Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chọn Và Chăm Sóc Chèo Lửa Bổi mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hôm nay chúng ta cùng tâm sự chia sẻ đôi chút về vấn đề chọn và chăm sóc cũng như thuần dưỡng 1 chú chim chòe lửa sao cho hợp lý nhất và khoa học nhất.
l Chúng ta sẽ đi tới vấn đề nhiều ae mới chơi bộ môn này gặp phải khi đã sở hữu những con chim đúng ý muốn của bản thân mà vì thiếu kinh nghiệm cũng như tay nghề chăm chim chưa tốt dẫn đến con chim của chúng ta vẫn chưa phát huy hết tố chất trong khoảng thời gian còn là bổi lở…
+++++Thứ nhất… _ Túi tiền…(khả năng tài chính.) Cái này nói ra thì thừa quá..nhưng “liệu cơm gắp mắm” vẫn hơn…tùy theo điều kiện chơi và điều kiện kinh tế ae thôi.
+++++vấn đề thứ 2… _Mua chim ở thời điểm nào tốt hơn…?? Đây là đều khá quan trọng…theo kinh nghiệm buôn chim của mình…thì nên mua ở thời điểm chim đang ở mùa sinh sản…
+Chim thời kỳ sinh sản là thời kỳ chim sung mãn nhất…vẫn còn lửa rừng..như vậy, sau khi bắt từ rừng về đã qua nhiều khâu lái chim rồi mới tới tay khách hàng..chim vẫn còn 1 ít sức lực để chúng ta có thể vực dậy lửa rừng trong nó dễ hơn, như thế con chim nhanh có kết quả hơn… +Cân nhắc mua chim ở thời điểm chim thay lông ở ngoài tự nhiên..vì bản chất con chim thay lông hoặc chưa thay lông xong thì thể trạng chưa sung mãn lắm…bản thân mình buôn chim nhưng tới thời điểm này để buôn bán thì hơi ngán…mặc dù chim mùa này có nhiều con lông mới rất đẹp..các bạn nên cân nhắc thời điểm này so với thời điểm chim trong mùa sinh sản…
_ Chọn chim như thế nào…??
__Đa số quy trình chim có mặt trên thị trường là vậy ,tuy nhiên cũng có những ae bẫy chim rồi bán trực tiếp cho người chơi luôn hoặc có thể không qua nhiều khâu như mình nêu ra ở trên.
__Còn về tố chất nết na sàn cầu thì hơi khó phát hiện được ở giai đoạn này,nếu có thì cũng may mắn thôi….để đánh giá 1 con chim ngon nết như vậy thì phải cần thời gian chăm sóc và trải nghiệm mới biết được…nếu biết được những nết na các kiểu như vậy rồi thì người bán chim sẽ bán giá khác cho bạn….tuy nhiên khâu chọn chim dựa trên sức khỏe con chim như vậy rất quan trọng, nhưng cũng để ý tới bộ và hình của chim nha,ví dụ như đầu sà hay bi,cổ thắt.cánh gà tre,dài đòn,chân trắng móng trắng,mỏ mỏng,mủi thông,bộ sẻ ,trung chim, đuôi tôm hoặc thẳng và dài hay ngắn sao nữa vì đây là những đặc điểm của những con chim đẹp … dù sao đã mất công chăm sóc thì chọn những con ngon lành cành đào sau này chơi mới thích.hỳ^.^ =
__Chim vừa về đã trải qua nhiều quá trình vận chuyển đường xa như vậy nên sức khỏe chim bây giờ rất yếu, chúng rất dễ bị stress bỏ ăn, bỏ uống hay bị bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp…
__Khi chim bắt đầu về..chưa quen với môi trường nuôi nhốt..chúng ta nên giữ nguyên tập tính tự nhiên của chúng…
__Chòe lửa là loại ăn mồi mặt đất nên ae để mồi trong những cái chén nhỏ để dưới bố lồng.. à .. Như thế này các bác ạ…chim lúc mới về thì nhác chim là đều không thể tránh…có những lúc nó bay nhảy tung tóe trong lồng hoặc mệt nằm dưới bố lồng để ngủ để tránh đi tầm nhìn…mà kiểu gì thì kiểu để mồi dưới bố lồng thì nó vẩn thấy mồi nên vẫn ăn
* Ngày 1 cho chim uống nước lọc bình thường để chim đở mệt khi đi đường dài về.
