Đề Xuất 5/2023 # Cách Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh, Hót Hay Đúng Kỹ Thuật # Top 10 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 5/2023 # Cách Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh, Hót Hay Đúng Kỹ Thuật # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh, Hót Hay Đúng Kỹ Thuật mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chim chào mào vốn là giống chim ưa sống trong vườn nhiều cây cối, thích ăn trái cây, sâu bọ, bản chất là loài hoang dã, vì thế, khi mới nuôi chúng sẽ nhút nhát, dễ hoảng sợ. Chính vì vậy, khi mới nuôi chim chào mào chúng ta sẽ cần kiên nhẫn làm quen với chúng.

Chú chim chào mào đẹp thì mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ. Hai bên má của chim đều nhau, vạch ngăn hiện rõ hai bên má. Quan sát phần hầu của chúng, nếu hầu to, phồng và căng thì khả năng chúng sẽ hót to và hót hay.

Nên chọn những chú chim chào mào có phần thân mình, phần chân dài, vai nở nang, ngực ưỡn. Nếu chúng có phần lằn ngực thì thường sẽ có phổi to, khỏe, giọng chim sẽ to và vang. Chọn con miệng mỏng và ngắn, những chú chim này sẽ siêng hót hơn.

Về phần lưng và thân, nên chọn chim chào mào hơi gù lưng tôm, lông cánh gọn gàng, khi khép cánh phần cánh áp sát thân và không bị đan chéo vào nhau. Phần đuôi dài, vút thẳng, xếp gọn gàng.

Như đã nói ở trên, chim chào mào mới về sẽ nhút nhát, dễ hoảng sợ. Chúng ta hãy kiên nhẫn giúp chúng làm quen với môi trường mới. Lồng chim mới đem về nên dùng vải trùm kín lồng, tránh người và động vật đi qua lại gần lồng. Để một khe nhỏ hé ra để chúng quen dần với môi trường nuôi nhốt, sau đó mở khăn dần theo thời gian. Quá trình trùm kín lồng và mở hé dần này kéo dài trong vòng 3 tháng. Bước làm quen là bước quan trọng bậc nhất trong cách nuôi chim chào mào sống khỏe mạnh, do đó bạn hãy kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng đầu tiên này.

3 tháng đến 5 tháng tiếp theo, bạn cần tiến thêm một bước làm quen mới đối với chú chim, tập cho chúng quen với môi trường sống rộng hơn. Bạn hãy đổi nhiều vị trí treo lồng để chúng thấy nhiều cảnh vật hơn, bắt đầu tắm cho chim chào mào.

Cách lựa chọn thức ăn cho chim chào mào

Lựa chọn thức ăn là bước quan trọng trong cách nuôi chim chào mào. Chim chào mào thích ăn những loại trái cây chín như chuối, đu đủ, xoài,… ngoài ra cũng có thể cho ăn cà rốt hấp chín. Một số loại thức ăn có chức năng đặc biệt đó là chuối, táo, đu đủ và cam bạn cần thỉnh thoảng bổ sung cho chúng ăn.

Chuối chứa rất nhiều loại vitamin tốt, chúng giúp ích cho hệ tiêu hóa của chim chào mào và đóng vai trò diệt khuẩn đường ruột. Táo chứa những chất giúp trung hòa lượng muối trong cơ thể, đồng thời chứa nhiều chất xơ rất hữu ích để chim không bị tiêu chảy, đào thải độc tố tốt. Táo còn giúp chào mào căng lửa nhanh.

Muốn chào mào có bộ lông đẹp, hãy cho chúng ăn đu đủ. Cam là loại quả giúp chào mào khỏe mạnh, bởi cam chứa vitamin C làm tăng hệ thống miễn dịch, trị được ho. Bên cạnh đó, ăn cam còn khiến cho chim chào mào đẻ trứng, quả trứng có tỉ lệ nở cao hơn.

Cách luyện giọng tập hót cho chim chào mào

Muốn chim chào mào hay hót, hót hay, bạn hãy đem chào mào tới các câu lạc bộ để chúng được tiếp xúc với những con trưởng thành, hót thuần thục. Nhất là những ai chỉ nuôi rất ít chim chào mào trong nhà thì càng nên cho chúng đi giao lưu, học hỏi từ chính đồng loại của chúng.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh

Cách lựa chọn chim chào mào đơn giản nhất là chúng ta cần chọn những chú chim có điệu bộ lanh lợi, cảm giác chim thoắt thoắt lanh lẹ. Chân chim to dài, thân hình nở nang, ngực ưỡn ra như thế chim khỏe mạnh có phổi to và hót rất vang. Ngoài ra thì anh em chú ý chọn chim chào mào có miệng mỏng và ngắn chim như vầy rất hay hót, tiếng trong.

Chúng ta cần hết sức chú trọng đến việc chọn chào mào qua hình dáng bên ngoài. Vì hình dáng bên ngoài sẽ quyết định chú chim của ta có đẹp có quý phái hay không. Những bộ phận mà các bạn cần quan tâm khi chọn chim đó là mào, yếm, má, đùi, đuôi…

Chú chim chào mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng đứng từ đỉnh đến cổ sẽ là chú chim tốt. Yếm có màu đen đậm, cùng màu với mào và dày. Má phồng đều nhau và vệt ngăn 2 bên má mỏng nhưng rõ nét. Hầu chim to phồng căng như thế chim sẽ hót rất hay và tiếng to.

