Cập nhật nội dung chi tiết về Các Biểu Tượng Tình Yêu Và Ý Nghĩa Của Chúng mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Icon trái tim
Vì vậy trao cho nhau trái tim là đồng nghĩa với sự hiến dâng một tình yêu trọn vẹn. Từ xa xưa, người ta vẫn tin rằng trái tim là trung tâm của mọi cảm xúc. Trải qua thời gian, đến nay, trái tim vẫn là biểu tượng của một tình yêu vĩnh hằng.
Hoa hồng đỏ
Truyền thuyết kể rằng: Nữ thần tình yêu Aphrodite được sinh ra cùng với một đoá hoa hồng màu trắng. Vì nữ thần đã lừa dối chồng mình, ngoại tình với Adonis nên chồng của nữ thần đã giết tình địch của mình. Đau khổ trước cái chết của người tình, nữ thần đã vô tình đây gai của hoa đâm vào tay. Máu của Người đã làm hoa hồng trắng trở thành hoa hồng đỏ.
Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho Thần Vệ Nữ – Nữ thần tình yêu. Màu đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt.
Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho Thần Vệ Nữ – Nữ thần tình yêu. Màu đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt.
Nhẫn cưới
Một khi nhẫn cưới được mang vào tay thì sự ràng buộc, gắn kết giữa hai con người xa lạ trở nên bền chặt, không điểm dừng và luôn bất diệt. Đó cũng chính là sự mở đầu cho đời sống hôn nhân lâu dài bao gồm cả những ràng buộc về mặt pháp lý và xã hội.
Ngày nay, đối với nhiều người ý nghĩa của cặp nhẫn cưới vẫn còn nguyên vẹn nhưng nó không còn là sự ràng buộc tối thượng.
Đôi chim bồ câu
Lý do chim bồ câu được chọn trong số nhiều loài chim bởi nó được gắn liền với vị thần tình yêu của Hy Lạp, nữ thần Aphrodite (trong thần thoại La Mã là thần Venus). Bồ câu cũng được chọn bởi sự thủy chung của nó.Chim bồ câu trở thành biểu tượng của tình yêu từ thời Tung cổ, bởi thời đó, người ta tin rằng loài chim này chỉ giao phối vào ngày thứ mười bốn của tháng hai (trùng vào ngày lễ thánh Valentine). Người ta tin rằng trong mùa sinh sản, bồ câu chỉ “đi lại” với đúng một đối tác khác chứ không cố gắng cặp đôi với càng nhiều đối tác càng tốt như các con vật khác
Thần Ái Tình (Cupid)
Thần Cupid là ai?
Cupid là tên gọi của một vị thánh La Mã, là biểu tượng của lòng say đắm và nồng nhiệt. Cupid là con trai của Thần Vệ Nữ, nữ thần sắc đẹp và tình ái. Nhiều nơi người ta còn dùng hình ảnh thần Eros (con trai của thần Aphrodite) để biểu tượng cho tình yêu.
Truyền thuyết kể rằng, Cupid đã đem lòng yêu và cưới nàng Psyche, một biểu tượng của sắc đẹp và sự đoan chính. Thế nhưng sự ghen tuông của tình yêu khiến nàng đem lòng nghi ngờ người chồng mẫu mực của mình. Cupid đã trừng phạt vợ bằng cách buộc nàng làm nhiều công việc cực khổ.
Trong khi làm việc, vì lén nhìn vào chiếc hộp “sắc đẹp” nàng bổng biến thành nàng tiên ngủ! Với tài năng và tình yêu vợ vô bờ bến, Cupid đã “nhốt” được nàng tiên ngủ và đưa người vợ yêu trở về với chàng. Kể từ đó, Cupid được xem là biểu tượng của một tình yêu mãnh liệt.
Cupid được biết đến dưới hình dạng một đứa trẻ tinh quái và có cánh, người sẽ dùng mũi tên tình ái xuyên thủng trái tim các “nạn nhân” của mình buộc họ phải yêu nhau đắm đuối. Và trong điêu khắc hay kiến trúc và cả hội hoạ nữa, Cupid đôi khi được khắc hoạ là cậu bé mù với hai cánh trên vai.
Hãy liên hệ ngay với ThaiHoangTV để được tư vấn :
Email: quayphimchuphinh.net@gmail.com
Địa chỉ Cơ Sở 1: 20/5 Hòa Mỹ, P.Dakao, Quận 1
Địa chỉ Cơ Sở 2: 456 Phầm Mềm Quang Trung, Quận 12
Ý Nghĩa Biểu Tượng Đại Bàng
Hình tượng đại bàng được sử dụng nhiều trong các cơ quan hành chính, các đơn vị quân đội bởi những nơi này cần đến sự ý chí và tính quyết đoán cao. Điển hình trong việc sử dụng hình tượng đại bàng đó là quốc huy của hợp chủng quốc Hoa Kỳ thể hiện sự uy nghiêm và có tính bao trùm cao.
ĐÔI NÉT VỀ HÌNH TƯỢNG CHIM ĐẠI BÀNG
– Đại bàng hay Chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao
– Một đặc tính nổi bật của loài chim này là cách chúng đón đầu cơn bão. Khi cơn bão sắp tới không giống như các loài chim khác thường tìm cách chạy trốn thì đại bàng lại bay tới một đỉnh núi thật cao và đậu ở đó để chờ cơn bão tới, dùng chính sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh mình bay vút lên bầu trời, cưỡi lên cơn bão đang gào thét bên dưới.
