Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chọn Chim Khuyên Mộc, Bổi Đúng Chuẩn mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách chọn khuyên bổi trong lồng tập thể
Nhìn thẳng vào cửa lồng: Khi nhìn như vậy thì chỉ nhìn được mỏ và bộ mặt.
Nhìn từ đỉnh lồng xuống: Nếu muốn nhìn vóc dáng con chim xem dài hay ngắn đuôi xòe hay không xòe thì các bạn nhìn thẳng từ đỉnh lồng chim xuống thì nhìn rõ hơn .
Nhìn thẳng theo chiều rộng của lồng: Còn muốn nhìn đầu con mặt con chim thì nhìn thẳng chỉ rõ được một phần, các bạn nên nhìn từ chiều rộng của lồng lúc đó con chim mộc sẽ không hoảng đứng yên các bạn có thể nhìn rất rõ con nào đầu mặt mỏ có đẹp hay không, chân nó có cao hay không, móng trắng hay đen, họa dày hay mỏng sẽ lộ hết.
Chọn khuyên bằng cách nhìn vóc dáng
Bộ của khuyên
Bộ nhỏ dài và cao : Những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp. Đầu, mặt nhỏ và nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn. Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.
Bộ to dài : Những con khuyên to dài cũng được coi là ít gặp vóc dáng to như con khuyên nâu. Có những con to gần bằng con thạch yến. Những em này líu rất tệ, líu ngắn không đảo tiếng tất nhiên là cũng có những con tiếng hay.
Bộ ngũ đoản : Đây là bộ chim đẹp và hiếm hơn bộ nhỏ dài. Bộ ngũ đoản là : thân mình, mỏ, chân, cổ, đuôi, đều ngắn hơn các con khác. Những con này cũng được liệt vào bộ dạng cổ quái sẽ có những điểm hay riêng của nó.
Bộ vai to đầu tròn : Những con chim này thường thì người ta không thích lắm vì trông không được đẹp lí do là nhìn vai to đầu tròn mặt con chim nhìn sẽ không dữ, vóc dáng con chim thì người chơi hay gọi là mình ‘ củ đậu’. Theo kinh nghiệm thì những con chim này nuôi khá mau líu chơi bền, dễ chơi tất nhiên là cũng có con hay con dở. Vì đây là sở thích hình dáng con chim của mỗi người. Nếu mà con chim tiếng hay dễ nuôi mà vóc dáng có xấu một tí thì vẫn chấp nhận được. Những con chim có vóc dáng đẹp thường thì nuôi rất ỏng ẹo mà chưa chắc líu đã hay hơn những con ô mai xấu.
Mỏ: Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.
Hàm: Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ mau mỏ.
Bộ họa của chim: gồm họa đơn và họa kép. Họa kép nhìn chim dữ tướng và đẹp hơn.
Lông đuôi: Lông đuôi của con chim phải đủ 12 cái là chuẩn có những con 11 cái thì vẫn được, nhưng có những con chỉ có 9 cái sau này chim căng trông đuôi tóp sẽ mất cân dối với con chim.
Đó là cách chọn chú chim qua hình dáng, để hội đủ các yếu tố trên thì cũng hơi khó, chúc anh em thành công.
Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Căng Lửa, Lông Đẹp Đúng Chuẩn
Thời gian đăng: 16:57:29 PM 21/12/2020
Chim vành khuyên đã quá quen thuộc với những người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nuôi chim vành khuyên căng lửa, sống lâu. Bài viết này GẠO CƯNG sẽ cùng quý vị tìm hiểu về các cách nuôi loài chim này.
Tổng quan về chim vành khuyên
1. Đặc điểm của chim vành khuyên
Đây là loại chim thuộc họ vành khuyên, bộ chim sẻ. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Phi, hay miền nam Châu Á, hoặc một số hòn đảo Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Chim khuyên có kích thước nhỏ giống chim sâu, đầu to, mỏ vàng, trán rộng, hàm sâu.
Mắt loài chim này xếch lên theo hướng đỉnh đầu, xung quanh mắt vành đai có màu trắng với đôi cánh thuôn tròn.
Lông chim thường mỏng, ngắn, óng ả và tơi, đặc biệt đôi chân rất khỏe.
