tốt nhất?

Thịt bồ câu tốt như vậy, nhưng bạn cần chú ý cách chế biến sao cho tốt nhất. Theo Đông y, cách chế biến thịt chim bồ câu tốt nhất là hầm thành cháo hoặc canh, nấu chín nhừ dạng nước rồi ăn cả nước lẫn cái..

Làm thịt và vệ sinh sạch sẽ, nấu thành canh hoặc cháo, không chỉ có thể giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng. Mà còn tận dụng hết các chất dinh dưỡng đa dạng trong món ăn. Đặc biệt là những người cơ thể suy nhược, yếu ớt, thì nên ăn chim bồ câu nấu cháo hoặc canh sẽ tốt hơn nhiều so với các cách chế biến khác, uống cả nước và ăn cả cái (thịt chim).

D. Cách nấu thịt chim bồ câu hầm thuốc bắc với hạt sen, đậu xanh, nấm hương

1-2 con chim bồ câu

500g lá ngải cứu

200g táo tàu

1g kỷ tử

50g quy

100g ý dĩ

150g thịt nạc xay nhuyễn

200g hạt sen

50g đậu xanh

50g gạo nếp

20g nấm hương

1 củ tỏi

Các gia vị cần thiết: nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, muối

Cách làm món chim bồ câu hầm thuốc bắc

Bước 1: Trước đây, cách thịt chim bồ câu tại nhà rất phức tạp. Tuy nhiên, bây giờ bạn có thể mua chim bồ câu được làm sẵn ở chợ hoặc siêu thị.

Đầu tiên, bạn làm sạch chim bồ câu mua về, rửa sạch bằng nước muối pha loãng để giảm mùi tanh, để ráo. Sau đó, nướng sơ chim qua với lửa để da chim thêm dai và giúp da không bị rách khi hầm lâu.

Bước 2: Tiếp theo, cắt bỏ phần chân của chim bồ câu đi, vì phần này sẽ làm cho món hầm có mùi tanh gây khó chịu cho người ăn.

Bước 3: Bắc nồi nước lên bếp, lần lượt cho táo tàu, kỷ tử, thục, quy, ý dĩ vào hầm với chút muối. Đến khi chín thì vớt ra để trong bát nhỏ.

Bước 4: Hạt sen sau khi rửa sạch, loại bỏ những hạt lép, hạt hỏng cho vào nồi bắc lên bếp luộc chín mềm.

Bước 5: Tiếp theo, nhặt và rửa sạch lá ngải cứu. Bóc vỏ, băm nhỏ tỏi để trong bát nhỏ. Nấm hương cắt bỏ gốc, rửa sạch và cắt thành sợi nhỏ. Sau đó, bắc chảo dầu lên bếp cho tỏi vào phi để tạo mùi thơm.

Bước 6: Đổ hạt sen, các vị thuốc Bắc đã được hầm qua, gạo nếp, đậu xanh, thịt nạc xay, nấm hương và lá ngải cứu vào một cái bát lớn và trộn đều. Tiến hành nêm lại bằng các gia vị để món ăn thêm đậm đà. Sau đó để yên trong vòng khoảng 15 phút.

Bước 7: Dùng tay nhồi trực tiếp hỗn hợp trên vào bụng chim bồ câu. Sau đó, dùng tăm để ghim lỗ nhồi, đồng thời không nên nhồi quá đầy sẽ làm vỡ thịt chim khi hầm.

Bước 8: Chuẩn bị nồi với khoảng 1 bát nước lớn, cho chim bồ câu và hầm khoảng từ 3-4 tiếng đồng hồ. Thỉnh thoảng, bạn nên mở nắp vung kiếm tra thịt chim đã chín và thêm nước để nồi không bị cháy. Đây là cách hầm bồ câu được nhiều người sử dụng hiện nay. Khi chim bồ câu chín, bạn có thể vớt ra bát cùng một chút nước hầm.