– Tính phong thủy của hình ảnh đại bàng được thể hiện trên tất cả các bộ phận của loài chim oai dũng này. Đầu của đại bàng, với đôi mắt xanh tạo nên phong thái uy nghiêm, chế ngự các tà khí. Cánh đại bàng tung dài, cao, bay lượn trong không gian tạo nguồn sinh khí tốt, thu hút năng lượng và vận may cho gia chủ. Móng vuốt sắc nhọn thể hiện sức mạnh, sự vững chắc.
– Đây là lý do mà nhiều người thường đặt tượng đại bàng tại phòng khách và phòng làm việc để thể hiện sự uy dũng của mình và tạo nguồn năng lượng phong thủy dồi dào, giúp luôn dũng mãnh và đương đầu với mọi khó khăn, thử thách để đạt tới đỉnh vinh quang.
CÁCH ĐẶT TƯỢNG
– Khi đặt tượng đại bàng phong thủy ở hướng Nam, trên các tủ, bàn làm việc nơi thoáng mát, cao ráo…ắt hẳn gia chủ sẽ được phò trợ trong con đường thăng quan tiến chức, gặp nhiều vận may về tiền tài.
– Tuyệt đối không nên đặt tượng đại bàng trong phòng ngủ, phòng đọc sách vì sự uy nghi của đại bàng có thể ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần gia chủ.
– Hình ảnh đại bàng tung cánh tượng trưng cho sự mạnh mẽ, lòng can đảm, sự vươn lên và tầm nhìn xa trộng rộng. Còn nếu bạn không tin vào phong thủy thì các bạn cũng có thể dùng nó như một lời động viên cho chính mình.
Biểu Tượng Của Các Con Vật Trong Phật Giáo
Theo giáo lý Phật giáo, sự tồn tại của bất kỳ hiện tượng nào đều tùy thuộc vào ý nghĩa bên trong của nó
Trong văn hóa Á châu, không có khoảng cách lớn giữa những thứ thuộc vật chất và những điều thuộc tinh thần, điều dường như tồn tại ở văn minh phương Tây ngày này. Vì vậy, những biểu tượng tôn giáo là một phần sinh động của tổng thể văn hóa Á châu.
Chúng ta sẽ miêu tả những biểu tượng khác nhau cả ở ý nghĩa bên ngoài và ý nghĩa bên trong hay ý nghĩa ẩn sâu của chúng, theo những giáo thuyết khác nhau của Đức Phật. Tuy nhiên, theo giáo lý Phật giáo, sự tồn tại của bất kỳ hiện tượng nào đều tùy thuộc vào ý nghĩa bên trong của nó, điều có mặt do sự tạo tác của tâm thức hay hành nghiệp của chúng sanh. Điều này muốn nói rằng những biểu tượng tồn tại là do sự tạo tác của tâm hay hành nghiệp của những chúng sanh đó và không thể tồn tại mà không có nó. Giống như một cái cây cần một hạt giống để hiện hữu, theo đó cái cây như là một biểu tượng tồn tại chỉ bởi vì có một nghiệp chủng tạo nên nó.
Thực tế, sự hiện hữu của một cái cây vật lý cũng tùy thuộc vào sự hiện hữu của một chủng nghiệp ở nơi tâm thức của các sinh vật trong thế giới tổng thể mà cái cây đó sinh trưởng. Do đó, những gì chúng ta gọi là những biểu tượng không phải là những sáng tạo văn hóa của con người, mà chúng tương ứng với một hành nghiệp thực sự biểu hiện ở bề mặt bên ngoài như là một đối tượng vật chất-một cái cây hay một con thú ở trong trường hợp đó-và ở bề mặt tâm thức hay bên trong tương ứng với một kinh nghiệm tâm thức. Thực tại chân thực của những biểu tượng này được những bậc thánh giả nhận chân trực tiếp ở trong thiền định. Bằng cách này hay cách khác họ đã khám phá ra bản chất thật của các biểu tượng thông qua cái nhìn và sự hiểu biết sáng rõ của mình. Ngay cả những người bình thường cũng có thể lĩnh hội được chừng mực nào đó bản chất thật của các biểu tượng, nhưng để có được sự hiểu biết rõ ràng thì phải cần đến một vài giảng giải mang tính trí thức.
Thông thường, những biểu tượng của Phật giáo hay những biểu tượng của những tôn giáo khác được xem như là một vấn đề văn hóa, và ta hoàn toàn không hiểu hết được ý nghĩa thật của chúng. Chúng được sử dụng hay tôn kính chỉ bởi vì nó là truyền thống, hay bởi vì người ta tin rằng những biểu tượng hay đối tượng này mang đến những điều tốt lành và thịnh vượng… Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày vắn tắt về năm loài thú.
SƯ TỬ
Sư tử là vua của loài thú: chúng kiêu hãnh và oai vệ. Chúng sống ở những khu vực bằng phẳng hay những đồi cỏ, không bao giờ ở trên núi và chắc chắn không ở trên những ngọn núi cao tuyết phủ. Sư tử tập hợp thành từng bầy, nhóm và không bao giờ sống đơn lẻ ngoại trừ trường hợp những con sư tử già hay những con sư tử bị bầy đàn của nó xua đuổi. Chúng kiếm thức ăn bằng việc săn mồi, điều luôn được những con sư tử cái thực hiện; những con đực thì không bao giờ làm việc đó. Công việc chính của sư tử đực là bảo vệ bầy đàn của nó tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù. Tuy nhiên, sư tử thì không có kẻ thù tự nhiên nào hết. Do những đặc tính này, ở mọi thời và mọi xứ, sư tử được xem như là biểu tượng của sự quý phái và bảo vệ, cũng như biểu tượng của trí tuệ và kiêu hãnh. Sự miêu tả bằng tranh về sư tử có nguồn gốc ở Ba Tư (Persia).