Chim khuyên sở hữu giọng hót thánh thót, cao vút và trong trẻo, đặc biệt chúng có thể bắt trước được giọng hót của các loài chim khác.
Chim sống theo bày đàn ở ngoài trờ và chỉ tách ra khi đến mùa sinh sản. Chúng thường làm tổ trên cây và đẻ từ 2 – 4 quả trứng.
2. Phân loại chim vành khuyên
Ở miền Nam loài chim khuyên được chia làm hai loại:
Khuyên vàng: Phần lông dở dưới mỏ và ngực chim có màu vàng óng
Khuyên xanh: Lông ngực và bụng có màu vàng lục
Ở miền Bắc loài chim khuyên được chia ra làm 2 loại
Khuyên xanh: Lông ngực và lông bụng có màu vàng lcucj
Khuyên xanh Trung Quốc: Những loài chim sống sứ lạnh, đến từ Trung Quốc.
Hiện nay, các loài chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên Hải. Chúng thích hợp sống ở độ thấp, sinh đẻ vào mùa mưa.
Cách nuôi khuyên căng lửa
Một chim khuyên đẹp, hót hay và căng lửa là mong muốn của tất cả những người nuôi chim. GẠO CƯNG sẽ chia vẻ một vài mẹo giúp bạn đọc vận dụng vào quá trình nuôi chim khuyên một cách tốt nhất.
1. Nhận biết chim căng lửa
Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu chim căng lửa là gì? Chỉ cần quan sát một số đặc điểm như:
Mắt chim màu đỏ, đậm lên từng ngày
Lông chim thường ôm sát vào người
Chim kêu nhiều trong ngày
Phân chim có dấu hiệu nhỏ hơn mọi ngày
2. Chăm sóc chim vào lửa
Sau 1 tháng chim vành khuyên mọc lông là thời điểm bắt đầu vào lửa. Ở thời kỳ này chim rất dễ nuôi vì chúng đang đạt trạng thái cân bằng.
Sau khi chim thay lông xong, bạn cần chú trọng nhiều vào chim vành khuyên ăn gì cho đủ dinh dưỡng, chế độ tắm nước, tắm nắng một ngày như thế nào. Sau một tháng đấy chính là thời gian chim bắt đầu vào lửa.
3. Chim vành khuyên ăn gì căng lửa?
Trong cách nuôi chim vành khuyên căng lửa thì chế độ dinh dưỡng quyết định đến 50% sự thành công. Các bạn có thể bổ sung thêm một số loại thức ăn như bột tép, đường, bột sâu khô để kích lửa cho chim. Ngoài ra bạn cần bổ sung thêm hoa quả giúp lông chim đẹp và có lợi cho đường tiêu hóa.
Quả cam giúp chim giải nhiệt, bộ lông mượt mà hơn
Cà rốt giúp chim lên màu đẹp
Dưa chuột hỗ trợ giải nhiệt, bộ lông mượt mà
Chuối tây tốt cho hệ tiêu hóa của chim khuyên, hạn chế tiêu chảy
Không nên cho chim ăn nhiều cam sẽ gây tình trạng phân nát
Không nên uống nước hoa quả thay cho nước lọc thông thường.
4. Cách chăm khuyên líu tốt
Trong giai đoạn này, bạn cần treo lồng chim gần các lồng chim lạ để giúp chúng sung hơn và có thể bắt trước được giọng chim khác, đây là cách nuôi khuyên líu căng mà rất nhiều người áp dụng.
Bí quyết chim vành khuyên non
Khi bạn đang sở hữu một con chim vành khuyên nôn bạn cần xác định một số vấn đề như thức ăn, nước uống và luyện giọng hót cho chim non như thế nào?
1. Chim vành khuyên non ăn gì?
Chim khuyên non có thể ăn cám gà, cám số 0 đây là những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thức ăn tươi như dế, cào cào non từ 2 – 3 bữa một ngày giúp chim phát triển nhanh và khỏe mạnh. Chim non cần được bón cho ăn cho đến khi nuốt hết và đợi từ 5 – 10 giây mới bón tiếp. Cám cần được trộn sền sệt.
Lưu ý: Trong thời điểm này tuyệt đối không cho chim non ăn sâu quy (sâu gạo) do đặc tính loài chim này rất nóng và có thể làm chết chim.
