Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Keo Bẫy Chim Đơn Giản Và Hiệu Quả mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hướng dẫn làm keo bẫy chim đơn giản và hiệu quả
1. Cách lấy mủ mít để làm keo bẫy chim
Mủ mít có độ bám khá chặt vì mũ có độ dính cao và khó chảy ra. Và cũng chính nhờ đặc tính này mà bạn có thể tận dụng mủ mít để làm keo bẫy chim. Để làm keo thì bạn cần một lượng mủ khá nhiều, thế nên bạn nên lấy từ nhiều cây mít thay vì là một cây
Mủ mít sau khi lấy xong có dạng ráo lại, hoàn toàn khô nước chúng có độ dẻo rất cao. Chúng ta cho mủ vào một cái chậu nước, thêm vào chậu nước vài viên nước đá, để nhựa dính lại khi các bạn cầm sẽ không còn cảm giác dính tay. Vì cách này sẽ loại bỏ đi các tạp chất như cát đá trong mủ mít, khi mủ gặp đá lạnh khô lại thì bạn nên dùng tay nhào nặng cho các tạp chất đó trôi đi, càng làm sạch mủ càng tốt bởi khi càng sạch độ bám càng cao, khi bẫy chim chân chim sẽ tiếp xúc vào mũ mít chứ không phải tiếp xúc vào các thứ khác
Sau khi chúng ta sơ chế được một lượng mủ mít vừa ý rồi thì chúng ta cho lượng mủ đó vào một cái hủ nước nhỏ để bảo quản trong khi chờ đợi tìm kiếm các nguyên liệu tiếp theo, cứ bỏ vào hủ, bao lâu mủ cũng không xuống chất lượng cũng như là không hư
2. Cách lấy mủ sung để làm bẫy chim
Cách chế biến keo bẫy chim từ mủ
Các bạn lấy hai số lượng mủ ngang bằng nhau, để hòa chúng lại với nhau thế là xong
Chuẩn bị một cái chậu nước nhúng tay vào để cho cục mủ mít không bị dính tay. Lấy cục mủ mít ra và thấm đều vào cục mủ sung, rồi cầm lên bóp cho mủ mít và mủ sung được hòa vào nhau, lúc nào cũng đảm bảo tay luôn ướt để việc nhào bóp mủ trở nên dễ dàng hơn.Bóp cho tới khi nào mủ sung hòa với mủ mít theo tỉ lệ 4:6 là được , để nhận biết tỉ lệ này đó chính là cục mủ sẽ dai dần lên. Nếu bạn đạt được tỉ lệ 5:5 thì càng tốt. Không nên để tỉ lệ mủ mít nhiều quá vì như thể sẽ dễ gây ra hiện tượng rớt chim còn nếu nhiều mủ sung quá thì chỉ hít nhè nhè chân chim mà thôi
Mủ này nên được bảo quản trong hũ nước vì nếu để ở nhiệt độ quá cao, mủ mít sẽ chảy ra. Nếu lau quá bạn không dùng để bẫy chim thì bạn nên lấy mủ ra để nhào qua nhào lại. Mủ có một hạn chế là về lâu mủ sẽ có mùi hôi của mủ mít, thế nên mình nên cho thêm cà phê hoặc vani khi trộn sẽ hạn chế mùi hôi của mủ mít
Cách Thuần Chim Khướu Hay Đơn Giản Hiệu Quả Vô Cùng
Yếu tố quan trọng nhất khi chọn chim bổi là vấn đề sức khỏe. Xem và chọn chim trong lồng. Thấy chú chim nào lông lá bóng mượt, bay nhảy linh hoạt, tạch tạch, vảnh đuôi. Thì nên chọn còn dáng đứng cao cầu hay sàn cầu nếu có thì tốt, không có cũng không sao.
Khi mua chim nhớ sờ vào vùng ức dưới bụng chim xem chim mập ốm ra sao. Khi bắt chim để ý họng của chúng coi thử có đen hay là trắng bệt… Nếu trắng bệt quá thì không nên chọn, loại này nguy hiểm. Còn họng đen thì ưu tiên chọn vì đó là những con còn lửa rừng, có sức khỏe tốt.
