Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chọn Chích Chòe Đất Để Nuôi mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CÁCH 1: 1. Chim đẹp: Là chú chim cao chân, dài mình, thon nhỏ, lông mỏng và ốp, vạch trắng ở 2 cánh rõ ràng, đứng cao cầu, vươn thẳng đầu, mau mỏ (luôn kêu tạch tạch chẳng hạn), đuôi bản rộng, linh hoạt, dài, thường xuyên xòe, cụp, đập cầu… chất lông đen ánh xanh. Đầu xà, trán vuông, mép sâu, mỏ dưới mỏng, cổ thắt. Nhiều người chơi chòe đất không thích chim to, cao nhưng em thì lại cứ thích các chú to, khỏe, nhìn lực lưỡng, đại khái là vừa to nhưng chân phải cao :d 2. Chim chơi hay là khi để gần lồng chòe khác (tương đối) không lao vào đánh mà chịu hót, đầu xù, đuôi xòe ra, lông bù lên, “ra bộ” căng phồng vạch trắng ở cánh và gần đuôi, hót nhiều giọng. Nhiều chú nhảy lò cò như múa lân, làm nhiều trò khá vui mắt.
Tất nhiên các đặc điểm này chỉ có khi chim căng, mà nuôi được chòe đất căng ở miền Bắc không dễ lắm .
Như các bác trên đã nói, sau khi chọn chim con (tránh nuôi chim mộc, thậm chí nuôi chim khá thuộc từ mộc lên vì giọng ngắn và chán) các bác đem về đút mồi, bịt và quây nóc lồng và đặc biệt là đút mồi liên tục ngay cả khi chim hoàn toàn trưởng thành để chim luôn dạn dĩ. Nên nuôi ốp cùng chòe th
an, cũng hay là chim non học hót cũng tưong đối trùng với thời gian chòe than căng trong năm nên nuôi gần nhau (cho chim học hót).
Các bác nhớ tập cho chim sang lồng tắm ( đi mua chim người khác nuôi mà quên hỏi chim sang lồng tắm và tắm như thế nào là 1 thiếu sót đấy các cụ ạ) và tập cho cháu nó tắm.
Chòe đất thích nắng và chịu nắng tốt nhưng cũng không đến nỗi kém chịu rét lắm đâu ạ, có lẽ do mấy năm gần đây chất lượng cám, mồi tươi sẵn nên đa phần các chú đều chịu được mùa đông ở miền Bắc mà chỉ cần để các chú ở chỗ khuất gió là được. Mùa nào thì mùa, các cụ quên không cho cháu xơi dế, cào cào và điểm xuyết ít sâu tươi thì… chả bao giờ các cháu nó nên người :d. Nhu cầu về mồi tươi của chòe đất hình như không giới hạn, các cụ phải cho ăn đều, dù là lúc cháu nó căng hay chùng, thay lông hay đang chơi tốt!!! Số lượng thì có thể thay đổi, VD như thay lông ăn nhiều dế, cào cào mà không sâu… chẳng hạn.
Kể cả mùa đông các cháu nó cũng cần tắm, nhưng 1 tuần 1 lần là quá đủ và phải cho vào buồng tắm (không gió) + nước ấm + ngày nào đỡ đỡ rét.