2. Nước uống cho chim khuyên non
Bổ sung nước sạch cho chim vành khuyên non hàng ngày bằng cách lấy ngón tay hoặc lông gà chấm vào chén nước rồi nhỏ từng giọt vào miệng chim. Mỗi lần như vậy chúng có thể uống từ 1 – 3 giọt nước.
3. Tắm cho chim khuyên non
Bạn nên nhớ rằng, chim non rất yếu không nên tắm tát cho chúng khi giai đoạn nằm ổ. Sau khi chim biết đậu hoặc tập mổ thức ăn thì mới cho chim tắm. Thời gian tắm thích hợp là sau 12 giờ trưa ở nơi thoáng mát, không có nắng trực tiếp.
Lưu ý: Chỉ cho chim tắm từ 10 – 15 phút và 2 ngày / lần.
4. Cách nuôi khuyên bổi nhanh líu
Để chim vành khuyên có giọng hót hay bạn cần tập luyện cho chúng ngay từ bé bằng một chế độ chăm sóc tỉ mỉ.
Thường xuyên chơi với chim, vuốt ve và sờ gãi chim từ bé để chim mạnh dạn và thân thiết với chủ hơn.
Để chim khuyên líu hay cần thường xuyên bật video có giọng hót chích chòe hoặc khuyên lứu chòe để chim học tập và luyện giọng.
Nên cho chim nghe giọng vào lúc đang ăn từ 2 – 3 lần/ ngày (mỗi ngày từ 20 – 30 phút)
Cám khuyên nào tốt nhất?
Cám đậu xanh là sự lựa chọn tốt nhất cho chim vành khuyên, bạn có thể thực hiện tại nhà theo công thức sau:
Trộn 100g đậu xanh vào nước và ngâm trong 2 giờ
Sau đó, gạn sạch nước rồi hấp chín và phơi khô
Sử dụng máy xay nhuyễn bột đậu xanh trồi trộn với 6 lòng đỏ trứng gà hoặc trứng vịt
Tiếp tục phơi khô hoặc sấy khô
Sau đó, xay nhuyễn lần nước cho bột cám được tơi rồi bỏ vào hộp bảo quản nơi khô ráo.
Cách Chọn Chim Chào Mào Bổi Hay Chuẩn Các Tiêu Chí Cho Anh Em
Hầu hết các anh em chơi chim đều biết về chim chào mào. Đây là loài chim được rất nhiều anh em chọn nuôi bởi nét đẹp và giọng hót của chúng. Để chọn được chú chào mào đẹp thì chưa phải ai cũng làm được nhất là anh em mới chơi chim. Thế nên hôm nay mình sẽ giới thiệu đến anh em cách chọn chim chào mào bổi. Đảm bảo anh em sẽ tự có thể chọn cho mình một chú chim ưng ý.
Hầu hết các anh em chơi chim đều biết về chim chào mào. Đây là loài chim được rất nhiều anh em chọn nuôi bởi nét đẹp và giọng hót của chúng. Để chọn được chú chào mào đẹp thì chưa phải ai cũng làm được nhất là anh em mới chơi chim. Thế nên hôm nay mình sẽ giới thiệu đến anh em cách chọn chim chào mào bổi. Đảm bảo anh em sẽ tự có thể chọn cho mình một chú chim ưng ý.
Khi mua chào mào anh em nhìn trong lồng thấy con nào hay đuổi con khác, con nào đến gần nó thì nó đánh… Anh em chú ý đến những con nào bởi đây là những con khỏe mạnh, chơi hay… Sau đó anh em sẽ tiến hành quan sát nó theo các tiêu chí đầu, mào, tách đỏ…
Chào mào đầu to gốc mào dày
Chọn chào mào thì anh em phải chọn những con có đầu to. Những con chào mào đầu to là những con chim khỏe mạnh, dữ, và đấu rất hay. Những con này thường lấn lướt hẳn những con khác trong lồng.
Sau khi đã có được con chào mào đầu to thì anh em nhìn gốc mào của chúng. Con nào có gốc mào dày, càng dày càng tốt thì anh em duyệt. Anh em tuyệt đối không chọn những con chào mào có gốc mào gãy, khuyết dù nó có hót hay thế nào đi nữa.