Trong Phật giáo, sư tử là biểu tượng của chư Bồ-tát, “những người con trai của Đức Phật”. Chư Bồ-tát là những người đã đạt được giác ngộ. Họ phát khởi tâm Bồ-đề và thệ nguyện từ bỏ hạnh phúc an trú trong Niết-bàn, chấp nhận ở lại thế gian này hóa độ cho đến khi tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Chư Bồ-tát thực hành sáu ba-la-mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ (dana, sila, ksanti, verya, dhyana và prajna); và bốn điều mà chúng xuất phát từ sáu ba-la-mật trên: phương tiện thiện xảo, thệ nguyện, sức mạnh và trí tuệ (upaya, pranidhana, bala và jnana).
Trong nghệ thuật tranh tượng Phật giáo, chúng ta thấy những con sư tử trong vai trò là những kẻ bảo hộ Pháp đang nâng tòa ngồi của chư Phật và chư Bồ-tát. Chúng cũng được nhìn thấy ở nơi lối vào của các chùa chiền. Ở những khu vực miền Bắc Nepal, do ảnh hưởng nghệ thuật và Phật giáo Tây Tạng, những con sư tử đã trở thành những “sư tử tuyết”. Trên thực tế, không có con sư tử nào sống ở những núi tuyết, mà chỉ có những con báo. Sư tử tuyết được mô tả bằng màu trắng hay xanh dương với cái bờm màu cam hay màu ngọc lam đang đi nổi trên gió và rất hung dữ, với đôi mắt mở to và miệng hả rộng. Chúng tự do đi lại trên những ngọn núi tuyết cao mà không có bất kỳ nỗi sợ hãi nào, biểu trưng cho trí tuệ, vô uý và siêu phàm của những hành giả thực hành pháp mà họ có thể sống tự do tự tại nơi ngọn núi tuyết cao của tâm thức thuần tịnh, không bị ô nhiễm bởi vô minh ảo giác. Họ là những vị vua của Pháp (dhamma) bởi vì họ đạt được sức mạnh chinh phục chúng sanh với đại bi và đại trí của họ.
VOI
Đặc tính chính của voi là sức mạnh và tính kiên định của nó. Vì vậy nó trở thành biểu tượng của sức mạnh vật lý và tâm thức, cũng như trách nhiệm và tính chân chất.
Trong thần thoại Ấn Độ, chúng ta nghe nói về những con voi bay và voi Airavata – con voi trắng mà nó trở thành vật cỡi của Thần Indra và xuất hiện từ nơi khuấy biển sửa. Do đó voi trắng được xem là có sức mạnh đặc biệt có thể tạo nên mưa. Trong xã hội Ấn Độ, voi được xem như vật mang đến điều tốt lành và thịnh vượng. Các vị vua sở hữu chúng và sử dụng chúng trong chiến tranh.
Trong Phật giáo, voi là một biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Vào khởi đầu của việc tu tập, tâm thức chưa được kiểm soát được tượng trưng bằng một con voi xám có thể chạy hoang bất cứ lúc nào và phá huỷ mọi thứ trên đường. Sau khi thực hành pháp và tu tập, tâm bây giờ đã được kiểm soát, lại được tượng trưng bằng một con voi trắng mạnh mẽ và hùng dũng, có thể đi đến bất cứ nơi đâu nó muốn và huỷ diệt tất cả những chướng ngại ở trên đường.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong những tiền kiếp của mình đã sinh làm voi. Và vào kiếp sau cùng của mình, từ cõi trời Đâu Suất, đã nhập vào thai tạng của mẹ mình trong hình thức một con voi trắng.
Trong nghệ thuật tranh tượng Ấn giáo, ta thấy vị thần đầu voi Gangpati hay Ganesh. Ở khía cạnh khác, tượng trưng cho phương diện thế tục của sức mạnh ấy, voi bị những vị thần khác như Mahakala, Vajra Bhairava dẫm lên trên.
Trong nghi lễ cúng mandala, người ta dâng lên Đức Phật con voi quý, với sức mạnh của một ngàn con voi và nó có thể đi vòng quanh vũ trụ ba lần một ngày. Ngà của voi cũng là một trong bảy biểu tượng của vua chúa.
Voi là phương tiện đi lại của A Súc Bệ Phật (Aksobhya) và nữ thần Balabadra. Voi cũng xuất hiện như một kẻ canh gác các ngôi đền và cả bảo vệ Đức Phật.
NGỰA
Ngựa là phương tiện của vận chuyển. Chúng có thể chạy rất nhanh và chính vì vậy mà trước đây chúng được chắp thêm cánh và có thể bay. Ngay ở trong thần thoại Hy Lạp chúng ta có Pegasus, con ngựa bay. Những đặc tính chính của chúng là lòng trung thành, cần cù và nhanh nhẹn. Một ví dụ điển hình về những phẩm tính này là Kantaka, con ngựa của thái tử Siddhartha Gautama. Khi thái tử rời hoàng cung xuất gia làm ẩn sĩ, con ngựa của ngài nhận thấy rằng nó sẽ không bao giờ còn gặp lại chủ nhân của mình nữa nên đã vỡ tim mà chết. Nó sau đó đã sanh về một trong các cõi trời.