E. Cách hầm thịt chim bồ câu thuốc bắc vừa ngon vừa lợi sữa

Chim bồ câu hầm thuốc bắc là một món ăn lý tưởng cho mùa đông lạnh giá giúp chúng ta có thêm nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể.

Trong y học cổ truyền dùng chim bồ câu non (ra ràng), dưới 1 tháng tuổi làm vị thuốc. Chim bồ câu hầm thuốc bắc hạt sen là món ăn ngon, bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nó giúp bạn có trạng thái khỏe mạnh, giúp tinh thần sảng khoái.

Món chim bồ câu hầm thuốc bắc phù hợp với mọi đối tượng các bạn ạ, nhất là các mẹ sau sinh mà măm món ăn này thì sẽ “dào dạt” lun ý. Chim bồ câu được hầm nhừ, ngọt ơi là ngọt, quyện cùng hương thơm đặc biệt của các loại gia vị, chỉ cần “hít hà” thui đã đủ sức “lay động lòng người” rùi.

Không chỉ là một món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao mà nó còn là một thang thuốc bổ cực tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân hậu phẫu… Mong rằng những chia sẻ của Massageishealthy sẽ giúp ích được một số mẹ đang lo lắng vì không đủ sữa cho con.

Nguyên liệu làm bồ câu hầm thuốc bắc

Cách làm món chim bồ câu hầm thuốc bắc đơn giản

Bước 1: Chim bồ câu đã sơ chế sạch sẽ được thui qua lửa để lớp da có màu vàng, có mùi thơm.

Bước 2: Đun sôi 1 nồi nước nhỏ, cho rượu và gừng vào, cho chim bồ câu vào, đun sôi trở lại để loại bỏ bọt và tiết. Sau đó vớt chim ra một bát lớn, để riêng một bên.

Bước 3: Nấm hương, hạt sen rửa sạch và ngâm trong nước ấm cho mềm. Ngải cứu rửa sạch, nắm chặt trong lòng bàn tay để loại bỏ nước, sau đó nhồi vào bụng chim bồ câu.

Bước 4: Chuẩn bị một nồi hầm nhỏ chứa vừa con chim (có thể dùng cặp lồng), cho nấm hương, hạt sen, táo tàu, ý dĩ, kỳ tử vào, đổ thêm khoảng 300ml nước, sau đó nêm mắm, muối, bột ngọt vừa miệng. Đặt chim bồ câu vào và đậy nắp kín. Đun cách thủy khoảng 30-40 phút.

Gạo nếp bên trong đã ngấm chất dinh dưỡng của thịt cùng hạt sen, hạt gạo trở nên chắc mẩy, ăn béo, ngọt, thơm. Vị rau ngải cứu ăn kèm sẽ làm cho món ăn không bị ngấy, cùng với thuốc bắc, hạt sen tạo nên một bài thuốc bổ, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Yêu cầu của món ăn là thịt chim bồ câu chín mềm, nước trong, ngọt thanh, hạt sen, ý dĩ chín mềm, thơm mùi nấm và táo tàu.

Cách Làm Món Chim Bồ Câu Hầm Thuốc Bắc Bổ Dưỡng Cho Bà Bầu

Khi có bầu, các chị em nhà mình cần một chế độ dinh dưỡng thật đầy đủ để em bé có thể hấp thụ tối đa và hợp lí nhất. Một trong những món ăn bổ dưỡng dành cho bà bầu đó là món chim bồ câu hầm thuốc bắc, vừa bồi bổ sức khỏe lại tránh được đầy hơi khó tiêu cho thai phụ. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách nấu món ăn hấp dẫn này

Nguyên liệu:

– Chim bồ câu vừa ra giàng: 1 con (khoảng 500g)

– Thuốc bắc

– Rau ngải cứu

– Gừng

– Hạt sen

– Gia vị : gia vị, tiêu, mộc nhĩ, nấm hương …

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Làm sạch chim bồ câu, sau đó để ráo nước, và ướp vớt một chút muối, bột ngọt, hạt tiêu. Nên trộn đều chúng vào nhau, thoa cả mặt trong và ngoài của chim để khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị

Bước 2: Cạo vỏ gừng và đập dập. Đun sôi 1 nồi nước nhỏ sau đó cho vào trong nồi gừng đập dập. Tiếp theo bạn cho chim bồ câu vào, và đun sôi nước trở lại để loại bỏ bọt và tiết. Vớt chim ra bát và để riêng.