* Ngày 2 đến ngày 4 hoặc 5 thì pha với men tiêu hóa hoặc B complex nhưng mình hay sử dụng men tiêu hóa pha loảng với nước cho uống..uống trong ngày rồi ngày sau thay nước mới..(có lần mình cho ăn sửa chua Vinamilk nửa đấy ae ạ,haha..) à mục đích của việc làm này là kích thích chim ăn..thức ăn dể tiêu hóa từ đó chim ăn nhiều sẻ nhanh khỏe hơn..
l Lưu ý nho nhỏ …bạn củng có thể trộn với men tiêu hóa với trứng kiến khi cho chim ăn…với liều lượng vừa phải và ăn trong ngày nếu bạn thích cách làm này…
l Về Lồng nuôi.. lồng yêu cầu lớn nhỏ tùy theo tỉ lệ thuận với đuôi chim…nhưng lồng ,bố, áo lồng thì phải sạch sẻ ngon lành..phòng bệnh hơn chửa bệnh…
à Trong thời gian này…nên để chim chỗ yên tĩnh.3 đến 5 ngày…tránh những tiếng động như tiếng người xe cộ ,tiếng động cơ và quan trọng nhất là tránh mèo chuột…giai đoạn này theo tôi không nên mở áo lồng hay để chữ A làm gì…giai đoạn này là giai đoạn hồi sức..gọi là giai đoạn..ăn,ngủ,đụ,ỉa. à nếu giai đoạn này diễn ra ngon lành và thuận lợi thì chim rất nhanh hồi phục có khi đã hót sổng trong lồng lun rồi…
* Lưu ý chúng tôi vừa về chớ đừng vô cám vội…cứ chăm chim tốt trong tuần lể đầu tiên bằng mồi tươi với công thức tôi gọi là bữa tiệc buffe tôi đã giới thiệu ở trên..và hoàn toàn là 100% mồi tươi…không có cám mà mồi tươi đa dạng thì chim cũng căng lửa ngon lành…cám mà không có mồi tươi thì hay lình xình.nên cứ mồi tươi thẳng tiến..
__ Thời gian đầu chim cần hồi sức và khỏe mạnh nên khi chúng ta vào cám cho chim, cách gì thì cách cũng phải cho ăn mồi tươi ít lại để chim đói rồi tập từ từ cho chim ăn cám..việc làm này vô tình làm chim đói dẫn biếng ăn dần dẫn tới kiệt sức hoặc suy chim., vậy nên cứ từ từ..không vội vàng gì hết…
* Hoặc trộn trứng kiến với cám cho ăn trong ngày…( mà cám bột nha )..cám bột dính hơn khi trộn với trứng kiến..
* Cuối ngày trước khi cho chim ngủ thì cho nó ăn vài con cào cào hoặc dế để lấy lại sức cho chim..
* Thời gian vào cám cho chim thì tùy từng người và từng con..có thể 5 hoặc 7 ngày tùy theo nhưng để ý cóng nước với bố lồng có cám rơi hay không..nước mà đục ngả vàng vàng là chim đả bắt đầu quen dần với cám…( tôi để ý thấy mấy con chim tôi vô cám nó ăn buồn cười lắm ae ạ…nó mổ cám 3 4 lần là 1 lần uống nước,như kiểu chúng ta ăn mỳ sống rồi uống nước vậy.haha.. )
***Đối với cách thuần chim của tôi cũng đơn giản…cứ mồi tươi tôi cho ăn sml rồi để áo lồng chữ A tối ngủ thì đóng lại…cứ như vậy ngày này qua ngày khác thì chú chim cũng quen dần.chim mà căng và sung thì thuần tương đối rất là dễ ae ạ..đối với chòe lửa thì thuần khá là đơn giản không mất nhiều thời gian đâu.