Trong Phật giáo, ngựa là biểu tượng của sức mạnh và sự nỗ lực trong việc thực hành pháp. Nó cũng tượng trưng cho khí (prana) mà nó chạy xuyên khắp cơ thể và là phương tiện di chuyển của tâm.
Cái được gọi là “ngựa gió” là biểu tượng của tâm. Tâm có phương tiện đi lại của nó là gió, và nó có thể được cưỡi đi. Điều đó muốn nói rằng chúng ta có khả năng kiểm soát tâm và gió và hướng dẫn chúng theo bất kỳ chiều hướng nào và ở bất kỳ tốc độ nào mà chúng ta muốn.
Tiếng hí của một con ngựa cũng là biểu tượng sức mạnh của Đức Phật để đánh thức tâm ngái ngủ trong việc thực hành pháp.
Có một vài câu chuyện về Bồ-tát Lokesvara hóa thành hình thù một con ngựa để cứu giúp chúng sanh.
Trong nghệ thuật tranh tượng Phật giáo, ngựa nâng đỡ tòa ngồi của Bảo Sinh Phật
(Ratnasambhava). Ngựa cũng là phương tiện của nhiều vị thần khác và những vị hộ pháp, chẳng hạn như Mahali; và có những vị thần mặt ngựa chẳng hạn như Hayagriva.
CÔNG
Trong ý nghĩa chung, công là biểu tượng của sự cởi mở và chấp nhận. Trong Thiên Chúa giáo, công là biểu tượng của sự bất tử. Ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia), có việc diễn đạt mang tính biểu tượng về một cái cây có hai con công đứng hai bên, mà nó được nói là biểu tượng cho tâm nhị nguyên và sự hợp nhất tuyệt đối. Trong Ấn giáo, những hoa văn của lông công tượng trưng cho những con mắt, hay tượng trưng các ngôi sao. Trong Phật giáo, chúng tượng trưng cho trí tuệ.
Công được cho có khả năng ăn những cây có độc dược mà không hề bị ảnh hưởng gì. Bởi điều đó, chúng được ví với những vị Đại Bồ-tát. Một vị Đại Bồ-tát có thể xem những thứ nhiễm ô như là phương cách đưa đến giải thoát và chuyển đổi tâm độc hại tham-sân-si (moha, raga, dvesa) thành tâm giác ngộ hay bồ-đề.
Tâm của chúng sanh ở thế giới này giống như một khu rừng rậm của tham muốn và sân hận. Những lạc thú và tài sản vật chất thì giống như một khu vườn thuốc xinh đẹp. Những vị Bồ-tát với tâm dũng mãnh, giống như những con công không bị những cây thuốc hấp dẫn. Chư Bồ-tát, với mong muốn làm việc vì lợi ích của chúng sanh và không mong muốn bất kỳ hạnh phúc nào cho riêng họ, có thể sử dụng những tâm độc hại tham-sân-si… để thực hiện những công việc vì lợi ích của chúng sanh.
Bằng việc ăn độc dược, cơ thể của công trở nên đẹp đẽ và mạnh khoẻ. Chúng được tô điểm với năm lông vũ trên đầu, mà nó biểu trưng cho năm con đường của Bồ-tát và ngũ phương Phật. Chúng có màu sắc xinh đẹp, như màu xanh da trời, đỏ, xanh lá cây và làm cho những sinh vật khác thích thú khi nhìn chúng. Tương tự, bất kỳ những ai nhìn thấy một vị Bồ-tát đều nhận được sự hoan hỷ ở trong tâm. Thói quen ăn những cây độc của công không gây hại cho những sinh vật khác. Tương tự, Bồ-tát không đem lại sự tổn hại nhỏ nhất cho bất kỳ chúng sanh nào. Bằng việc ăn những độc dược, lông của công trở nên sáng tươi và thân thể khoẻ mạnh. Tương tự, bằng việc nhận tất cả những khó khăn và rắc rối cho mình, chư Bồ-tát nhanh chóng gột sách những chướng ngại tâm thức và phát triển tâm thức nhanh chóng, đạt được trí tuệ càng lúc càng cao. Đặc biệt, công tượng trưng cho sự chuyển hóa tham dục thành giải thoát. Do đó chúng là phương tiện đi lại của Phật A Di Đà, người thể hiện chuyển đổi tham muốn và chấp thủ thành trí tuệ.
CHIM ƯNG
Chim ưng (raguda) là vua của loài chim. Tên của nó xuất phát từ gốc “gri”, có nghĩa là nuốt: chim ưng nuốt lấy những con rắn. Nó được trình bày với một thân hình phía trên là hình người, mắt và mỏ to, mào ngắn màu xanh, lông vàng trên đầu, trên chân và trên cánh. Tuy nhiên, đôi khi, chính yếu trong nghệ thuật tranh họa Hindu, nó được trình bày bằng hình dáng người với đôi cánh.
Thần thoại về con chim lớn ăn nuốt rắn dường như có nguồn gốc ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia). Rắn tượng trưng cho tiềm thức hay những khía cạnh bị che khuất của tâm, những cảm xúc và tư tưởng mà chúng nằm ẩn dưới bề mặt. Chim ưng có thể quan sát thấy những con rắn nhỏ và lập tức sà xuống. Tương tự, bằng việc thực hành nhận biết rõ những cảm thọ, tư tưởng và hành động của mình, ta phát triển trí tuệ có thể quan sát đầy đủ những vận hành của tâm và bằng cách đó ta có thể đạt được sự giải thoát hoàn toàn để có thể sử dụng tâm theo một cách có lợi ích nhất.