Có một số loại mào chào mào phổ biến cho anh em tham khảo và lựa chọn:
Mào cui: Chào mào có cái mào ngắn, gốc mào dày. Đây là tướng chào mào trông lì lơm, thi đấu rất bền và bản lĩnh.
Mào Tê giác: Thường được gọi là mào tê, nhìn giống như cái sừng của con Tê giác. Mào tê giác này thì cũng nhiều nhưng nếu anh em tìm được con mào tê mặt quỉ thì hiếm lắm đấy. Con này mà đi đấu thì rất dữ dằn và ăn tươi nuốt sống đối thủ. Tuy nhiên giá của nó cũng rất chát đấy.
Mào đinh: Đây là chào mào có cái mào thẳng đứng và chóp nhọn. Chào mào này trông khá uy nghi và đĩnh đạc. Dòng này thì khá siêng hót và mau mỏ. Thế nhưng một số anh em không thích bộ mào này bởi khi mất bộ thì nó sẽ cụp về phía sau, không đẹp lắm.
Mào lân: Mào cong và chỉa về phía trước nhìn giống sừng của con lân. Những con này khi thi đấu lỳ lợm và không sợ. Dòng này khá hiếm và nếu chọn được con đầu bi mũ lân thì lại càng hiếm.
Tách chim to, xệ
Mỏ chim to, rộng
Chim chào mào chơi hay thì ai chẳng thích đúng không? Chính vì thế mỏ là thứ được nhiều anh em quan tâm. Làm sao để chọn được con chim siêng mỏ, to mồm thì anh em chú ý điểm này.
Chọn những con chim có gốc to, miệng rộng như thế nó sẽ to mồm và gắt gỏng hơn. Ngoài ra anh em cũng để ý những con có mỏ mỏng, ngắn. Đây là những con chào mào hót rất siêng theo kinh nghiệm của một số tiền bối. Chọn được mấy con này thì khi đấu nó sẽ to mồm và giọng hót uy lực, gắt gỏng hơn.
Hầu và yếm chim chào mào
Hầu là phần cổ của con chim tính từ gốc mỏ xuống dưới cổ. Phần này thì nó giúp tô thêm vẻ đẹp của con chào mào trông nó có oai vệ hay không. Ngoài ra nó còn báo hiệu nết của chim bền, dữ. Cái hầu chủ yếu làm tô điểm thêm vẻ đẹp bên ngoài của chim thôi, anh em thấy đẹp là được.
Anh em chọn hầu to thì chim sẽ có nét bền và giọng tốt. Anh em nhìn từ xương ở cổ con chào mào nó đưa ra làm phần hầu căng to. Còn nếu con nào có hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, nhỏ nhưng vang và rất đanh.
Yếm của chim cũng như hầu giúp tô thêm vẻ đẹp của chào mào. Mình hay chon con nào yếm có màu đen đâm và dày. Đặc biệt yếm mà cân đối và sâu xuống 2 bên thì con chim rất đẹp.
Mình chim thon dài
Mình chim thì anh em cứ chọn những con thon dài là được. Bộ lông thì phải ôm vào thân hình và có độ bóng như tơ, mượt như nhung.
Cánh chim là phần quan trọng
Chọn cánh cho chào mào là phần rất quan trọng. Đây là bộ phận quan trọng gần như nhất của bất cứ con chim nào. Nó sẽ giúp chim bay lượn và bung cánh dọa đối thủ khi thi đấu.
Chọn đuôi chim ngắn
Những anh em mới chơi chim hay cả chính mình ban đầu cũng thế, hay mắc một lỗi đó là chọn những con đuôi dài. Bởi khi nhìn vào bộ đuôi dài thì anh em sẽ có cảm tình hơn. Nhưng những con đuôi dài này thì có bản đuôi khá to, khi thi đấu sẽ bi kém linh hoạt.
Chân chim cao, to
Chân chim là phần anh em cần phải lựa chọn kỹ. Một con chim khỏe mạnh thì cặp chân của nó sẽ quyết định tất cả. Chọn nhầm những con chân yếu thì khỏi đánh đấm gì luôn.
Anh em chọn những con có chân cao, to. Những con này sẽ là những con nhanh nhẹn, hay bay nhảy. Những con này khi thi đấu thì nó sẽ dũng mãnh hơn rất nhiều.