Bước 3: Hạt sen rửa sạch, sau đó đem đi ngâm với nước từ 20 – 30 phút cho nó được nở ra. Khi hạt sen mềm thì các mẹ nên dùng tăm loại bỏ tâm sen

Bước 4: Đem ngâm miến với nước, dùng kéo cắt khúc. Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước nóng cho nở ra, sau đó vớt ra thái chỉ nhỏ. Các loại rau gia vị khác rửa sạch, thái nhỏ và để riêng.

Sau khi đã dồn nhân, đem phi thơm chim với gừng trên chảo nóng rồi trút chim vào nồi, thêm hạt sen đã ngâm, nước lọc rồi bắc lên bếp hầm đến khi được chín nhừ.

Nên lưu ý rằng chỉ nên cho lượng nước vừa đủ ngập mặt thịt và hầm với lửa nhỏ, đến khi thịt chín thì nêm gia vị cho vừa ăn. Sau đó múc chim ra bát lớn, cả phần cái và nước bởi phần nước hầm rất là dinh dưỡng và tốt.

Như vậy là ta đã có một món chim bồ câu hầm thuốc bắc, vừa giúp bồi bổ cơ thể cho mẹ bầu, lại cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé ở trong bụng mẹ. Hy vọng rằng bài viết này của chúng tôi đã hữu ích cho các bạn để biết cách chế biến món ngon bổ dưỡng này.

Chim Bồ Câu Hầm Lá Ngải Cứu, Hạt Sen, Thuốc Bắc Bổ Dưỡng Cho Bà Bầu

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

Chim bồ câu: 1 con

Lá ngải cứu

Hạt sen

Táo tầu

Nấm hương

Rượu, gừng tươi

Các loại gia vị: Mắm, muối, mì chính…

Cách làm món chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc

Chim bồ câu vặt sạch lông và rửa sạch. Sau đó đun sôi 1 nồi nước rồi cho rượu, gừng vào. Sau đó thả chim bồ câu vào rồi đun sôi lại và vớt chim bồ câu ra một bát riêng.

Ngâm nấm hương và hạt sen cho mềm sau đó rửa lại thật sạch

Cho nước vào nồi sao cho ngập qua chim bồ câu một chút.

Hầm trong khoảng 40 phút là bạn sẽ có món chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu.

Bà bầu nên ăn chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc như thế nào?

Đối với bà bầu, không nên ăn quá nhiều mà nên thay đổi món cho đỡ chán. Nếu ăn quá nhiều món ăn nhiều dinh dưỡng này có thể sẽ khiến bà bầu tăng cân nhiều và thai nhi bị thừa cân. Vì vậy, bà bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý, vừa đủ để thai nhi phát triển đều, đúng tiêu chuẩn.

Bồ câu hầm cùng các loại thảo quả luôn là món ăn bổ dưỡng, phù hợp với các bà mẹ bầu trong quá trình dưỡng thai. Không chỉ dễ ăn, món bồ câu hầm còn ngon miệng và kích thích vị giác. Không chỉ gửi đến bạn đọc cách chế biến món bồ câu hầm đúng chuẩn, bài viết còn cung cấp thêm thông tin cần thiết về món ăn này để các mẹ bầu có thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức dinh dưỡng bổ ích.

Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các nguyên liệu

Món bồ câu hầm mà bài viết giới thiệu đến bạn đọc gồm có các nguyên liệu chính là bồ câu, ngải cứu, hạt sen, táo tàu, nấm hương, rượu và gừng tươi. Những nguyên liệu này sẽ cung cấp các loại dưỡng chất nào cho sức khỏe mẹ bầu?