l Lưu Ý Đây có thể được coi là kinh nghiệm qua trải nghiệm chơi chim và bán chim của cá nhân mình để các bạn có thêm 1 thông tin tham khảo…có thể cách của mình sẽ phù hợp với người này và không phù hợp với người khác…các bạn có thể làm theo hoặc là không… Nếu bạn thích bài viết này của mình hãy cho mình 1 like,nếu bạn thấy bài viết này có ích cho bạn thì share về tham khảo,nếu bạn không thích bài viết thì cho mình 1 nhận nhận xét.
Cách Nuôi Chào Mào Bổi Căng Lửa, Chăm Sóc Giữ Lửa Chào Mào Rừng
Cách vào cám chào mào bổi
Nếu anh em chỉ có một chú chào mào thì lúc đầu anh em cho vào cóng 1 ít chuối. Dần dần anh em dùng cám rắc lên chuối để chim ăn dần cho quen. Còn nước thì kệ nó thôi, bản năng sẽ khiến nó tự tìm uống rất nhanh.
Nếu anh em có một chú chào mào bổi khác mà đã vào cám được thì nhốt chung chúng với nhau. Như thế nó sẽ tự học và vào cám khá nhanh. Lưu ý không nên nhốt chung chào mào bổi với chào mào thuần. Hoặc đơn giản là có thể đặt chúng cạnh nhau sao cho chúng nhìn thấy nhau để có thể học được cách ăn cám.
Tắm cho chào mào bổi
Tắm cho chào mào khi mới về là việc không quá khó khăn. Thế nhưng nhiều bạn tắm cho chim không đúng khiến cho chim bị rát người. Chính vì thế sẽ dẫn đến hiện tượng mất lửa cho chào mào mà nhiều khi anh em không hiểu sao. Nguyên nhân chính là do tắm cho chào mào không đúng cách.
Nếu có chim chào mào đã biết tắm thì đặt chúng gần nhau là chúng sẽ tự học được cách tắm rất nhanh.
Chim không chịu qua lồng tắm thì sao? Vấn đề này thì bạn hãy bỏ cóng nước trong lồng nuôi ra ngoài. Chim khát nước thì sẽ tự mò sang lồng tắm uống nước và dần dần sẽ tắm mà thôi. Chim mà chỉ tắm khoát không chịu nhảy xuống hồ tắm thì có thể do chim sợ mực nước quá sâu. Lúc đầu anh em hãy cho nhiều nước một tý để chim tắm khoát, sau đó đổ ít nước lại để chim không tắm khoát được mà nhảy xuống để tắm.
Chăm sóc chim giữ lửa rừng
Nói đến việc chăm sóc chào mào bổi thì chúng ta có 2 phương án. Đó là nuôi dạn trước hay giữ lửa chim từ khi cho chào mào vào lồng. Về việc nuôi dạn trước thì bạn xem cách thuần chào mào bổi sau đó khi chào mào đã thuần thì xem cách nuôi chào mào hót hay để tăng lửa và giữ lửa cho chim. Còn ở đây mình sẽ nói đến cách nuôi và giữ lửa cho chim ngay khi cho chào mào bổi vào lồng.
Điều quan trọng nhất để giữ lửa cho chào mào mới vào lồng thì quan trọng nhất là dinh dưỡng cho chào mào. Do đó anh em cần phải chú ý đến chất lượng cám cho chào mào. Tốt nhất là anh em hãy tự làm cám chào mào để chủ động nhất về dinh dưỡng cho chào mào. Nhìn chung là chào mào mồi ăn gì thì chào mào bổi bạn cứ cho ăn như vậy là được.