Ngoài ra nên quan tâm đến bộ và hình của chim. Như đầu sà hay bi, cổ thắt, cánh gà tre, dài đòn, chân trắng móng trắng. Mỏ mỏng, mũi thông, bộ sẻ , trung chim, đuôi tôm hoặc thẳng và dài hay ngắn…Đó là đặc điểm cần có ở một con chim đẹp.
Nên chọn những chú có dáng đứng cao cầu. Không nên chọn nhưng con mắt quá lồi ra ngoài. Vì khó thuần và những con thế này thường ít có tiềm năng trở thành con chim tốt.
Việc đánh giá một con chim có ngon nết hay không thì lại cần thời gian và sự trải nghiệm.
Có thể do quá trình vận chuyển đường xa mà chim mới về thường yếu, dễ bị stress rồi bỏ ăn, bỏ uống, gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa và hô hấp. Khi chim bắt đầu về chưa quen với môi trường nuôi nhốt nên giữ nguyên tập tính tự nhiên của chúng.
Khướu là một loài chim cảnh ăn tạp, tất cả mọi thức ăn, dễ nuôi. Thường là bột ngô xay nhỏ kết hợp với tép khô, bột dinh dưỡng của baby, trứng gà. Sau đó cho vào lọ, cho chim ăn dần.
Khướu ăn trái cây nhưng ít hơn so với những loại chim khác. Thỉnh thoảng nó mới ăn, nhưng chỉ một ít thôi. Nước uống thì nên cho uống nước đun sôi đã để nguội. Vì thời gian ban đầu, nguồn nước lạ, thay đổi hoàn cảnh sống. Nên nó thường đi phân trắng hoặc phân xanh. Đừng lo lắng, khi nào ổn định thì nó sẽ trở nên bình thường lại thôi.
Khướu thích tắm, thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim về nhà khoảng hai tuần, khi chim đã dạn người hơn. Bắt đầu tập cho khướu tắm, sang chim qua lồng tắm. Vài ba ngày phải cho tắm một lần, mỗi lần 15 phút. Khi tắm phải sang lồng chim khác cho chim, phải giữ lồng cho sạch sẽ, nghĩa là vệ sinh cho chim.
Đưa hai lồng lại đến gần nhau, kẻo cửa lồng lên, đứng lùi lại ra xa phía sau lồng có chim ấy. Khi đó Khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm. Khi Khướu đã qua lồng tắm thì nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lòng lại. Dùng nước tưới nhẹ hoặc vẩy nhẹ nước cho ướt lông Khướu, phía dưới lồng có một chậu chứa nước. Tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước.
Muốn cho chim Khướu hót hay, điều cần là giúp cho chim Khướu được căng lửa. Chim căng lửa là chim trong thời kỳ sung sức nhất. Nó không thể thu mình một chỗ để sống cách thục động. Mà lúc nào cũng tỏ ra xăng xái, hết cắn bố lồng lại tên cầu đứng hót, không mệt mỏi. Khướu mà nuôi chưa đủ lửa thì không thể đem ra thi thố tài năng với ai được. Vì nó sẽ nhút nhát, chưa mở miệng đã bị chim khác đè cho hết hồn vía rồi.
Muốn chim được sung thì trước hết phải cho ăn đầy đủ chất bổ dưỡng. Hằng ngày không thể thiếu chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý.
Chim Khướu trống nuôi trong lồng lâu ngày, nhất là trong thời kỳ căng lửa. Chỉ cần loáng thoáng nghe được giọng chim Khướu mái hót từ xa. Chim Khướu trống đã rạo rực bồn chồn, cất cao tiếng hót như điên như dại. Tiếng mái thúc đủ sức làm cho chim trống hăng lên. Khi hăng thì nó hót liên hồi, gần như không ngừng nghỉ.
Chim tự hót ro ro giọng mái, thì chúc mừng bạn. Lúc này bạn cần kích chim bằng file khướu mái ro ro. Bật từ nhỏ đến tăng dần đến khi chim Khướu bắt đầu đáp lại, và hục hặc giọng. Chú chim sẽ sớm bộc lộ thêm giọng hót khác ngoài tiếng ro ro. Trong lúc này bạn vẫn đề tiếng mái và bật thật bé tiếng Khướu đực, mở tiếng to dần dần. Đến khi chim Khướu của bạn tự tin đối đáp lại giọng hót file chim Khướu đực.