Chim bồ câu

Xét về hàm lượng các chất dinh dưỡng nói chung, chim bồ câu có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với gà hay vịt. Trong bồ câu chứa đầy đủ các nhóm dưỡng chất như lượng protein cao, nhiều vitamin A, B1, B2, E, D, axit amin, choline cùng các vi chất khác,… Bên cạnh đó, chim bồ câu cũng có ít mỡ cùng hàm lượng cholesterol thấp, an toàn và phù hợp với thể trạng của các mẹ bầu. Loại chim này còn sở hữu các đặc tính về đông y rất tốt như tính bình, hơi ấm, tăng cường khí huyết và bồi bổ ngũ tạng.

Ngải cứu

Ngải cứu là một trong những vị thuốc có tính sát khuẩn cao. Loại rau này thường được dùng để chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, nhiễm trùng, tiêu chảy,… Bên cạnh đó, rau ngải cứu còn có những tác dụng quan trọng như chống oxy hóa, lợi tiểu, cải thiện đáng kể chức năng của hệ tiêu hóa, duy trì sức khỏe cổ tử cung. Thêm vào món ăn rau ngải cứu không chỉ bổ sung thêm hương vị mà còn tạo ra những tác động tích cực với sức khỏe mẹ bầu.

Hạt sen

Hạt sen có vị ngọt, điều này giúp trung hòa hương vị, nhất là vị đắng của rau ngải cứu trong món ăn. Trong hạt sen cũng chứa hàng loạt dưỡng, khoáng chất có lợi cho sức khỏe như protein, magie, photpho, kali – đều là các khoáng chất cần thiết cho quá trình tuần hoàn, tiêu hóa của cơ thể. Riêng đối với phụ nữ, hạt sen góp phần chữa các bệnh phụ nữ, có tác dụng an thần và an thai rất hiệu quả. Mẹ bầu nếu ăn hạt sen thường xuyên sẽ có cơ thể khỏe mạnh, làn da sáng và căng mọng.

Táo tàu

Điểm nổi bật nhất trong thành phần dinh dưỡng của táo tàu chính là lượng vitamin C. Chỉ trong 100 gram táo tàu đã có đến 10 gram vitamin C – đủ để cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày. Ngoài ra ăn táo tàu còn giúp cơ thể nạp thêm các chất khác như chất béo, chất đạm, chất xơ, tốt cho cổ tử cung, buồng trứng, đặc biệt là hệ thần kinh, tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Vị ngọt thơm đặc trưng của táo tàu cũng phù hợp với khẩu vị nhiều người và giúp món ăn thêm ngon miệng.

Nấm hương

Nấm hương được xem là một trong những loại nấm phổ biến, dễ ăn và giàu dinh dưỡng nhất khi có đến gần 20 loại dưỡng chất, vi chất cần thiết cho cơ thể. Được biết đến với nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như chống oxy hóa, ngừa ung thư, cung cấp năng lượng hoạt động, giúp cho sáng khỏe,… nấm hương chính là nguyên liệu không thể thiếu trong món bồ câu hầm thơm ngon này.

Rượu và gừng

Rượu và gừng được thêm vào món ăn với mục đích tạo ra độ ấm cho món ăn. Hai nguyên liệu này cũng góp phần làm khơi dậy hương vị riêng của từng thành phần khiến món ăn thêm thơm ngon và bắt miệng. Gừng còn sở hữu nhiều công dụng quan trọng với sức khỏe như chống đầy hơi, nôn mửa, kháng khuẩn và kích thích tiêu hóa.

