Đề Xuất 3/2023 # Cách Chọn Họa Mi Già Rừng, Hót Giọng Rừng Chuẩn Nhất # Top 12 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Chọn Họa Mi Già Rừng, Hót Giọng Rừng Chuẩn Nhất # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chọn Họa Mi Già Rừng, Hót Giọng Rừng Chuẩn Nhất mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Chim họa mi rừng là giống chim gì?

Họa mi rừng là loài chim có nguồn gốc từ thiên nhiên hoang dã, hình dáng khá nhỏ nhắn, tính cách nhút nhát. Chúng sinh sống chủ yếu ở những vùng rậm rạp, nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp trung bình. Loài chim họa mi ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các vùng núi Tây Bắc.

Họa mi rừng là giống chim được nuôi khá phổ biến hiện nay

2. Đặc điểm hình dạng của chim họa mi rừng

Họa mi rừng là loài chim có đôi mắt rất đẹp, mắt của chúng tròn, đen nhánh, nhìn sáng long lanh và đen nháy. Mắt của chúng có nhiều màu, tuy nhiên chủ yếu là có màu viền xám, ánh như được vẽ.

Lông của họa mi có nhiều màu sắc khác nhau. Tùy theo từng vùng miền mà chúng sẽ có sự khác biệt về màu lông. Nếu là những chú chim họa mi ở miền Nam thì sẽ có màu nâu đất, xỉn. Còn họa mi ở Lạng Sơn sẽ có màu hung đỏ, màu đất như vùng núi này.

Họa mi thường thay lông vào khoảng từ tháng 7 đến cuối năm âm lịch. Những chú họa mi thuần được nuôi dưỡng sẽ thay lông sớm hơn và ổn định hơn họa mi ngoài hoang dã.

3. Cách chọn họa mi già rừng chuẩn

Đầu chim: Bạn cần phải chọn những con chim họa mi có “đầu rắn”. Nghĩa là khi chọn chim bạn cần chú ý quan sát đầu của chúng sao cho mỏ ở trên cùng so với đỉnh đầu, nhìn ngang giống một đường thẳng thì đó là chú chim họa mi tốt giống.

Mắt chim: Để có được chú chim già rừng chuẩn, bạn cần quan sát mắt chim, nhưng con có đồng tử nhỏ, các tia trong mắt càng to, càng nhiều thì càng tốt. Thấy mắt có thần khí, nhanh nhạy, màu sắc phải tươi.

Da mắt phải mỏng, quan sát nhãn cầu xung quanh con ngươi sẽ có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, xám, xanh, lam, hồng, vàng… Khi đi mua chim bạn sẽ trỏ ngón tay trước mắt chim, vẽ các hình tròn, hình chữ thập để xem phản ứng của chúng thế nào. Với những chú chim họa mi già rừng, khi vẽ mắt của chúng sẽ đứng im, và mắt sẽ đảo theo chiều ngón tay của mình. Điều đó chứng tỏ chứng đã dày dặn, có cá tính và phản xạ nhạy bén. Những con non, thiếu tự tin sẽ hoảng sợ và nhảy lung tung trong lồng.

Để chọn được chú họa mi già rừng cần phải dựa theo những tiêu chí nhất định

Chân: Chọn những chú họa mi có viền vảy chân tối màu, trông rắn chắc, khỏe mạnh, ngón chân không cần quá dài, bộ vuốt đẹp và cong như vuốt mèo.

Ngực: Ngực chim cần phải lớn và bằng phẳng

Lưng: Quan sát những chú chim họa mi rừng già sẽ có 2 vòm gồ lên, khi nhìn ngang hay chính diện đều sẽ thấy.

Lông: Chọn những con chim có lông tơi, xốp và mềm. Lông được sắp xếp theo trật tự. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh dài, lông đuôi dài trung bình. Đặc biệt với những chú chim lông ngực rẽ sang hai bên sẽ rất tốt.