Do không nhiều người chơi nên các bác cần tìm mấy ông bạn cũng có chòe đất để.. giao lưu khi chim bắt đầu lên. Có đem đi (gặp chim lạ) cháu nó mới hót nhiểu, mới ra bộ, ra giọng và thể hiện mình là con chòe đất. Chứ ở nhà, chúng nó chỉ hót chơi chơi (cũng hót nhiều tiếng đồng hồ/1 ngày khi căng) nhưng chả bao giờ thấy bù người, xòe xoẹt hay ra giọng lạ như khi nhìn thấy con chim khác
Chăm sóc nói chung thì cũng như các giống chim khác: ăn, tắm, phơi, ngủ nghỉ… em nghĩ không có gì quá khó. Nghĩ gì viết nấy nên các bác thông cảm, túm lại, theo em, mấy vấn đề cần nhất: – Mồi tươi đều hằng ngày – Tập tắm và bịt lồng (khi chim non bắt đầu đủ lông) để tránh lộn, ngoái. – Ốp chòe than cho học giọng (ốp cả năm ấy các bác ạ) và đợi đến ngày chim hót xổng nhiều để đi gặp “người cùng cảnh ngộ” thôi sm:75 Tuy không nuôi chòe đất nhiều nhưng cũng có đôi lời chia sẻ cùng các bạn muốn chơi chòe đất ở miền Bắc sau khi cóp nhặt khắp nơi: 1. Chim đẹp: Là chú chim cao chân, dài mình, thon nhỏ, lông mỏng và ốp, vạch trắng ở 2 cánh rõ ràng, đứng cao cầu, vươn thẳng đầu, mau mỏ (luôn kêu tạch tạch chẳng hạn), đuôi bản rộng, linh hoạt, dài, thường xuyên xòe, cụp, đập cầu… chất lông đen ánh x**h. Đầu xà, trán vuông, mép sâu, mỏ dưới mỏng, cổ thắt. Nhiều người chơi chòe đất không thích chim to, cao nhưng em thì lại cứ thích các chú to, khỏe, nhìn lực lưỡng, đại khái là vừa to nhưng chân phải cao :d 2. Chim chơi hay là khi để gần lồng chòe khác (tương đối) không lao vào đánh mà chịu hót, đầu xù, đuôi xòe ra, lông bù lên, “ra bộ” căng phồng vạch trắng ở cánh và gần đuôi, hót nhiều giọng. Nhiều chú nhảy lò cò như múa lân, làm nhiều trò khá vui mắt.
Tất nhiên các đặc điểm này chỉ có khi chim căng, mà nuôi được chòe đất căng ở miền Bắc không dễ lắm .
Như các bác trên đã nói, sau khi chọn chim con (tránh nuôi chim mộc, thậm chí nuôi chim khá thuộc từ mộc lên vì giọng ngắn và chán) các bác đem về đút mồi, bịt và quây nóc lồng và đặc biệt là đút mồi liên tục ngay cả khi chim hoàn toàn trưởng thành để chim luôn dạn dĩ. Nên nuôi ốp cùng chòe th**, cũng hay là chim non học hót cũng tưong đối trùng với thời gi** chòe th** căng trong năm nên nuôi gần nhau (cho chim học hót).
Các bác nhớ tập cho chim s**g lồng tắm ( đi mua chim người khác nuôi mà quên hỏi chim s**g lồng tắm và tắm như thế nào là 1 thiếu sót đấy các cụ ạ) và tập cho cháu nó tắm.
Chòe đất thích nắng và chịu nắng tốt nhưng cũng không đến nỗi kém chịu rét lắm đâu ạ, có lẽ do mấy năm gần đây chất lượng cám, mồi tươi sẵn nên đa phần các chú đều chịu được mùa đông ở miền Bắc mà chỉ cần để các chú ở chỗ khuất gió là được. Mùa nào thì mùa, các cụ quên không cho cháu xơi dế, cào cào và điểm xuyết ít sâu tươi thì… chả bao giờ các cháu nó nên người :d. Nhu cầu về mồi tươi của chòe đất hình như không giới hạn, các cụ phải cho ăn đều, dù là lúc cháu nó căng hay chùng, thay lông hay đ**g chơi tốt!!! Số lượng thì có thể thay đổi, VD như thay lông ăn nhiều dế, cào cào mà không sâu… chẳng hạn.
Kể cả mùa đông các cháu nó cũng cần tắm, nhưng 1 tuần 1 lần là quá đủ và phải cho vào buồng tắm (không gió) + nước ấm + ngày nào đỡ đỡ rét.
