Cập nhật nội dung chi tiết về Các Loại Chuột Cảnh Phổ Biến Hiện Nay mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hamster là một trong các loại chuột cảnh được yêu thích và phổ biến hàng đầu trong danhh sách các loại chuột. chúng rất dáng yêu và được nhiều người lựa chọn vì sự thông minh, nhanh nhẹn. Hamster có màu sắc đa dạng khác nhau nên đôi khi sẽ gây khó khăn cho người chọn lựa nhưng cơ bản thì chúng có 5 loại: Winter white , Campbell , Bear , Robo và Hamster Chinese.
Winter white: đây là giống chuột thích hợp nhất cho những người mới tập nuôi vì chúng rất thân thiện, dễ chăm sóc. Đặc điểm phân biệt của chuột Winter White là: từ mũi đến trán cong, mặt chuột có cùng màu với màu lông và đặc biệt là chúng có lông mày.
Campbell: nhanh nhen hơn Winter white nhưng loại chuột này khó gần gũi với con người, chúng nhát nên khi cầm chúng bạn sẽ rất dễ bị cắn.
Bear (Syrian Hamster): Bear là loại chuột rất thân thiện với con người, chúng có kích thước cơ thể to nhất trong dòng Hamster. Chuột Bear rất ít bệnh lặt vặt so với chuột campbell . Bear rất thông minh đặc biệt là tính toán đường trốn thoát, đầu tẩu rất hay, càng lớn syrian càng dạn.
Robo: Ngược với bear, chuột robo rất nhút nhát nhưng bù lại chúng lại khá nhanh nhẹn. Chuột này có kích thước nhỏ nhất trong dòng Hamster, chúng chỉ được dùng làm cảnh là chủ yêu vì hơi khó chơi.
Hamster Chinese: Dòng chuột này ít có người nuôi vì còn nhiều đặc điểm của loài chuột có hại thông thường.
Trong cách loại chuột cảnh, chuôt lang cũng được yêu thích không kém so với Hamster, chúng có đặc điểm tính cách hiền hòa, không biết nổi giận, và chúng rất thông minh. Chuột có cơ thể tròn dài, khuôn mặt ngốc ngốc đáng yêu và theo chủ nghĩa ăn chay. Đồ ăn của chuột là các loại rau củ trừ rau họ cải và cà tím.
Có lẽ bạn đã nghe quá nhiều đến loại động vật này, chúng sinh ra dường như có tác dụng nhiều nhất cho việc làm thí nghiệm cho các nhà khoa học. Chuột bạch là loài găm nhấm trong danh sách họ hàng nhà chuột; nhưng chỉ có điều giống chuột này sạch sẽ, không có mầm bệnh. Người ta nuoi chuột bạch với mục đích bán cho các đơn vị thường xuyên thí nghiệm nhiều hơn làm cảnh.
Bạn đã chọn được chú chuột nào chưa, bạn yêu thích loại nào nhất? Hay những đặc điểm nào bạn thích nhất?
Các Loại Chim Cảnh Đẹp Được Ưa Chuộng Hiện Nay
Danh sách các loài chim cảnh đẹp chuộng nuôi
1. Chim Yến Phụng
Yến Phụng là một loài chim cảnh đẹp thuộc bộ Vẹt, có nguồn gốc từ Châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus Undulatus. Đầu tiên người ta nói rằng chim yến phụng là một loài chim hoang dã có màu vàng chanh, sau đó nhờ vào các khoa học kĩ thuật, người ta đã lai tạo ra các loài chim phụng có bộ lông nhìn màu sắc và bắt mắt hơn. Điểm để người ta yêu thích loại chim này đó chính là tính dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân thiện và gần như là tin tưởng tuyệt đối của chúng đối với tất cả các thành viên trong gia đình.
2. Chim Chích Chòe
Loài chim này có kích trung bình, ăn sâu bọ thuộc chi Copsychus và Trichixos. Các loài chim này thường sống trong các cánh rừng và vườn Châu Phi và Châu Á. Loài này có khoảng 10 loài trong đó Việt Nam nhiều người thường nuôi chích chòe than và chích chòe lửa. Con than thì có kích thước khoảng 20 cm kể cả phần đuôi. Lưng chim trống màu đen, đầu và mặt trên đuôi và cổ cũng đen, chỉ có phần dưới bụng dưới đuôi và hai vệt trên cánh là màu trắng. Con mái thì có màu xám đen tương đương với phần màu đen của con trống. Về loài chích chòe lửa thì có kích thước nhỏ hơn thân dài từ 23-28 cm. Chim trống có màu đen bóng với bụng màu hạt dẻ và lông trắng trên đít và đuôi ngoài. Chim mái có nâu hơi xám và thường có thân ngắn hơn chim trống.