Lưu ý khi ăn món bồ câu hầm

Cách chọn mua và hầm bồ câu

Bồ câu ngon và phù hợp nhất cho các món ninh, hầm là bồ câu mới ra ràng, khoảng nửa tháng tuổi. Trọng lượng phù hợp nhất là từ 0.5 đến 1 kg cho mỗi con. Bồ câu ở giai đoạn này có thịt ngon, ngọt và nhiều dinh dưỡng nhất. Để loại bỏ tối đa phần lông tơ và giúp thịt chim săn chắc hơn, bạn nên thui chim qua lửa nhỏ sau đó hãy hầm cùng các nguyên liệu khác. Trong quá trình chế biến cũng không nên rửa qua quá nhiều lần nước, thay vào đó hãy bóc bỏ gan chim để món ăn không còn mùi khó chịu.

Cách dùng ngải cứu

Ngải cứu là phương thuốc bổ dưỡng với sức khỏe người dùng nhưng lại mang tính nhiệt cao. Đặc biệt đối với người đang mang thai, các mẹ sẽ chỉ được ăn ngải cứu khi thai kỳ được hơn 3 tháng. Nếu có vấn đề về sức khỏe hoặc dị ứng với thực phẩm có tính nóng, các mẹ nên cân nhắc về việc sử dụng ngải cứu để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.

Bồ câu hầm cùng ngải cứu cùng các loại thảo quả là món ăn giàu dưỡng chất và có tác dụng an thai hiệu quả. Tuy nhiên, tần suất hợp lý nhất để dùng món này là 1 đến 2 lần 1 tuần. Khi ăn uống, đặc biệt là các món chuyên để dưỡng thai, chúng ta luôn phải quan tâm đến yếu tố điều độ và đa dạng. Ăn uống vừa đủ sẽ giúp mẹ có được đề kháng tốt, em bé phát triển khỏe mạnh.

Món chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc rất bổ dưỡng đối với bà bầu. Với cách làm cũng khá đơn giản, bạn có thể tự làm ở nhà để đảm bảo vệ sinh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Chim Bồ Câu Hầm Thuốc Bắc Và Công Dụng

Bồ câu còn có tên khác là : Bồ câu nhà, bồ câu, ca tử, bồ câu rừng, bồ câu đá, cáp điểu.

Bồ câu chọn để lấy thịt là loài chim có thân gọn, hình thoi. Đầu tròn, nhỏ. Mỏ ngắn, có cánh mũi phồng lên như hai hạt gạo. Cánh khoẻ và nhọn. Chân có 4 ngón. Đuôi ngắn. Lông nhiều màu, thường màu xám đen. Khối lượng thường từ 500g – 1.500g. Con cái nhỏ hơn con đực. Bộ phận dùng: Thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), trứng chim (cáp điểu noãn) và phân chim (cáp điểu phẩn).

Chim bồ câu hầm thuốc bắc là một món ăn lý tưởng cho mùa đông lạnh giá giúp chúng ta có thêm nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể. Không chỉ là một món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao mà nó còn là một thang thuốc bổ cực tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân hậu phẫu… Bà Mẹ mới sinh ăn món ăn này rất lợi sữa và đây là một lựa chọn tuyệt vời. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được một số mẹ đang lo lắng vì không đủ sữa cho con.

Thành phần dinh dưỡng : Thịt bồ câu chứa 22,14% protid; 1% lipid và các muối khoáng. Tiết chim có nhiều đạm, chất sắt và huyết sắc tố.

Tính vị qui kinh : Thịt chim vị mặn, tính bình, vào can thận. Tiết chim vị ngọt mặn, tính ấm. Phân chim vị đắng tính ôn. Trứng chim vị ngọt chua mặn, tính bình.

Công năng chủ trị : Thịt chim bổ ngũ tạng, bổ thận, bổ âm, khu phong giải độc, kích thích tiêu hoá. Dùng cho các trường hợp suy kiệt thiểu dưỡng, lao phổi, tiểu đường, bế kinh thống kinh, người cao tuổi suy nhược, khí huyết hư (xanh tái, gầy sút, mệt mỏi). Tiết chim có tác dụng giải độc, bổ huyết điều kinh. Phân chim có tác dụng giảm đau tiêu tích. Trứng bồ câu bổ thận ích khí. Dùng cho các trường hợp thận hư khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, di tinh, mất ngủ.