Do không nhiều người chơi nên các bác cần tìm mấy ông bạn cũng có chòe đất để.. giao lưu khi chim bắt đầu lên. Có đem đi (gặp chim lạ) cháu nó mới hót nhiểu, mới ra bộ, ra giọng và thể hiện mình là con chòe đất. Chứ ở nhà, chúng nó chỉ hót chơi chơi (cũng hót nhiều tiếng đồng hồ/1 ngày khi căng) nhưng chả bao giờ thấy bù người, xòe xoẹt hay ra giọng lạ như khi nhìn thấy con chim khác
Chăm sóc nói chung thì cũng như các giống chim khác: ăn, tắm, phơi, ngủ nghỉ… em nghĩ không có gì quá khó. Nghĩ gì viết nấy nên các bác thông cảm, túm lại, theo em, mấy vấn đề cần nhất: – Mồi tươi đều hằng ngày – Tập tắm và bịt lồng (khi chim non bắt đầu đủ lông) để tránh lộn, ngoái. – Ốp chòe th** cho học giọng (ốp cả năm ấy các bác ạ) và đợi đến ngày chim hót xổng nhiều để đi gặp “người cùng cảnh ngộ” thôi
Cách Chọn Chích Chòe Đất Đẹp
Chim chòe đất là loại chim nhỏ có giọng hót, cách chơi rất đẹp nên được nhiều anh em chơi. Chích chòe đất hay còn gọi là sẻ bụi đen, thuộc bộ sẻ, phân họ chích chòe (Turdidae), sống ngoài đồng cỏ, bụi cây, thường kiếm ăn và làm tổ trong các hốc đất nên có tên gọi chích chòe đất. Loài này có nhiều ở miền Đông và Tây Nam bộ .
Tên khoa học: Saxicola caprata, tên tiếng Anh: Pied Bushchat. Chòe đất thích nắng, ăn thức ăn chủ yếu là các loại sâu bọ, giun đất, dế, cào cào. Chia sẻ kinh nghiệm chọn chòe đất đẹp, tố chất.
Trước tiên anh em chọn chòe đất trống, chim chòe đất phân biệt trống mái cực kỳ dễ dàng. Chim trống có màu lông trắng 2 bên cánh, chim mái không có. Khi chim trưởng thành thì con trống có màu lông mình đen tuyền, chim mái thì màu nâu đen.
Một chú chòe đất đẹp thì gồm các yếu tố : Chim khỏe mạnh, lanh lợi. _Thân mình : dài đòn, trường đòn. _Chim có tướng đứng trên cầu thẳng, hay còn gọi là cao cầu. _Đầu xà, đầu xà là những chú chim có đầu dẹt. _Mỏ chim dài, mép mỏng. _Bộ lông mỏng và óng mượt. Để là các yếu tố để có chú chòe đất đẹp và dữ chim, nhưng để kiếm đủ các yếu tố trên thì hơi hiếm, chỉ cần vài yếu tố là tốt rồi. Có nhiều người hay chọn đầu bi, cổ thắt ,mỏ ngắn nhưng theo mình thì loại đó không dữ chim. Chọn được chú chim ưng ý chúng ta bắt bất tiến hành vào cám cho chòe đất và thuần hóa em nó. Chúc anh em tuyển được chú chim đẹp.
Cách Chọn Chích Chòe Đất Và Chơi Chim Đúng Cách
Ở đời sung sướng nhất là biết “ăn đúng nơi, chơi đúng cách”. Chơi chim là phải biết coi tướng của chim, một nghệ nhân chơi chim lão làng ở quận 3, chúng tôi cho biết: “Chim chích choè lửa quý là chim có mặt cú đầu xà trông rất dữ dằn, vảy đều và dày, chân cao ráo. Chim khoẻ mạnh, sung sức, chân hồng, cổ họng đỏ thì mới được gọi là chim đủ lửa.