Về việc trùm áo lồng cho chim thì khoảng 1 tháng anh em có thể trùm áo lồng rồi. Nếu chào mào nhát quá thì anh em mới chùm áo lồng còn nếu không thì không cần thiết lắm. Chim chào mào sẽ chỉ hót và đấu khi có ánh sáng nên nếu trùm thì anh em nên trùm nửa áo lồng là được.
Sau khi chào mào đã có tình trạng ổn, đổ giọng thì bạn cho chim ra chỗ mới yên tĩnh. Nếu nó chịu kéo giọng, đổ giọng thì là tín hiệu tốt. Còn nếu chưa thấy nó đổ giọng thì các bạn cứ kiên nhẫn và thường xuyên xem thể trạng của chim. Nếu có vấn đề thì xem lại cách chăm sóc, có thể phải đổi cám vì chúng không hợp cám. Cám không phù hợp nên không giữ được độ căng nhất của con chim.
Đến lúc này thì chắc anh em đã mỉm cười rồi đấy nhỉ. Nếu thành công thì chắc chắn anh em sẽ có một chú chào mào bổi chơi cực kì bền và hay. Còn nếu giả sử như trong những bước trên mà thất bại ở một trong những bước trên thì anh em sẽ phải làm lại từ đầu đấy.
<!-
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chích Chòe Lửa Cơ Bản
Tổng hợp cách nuôi và chăm sóc chích chòe lửa cơ bản
Khuyến khích nuôi lồng rộng vì chích chòe lửa là chim có bộ đuôi đẹp và dài. Có thể ước tính đường kính lồng tối thiểu theo công thức: (Chiều dài của đuôi chòe lửa + 7,6 cm) x 2
Vì vậy, nếu chim có đuôi dài 17-18 cm kích thước lồng tối thiểu được xác định (đường kính của lồng) là khoảng 51 cm.
2. ÁO LỒNG:
Dùng để che lồng chim. Chim bổi mới đem về nó thường cố gắng chuôi đầu của nó ra khỏi lồng, vì thế cần phải phủ áo lồng gần như hoàn toàn. Nó giống như một bức tường ngăn không cho chim muốn thoát thân mà cố chúi đầu ra ngoài. Để thuần hóa chim, áo lồng sẽ được mở dần. Ngay cả với chim đã thuần, cũng nên phủ ½ lồng để chim có một cảm giác an toàn.
3. VỊ TRÍ ĐẶT LỒNG:
– Nếu treo lồng chim trong nhà, nên chọn một góc mát mẻ của căn phòng để treo lồng. Không nên quá sáng hay quá tối. Vị trí cần được thông thoáng và không bị gió lùa. Không nên treo ở nhà bếp do thay đổi về nhiệt độ.
– Con chim phải thích hợp với nơi bạn chọn. Nếu nó bay liên tục và bám trên các nan lồng, có thể vị trí đó không phù hợp. Hãy cố gắng tìm một vị trí tốt hơn.
– Khi đã chọn được vị trí treo chim, không nên thay đổi nó mà không có lý do chính đáng. Chích chòe lửa là một con chim có tính lãnh thổ cao và nó cần phải quen với vị trí mà bạn đã chọn cho nó.
4. THỨC ĂN KHÔ:
– Lúc mới bắt chim về nên cho chim ăn loại thức ăn mà chủ củ đã cho ăn, không nhất thiết đó phải là thức ăn tốt nhất cho chim vì người bán thường dùng thức ăn dạng viên cho gà hoặc loại thức ăn giá rẻ khác.
– Ngoài bột cám ra, chòe lửa còn được cho ăn dế, mealworms, châu chấu, côn trùng khác và cá nhỏ vào buổi sáng hoặc buổi tối. Chòe lửa là loài ăn côn trùng vì vậy phải bổ sung thên côn trùng sống.
– Kiểm tra phân để biết rằng chim tiêu hóa tốt. Lý tưởng nhất, phân của chim phải khô với màu trắng (urê) và một chút màu đen của chất thải. Chim ị phân đen nhiều chứng tỏ thức ăn không thích hợp. Tôi không nghĩ rằng cám gà con là phù hợp cho chích chòe lửa.
