Đề Xuất 3/2023 # Cách Chọn Lồng Cho Chim Cảnh # Top 11 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Chọn Lồng Cho Chim Cảnh # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chọn Lồng Cho Chim Cảnh mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nuôi chim cảnh là một thú vui mà được rất nhiều người ở Việt Nam chọn. Nuôi chim cảnh không những để kinh doanh mà quan trọng hơn hết là để giải trí, giảm căng thẳng trong suốt một ngày làm việc dài và mệt mỏi.

Không phải loại chim cảnh nào cũng nuôi trong một hình thức lồng giống nhau. Tùy vào từng đặc điểm, tập quán sinh hoạt của từng loại chim mà ta có cách chọn lồng chim khác nhau. Ví dụ, có loại chim thì nuôi lồng nan thưa, song sắt sơn phủ kín, có loại chim cảnh thì lại hợp sống trong lồng nan dày, khít, thậm chí bằng nan, tre và phủ áo kín lồng. Vì thế, hiểu được đặc điểm của từng loại chim mình đang nuôi để chọn một chiếc lồng phù hợp là điều không hề dễ dàng.Lồng cho chim chào mào

Khi nuôi chim chào mào, chọn loại lồng như thế nào là phù hợp lại phù thuộc vào tùy từng vùng miền. Ở miền nam Việt Nam dùng lồng tròn, ngược lại miền bắc và miền trung lại dùng lồng vuông để nuôi. Nhưng đặc điểm chung của các loại lồng là đều phải rộng để chào mào có thể bay nhảy, tránh chim bị nhốt trong không gian quá hẹp, bị cuồng chân. Lồng tròn thì nên chọn lồng có số lượng nan là 64 hoặc 68 nan. Tốt nhất nên chọn lồng 68 nan vì loại lồng này có không gian rộng, bố trí vật dụng ăn uống, chơi nhảy cho chim một cách hợp lí nhất.

Lồng cho chim yến phụng

Chim yến phụng có đặc tính sinh sống khác với những loại chim cảnh khác là chúng có thể sống theo đàn. Vì thế, khi làm lồng cho chim yến phụng, ta cần đặc biệt chú ý đến khoảng sân chơi để tạo không gian cộng đồng cho chim bay nhảy, giao lưu và kết bạn. Gọi là lồng chim yến phụng nhưng thực chất nó là một cái chuồng gồm 2 phần cơ bản gồm phần sân vừa đề cập đến và phần nhà. Phần nhà là nơi chim sinh sản, đẻ trứng và nuôi con vì thế cần chuẩn bị kỹ mọi thứ trong phần nhà này để chim có thể trú ngụ suốt trong mùa sinh sản. Một phần nhà chim sẽ thường ở được 1 cặp chim yến phụng trống mái. Cặp yến phụng trống mái này sẽ cùng nhau sinh sản và nuôi con khôn lớn tại phần nhà này.

Lồng nuôi chim họa mi

Lồng nuôi chim họa mi lúc chưa thịnh hành thì lồng rất đơn giản, không có để lồng (Phần khoảng không ngăn cách mặt đất với đáy lồng). Vì thế trước đây việc vệ sinh lồng họa mi hay nuôi chim họa mi vào những kiểu lồng cũ rất không đẹp mắt. Mấy năm gần đây, thị trường ưa chuộng nuôi chim họa mi làm cảnh, vì thế mà những chiếc lồng nuôi chim họa mi cũng có giá, lồng cũng được cải tiến lên với chân đế cao, giúp việc dọn dẹp, chăm sóc và tắm rửa cho họa mi dễ dàng hơn. Với giống chim họa mi chuyên dùng để chọi, thì việc chọn một chiếc lồng phù hợp là rất quan trọng.

Lồng nuôi chim chích chòe

Chích chòe là một loại chim hót rất hay và cũng được giới chơi chim xếp vào một trong những loại phổ biến nhất trong các loại chim cảnh Việt Nam. Lồng chim chích chòe khá giống với lồng chim họa mi, nên dùng lồng bằng tre, gỗ và có nan khít, không gian lồng thoáng đáng rộng rãi. Nên chuẩn bị thêm áo che lồng chim, đề phòng chim bị muỗi cắn hay mưa gió ảnh hưởng tới chim và chất lượng của lồng chim.