Chim chào mào nuôi làm kiểng (loại choắt mào) nên chọn con có chít đỏ. Chim chào mào đủ lửa là những con có đồng tử hai mắt nhỏ, gom lại, họng màu vàng nghệ. Đối với các loại chim hót như oanh, bạch yến, hoạ mi… thì nên chọn chim có giọng chuẩn, đòn dai, dáng mình dài, mỏ thanh, giàn yếm dày, đậm, thân hình cân đối, chân vảy đều, ngắn và siêng hót. Tướng này gọi là tướng “liền lạc”, rất đáng đồng tiền”.
Nếu mua hoặc bẫy chim bôi, nên tìm chim có lông báo (một nửa giống lông chim già, một nửa giống lông chim con, lốm đốm), chú ý chọn giống tốt căn cứ theo yếu tố địa lý sinh trưởng. Từ một chú chim bôi, chưa đủ lửa, nếu biết cách chăm sóc cẩn thận, tẩm bổ bằng các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đúng liều lượng, kết hợp với phương pháp huấn luyện tích cực thì sau một thời gian, giá trị của nó sẽ tăng lên gấp 3 – 4 lần so với ban đầu.
Mà huấn luyện chim không thể một ngày một bữa mà thành công. Một con chim phải biết tất cả các nước chơi, từ hót bình thường đến sổ (hót hết giọng), chẻ (hót thị uy, ra oai) và rũ (múa) thì mới được xếp vào hàng có đẳng cấp. Đặc biệt đối với chim hót, giọng chuẩn được xem là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Con chim có bề ngoài khoẻ mạnh, tướng đẹp nhưng giọng hót lai thì chẳng khác nào “hoa đẹp mà không có hương thơm”.
Anh Thanh Hoá, một nghệ nhân chơi chim ở Đà Lạt giải thích rõ hơn: “Nếu nuôi chim mà nhốt ru rú trong lồng thì có khác nào người đẹp trong tranh, chim quen ăn sung, tắm sướng sẽ dễ trở nên lười biếng, không chịu hót”. Dân chơi chim thường hay mang chim đến các câu lạc bộ chơi hoặc ra công viên để chúng có dịp tiếp xúc với đồng loại, nói đúng hơn là có dịp thử sức, tranh tài cao thấp.
Chim có tính hiếu thắng, ghét nhau vì tiếng hót, không con nào chịu thua con nào. Cũng nhờ vậy mà giới chơi chim mới có trò “chọi chim”. Trong một cuộc thi chim, những chú chích choè, hoạ mi, sơn ca… gặp nhau là muốn trổ tài thi thố với nhau về giọng hót, vũ điệu. Hấp dẫn nhất là những trận đấu cân sức, cân tài.
Các chú chim thi nhau hót càng lúc càng khoe hết tài nghệ của mình, người chủ được dịp mát mặt, không uổng công luyện tập bấy lâu. Những chú chim dày dặn kinh nghiệm “chiến trường”, có cơ hội giao tiếp với nhiều đối thủ giỏi sẽ nhanh chóng rèn giọng hót ngày một điêu luyện hơn. Nhưng đoạn hậu đài thì tình huống hơi gay go: chú chim nào cảm thấy thua kém đối thủ sẽ xù lông, giận dữ như đòi ăn thua đủ.
Lại nói về múa cũng có nhiều kỹ thuật. Giống như một vũ nữ, múa là cách thức biểu diễn vẻ đẹp thân thể, chim phải làm được các tư thế cực kỳ điêu luyện như xoè cánh, xoè đuôi, mỏ líu, trườn xung quanh lồng. Thêm một lần nữa phải kể đến công phu của người nuôi chim. Tất cả các loài chim có mùa thay lông từ tháng 5 đến tháng 11. Muốn chim có bộ mã đẹp, thời gian này chim cần được chăm sóc tốt. Thức ăn chủ yếu là cám Con cò, ngoài ra còn bổ sung thêm một số thực phẩm khác như trứng, sâu khô, đậu xanh, đậu nành, bột Bích Chi, gạo lức, tép hoặc vỏ sò.