Trong nghệ thuật tranh tượng Hindu, chim ưng là vật cỡi của thần Vishnu. Trong Phật giáo, nó là vật cỡi của Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi), Đức Phật biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Chim ưng cũng là một vị thần của người chữa trị rắn cắn, chứng động kinh và những bệnh do rắn gây ra.
Ngọc lục bảo, cũng được gọi là đá chim ưng, được xem như một vật chống lại độc dược và những hình ảnh chim ưng ở trên đồ nữ trang như là một vật bảo vệ chống lại rắn.
Nguồn: Symbolism of Animals in Buddhism, in Buddhist Himalaya, Vol. I, No. I. Theo Giác Ngộ
Chúng Ta Học Được Gì Về Tình Yêu Từ Chim Bồ Câu?
Đôi chim cu gáy. Ảnh: Nautilus
Mùa xuân vừa rồi tôi có dịp biết một đôi chim bồ câu. Tôi thường rắc hạt hướng dương cho chúng và mấy con chim sẻ ở khu Brooklyn nhà tôi. Thường thì tôi sẽ để mặc chúng ăn, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng muốn tưới cây hoặc nằm phơi nắng. Điều này sẽ làm cả đàn chạy tán loạn-tất cả, trừ đôi bồ câu.
Một con, có lẽ là đực, là một giống bồ câu lực lưỡng, to lớn với bộ lông bảnh bao. Con còn lại, nhỏ hơn và tương phản hoàn toàn: lông đầu và cổ lộn xộn vá víu, mắt đầy nước, toát ra một vẻ bệnh tật vượt quá hàng trăm năm của sự tiến hóa phân khai (các loài tiến hóa khác nhau dù có chung tổ tiên – ND).
Con cái còn không đủ sức nhấc cánh lên khi tôi tiến đến. Nó chỉ có thể bước vài bước rời rạc để né khỏi tôi. Bạn nó thì bay đến lan can, nơi nó đi tới đi lui. Có vẻ như nó muốn bỏ đi-nhưng chỉ với người bạn của mình, người mà nó nhìn lại với một mối quan tâm rõ ràng. Điều đó làm tôi ngạc nhiên. Tôi dành rất nhiều thời gian để quan sát các loài động vật và viết và chúng-không chỉ về các quần thể, các mối tương tác hay chức năng sinh lý, mà còn về tâm trí của chúng, những gì chúng có thể suy nghĩ hoặc cảm nhận-nhưng tôi cũng chưa từng thử đặt mình vào một bộ lông chim bồ câu.
Ảnh: NautilusHơn nữa, tôi đã hình thành một thói quen dễ dãi, đó là diễn giải hành vi thông qua một lăng kính tiến hóa hạn hẹp, cho rằng các loài lạnh lùng tính toán các quyết định của mình để tối đa hóa khả năng sinh sản. Từ góc độ đó, lòng trung thành của con đực mang rất ít ý nghĩa: Nó nên bay đi và tìm một bạn tình khác, khỏe mạnh hơn để duy trì gene của mình, hơn là quanh quẩn với một con chim bệnh.
Dĩ nhiên là tôi không đóng khung cuộc đời mình theo cách đó. Khi tôi có những cảm xúc có ý nghĩa, sẽ có những nhu cầu gắn liền với cảm xúc đó. Nhưng khi tôi quan sát Harold và Maude-khi tôi vô tình đặt tên cho chúng, câu chuyện của chúng mở ra bên cạnh những bức bích họa mà tôi cùng bạn gái đã vẽ như một cách thể hiện cảm xúc của chúng tôi-tôi bắt đầu băn khoăn. Harold cư xử theo một cách biểu lộ diễn cảm của sự tận tậm, dịu dàng và tình cảm: nền tảng cho thứ mà con người chúng ta gọi là tình yêu.
Tôi biết những con chim bồ câu bi ai , những sinh vật yêu nhau nhiều hơn nhiều người tôi biết.
Đó là từ không thường xuyên gắn liền với chim bồ câu, hay thậm chí các loài động vật khác. “Sự trân trọng lớn nhất của chúng ta là một tình yêu hòa hợp, một thứ không phù hợp nhất để gán cho động vật,” Jeffrey Moussaief Masson đã viết như vậy trong When Elephants Weep: The Emotional Lives of Animals (tạm dịch: Khi voi chảy nước mắt: Cuộc sống tình cảm của động vật). Thật vậy, khoa học trong phần lớn các thết kỷ vừa qua sẽ thấy rằng ý kiến này thật tức cười. Harold cảm nhận-nếu bồ câu có thể cảm nhận-được một cách vô thức một số thôi thúc bản năng để ở gần bạn tình của mình, một sự thôi thúc có sự cộng hưởng tình cảm không hơn gì một cú vết ngứa.
Sau tất cả, tình yêu là một phần quan trọng của con người. Làm thế nào để một sinh vật với bộ não có kích thước chỉ bằng một hạt đậu có thể cảm nhận được một thứ sâu sắc đến vậy? Một thứ đã tạo cảm hứng cho Romeo và Juliet, Unchained Melody và Taj Mahal?