Lồng nuôi chim khướu

Một số người nuôi chim khướu ban đầu thường nuôi chim trong lồng sắt. Điều này hơi bất tiện vì lồng sắt nặng, khó khăn trong việc di chuyển, lại thường xuyên và nhanh chóng bị rỉ sét, vì thế lồng gỗ, tre dành cho nuôi chim khướu đã xuất hiện. Thường khi nuôi chim khướu, cần một chiếc lồng rộng rãi, thoáng mát để chim khướu có thể chạy nhảy, vận động và ăn uống thoải mái. Khi nuôi chim khướu, người nuôi chim thường chuẩn bị cả áo che lồng chim vào buổi tối, nhất là những nơi có nhiều muỗi, để tránh muỗi đốt chim. Trong lồng chim, các cây nèo, khay nước uống, khay thức ăn được bày biện hợp lí, tránh để chim va chạm khi bay nhảy.

Thực chất, cách chọn những loại lồng cho từng loại chim không hề quá phức tạp và không quá khác biệt nhau. Chỉ cần để ý đến tập tính sinh sống như bầy đàn hay riêng lẻ, tập tính sinh hoạt của chim là sẽ tìm ra được loại lồng phù hợp cho loại chim đó.

Cách Chọn Lồng Chim Đa Đa

Sơ lược về chim đa đa

Chim đa đa hay còn gọi là ( gà gô ) , là loài chim thuộc họ Trĩ. Loài chim đa đa thường được phân bố ở các nước như Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanma, Philippin, Thái Lan. Môi trường sống tự nhiên của chim đa đa chủ yếu là các khu rừng khô cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới, rừng nhiệt đới ẩm thấp nên cũng rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Do đó chim đa đa cũng là một loài chim đã được rất nhiều người ở việt nam chơi và chuộng, bởi chúng là loài chim quý hiếm rất thân thiết gần gũi với con người. Để tìm hiểu sâu hơn về kinh nghiệm chọn chim đa đa, chọn lồng nuôi chim đa đa chúng tôi xin chia sẻ môt số thông tin.

Để nuôi chim đa đa từ mộc, thành thuần thì các anh em chơi chim phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe trong việc chọn chim đa đa, các bạn nên chọn con đực có đặc điểm là thân dài, đầu nhỏ, thuôn, hai cánh hơi xệ, đuôi nhỏ hơi cụp cụp một chút, nền lông cổ và ngực có màu đen thẫm, các chấm hạt cườm có hình bầu dục càng nhiều càng tốt, chân màu vàng thẫm, cựa dài khoảng 0,4cm trở lên.

Lồng nuôi chim đa đa

Chim đa đa là chim hoang dã nên chúng rất nhút nhát khi các bạn mới bẫy mộc đem về nhà. Cho nên để tạo không gian gần gủi với thiên nhiên cho chim đa đa thì các bạn cần chiếc lồng kín, để nuôi trong những ngày đầu và tạo cây xanh xung quanh . Lồng nuôi phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát khi chim đã quen dần với điều kiện nuôi. Về lồng nuôi chim đa đa thì anh em có thể tham khảo mẫu

Lưu ý, khi thuần dưỡng chim đa đa anh em chơi chim không nên nóng vội, nhất là muốn chim dạn người nhanh, hót nhanh sẽ gây phản tác dụng ( dục tốc thì bất thành ). Nếu bị ép quá chim sẽ đập đầu vào thành lồng, dần dần sẽ yếu sinh bệnh gia cầm và chết ….

Hoàng Quân ART

Cách Bố Trí Cầu Cho Chào Mào Và Cách Chọn Lồng Chào Mào Đẹp

Chọn lồng chim chào mào

Tùy theo sở thích, cách chơi của chú chim bạn nuôi mà lấy căn cứ lựa chọn lồng sao cho cân xứng nhất. Ví dụ, với những chú chim hay chuyền, thích chạy cầu, bạn nên chọn loại lồng tròn, cầu ngang. Còn đối với những chú chim ít chuyền, thích xòe cánh thì loại lồng thích hợp là lồng vuông hoặc tròn bán nguyệt.

Lồng vuông được khá nhiều người chơi chim lựa chọn

Dù là loại lồng nào thì chúng cũng phải có kích thước đủ lớn để tạo không gian cho chim di chuyển. Chiều cao tối thiểu của lồng phải đạt là 80 cm thì mới giúp chim có điều kiện nhảy nhót, bung cánh trong lồng.

Vì chào mào là loài chim nhỏ nên đối với nan lồng, cần giữ khoảng cách vừa phải nếu không muốn chú chim của bạn có thể dễ dàng lọt ra ngoài bay đi mất.