Anh Dũng, người sở hữu gần 20 con chim chích choè lửa, chào mào, chích choè than và khướu, cho biết: “Tùy theo cách chơi mà cân đối liều lượng khác nhau. Nhưng khẩu phần thức ăn hằng ngày buộc phải có trái cây và trước thời gian chim thay lông cần bổ sung côn trùng tươi như sâu, cào cào. Riêng đối với chào mào, do đặc tính ít thích ăn đồ tươi nên khoảng 2 – 3 ngày cho ăn 5 – 10 con cào cào non là được”.
Sau thời gian thay lông, chim bắt đầu chuyển qua thời gian “nung lửa”. Theo lời anh Dũng, thời gian này nên chăm sóc cho chim của mình sung sức bằng cách bổ sung thức ăn tươi như cam, khoai lang, cào cào.
Ngoài việc chăm sóc chim hằng ngày, trong suốt thời gian nuôi chim, dân chơi không ai không nhớ cho chim tắm nắng buổi sáng và giữ nhiệt độ trong lồng ổn định.
Chim quý phải ở lồng sang
Lồng chim trị giá từ 5 – 10 triệu đồng là chuyện bình thường, bởi một con chim quý như yến, tiểu mi, tiểu than, hoàng tước, thanh tước… có giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Tiếng hót của chúng lúc ngân nga, lúc trong trẻo, lúc êm ái như gió thoảng… làm cho lòng người vô cùng sảng khoái. Tóm lại, phải cầu kỳ một chút mới nâng lên được thành thú chơi
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chích Chòe Đất
Chim chích choè đất hót rất hay. Khi hót chúng kết hợp với cánh và đuôi nên chúng là một đối tượng nuôi lồng rất được ưa chuộng.
Tuy nhiên, chim rừng hót thì hay nhưng khi nuôi nhốt lồng, chim rừng rất nhát khó thuần hoá. Do vậy, chim được nuôi được chọn là chim ổ, chim chuyền. Chim non được bắt từ khi mùa sinh sản bắt đầu. Thông thường, những con non bắt từ đầu mùa thường “khôn” hơn và khoẻ hơn, vì bố mẹ chúng thường là chim trẻ tuổi, có sức khoẻ để kiếm mồi và có tố chất mạnh mẽ để bảo vệ lãnh thổ. Chim bố trống lại có sức hút kỳ diệu, nổi bật hơn những con trống khác về giọng hót, về kỹ năng múa cánh – nhấp đuôi để thu hút con mái. Nên lựa những con chim non đầu mùa.
Ngoài tự nhiên, chim chích choè đất ăn sâu bọ và các loại côn trùng nhỏ nên khi nuôi, chúng ta cho chúng ăn cào cào, sâu gạo, trứng kiến … kết hợp cùng với bột đậu phụng (rang) trộn với lòng đỏ trứng vịt.
Chim rất thích tắm nắng và tắm nước. Hàng ngày, nên cho chúng tắm nắng khoảng 30′ từ khoảng 6:30′ – 7:00 sáng là tốt nhất. Chim được tắm nước thường xuyên sẽ cho bộ lông óng đen rất mượt mà và cũng làm cho chim mau dạn người.
Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này.
Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.
Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.
Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.
Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết. Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn.
Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.
Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.
Nói gió là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.
Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước.
Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi.
Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.
Cầu lồng tắm nên đặt ngang với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.
Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.
Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.
Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới..
Chích chòe đất được nuôi trong lồng cao 32cm, đường kính đáy 23 – 25cm là phù hợp, hiện nay chỉ cần ra tiệm chim nói mua lồng chòe đất là ta sẽ có được rất nhiều lựa chọn cho con chim cưng của mình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chọn Chích Chòe Đất Để Nuôi trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!