Tôi nghi ngờ rằng một phần cho sự miễn cưỡng khi nói về tình yêu của loài chim bắt nguồn từ những hiểu lầm về nền tảng sinh học của tình yêu. Liệu tình yêu chỉ đơn giản là những tương tác hóa học? Một tập hợp các quá trình nhận thức và hormone được định hình bởi quá trình tiến hóa như là một phần thưởng cho các hành vi dẫn đến các chiến lược giao phối tối ưu? Có lẽ tình yêu không phải là những gì định nghĩa con người, mà là thứ chúng ta tình cờ chia sẻ cùng với các loài khác, trong đó có giống bồ câu khiêm nhường.
Cư dân thành thị thường thấy bồ câu chướng mắt và là một sự phiền toái. Những người gắn bó với thiên nhiên hơn thì lại cho rằng chúng là điều kỳ diệu của lịch sử tự nhiên và sự thích ứng đô thị. Có nguồn gốc từ những chú chim được thuần dưỡng bởi những người chơi chim châu Âu, Columba livia giờ đây thích làm tổ trên bờ tường hơn là các vách đá như tổ tiên của mình. Chúng bới thức ăn từ rác, giấy vụn và cỏ dại, rồi trở thành biểu tượng của một sự không khoan nhượng, theo một nghĩa nào đó.
Các thói quen đối xử với động vật như những máy móc nhiều lông mao và lông vũ-Descartes thường so sánh động vật với đồng hồ-đang biến mất nhanh chóng. Các nhà khoa học thường xuyên nói về trí thông minh của động vật. Nhưng thói quen tự động kia vẫn định hướng các diễn ngôn khoa học và trí tưởng tượng của công chúng. Mỗi khi xác nhận một trải nghiệm phức tạp của động vật, chúng ta lại phải đối mặt với một sự bác bỏ mặc định về nhân cách hóa: Có thể chúng ta chỉ đơn thuần chiếu các tiêu chuẩn giá trị của con người lên những sinh vật đơn giản hơn rất nhiều, kể cả với người ngoài hành tinh?
Di sản của lối suy nghĩ này vẫn còn có thể cảm nhận được. Ý thức của động vật thường được đánh giá cao nhất ở một số lớp nhất định: những sinh vật với bộ não lớn như linh trưởng lớn hoặc cá voi, hoặc những người bạn trong nhà như chó và mèo, những loài không thể bị bỏ qua. Với tư cách là một lớp, chim nhận được tương đối ít sự chú ý. Và khi chú ý đến chúng, chúng ta thường tập trung vào trí thông minh, vào những ‘kỳ công’ dễ dàng định lượng của khả năng giải quyết vấn đề hay nhận thức, hơn là tình cảm. Hầu hết những người theo dõi khoa học đều biết những con quạ có đầu óc sử dụng công cụ và biết suy luận. Nhưng tình yêu của loài chim vẫn chưa được chấp nhận.
Sự bảo thủ là điều dễ hiểu: Ở con người, cảm xúc đủ nhiều để có thể đo đếm, nhưng động vật thì ít hơn hẳn, và “bạn không thể coi chim như một con người nhỏ bé được,” Kevin McGowan, một nhà điểu học tại Đại học Cornell, người chuyên nghiên cứu các hành vi xã hội của quạ, nói. Nhưng sự tiến hóa cũng khá dè dặt, McGowan lưu ý, trong việc định hình sự đa dạng của vương quốc động vật từ các nguyên tố sinh học phổ biến. Về cảm xúc, McGowan nói, “không có lý do gì để nghĩ rằng con người chúng ta có thứ gì đó mới mẻ.”
Thật vậy, những yếu tố sinh học thiết yếu của tình yêu đều cổ xưa. Trong khi sự liên kết giữa các động vật có vú liên hệ chặt chẽ với các hormone oxytocin và vasopressin, thì chim cũng có những hormone gần như giống hệt là mesotocin và vasotocin, hình thành nên sự tương tác giữa các cặp đôi zebra finch (chim sẻ vằn). Tương tự như vậy, các loài chim cũng có các chất dẫn truyền thần kinh cơ bản của hệ thống tưởng thưởng là serotonin và dopamine. Chim không có nhiều biểu cảm khuôn mặt dễ dàng nhận ra, nhưng các phản ứng sinh học dây chuyền của chúng đã diễn ra trong các cấu trúc thần kinh, những thứ đã phát triển rất lâu trước cả vỏ não.
Nhưng chỉ riêng điều này vẫn chưa đảm bảo cho khả năng sở hữu cảm xúc của chim. Nhà linh trưởng học huyền thoại Jane Goodall, người đã mô tả mạnh mẽ tình yêu sắt đá của những con tinh tinh cái dành cho con của mình, đã viết rằng bà không thể nghĩ rằng những người họ hàng gần gũi nhất với chúng ta có thể trải nghiệm bất cứ thứ gì có thể so sánh được với tình yêu lãng mạn. Với Goodall, sự ve vãn giữa những con tinh tinh quá ngắn ngủi để có thể tạo nên những cảm xúc sâu sắc. Bà cũng để ý rằng khuynh hướng của chúng không bị định hình bởi các hoàn cảnh tiến hóa có lợi cho tình yêu, cụ thể là những mối quan hệ lâu dài với chỉ một bạn tình duy nhất, tiêu chuẩn cho con người hiện đại.