3. Chim Họa Mi
Họa mi tên khoa học là Garrulux Canorus là một loài chim trong họ Leiothrichidae, chúng sinh sống ở các vùng bụi cây, rừng mở, rừng thứ sinh, vườn và công viên lên đến độ cao là 1800 mét so cới mực nước biển
Về vóc dáng thì chim này không có gì đặc biệt, thường có màu nâu hạt dẻ hoặc nâu vàng tùy từng loài chim, điểm để nhận biết là lông vùng quanh mắt màu trắng làm nổi bật đôi mắt của chim. Tuy chúng không được các nhà chơi chim đánh giá cao về ngoại hình, song đây chính là một bật thầy về giọng hót, đó chính là lí do chim này được lọt vào danh sách này.
4. Chim Chào Mào
Chào mào có tên khoa học là Pycnonotus Jocosus, là một loài chim trong họ Pycnonotidae, có một kích thước vừa phải thường sống thành đàn khá đông, chúng ăn các loại côn trùng và hoa quả, tổ chim hình cốc, làm trong các bụi rậm cây.
Chào mào có tổng cộng đến hơn 40 loài trong đó ở Việt Nam có khoảng hơn 20 loài. Các chim chào mào cơ bản ở Việt Nam gồm các loại: huế, trung mang, bạch, nữ hoàng, yếm khít, bạch tạng,….
Vẹt là loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài và 86 chi, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ, hầu hết các loài vẹt được phân bố khắp các miền nhiệt đới và một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.
Hầu hết các thành phần trong chế độ ăn uống của các loài vẹt là hạt, trái cây, chuối, chồi và các bộ phận thực vật khác. Số ít loài ăn động vật và xác thối, trong khi vẹt Lory chuyên biệt hóa để ăn mật hoa và trái cây mềm, ngoài ra một số loài vẹt còn ăn thịt. Đa phần các loài vẹt làm tổ trong các hốc cây. Đây được xem là một loài chim cảnh đẹp và thông minh khi có thể bắt chước được tiếng người.
Khướu định cư thành đàn nhỏ, làm tổ trên các bụi cây, tổ hình chén hoặc tổ có mái che. Con trống và con mái thường có bộ lông và vóc dáng giống nhau. Ở Việt Nam có 2 loại khướu đặc biệt là khướu mun và khướu ô.
7. Chim Cu Gáy
Cu gáy có tên khoa học là Streptopelia Chinensis, là một loài chim thuộc họ Columbidae. Với hình dạng giống như chim bồ câu nên rất thân thuộc với người dân Việt Nam. Chúng có kích thước từ 30-40 cm, các bộ phận như đầu, gáy, mặt búng nâu hơi tím hồng, đỉnh đầu và hai bên đầu phớt xám, phần dưới có thân màu hạt hơn. Lông hai bên phần cổ dưới và lưng trên có màu đen có điểm tròn trắng ở mút tạo thành một nửa vòng hở về phía trước cổ. Mắt nâu đỏ hay nâu với vòng đỏ ở trong, mép mí mắt đỏ, mỏ đen, chân đỏ xám.
8. Chim Vành Khuyên
Các loài chim khuyên nói chung khó phân biệt theo bề ngoài, bộ lông ở các phần trên của chúng nói chung hoặc là có màu hơi xỉn như màu oliu ánh lục, nhưng một số loài có phần lông ở họng, ngực hay các phần dưới màu trắng hay vàng tươi, và một vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Chúng có các cánh thon tròn và các chân khá khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa khoảng 15 cm. Tất cả các loài này đều sống thành bầy đàn lớn và chỉ tách ra khi chúng tới mùa sinh sản. Chúng làm tổ trên cây và đẻ từ 2-4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu là côn trùng, nhưng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật. Loài vành khuyên Châu Đại Dương có thể là vấn đề tại các vườn nho tại Úc, do chúng khoét các quả nho và do đó làm giảm phẩm cấp của họ.