Lồng tròn: Nên chọn lồng có 64 hoặc 68 nan

Lồng vuông: Nên chọn lồng có 17 nan Huế

Bên cạnh đó, kiểu dáng lồng một phần cũng phụ thuộc vào sở thích của chủ nhân. Ở Việt Nam, ta có thể xác định dáng lồng theo khu vực vùng miền như:

Khu vực Quảng Nam- Đà Nẵng- Huế: Loại lồng vuông được dùng phổ biến. Ngoài ra có một số ít vẫn dùng lồng tròn, lồng sắt.

Lồng chim chào mào bằng sắt

Khu vực miền Bắc: Tỷ lệ người dùng lồng vuông và tròn về cơ bản là tương đương nhau với chất liệu làm lồng là tre Tàu hoặc trúc trên nóc lồng có máy bằng. Số nan của mỗi lồng dao động trong khoảng 52- 60 nan, đặc biệt loại lồng 56 nan, 5 vanh 1 kép, đường kính 33 cm được dùng nhiều nhất.Cũng như khu vực trên, lồng sắt ít được người chơi chim chào mào lựa chọn.

Khu vực miền Nam: Lồng tròn là dáng lồng được yêu thích nhất ở đây. Số nan thì có khoảng dao động lớn hơn nhiều so với khu vực miền Bắc, trong khoảng từ 52- 76 nan. Người miền Nam cũng có sử dụng lồng vuông, lồng sắt nhưng cũng không đáng kể.

Đây cũng là gợi ý quan trọng cho các nhà thiết kế lồng chim, nếu muốn sản phẩm mình tạo ra có thể tiêu thụ tốt trên thị trường.

Một vài hình ảnh lồng chào mào đẹp

Chọn kích cỡ cầu phù hợp cho chào mào

Loại cầu thích hợp nhất cho tất cả các dáng lồng chim chào mào là cầu đường kính 1 – 1.3 cm, giúp chim bám chắc vào 3/4 dưới cầu.

Nếu cầu quá lớn: Các ngón chân chim không thể bám hết, khi các móng chân dài ra, chúng sẽ có chiều dài không đều, gây mất thẩm mỹ

Nếu cầu quá nhỏ: Chim cũng không bám được hết vào cầu, khi bay nhảy sẽ khiến chim gặp bất lợi do móng chim dài ra nhanh, thậm chí gãy, mất móng do mắc vào nan hoặc áo lồng.

Chân chim bám được 3/4 cầu

Cách bố trí cầu phù hợp cho chào mào

Hiện nay có 3 loại cầu chào mào phổ biến là: Cầu ngang, cầu bán nguyệt (cầu thuốc cho chào mào) và cầu uốn lượn. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các bậc tiền bối chơi chim thì cầu ngang là loại tốt nhất.

Cách bố trí cầu ngang (dùng 3 cầu): Cầu ngang chính đặt phía dưới tại vị trí giữa lồng. Khoảng cách cầu tới đáy lồng là 10 cm để đuôi chim không đụng đáy lồng và bị dính phân, thức ăn dư thừa trước đó. 2 cầu còn lại đặt phía trên, khoảng cách giữa 2 cầu là 3- 5 cm, khoảng cách với thành lồng là 10- 15 cm nhằm trách cho lông chim cọ vào thành lông khiến chúng bị xơ xác, tè lông, ảnh hưởng tới vẻ đẹp của chào mào. Lưu ý, đặt cầu sao cho chim có thể đứng thẳng mà đầu vẫn cách đỉnh lồng 5 cm. Như vậy chim mới có thể thoải mái nhảy nhót, đấu hót mà không bị vướng mào vào nóc lồng.

Đối với những bạn chọn rễ cây làm cầu thì nên lưu ý chọn những rễ không quá cong queo bởi nếu cong quá, chú chim của bạn sẽ chỉ có thể đậu mà không thể bay nhảy được, đồng thời chiều dài của cầu cho chim di chuyển cũng bị rút ngắn do chim thích đậu chỗ cao. Còn nếu cầu có chiều cong ngang lớn thì khi chạy nhảy qua lại, đuôi chim có thể bi vướng, ảnh hưởng tới sự linh hoạt vốn có của chim. Đặc biệt, nên chọn những rễ cây nào mà khi chim đậu, phân chim không quệt vào đuôi.