Về mặt này, chúng ta khác biệt rõ ràng so với tinh tinh-nhưng không phải với các loài chim, nơi mà chúng ta có thể tìm thấy tình trạng đơn giao ở 90% các loài, trong đó có bồ câu. Sự đơn giao của chúng ta lẫn của chim đều không phải là thứ gì đó thuần khiết hay được lý tưởng hóa, miễn nhiễm với sự không chung thủy hay những bạn tình sau đó. Sự giao cấu với cá thể khác, hay chúng ta gọi là lừa dối, có thể khá phổ biến. Nhưng sự đơn giao là đường cơ sở, và bồ câu, loài thường xuyên tìm bạn tình cho đến cuối đời, là một trong những loài chim chung thủy hơn. Trong bối cảnh tiến hóa của sự đơn giao, năng lực của tình yêu có ý nghĩa hoàn hảo.
Các cặp đôi đơn giao chia sẻ thức ăn, thông tin và trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, đặc biệt ở những loài mà con non cần sự chăm sóc liên tục-như trong trường hợp của bồ câu, chúng thường giấu con non kỹ đến nỗi rất ít cư dân thành thị đã từng nhìn thấy bồ câu con. Tình yêu-sự chú ý đến nhu cầu của cá thể khác, được củng cố bằng phần thưởng tình cảm-sẽ tăng cường sự hợp tác và cải thiện cơ hội nuôi dưỡng con cái khỏe mạnh của một cặp bạn tình. Và nhà động vật học Claudia Wascher tại đại học Anglia Ruskin, với nghiên cứu cho thấy các cá thể ngỗng xám có bạn tình có mức hormone căng thẳng thấp hơn các cá thể đơn lẻ, đã chỉ ra rằng tại sao mối quan hệ cặp đôi lại mạnh mẽ đến vậy.
Các mối quan hệ xã hội nói chung cực kỳ có ý nghĩa với các loài chim,” Wascher nói, “và mối quan hệ xã hội quan trọng nhất cho hầu hết các loài chim là mối quan hệ cặp đôi.” Sự đơn giao nên là nền tảng tiến hóa màu mỡ để tình yêu nở hoa.
McGowan và Wascher dễ dàng nhận ra tình cảm ở chim. “Tôi ngờ rằng chúng có tình cảm với nhau,” McGowan, người đã quan sát các cặp đôi quạ bên nhau hơn một thập kỷ, nói. “Nó không hoàn toàn giống với những gì chúng ta có, nhưng tôi nghĩ nó giống đủ gần để chúng ta có thể nhận ra.” Nhưng McGowan không nói đến tình yêu. Khoa học mô tả hành vi một cách dễ dàng, nhưng lại mù mờ hơn với các trạng thái tâm lý phức tạp
Thật vậy, sẽ là viển vông nếu đặt ngang hàng các phần thưởng tâm lý của một mối quan hệ cặp đôi với tình yêu, bất kể nó có ý nghĩa tiến hóa nhiều đến thế nào. Liệu sự quyến luyến của bồ câu có được thể hiện trong dải quang phổ đầy đủ của tình yêu, từ sự mê đắm đến bồn chồn cho đến cảm giác ngây ngất của sự mãn nguyện?
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hình dung được rằng tình yêu của loài chim không chỉ là cảm giác ngứa ngáy vô thức. Có thể tình yêu ở con người phức tạp một cách khác thường, gợi lên sự tinh tế không chỉ về mặt sinh lý mà còn ở khía cạnh nhận thức độc đáo. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài thể hiện sự phức tạp về nhận thức-nhận thức về bản thân và cá thể khác, trí nhớ dài hạn, khả năng làm việc với các khái niệm trừu tượng-có thể so sánh được với các loài linh trưởng. Hành động tán tỉnh dịu dàng “allopreening”, trong đó các cá thể chim rỉa lông cho nhau, là đặc biệt tinh tế. Cũng như tôi có thể trìu mến nghĩ về bạn gái mình khi cô ấy đi vắng, một chú chim bồ câu cũng có thể nghĩ như vậy về bạn tình vắng mặt của mình.
Có mặt khắp mọi nơi và không được ưa thích, thường bị bỏ qua hoặc coi như loài gây hại bẩn thỉu và khó chịu, bồ câu giờ đây đã có một ý nghĩa khác với tôi
Chúng ta có thể xét đến các bằng chứng quan sát được để củng cố các bằng chứng sinh học. Khoảng mười năm trước, Rita McMahon tìm thấy một chú bồ câu bị gãy chân ở sân sau nhà mình. Nhưng hóa ra chú chim này lại khá may mắn. McMahon là người đồng sáng lập Quỹ Chim hoang dã, tổ chức chăm sóc cho khoảng 3.500 chú chim bị thương mỗi năm. Một bác sĩ thú y cắt bỏ chân của chú chim, và trong khi bình phục, nó sẽ nghỉ ngơi trên một tấm đệm ở cửa sổ căn hộ của McMahon. Và bên cạnh chú chim là bạn tình của mình, ngày qua ngày bầu bạn với nó cho đến khi nó được thả ra và cặp đôi lại tái hợp.
“Chúng dành hết thời gian cho nhau,” McMahon nói trong lúc nhớ lại một tình nguyện viên của mình cũng đã tìm thấy một chú chim cổ đỏ gãy cánh, tuyệt vọng trong một đống tuyết, gần đó là bạn tình của mình. Người tình nguyện viên nhặt chú lên và cho vào túi để chuyển đến bệnh viện. Sau một chút bối rối, cô ấy cũng mang theo cả chú chim kia-một điều khá bất thường vì chim hoang khỏe mạnh đều không chịu để bị bắt. “Tôi có thể hiểu được việc bắt một con chim cổ đỏ gãy cánh, nhưng một con khỏe mạnh thì không,” McMahon nói. Tại bệnh viện, họ thấy rằng vết gãy không mới. Chú chim bị thương đã lâu nhưng vẫn khỏe mạnh một cách đáng ngạc nhiên. Bạn tình, McMahon tin rằng, đã mang thức ăn đến cho chú trên đống tuyết, “và quyết định ở lại bên cạnh người đàn ông của mình.”