9. Chim Sơn Ca
Sơn ca thuộc họ nhà sẻ với vóc dáng nhỏ như chim sẻ. Chim sơn ca cũng giống như chim chiền chiện, nhưng chúng thấp hơn, bụng và lông ở ức vàng nhạt, trên lưng và đầu có nhiều sọc xám đen. Với chim sơn ca Huế thì lông màu vàng hơn, trán có vân vảy cá. Sơn ca Đà Nẵng trán có vân khía, giống như các loài chim họa mi, vẻ ngoài của chúng chẳng được đặc sắc thế nhưng theo qui luật bù trừ thì chúng lại có một giọng hót rất tuyệt vời.
10. Chim Chìa Vôi
Chìa voi là một họ chứa các loài chim nhỏ trong bộ Sẻ với đuôi từ trung bình tới dài. Chúng bao gồm chìa vôi, manh manh và chim vuốt dài. Các loài chim này có thân hình mảnh dẻ, kiếm thức ăn là các loài sâu bọ trên mặt đất ở các vùng nông thôn. Chúng làm tổ trên mặt đất, đẻ trứng tối đa là 6 trứng với vỏ trứng lốm đốm. Họ này chứa khoảng 60 loài trong 5 chi, với hai chi độc loài, hai chi vừa phải và một chi chứa khoảng hai phần ba số loài.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết các loài chim cảnh dễ nuôi tại Việt Nam. Hãy chọn cho mình một chú chim cảnh để nuôi đi nào.
Điểm Danh Các Loại Chim Cảnh Dễ Nuôi Được Yêu Thích Nhất Hiện Nay
Không chỉ có vậy, chim chích chòe cũng là một loài chim cảnh dễ nuôi bậc nhất bởi lẽ vấn đề ăn uống của loài chim này vô cùng đơn giản và bất cứ ai khi nuôi chim cũng có thể dễ dàng đáp ứng được. Thông thường, thức ăn chủ yếu của chim chích chòe chính là những loài công trùng nhỏ có trong tự nhiên nên nếu có thể tìm kiếm được nguồn thức ăn này thì việc nuôi chim chích chòe sẽ vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, khi nuôi chim chích chòe thì có một vấn đề đáng lưu ý đó là chúng thường hót vào buổi trưa hoặc buổi tối, do đó việc nghỉ ngơi của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng đôi chút.
Mặc dù được nuôi làm cảnh, tuy nhiên chim vẹt vẫn mang khá nhiều bản chất hoang dã nên đôi khi trong nhiều trường hợp, chúng sẽ không nghe theo những yêu cầu mà chúng ta đưa ra. Bên cạnh đó, loài chim này khá hiếu động và thường xuyên di chuyển trong môi trường của mình, vì thế nên nếu nuôi vẹt thì có lẽ chúng ta sẽ mất khá nhiều thời gian để dọn dẹp. Tuy nhiên nhìn chung thì đây vẫn sẽ là một loài chim rất dễ luôn và mang tới rất nhiều sự thú vị cho chúng ta.
Bình thường, trong môi trường tự nhiên thì chim chào mào chỉ ăn các nguồn thức ăn chủ yếu như hoa quả cùng với một vài loài công trùng nhỏ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình nuôi mà không thể chuẩn bị được các loại thức ăn trên thì chúng ta cũng hoàn toàn có thể sử dụng các nguồn thức ăn khác bổ sung đặc biệt là cám chim. Do đó, vấn đề thức ăn là điều các bạn không cần lo lắng khi nuôi chào mào.
Đối với những ai mới nuôi chim cảnh, chưa có nhiều kinh nghiệm và muốn tìm kiếm các loại chim cảnh dễ nuôi thì chắc chắn chim sâu sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Mặc dù không có vẻ ngoài quá bắt mắt cũng như tiếng hót đặc biệt nhưng chim sâu lại là loài chim rất dễ kiếm, có thể tìm được ở khắp mọi nơi.
Thêm vào đó, loài chim này cũng không hề đắt một chúng nào và vấn đề ăn uống của chúng rất đơn giản. Vì thế nên, đối với những người nuôi chim mới và muốn nuôi để giải trí thì chim sâu sẽ rất phù hợp với các bạn.
Không chỉ là một loài chim thông minh, chim sáo còn được người nuôi đánh giá là một trong những loại chim cảnh dễ nuôi nhất hiện nay ở nước ta. Chim sáo có những đặc điểm vô cùng thú vị, nhất là những biểu hiện vô cùng khác lạ của chúng khi tiếp xúc với con người, đây cũng là một điểm tạo sự thu hút của chim sao đối với người nuôi so với các loài chim khác.