– Chim bồ câu đã sơ chế sạch sẽ được thui qua lửa để lớp da có màu vàng, có mùi thơm.

– Đun sôi 1 nồi nước nhỏ, cho rượu và gừng vào, cho chim bồ câu vào, đun sôi trở lại để loại bỏ bọt và tiết. Sau đó vớt chim ra một bát lớn, để riêng một bên.

– Nấm hương, hạt sen rửa sạch và ngâm trong nước ấm cho mềm.

– Ngải cứu rửa sạch, nắm chặt trong lòng bàn tay để loại bỏ nước, sau đó nhồi vào bụng chim bồ câu.

– Chuẩn bị một nồi hầm nhỏ chứa vừa con chim (có thể dùng cặp lồng), cho nấm hương, hạt sen, táo tàu, ý dĩ, kỳ tử vào, đổ thêm khoảng 300ml nước, sau đó nêm mắm, muối, bột ngọt vừa miệng. Đặt chim bồ câu vào và đậy nắp kín.

– Đun cách thủy khoảng 30-40 phút.

Yêu cầu của món ăn là thịt chim chín mềm, nước trong, ngọt thanh, hạt sen, ý dĩ chín mềm, thơm mùi nấm và táo tàu.

Một số thực đơn và bài thuốc chữa bệnh

Bồ câu hầm kỷ tử hoàng tinh : Bồ câu 1 con, kỷ tử 24g, hoàng tinh 30g. Bồ câu làm sạch, cho vào nồi cùng hoàng tinh, kỷ tử, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; đun nhỏ lửa hầm nhừ. Dùng cho người cao tuổi, cơ thể suy nhược.

Bồ câu 1 con. Làm sạch, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; hầm nhừ. Dùng cho người bệnh sốt rét lâu ngày.Bồ câu hầm: Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc: Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch; tất cả cùng cho vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

Bồ câu hầm qui bản, miết giáp, bá tử nhân, đại táo: Bồ câu 1 con, miết giáp 15g, qui bản 15g, bá tử nhân 15g, đại táo 30g (khoảng 10 quả). Bồ câu làm sạch. Qui bản, miết giáp nướng và đập vụn. Nấu miếp giáp, quy bản, bá tử nhân lấy nước, bỏ bã. Dùng nước dược liệu nấu với chim câu, thêm đại táo và gia vị thích hợp. Đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho phụ nữ huyết hư âm hư, da xanh, thiếu máu, hay xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm, bế kinh, kinh khí ít.

Trứng bồ câu hầm đông trùng hạ thảo: Trứng bồ câu 2 – 4 quả, trùng thảo 5g, long nhãn 30g, kỷ tử 20g, ngũ vị tử 10g. Trứng chim luộc qua, bóc bỏ vỏ, hầm cách thuỷ với các vị thuốc. Nếu không có trùng thảo thì hầm trứng bồ câu với 3 dược liệu trên cũng được. Chữa thận hư, khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, di tinh, mất ngủ.

Chữa đái tháo đường : Chim câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 20g, mộc nhĩ trắng 15g. Chim câu làm sạch, chặt nhỏ; nấu với các dược liệu đến chín nhừ. Ăn cả nước lẫn cái, 1 lần trong ngày.

: Bồ câu non 1 con, hoàng kỳ 20g, kỷ tử 25g. Bồ câu làm sạch, mổ moi bỏ nội tạng, rửa sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào trong bụng. Hấp cách thủy 1 giờ, ăn thịt chim và nước. Dùng 3 – 5 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.Chữa chứng ra mồ hôi trộm

Trị đau bụng thuộc âm chứng: Phân chim 20g, sao vàng, tán nhỏ, hoà trong ít rượu, để lắng, gạn lấy nước uống.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bồ Câu Hầm Thuốc Bắc Có Tác Dụng Gì Cho Bà Bầu, 2 Cách Hầm Bồ Câu Thuốc Bắc Bổ Dưỡng trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!