– Nếu thức ăn khô là phù hợp, chim sẽ ăn chúng một cách dễ dàng. Nếu thấy chim dùng mỏ bới thức ăn làm bột rớt trên sàn lồng, đây là một dấu hiệu cho thấy nó không chịu ăn nhiều thức ăn khô. Trong trường hợp này, hãy xem xét hoặc bổ sung thêm côn trùng và hoặc thay đổi thức ăn khô.
– Nếu cần thay đổi bột cũng nên thay đổi từ từ. Nếu không, chim sẽ không ăn loại thức ăn mới và nó sẽ chết đói. Bột mới nên trộn với côn trùng trước khi cho ăn. Bằng cách này, chim sẽ chấp nhận thức ăn mới và hệ thống tiêu hóa của nó sẽ làm quen với loại thức ăn này. Trước khi bạn ngừng cung cấp côn trùng nên kiểm tra phân chim để đảm bảo rằng thức ăn này phù hợp với chim.
5. TẮM CHIM:
Nên mua một cái lồng tắm riêng cho chim. Chích chòe lửa cần tắm cách ngày hoặc mỗi ngày Sau khi tắm, treo lồng ở nơi mát mẻ bên ngoài để cho khô lông. Không nên đặt chim ở ngoài nắng. Chích chòe lửa là loài chim rừng không cần nhiều ánh nắng mặt trời.
Chim chịu tắm là một dấu hiệu tốt. Nó chỉ ra rằng chim đang trở nên thoải mái hơn với môi trường xung quanh.
Nếu chim không tắm trong khoảng 15 phút, không nên phun nước. Chỉ cần đưa nó trở lại lồng của nó và trong vòng một vài ngày nó sẽ muốn tắm. Phun nước có thể dẫn đến việc nước vào phổi gây bệnh hô hấp cho chim.
Một Số Kinh Nghiệm Chọn Và Chăm Sóc Chim Chích Chòe Lửa Chuyền
Chích chòe lửa là loài chim hót độc đáo, hình dáng là một sự kết hợp tuyệt đẹp của các màu sắc tương phản, giọng hót tuyệt vời, nhiều giọng và du dương, đặc biệt ở con trống với cái đuôi dài và cách biểu diển khi hót.
*Khi nào thì hạn chế sâu?
Điều này cần cân nhắc khi nó bước vào kỳ thay lông. Đối với chim chuyền, dinh dưỡng là quan trọng, mồi tươi bồi bổ-đa dạng, nếu bổ sung thêm Vitamin nó sẽ thay lông sớm để ra bộ dáng của chim trưởng thành.
Chim chuyền chưa trổ màu lông như con trưởng thành. Tuy giọng hót và cách biểu diễn chưa tốt nhưng cũng chỉ ra được những gì thuộc về tương lai của nó.
Hầu hết chim chuyền sẽ thuần hóa khá dễ dàng. Từ 2-6 tháng tuổi chim chuyền sẽ bắt đầu thay lông và bộ lông xám của nó dần dần được thay bằng bộ lông của chim trưởng thành. Chim càng khỏe mạnh thì thay lông càng sớm.
*Làm thế nào để chim chuyền thay lông sớm hơn?
Để chim thay lông sớm cần chú ý đến dinh dưỡng và cách chăm sóc . Chích chòe lửa, bất kể đó là chim chuyền hay chim trưởng thành, sẽ có xu hướng trì hoãn việc thay lông nếu nó không nhận đủ dinh dưỡng để có một kỳ thay lông tốt. Dinh dưỡng thích hợp là cái nên được thực hiện trước tiên để đảm bảo sự phát triển đúng hướng và thay lông ở thời điểm thích hợp.