<!-
Cách Chọn Chim Chào Mào Bổi Hay.
Đầu tiên các bạn nên biết về cách chọn trống mái trước đã. xem bài viết hướng dẫn phân biệt chào mào bổi trống, mái chính xác 100%.
Tiếp theo các bạn quan sát tổng quan trong lồng bổi cả hàng trăm con. Xem con nào có dấu hiệu “đầu gấu” nhất (đầu gấu ở đây là nó sẽ đuổi các con khác cắn hoặc nhưng con đó tới gần nó thì sẽ bị ăn đòn…) thường những con chim này bạn thấy được nó rồi thì các bạn chú ý đến nó các bạn sẽ thấy những điều khác biệt của nó với những con khác như: đứng 1 mình, chỉ 1 điểm đó (bay thì bay nhưng vẫn về chỗ cũ đứng). Khi thấy được con chim này thì tiếp theo các bạn quan sát và phân tích về nó theo các tiêu chí sau:
1. Đầu và mào chim: Về mào của chim chào mào theo mình biết thì có 4 loại các bạn ạ.
Là loại nào cong và chỉa về phía trước giống các sừng của con lân. Những con mào lân thường không mất dáng bộ khi thi đấu vì mào khi nào cũng dựng về phía trước. Nếu chọn được những con đầu bi mũ lân thì càng tuyệt vời hơn. Dòng này thì hơi bị hiếm, khi thi đấu rất lỳ và không biết sợ chim.
Là loại mào thẳng đứng, và có chóp mào nhọ. Theo quan điểm của tôi thì rất ít khi chọn dòng mào này, đồng ý rằng nhìn nó rất uy nghi đĩnh đạc nhưng khi nó mất bộ thì mào nó sẻ cụp về phía sau, nhìn không được đẹp lắm. Dòng mào đinh thì theo các anh em nghệ nhân là siêng hót, và mau mỏ.
Là loại mào ngắn, không cao, có gốc mào dày. Chim chào mào có mào cui nhìn tướng chim trông có vẻ rất lì lợm và bản lĩnh. Mà đúng thật, những con mào cui thường rất lì lợm và thi đấu rất bản lĩnh, bền bỉ.
Khi chọn chim các bạn phải chọn những con có đầu thật to, càng to càng tốt, vì những con có đầu to thường là chim khoẻ, dữ chim, thái độ thi đấu bản lỉnh và không biết sợ chim. Với cái tên gọi là chào mào rồi thì tất nhiên cái mào phải là ưu tiên số một.
Nhìn chung khi chọn chim thì anh em nên chọn những con có gốc mào dày, tuyệt đối không nên chọn những con có gốc mào bị gãy và bị khuyết, những con có gốc mào gãy hay khuyết thường nhìn rất xấu tướng và không bền chim.
Phần này mình có nói ở bài viết phân biệt chào chào trống, mái rồi. Ở bài viết này mình nói rõ thêm về cái tách của con chim chào mào trống sao cho đẹp và hay. Nhiều người bảo tách không quan trọng cho lắm nhưng mình thì ngược lại. Tách là một điểm nhấn rất mạnh trên khuôn mặt của chim. Nếu các bạn để ý kỹ sẻ thấy có rất nhiều con chim nó chỉ nhìn mặt đối thủ thì đối thủ đả lơ đi và bỏ đấu rồi. Khi chọn các bạn cố gắng chọn những con tách to, tách sệ xuống, nhìn trông rất dữ tướng.
Cái này chắc nhiều bạn biết rồi, một con chim siêng mỏ luôn là tiêu chí được rất nhiều anh em quan tâm và thích. Khi ra thi đấu nếu lọt vào top, khi đó nước đấu chim đã đều hết rồi thì trọng trài họ sẽ chấm tới giọng hót của con chim chào mào. Thường thì những con mỏ mỏng, mỏ ngắn, thường là những con chào mào hót rất siêng và nhặm mỏ. Chọn được con có gốc mỏ to nữa thì càng tuyệt vời luôn. Những con có gốc mỏ to, rộng khi thi đấu thì thường cố tỏ ra to mồm hơn, giọt hót gắt hơn, uy lực hơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chọn Chim Khuyên Mộc, Bổi Đúng Chuẩn trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!