Tình yêu cần hành động. “Không có lý do gì để nghĩ rằng tình yêu ở con người quá khác biệt so với các loài khác,” Marc Bekoff, tác giả của cuốn sách The Emotional Lives of Animals, nói. “Tôi biết những con chim bồ câu bi ai”-một giống gần với chim bồ câu-“những sinh vật yêu nhau nhiều hơn nhiều người tôi biết.” Theo Bekoff, cách đánh giá tình yêu toàn diện nhất nằm ở sự đối nghịch với nó, nỗi đau buồn.
Sự đau buồn rõ rệt tồn tại trong thế giới loài chim, đáng chú ý nhất ở loài ngỗng xám. Một cá thể mất đi bạn tình biểu hiện các triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm ở người: mệt mỏi, chán ăn, thờ ơ kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở chim bồ câu. Trên Pigeon Talk, một trang web của những người chơi chim bồ câu, có rất nhiều giai thoại về những chú chim chìm vào trầm uất sau khi mất đi bạn tình, và đôi lúc từ chối tìm bạn tình mới đến tận một năm sau đó-không phải là một khoảng thời gian ngắn đối với một loài thường chỉ sống chưa đến mười năm.
Một trong những câu chuyện cảm động nhất là về chim bồ câu bi ai. Sau khi một chú chim bị diều hâu ăn thịt trong sân sau của nhà một thành viên có tên là TheSnipes, bạn tình của nó đứng bên cạnh cái xác hàng tuần liền. “Cuối cùng tôi không thể chịu nổi cảnh tượng đó và phải thu dọn tất cả những gì còn sót lại. Con bạn tình vẫn đứng đó canh đến vài tháng sau, qua cả mùa xuân và hè.”
McMahon lưu ý một điều mà tôi không để ý: Có những đôi bồ câu tốt và xấu. Một số thì ân cần và trìu mến, liên tục vuốt ve lông của nhau. Một số khác lại tỏ ra xa cách và thờ ơ. Tình yêu của chúng cũng có khác biệt, giống như con người vậy. Không phải câu chuyện tình yêu nào của bồ câu cũng cần lãng mạnh như Fly High, Fly Low, cuốn truyện thiếu nhi thú vị của Don Freeman về cuộc tìm kiếm bạn tình Midge của Sid. Những đôi khác có thể sẽ giống Maud và Claud trong “Two Disagreeable” của Patricia Highsmith hơn, đánh giá nhau bằng sự oán giận và khinh rẻ, gắn bó với nhau bởi sức ỳ và thói quen.
Một vấn đề khác cũng cần để tâm là bồ câu có thể trải nghiệm các khía cạnh của tình yêu mà chúng ta không thể. Liệu một chú chim mà sinh lý học cơ bản thích nghi với các mùa thay đổi, có thể cảm nhận được sóng hạ âm của khí quyển và nhìn thấy từ trường Trái đất, có các năng lực cảm xúc vượt qua cả chúng ta? Và có thể có cả những dạng tình yêu không chỉ tương tự với những cảm xúc ấp ủ của chúng ta, mà là một thứ hoàn toàn độc đáo?
Những câu hỏi này dành cho trí tưởng tượng của chúng ta. “Tình yêu giữa các loài động vật có thể bí ẩn và gây bối rối như tình yêu của con người hàng thế kỷ qua,” Masson viết.
Tuy nhiên, có thể nghe không thật sự lãng mạn, tôi không bị thuyết phục rằng tình yêu là bí ẩn. Tình yêu chỉ đơn giản khiến chúng ta cảm thấy ổn.
Với Harold và Maude, tôi không biết câu chuyện của chúng kết thúc như thế nào, hoặc thậm chí là còn tiếp tục không. Chúng làm tổ trên một tòa nhà bỏ hoang một phần trong khu nhà đang thay đổi nhanh chóng của tôi. Bây giờ nó đang trở thành khi căn hộ, khiến chúng thành những nạn nhân của giá bất động sản tăng phi mã tại khu Brooklyn. Dù vậy hai đứa vẫn có nhiều cơ hội để tìm một chỗ ở ổn định hơn nhiều người ở đây.
Ví dụ về chúng khiến tôi có cái nhìn khác về những người hàng xóm có cánh của mình. Có mặt khắp mọi nơi và không được ưa thích, thường bị bỏ qua hoặc coi như loài gây hại bẩn thỉu và khó chịu, bồ câu giờ đây đã có một ý nghĩa khác với tôi. Đậu trên bờ tường, đuổi theo đồ ăn thừa, bay lên vào mỗi hoàng hôn. Mỗi hành động là một lời nhắc rằng tình yêu ở xung quanh chúng ta.
Brandon Keim là một nhà báo tự do viết về thiên nhiên, khoa học và công nghệ. Các bài viết cỉa ông xuất hiện trên Wired, Aeon, Scientific American Mind và các ấn phẩm khác.
Theo dõi để nhận thông báo khi có bài viết mới của tác giả này
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Biểu Tượng Tình Yêu Và Ý Nghĩa Của Chúng trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!