Không khuyến khích việc làm mọi cách để chích chòe lửa thay lông sớm hơn bình thường dù là chim chuyền hay chim trưởng thành . Việc thay lông hàng năm của chim được xác định bởi các kích thích tố mà cơ thể chim tiết ra. Nếu chu kỳ này bị thay đổi, ví dụ như thay lông trước chu kỳ hàng năm, cơ thể của chim (sau khi thay lông) có thể không sản xuất đủ lượng hormone cho giai đoạn tiếp theo của cuộc sống.
Trong chu kỳ hàng năm bình thường: Chích chòe lửa sẽ giảm hót à thay lông à sau đó lại hót và biểu diển khi lượng hormone testosterone được tiết ra nhiều hơn à giao phối và chăm chim con, lượng testosterone được thay thế bằng prolactin và sau đó dần dần suy giảm để vào mùa thay lông lần nữa.
Sau kỳ thay lông, nếu con chim không “ra dáng” là vì chúng không có một kỳ thay lông tốt do dinh dưỡng không đầy đủ hoặc một môi trường không phù hợp và testosterone trong cơ thể không gia tăng. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng: hormone này là cần thiết cho chim hót và thậm chí cả chim mái cũng hót nếu chúng được tiêm hormone này.
Vì vậy, hãy để chim thay lông một cách tự nhiên. Với một chế độ ăn uống cân bằng. *Sau khi thay lông, lông đuôi của chim chuyền có dài thêm không?
Khi thay lông thành chim trưởng thành thì bộ đuôi luôn luôn dài hơn chim chuyền. Có người thấy, sau kỳ thay lông chim chuyền vẫn ra đuôi dài như cũ hoặc có khi ngắn hơn, nên cảnh giác với người bán vô đạo đức khi cố tình làm bộ đuôi chim chuyền dài hơn bằng mọi cách nhằm kiếm lợi bất chính.
*Cảnh giác bằng cách nào?
Hãy nhìn một cách tổng thể, bộ đuôi phải phù hợp với các phần khác trên cơ thể chim để biết đó là đuôi thật của chim. Chòe lửa chuyền thường có lông đuôi màu nâu để phù hợp với lông cơ thể. Nếu đuôi màu tối hơn, đặc biệt khi soi dưới ánh nắng mặt trời, nó gần như không phải là đuôi thật của chim chuyền.
Ngoài tự nhiên, một chim chuyền khi đã tách bầy sẽ bị tấn công bởi chim bố mẹ nếu nó xâm nhập vào lãnh thổ của chúng trong lúc nó đang nuôi tổ khác. Chim chuyền sẽ ẩn ở vùng bên ngoài lãnh thổ chim bố mẹ. Nơi đó, nó có thể nghe chim cha và các loài chim khác hót và tìm hiểu giọng hót của chúng. Điều quan trọng là chim chuyền được nghe giọng hót của chòe lửa khác, như chim hoang dã, được nghe giọng hót từ xa.
Tiêu chuẩn chọn lựa chim chuyền?
Đầu và cổ là những yếu tố đầu tiên cần quan tâm – nên chọn chim chuyền có đầu cân đối trên một cái cổ thon, mảnh dẻ. Chúng nhìn có vẻ “chảnh”, hơi vênh váo giống như tính cách của nó sau này. Đôi chân dài càng làm cho nó trông thanh lịch hơn.
Hãy nhìn vào phần lông phóng của nó : Nếu nó là bán trong suốt (Semi-Transparent) tức là chim mỏng lông, một đặc điểm rất tốt ở chích chòe lửa. Nếu lông dày sẽ làm cho chim có vẻ cồng kềnh. Loại lông dầy này sẽ di chuyển chậm hơn và ít có khả năng để có một phong cách chơi tốt.
Làm cách nào đánh giá được giọng và cách trình diễn của chòe lửa nếu nó không hót (độ lớn và tính năng động) ? Bạn nên lắng nghe những âm thanh tek tek của chim. Các âm này càng to thì nó sẽ hót lớn hơn và năng động hơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chọn Và Chăm Sóc Chèo Lửa Bổi trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!