4. Cách luyện họa mi hót giọng rừng

Để có được một chú chim hót giọng rừng bạn phải cho chim đi tập dượt, với những chú chim có tuổi lồng, già rừng thì thường sẽ có giọng nói rất trong và hay. Tiếng hót có hồn, giọng có tiếng suối. Chúng rất thông minh nên có thể học hót được nhiều loại giọng khác nhau như tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, giọng chích chòe…

Để chim họa mi hót hay, giọng cao bạn cho chúng đi tập dượt nhiều

Nếu bạn không có thời gian để cho chúng đi tập dượt thì bạn sẽ mua đĩa thu tiếng họa mi trống hót để chúng luyện nghe và tập theo. Muốn cho chim hót khỏe và hay cần phải bỏ hết áo lồng của chim, treo lên trên cao, yên tĩnh như thế chim sẽ hót rất hay và hót được nhiều loại giọng khác nhau.

Những chú chim họa mi rừng nếu không chịu đi tập dượt thì sẽ hót rất dở. Bên cạnh đó để chim hót hay và khỏe mạnh bạn cũng cần phải cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, môi trường sinh hoạt khoa học.

Chọn Nuôi Họa Mi Mộc,Mộc Dở, Thuộc, Già Rừng, Nuôi Non Lên

Giới thiệu các bạn một số loại chim và các phân biệt chúng, chọn chim, tìm mua:

1. CHIM HỌA MI THUỘC Chim Họa Mi đã đuợc nuôi trong lồng ít nhất 24 tháng, đã 2 lần thay lông trong lồng, tính cách, hình thể đã hoàn toàn ổn định (to, nhỏ, ngắn dài, chọi,hót, hoạt, định, đã rõ ràng) đã quen người,hoàn cảnh nuôi dốt, môi trường thành thị và có thể điều khiển cho hót theo ý chủ.

2. CHIM HỌA MI MỘC DỞ (BỔI LỠ) Chim Họa Mi đã được nuôi trong lồng từ 3 tháng đến dưới 2 năm (đã một lần thay lông trong lồng hoặc chưa lần nào) đã tương đối quen người nhưng tính cách hình thái chư ổn định.

3. CHIM HỌA MI MỘC (BỔI) Đây là chim mới bẫy được, còn dốt trong hộc nhỏ, đã biết ăn cám, gạo, nhưng còn rất nhát, khi mua về thả ra lồng to nếu không có phương pháp chúng sẽ sợ nhảy thúc vỡ cả mặt mũi và không giám hót.

4. CHIM HỌA MI NUÔI NON Đây là chim Họa Mi được bắt từ khi còn nằm trong tổ, chim được chủ chăm sóc, mớm thức ăn từ khi còn nhỏ. Về cơ bản chim giống chim Thuần. Chân Họa Mi non màu nhạt, trắng hơn, màu lông nhạt hơn mi già rừng và đặc điểm của chim Họa Mi non là hay bị tật ngoái ngửa. Cách để phân biệt chim Họa Mi nuôi non khá chính xác đó là bạn cho tay vào lồng, chim sẽ há mỏ chờ ăn.

5. CHIM HỌA MI GIÀ RỪNG Đây là chim HM đã sống ít nhất 1,5 năm trong tự nhiên, đã 2 lần thay lông trở lên, bản năng hoang dã đã rõ ràng, đã có cứ địa, đã sinh con đẻ cái.

6. CHIM HỌA MI BÁNH TẺ (CHIM TƠ) Chim Họa Mi có tuổi đởi tự nhiên từ 1 đến 5 tháng tuổi,mới rời tổ, vẫn sống theo đàn, đã tự kiếm ăn nhưng vẫn cần bố mẹ cho ăn và bảo vệ, chưa có lãnh địa, chưa thay lông. Dễ thuần, mau hót và cũng siêng hót,nhiều con dám đấu hót với cả chim thuộc.

7. CHIM HỌA MI CON Chim Họa Mi mới nở còn nằm trong tổ, chưa biết tự ăn, người nuôi phải đút cho ăn (thường là dưới 10 ngày tuổi) hay mắc bệnh (quăn lông, vẹo chân, lệch mỏ…) cần chăm sóc chu đáo, nhưng rất bạo, thuần và nếu biết cách có thể dạy được nhiều trò,hay hót .