Cách Chữa Bệnh Sâu Lông Ở Chim Chào Mào Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất
Bên cạnh đó, điều kiện sống của chim cũng là một điều rất quan trọng. Khi sống ở một nơi ẩm ướt, thiếu nắng, lồng không được sạch sẽ cũng sẽ gây ra bệnh này. Đó chính là những nguyên nhân gây ra bệnh sâu lông ở Chào mào nên các bạn cần chú ý.
Khi bị bệnh sâu lông Chào mào sẽ có các biểu hiện như: Chim rỉa lông nhiều, còn hay rỉa lông đuôi và goi mắng mỏ lông. Khi chim có những biểu hiện trên thì bạn nên tìm cách chữa trị để Chào mào có thể khỏi bệnh một cách nhanh nhất và ít tổn hại đến sức khỏe cũng như vẻ đẹp của nó nhất.
Bạn có thể lấy dầu gió mà gia đình bạn đang sử dụng. Sau đó, bạn chỉ cần lấy dầu thoa vào hai cánh hoặc đuôi và sau đó tắm cho chim bị sẽ hết bệnh. Để chữa bệnh dứt điểm bạn nên thực hiện công việc này từ 3 đến 5 ngày.
Đầu tiên, bạn có thể mua cào cào khô sau đó xay nhỏ trộn chung với các loại cám mà bạn đang cho chim ăn để bổ sung thêm năng lượng. Bên cạnh đó bạn cồ bổ sung thêm cà chua chín hay chuối cho Chào mào để có thêm chất.
Bạn cần để ý đến việc tắm nước cũng như tắm nắng cho chú Chào mào của bạn bởi vì việc này sẽ giúp Chào mào có một bộ lông đẹp. Khi gặp nước thì những mảng lông bị bó lại sẽ bung ra, vì vậy lông của chim sẽ đẹp hơn.
Chào mào là một loại chim rất ưa tắm vì vậy bạn nên cho Chào mào tắm. Nếu bạn có thời gian rảnh thì có thể cho Chào mào tắm 1 ngày 1 lần, nhưng nếu bạn là một người bận rộn thì cũng nên cho Chào mào 2 ngày tắm 1 lần. Việc tắm nước và tắm nắng thường xuyên sẽ giúp Chào mào có bộ lông đẹp, mượt và không bị bệnh sâu lông.
Đầu tiên khi xác định Chào mào bị bệnh sâu lông thì việc đầu tiên bạn hãy mua oxy già, sau đó hòa với nước và tắm cho nó luôn. Khi tắm xong bạn hãy phơi nắng khoảng 30 đến 60 phút cho chú chim (nhưng bạn không nên phơi lúc có nắng quá gắt). Và vào những buổi tối mùa hè bạn nên treo lồng của chim ở ngoài trời.
Đối với Chào mào nuôi trong lồng bị sâu lông sẽ có bộ lông xấu xí do hay chim hay rỉa lông. Khi bị rận và bọ chét cắn phá lông và da gây ngấy ngứa cho chim. Còn đối với mạt, ve thì nó sẽ hút máu chim làm cho chim gầy yếu, suy kiệt, tệ hơn là có thể Chào mào sẽ chết.
Để diệt rận, ve, bọ chét và mạt cho Chào mào thì bạn chỉ cần dùng thuốc bột Sulfamid để chữa cho chim. Bạn lấy 10g Sulfamid pha với nước theo chỉ dẫn rồi sau đó cho chim tắm. Bên cạnh đó bạn hãy bổ sung thêm vitamin B cho Chào mào. Và hãy nhớ vệ sinh lồng cho chim sạch sẽ và cách ly những chú chim bị bệnh.
Theo kinh nghiệm của những người nuôi chim lâu năm thì bạn có thể dùng rượu để chữa trị bệnh sâu lông cho Chào mào. Cách này cũng rất hiệu quả. Sau khi bạn tắm cho Chào mào thì bạn có thể phun lên lớp lông của Chào mào một lớp mỏng rượu mạnh (Vodka, Gin,… )
Khi phun lên một lớp mỏng rượu bạn có thể sử dụng bình xịt hoặc phun bằng miệng lên lông chim. Rượu cũng không để lại tác dụng phụ cho chim nên bạn không cần quá lo lắng. Sau 1 tuần sử dụng cách này bạn sẽ nhận thấy hiệu quả đối với chim.