Nguồn thức ăn của chim sáo vô cùng đa dạng và dễ tìm kiếm. Khi nuôi loại chim này, chúng ta chỉ cần tìm thức ăn cho chúng thông qua các nguồn như châu chấu, cào cào hoặc một số loại côn trùng khác. Đó đều là những loại côn trùng rất dễ bắt ngoài đồng cỏ hoặc tìm mua trên thị trường. Ngoài ra, chim sáo cũng có thể ăn cám chim, vì thế nên khi nuôi chim sáo, việc chuẩn bị thức ăn cho chúng hoàn toàn không phải là vấn đề.
Danh Sách Các Loại Chim Sáo Ở Việt Nam Hiện Nay Biết Nói
Chim sáo là loài chim có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành chúng chỉ dài khoảng 15 – 30cm, cân nặng dao động khoảng 35 – 220 gam. Đây là loài chim rất nhanh nhẹn, phần đầu của nó nhỏ, hơi dẹt, phần mỏ dài nhọn và rất cứng. Đôi mắt tròn, tùy thuộc vào màu lông để quyết định màu mắt (có thể là màu đen hoặc màu nâu).
Cổ của giống chim này khá dài, phần thân có kích thước cơ thể lớn hơn nhiều so với phần đầu, lưng thẳng và bụng hơi ưỡn.
Cánh của chim sáo khá dài và chắc khỏe. Đôi chân của chúng cao, nhỏ và khá khô, mỗi bàn chân được chia thành 3 ngón lớn dài có móng sắc nhọn và 1 ngón ngắn ở phía sau để giúp chúng bám chặt hơn vào các cành cây. Đuôi của chim sao khá dài và lớn.
Lông của chim sáo được cấu tạo bởi 2 lớp, một lớp lông mềm bên trong có màu trắng hơi pha đen và lớp lông cứng ở bên ngoài rất dài. Tùy thuộc vào từng dòng, màu sắc của chim cũng thay đổi, tuy nhiên màu sắc cơ bản của giống chim này: màu đen, màu nâu và màu đốm sao xanh.
Chim có tên tiếng anh khoa học là Sturnus vulgaris, chúng có nguồn gốc đến từ khu vực Tây Á. Chim này có đôi chân rất chắc khỏe và hơi có màu đỏ hồng nhạt. Mỏ của chim đực thường có màu xám xanh, còn con cái thường có màu vàng. Khi chúng còn nhỏ, phần mỏ và bộ lông thường có màu nâu. Bộ lông khi trưởng thành thường có màu xanh dương và những đốm sao màu trắng, đốm của con đực thường dày hơn so với con cái.
Giống chim sáo này có kích cỡ cơ thể tương đối lớn, khi trưởng thành chúng có thể dài từ 20 – 25cm, cân nặng trung bình của chúng dao động trong khoảng 55 – 100gam và con đực thường có kích thước cơ thể lớn hơn so với con cái.
Chim sáo đen hay còn được gọi là chim sáo trâu. Chim này thường có thân hình thuôn dài, mỏ nhọn và cứng hơn những dòng chim sáo khác với điểm đặc biệt chính là phần lông trên đỉnh đầu giống những chiếc mào rất oai vệ. Mỏ cùng với đôi chân của chúng có màu vàng óng bộ lông đen óng mượt. Chim sáo đen tuy không phải dòng có bộ lông cũng như hình dáng đẹp nhất, nhưng chúng lại rất thân thiện và dễ dạy dỗ.
Sáo nâu có tên khoa học tiếng anh là Acridotheres tristis, là một trong những giống chim phổ biến nhất ở Việt Nam, phân bổ chủ yếu ở khu vực bán đảo Đông Dương. Chim sáo nâu có thân hình cân đối giữa đầu và người. Phần đầu, cổ và đuôi của nó có màu đen bóng. Ngực của chúng có màu nâu xám, lưng – lông cánh – ngực thường có màu nâu nhạt.
Ở phần viền lông cánh có màu đen và trắng. Mắt của chim sáo nâu khá tròn, viền xung quanh mắt của chúng có màu vàng nhạt, lòng mắt có màu đỏ. Mỏ và chân có màu vàng sáng hoặc vàng cam.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Loại Chuột Cảnh Phổ Biến Hiện Nay trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!