Nguồn : Internet

Cách Chọn Chim Họa Mi Trống Chuẩn Nhất

Có 4 tiêu chuẩn để chọn họa mi như sau: Nhất nhãn (mắt), nhị đầu, tam mao (lông), tứ cước (chân). Cũng có người xếp: nhất nhãn, nhị mao, tam đầu, tứ cước.

1. Mắt chim họa mi trống

– Mắt chim hoạ mi không giống mắt người, không có lòng trắng mà chỉ có lòng “đen” (thực ra nó có nhiều màu). Ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử, bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt.

– Lưu ý: không nên mang chim ra ngoài nắng để chọn vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại, bạn sẽ nhầm đấy. Xung quanh đồng tử là lòng “đen” dân chơi chim gọi là “TẢY”, có nhiều màu tảy. Màu táy thường được chọn màu xanh đỗ xanh, màu nâu đen, màu cùi nhãn, các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là “CÁT”. Theo người Quảng Đông,Trung Quốc gọi “cát” là SA TẢY (Tiếng phổ thông Trung Quốc đọc là sa tỷ). Chữ sa có rất nhiều nghĩa (xe, sợi, cát, rơi…) chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi, tia, dây. Chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát. Vậy SA TẢY (SA = tia, TẢY = đáy, đế, nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT. Từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt, cần phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt. Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày, ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được. Về hình thể ban chọn “mắt méo” (dài, mí trên cong ít mí dưới cong nhiều), mắt “đầy” (nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân), thế là tạm ổn về mắt.

2. Đầu chim họa mi trống

Đầu chim họa mi có rất nhiều dạng: xà đầu, phương đầu, tiêm đầu, cáp giới đầu, nga đầu…). Nên chọn xà đầu (đầu rắn), loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng. Khi nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm, bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao, tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu, loại này thường có cái đầu to, nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.

3. Lông chim họa mi trống

Chọn lông tơi, sốp, mềm, lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhưng ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh dài, lông đuôi dài trung bình, ông bao đuôi dầy, to, lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng (tiết diên nhìn từ phía trước lại).

4. Chân họa mi trống

Nên chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm (chim già) không phụ thuộc màu, “đấm” to (chỗ phân ngón), ngón chân dài, móng dài thì hay khóa (túm vào cổ vào chân đối phương) nhưng không chặt, ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chăt.

* Lưu ý: Ngoài những tiêu chuẩn chính trên bạn cần chọn chim to con. Các bộ phận phải cân đối hài hòa, dài thì cùng dài (ngũ trường),ngắn thì cùng ngắn(ngũ đoản). “Ngũ” gồm: mỏ, cổ, thân, đuôi và chân. + Mỏ: thẳng, cong, ngắn, dài đều được miễn là sống mỏ cao, nét, không bị lép vẹo, gốc mỏ to, dầy. Đặc biệt gốc mỏ dưới càng dầy càng to càng tốt vì mỏ trên gắn chặt vào sọ nên rất khỏe, trong khi đó mỏ dưới rời tự do nên cần phải to dầy, khi mổ kẹp lực đòn bẩy tạo ra mới khỏe,mới mạnh. + Thân: nên chọn thân rùa như trên đã nói hoặc thân “trúc thùng” (ống trúc) nhìn tiết diện từ trước ra sau gần thành hình tròn. Lông my nên chọn “tuyến my”(my nhỏ, dài, thẳng) “câu loan my” (dài, cong dấu ngã). Các loại khác như:qua tử my,liên châu my,ngân tiền my… đều bỏ. Lông my nên chọn màu hơi xám, mịn. Chú ý: lông my chỗ trên mí mắt trên nếu có 1 – 2 chiếc lông đen nhỏ như hạt tấm lẫn vào (dân chọi chim gọi là “chỉ mỳ”) là không tốt.