Sử dụng rễ cây làm cầu cho chào mào

Cũng như cách chọn lồng, ở Việt Nam, cách chọn cầu cũng có sự khác nhau giữa các vùng.

Khu vực miền Trung: Dùng 1 cầu chính cho lồng vuông, thi thoảng thêm 1 cầu phụ còn với lồng tròn thì dùng 2 cầu.

Khu vực miền Bắc: Sử dụng 1 cầu chính và 1 cầu phụ phía trên. Một số người dùng 2- 3 cầu lượn và rất hiếm khi dùng 2 cầu đặt song song.

Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang: Loại lồng được sử dụng ở đây có từ 64-80 nan, khá to nên cách đặt cầu cũng khác. Thông thường, những người chơi chim ở đây sẽ đtặ từ 2- 3 cầu song song, cầu là cầu thẳng, cầu gai hoặc cầu lượn sao cho cân đối với lồng.

Khu vực miền Nam: Cách đặt cầu cũng khá đơn giản, thường là 1 chính và 1- 2 cầu phụ với lồng tròn còn với lồng vuông sẽ là 1 chính 1 phụ

Cầu ngang được nhiều người nuôi chim lựa chọn

Cách Chăm Sóc Và Chọn Lồng Nuôi Chim Khướu

Tóm tắt nội dung bài viết

Chim khướu là loại chim như thế nào ? chăm sóc ra sao, chọn lồng nào cho phù hợp

Trước tiên các bạn hiểu thế nào là chim căng lửa ? chim căng lửa là chim đang trong thời kỳ sung sức, hay nói cách khác chúng rất năng động, hoạt động chuyền nhảy liên tục mà không hề biết mệt mỏi. Thời điểm này cũng là thời điểm mà chủ chim luôn mang chim đi thi đấu ở các giàn, các cội chim.

Chim khướu là loài chim không kén ăn, thuộc dạng “ăn tạp”, nên bạn có thể thoải mái cho chúng ăn tùy thích. Tuy nhiên hãy đảm bảo những thức ăn dinh dưỡng sau đây được cung cấp hằng ngày: trứng gà, tép, bột ngô…Muốn chim được sung nên nhớ phải được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nên nhớ bạn phải chăm sóc chim theo một thời gian lên lịch sẵn ví dụ như giờ phơi nắng, giờ tắm, đi dượt,…

Thông thường thức ăn chính của khướu người chơi thường dùng chung với một số thức ăn của các loại như thức ăn của sáo, thức ăn của chích chòe… để nuôi Khướu (hột đậu phộng trộn trứng) tuy nhiên khi cho khướu ăn cũng nên chiết bớt chất dầu trong đậu, chất dầu nếu như nhiều trong đậu khiến khướu bị khản giọng, giọng hót sẽ không trong trẻo.

Ngoài ra anh em chơi chim cũng nên lưu ý thêm không nên thay đổi thức ăn đột ngột dễ làm cho chim không hợp khẩu vị và bỏ ăn. Nếu như chim đã quen thức ăn thì nó sẽ không ăn loại khác, từ đó xuống sức và dễ mắc bệnh, dân dần yếu đi và chết.

Chim Khướu cũng như các loài chim khác, khi được con người đem về thuần nuôi thì cần được tạo không gian thoáng đãng như môi trường tự nhiên để cho chim khướu có khả năng bung lụa hết bản năng tự nhiên của mình đó là hót như khướu. Anh em nên chọn lồng chim khướu có kích thước rộng rãi, nan khít và được sơn xử lý chống nấm mốc, bên trong có cột chắc chắn để đậu và bay nhảy đồng thời luôn có đầy đủ thức ăn nước uống.

Tắm cho khướu

Khướu là loài chim đặc biệt thích nơi mát mẻ và thích tắm, sải nắng. Các bạn hãy tập cho chú chim khướu của bạn tắm bằng cách vẩy ướt lông chúng, đặt một chậu nước dưới lồng và di chuyển ra nơi có ánh nắng. Dần dần chúng sẽ tự rỉa lông, tự tắm và rất dạn người.

Nuôi chim khướu các bạn chỉ cần lưu ý đến một số đặc điểm sống của chim là bạn có thể dễ dàng chăm sóc tốt cho chúng và đạt được kết quả như mong muốn. Hãy duy trì việc chăm sóc tỉ mỉ cho chú khướu của bạn thường xuyên để khướu có được sức khỏe tốt và hót hay.

Hoàng Quân ART

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chọn Lồng Cho Chim Cảnh trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!