Bạn có thể sử dụng nước muối để chữa bệnh sâu lông cho Chào mào. Nhưng cách này không được nhiều người sử dụng vì nước muối loãng nên tính tiệt trùng yếu nên lâu lành. Bên cạnh đó thì nước muối có thể làm xơ lông cho chim. hoặc chim có thể bị nhiễm mặn gây khát nước, làm chim uống nhiều nước.
Cách Huấn Luyện Chào Mào Hót Ché Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
I. Chào mào hót ché nghĩa là gì?
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa hót và ché, nhưng thực sự hai cách gọi này có ý nghĩa khác nhau. Tiếng ché ở loài chim chào mào được hiểu là sự thị uy, ra oai lấn át được các đối thủ khác. Một chú chim chào mào có giọng ché chỉ khi nào được nuôi dưỡng khỏe mạnh và căng lửa. Khi được sinh sống trong một trạng thái khỏe mạnh chúng sẽ có thể cất lên được âm thanh này.
Chào mào hót được ché là những chú chim khỏe mạnh, căng lửaII. Cách huấn luyện chào mào ché
Để nuôi được chú chim có khả năng hót ché, ngay từ đầu bạn phải lọc được một chú chào mào có tố chất. Như vậy mới có thể luyện thành được một chú chim cất được những tiếng ché hùng dũng.
Những đặc điểm lựa chọn chim chào mào tốt
Điệu bộ hoạt bát
Có cặp mắt nhanh nhẹn
Có thân hình vừa phải, không quá to, béo
Ngực nở nang chắc chắn
Gốc mào càng to càng tốt
Cánh có lông xếp thẳng hàng, không bắt chéo hay đan xen vào nhau
Lông óng mượt, không rối xù
Để luyện được hót ché phải lựa chọn được những chú chào mào có giống tốtChỉ khi nào những chú chim chào mào cảm thấy trong mình có được một sức khỏe ổn định, sung sức và căng lửa thì mới có thể cất lên những tiếng ché. Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong việc nuôi chào mào ché đó chính là chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Thức ăn chính cho chào mào bạn có thể sử dụng cám tổng hợp sẵn, cơ bản đã đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển, tuy nhiên bạn vẫn cần phải bổ sung thêm cho chào mào những loại hoa quả tươi. Các loại hoa tươi mà chào mào rất thích như: Chuối, táo, lê, dưa hấu, cam… Vitamin từ hoa quả sẽ giúp tăng dưỡng chất cho sự phát triển của chào mào, giúp chúng tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh đó, để cho những chú chào mào được khỏe mạnh, căng lửa bạn cần bổ sung thêm trứng và các loại mồi tươi như sâu, cào cào, châu chấu. Trung bình một tuần cần bổ sung khoảng từ 3 tới 4 lần, mỗi lần khoảng từ 3 tới 5 con.
Có được chế độ dinh dưỡng tốt thì chào mào mới có thể hót căng lửaMột chú chào mào được coi là ché khi chúng nhìn thấy đối thủ và đưa ra những tiếng dọa nạt. Do vậy, việc cho chào mào làm quen, tương tác với những chú chim khác là vô cùng quan trọng.
Việc kích thích chào mào hót ché không quá phức tạp. Bạn hãy đưa những chú chim của mình tới những bãi đất rộng, thoáng mát, nếu có chim tự nhiên thì càng tốt. Khi thấy sự xuất hiện của những chú chim cùng loài dần dần chú chào mào sẽ cất lên tiếng ché. Lưu ý rằng, trong khoảng thời gian đầu tiên bạn chỉ nên đưa chúng đi tập luyện trong thời gian ngắn, sau đó mới tăng dần lên.
Một cách khác cũng khá hiệu quả là bạn đưa những chú chim chào mào của mình đến các trường chim để chúng có thể dạn dĩ hơn. Đồng thời cũng có thể học hỏi tiếng ché từ đồng loại.
Để luyện được chào mào hót ché cũng cần một quá trình luyện tập lâu dài và kiên trìMột yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình luyện ché của loài chim này là bạn quan sát tới bộ móng chân của chúng. Nếu như quá dài bạn nên cắt ngắn bớt đi, điều này sẽ giúp cho chúng có thể đi lại linh hoạt nhất.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Keo Bẫy Chim Đơn Giản Và Hiệu Quả trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!