chúng tôi

Luyện Chòe Than Hót Giọng Rừng 100% Thành Công

– Cảm ơn các bạn đã xem video: Luyện chòe than hót giọng rừng 100% thành công – Chích chòe than hót của chúng tôi hãy: – Đăng ký kênh để nhận được nhiều video hữu ích hơn tại: http://bit.ly/2NCnFVi – Tham gia nhóm CLB chim cảnh đất Việt để nhận được nhiều hơn kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chim cảnh tại: http://bit.ly/2L3BRVt + Kỹ thuật nuôi chim cảnh hót hay nhất trong lịch sử Việt Nam Những năm gần đây thú chơi chim cảnh rộ lên tại nhiều ở địa phương và các tỉnh thành phố. Nhưng dù là nuôi loại chim cảnh nào, để bắt đầu chúng ta nên tìm hiểu kĩ cách chọn và cách chăm sóc phù hợp với từng loại để mang lại chất lượng tốt nhất khi nuôi chim cảnh. + Nuôi chim cảnh – thú vui cầu kì, tinh tế +Người chơi chim cảnh thường rất tinh tế, điều này thể hiện qua cách chọn nuôi chim. Người đam mê chim cảnh thường căn cứ vào giọng hót, cách nhảy, cách chuyền uyển chuyển, nhanh nhẹn để đánh giá một con chim. +Mỗi loài chim có những giọng hót đặc trưng mà có lẽ chỉ người chơi chim mới nhận ra được, ví như chim họa mi sẽ có giọng hót lảnh lót, khiếu thì hót giọng trầm hùng, vành khuyên thì hót nhẹ nhàng, thanh thoát, giọng vang xa. + Tiêu chí để đánh giá tiếng hót của mỗi loài chim cũng khác nhau, với chim gáy thì tiếng hót phải đủ ba loại tiếng gáy gọi, gáy trận, chu; chích chòe khi hót phải phải vừa xoay cánh và đánh đuôi,… + Không những thế, người chơi chim cũng phải rất tinh tế khi chỉ cần nhìn qua màu lông, cách sải cánh, mỏ,… là biết được giá trị của từng con. + Nuôi chim cảnh – thú vui tỉ mỉ, kiên trì + Nuôi chim cảnh rất cần sự tỉ mỉ và kiên trì bởi muốn chim hót hay thì phải chăm sóc cực kì kĩ lưỡng từ khâu thức ăn, tắm nắng hay cách thuần dưỡng cũng phải phù hợp với từng loại chim. + Về thức ăn cho chim, không đơn thuần chỉ là mua cám ăn sẵn cho chim mà phải chế thêm thức ăn bột được pha chế tỉ mỉ từ những nguyên liệu như bột gạo, bông cỏ, trứng gà, lạc, mật, chất đất, chất sắt cùng với một số loại thuốc để chim có giọng hót hay hơn. + Để thuần được một con chim có giọng hót hay thì người chơi chim phải cần ít nhất 2 năm, phải kiên trì từng ngày. Chim thường bắt chước những âm thanh xung quanh rất nhanh, nên những người chơi chim thường tụ họp lại một nơi nào đó, treo lồng chim cạnh nhau để chúng bắt chước giọng hót của nhau. + Cái khó nữa trong quá trình nuôi chim là cách chăm sóc sao cho chim không bị bệnh, gãy cánh, làm mất giọng hót khi những lúc thời tiết thất thường. Mỗi năm chim thay lông một lần, và thường sẽ vào mùa mưa. Trong thời gian thay lông này, sức khỏe chim sẽ rất yếu, vì vậy thời gian này cần có một chế độ chăm sóc đặt biệt về thức ăn, nước uống cho chim. + Ngoài việc nuôi chim cảnh, thì việc chọn lồng phù hợp với từng loại chim cũng rất quan trọng. Nên chọn loại lồng bằng tre với kích thước cao, rộng để tránh việc gãy lông chim, xây xước da. Tuy nhiên cũng không nên chọn loại lồng rộng quá vì chim sẽ nhát và khó thuần. Với chim mới đem về nuôi nên có áo lồng, áo lồng sẽ từ từ được mở ra khi chim bạo dạn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chọn Họa Mi Già Rừng, Hót Giọng Rừng Chuẩn Nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!