Chim có cánh gọn, ép sát vào nhau không đan chéo nhau là chim có tướng đẹp khỏe. Đuôi chim dài và không xòe ra, xếp gọn thành 1 cọng. Đùi chim to, cẳng chim dài, móng gọn cong đều là những con chim năng động.

Ngoài việc lựa chọn và mua chim chào mào thì anh em cũng có thể xem qua cách bẫy chào mào Với cách bẫy chim chào mào thì anh em sẽ tự tay bắt được những chú chào mào bổi tốt nhất. Ngoài ra thì nếu chim có bị sổng thì anh em cũng dùng cách bẫy chim chào mào để bắt lại chúng được

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim chào mào

Sau khi đã cho chim làm quen với môi trường trong lồng thì lúc này các bạn sẽ cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách tắm cho chim, treo lồng chim vào nhiều chỗ. Sau đó các bạn cần luyện tập cho chim ăn và quen với bạn. Khi cho chim ăn thì các bạn cho một lượng thức ăn ít, sau đó hết thức ăn thì mới cho thêm vào.

Các bạn cần phải làm cho chim hiểu là bạn không nguy hiểm, mỗi lần bạn đến gần nó là cho nó ăn. Kiên nhẫn làm được điều này trong 3 đến 5 tháng là chim đã tương đối dạn dĩ.

Về việc tắm cho chim thì các bạn cần lưu ý là ngày nào chúng ta cũng nên tắm cho chim. Nếu bận thì các bạn cách một ngày cho chim tắm một lần. Mùa đông chúng ta sẽ pha nước ấm để tắm cho chim và 1 tuần nên tắm từ 1 đến 2 lần. Ngoài ra các bạn nên cho vài hạt muối và 1 2 giọt chanh vào để giết giận mạt trên lông chim.

Thức ăn cho chim chào mào

Kỹ thuật cách nuôi chim chào mào có thể nhanh hót thì các bạn cần thật chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho chim. Ngoài cám cho chim thì các bạn cần phải tăng cường thêm các thức ăn tươi như trái cay sẽ giúp chim có nhiều vitamin và tốt cho hệ tiêu hóa.

Chuối là một loại trái cây vô cùng tốt cung cấp nhiều vitamin và giúp cho hệ tiêu hóa, diệt khuẩn đường ruột cho chim.

Đu đủ là trái cây tạo sắc tố đỏ giúp chim thay lông nhanh và có bộ lông óng mượt, rất tốt cho phần lông ở má và hậu môn.

Táo là trái cây có hợp chất hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa lượng muối trong cơ thể chim và giúp trị tiêu chảy ở chim khá tốt. Ngoài ra táo giúp đào thải chất độc trong cơ thể chim và giúp chim căng lửa rất nhanh.

Cam là trái cây có vitamin C tăng cường miễn dịch và trị ho chào mào rất tốt, táo còn giúp chim thay lông nhanh và giúp chim giải nhiệt cao.

Ngoài ra thì mồi tươi cũng là thứ rất cần để bổ xung dinh dưỡng cho chào mào. Châu chấu, cào cào non, trứng kiến là thức ăn không thể thiếu cho chào mào được.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Vành Khuyên Khỏe Mạnh Líu Hay

Chim Vành khuyên là một trong những loài chim cảnh được ưa thích nhất hiện nay bởi tập tính nhảy nhót cũng như giọng líu vô cùng điệu nghệ. Ngoài tự nhiên, thức ăn chủ yếu của chim vành khuyên là sâu bọ, quả chín và mật hoa rừng. Tuy nhiên, khi được thuần hóa, nuôi nhốt trong lồng thì tập tính đó cũng như điều kiện sống bị thay đổi, nếu chúng ta không nắm chắc các kỹ thuật nuôi nhốt chim vành khuyên rất có thể sẽ làm chim chết hoặc ốm yếu, không chịu hót.

Sau khi bẫy ở trên rừng về là giai đoạn thuần hóa chim. Do tập tính của chim vành khuyên là thích ăn hoa quả và sâu bọ, tuy nhiên khi nuôi nhốt chúng ta không có đủ điều kiện để cho chim ăn những thức ăn đó. Vì vậy, chúng ta phải cho khuyên ăn thêm cám và cách vào cám cho cho chim cũng là kỹ thuật căn bản đầu tiên.

Chế độ ăn uống khi chim khuyên xuống lông

Trong giai đoạn chim khuyên xuống lông, chúng khá yếu và ăn ít, bởi vậy điều cần thiết lúc này là làm sao để chim ăn nhiều hơn, tăng sức đề kháng cũng như bệnh tật. Trong giai đoạn này bạn cần:

Kích thích chim vành khuyên ăn bằng các loại thức ăn ưa thích trong tự nhiên của chúng như hoa quả, sâu bọ ( bạn có thể mua sâu ở những cửa hàng chim cảnh), như vậy chim sẽ ăn nhiều hơn.

Giai đoạn này cũng là thời kỳ mà chim dễ đổ bệnh và bị cảm lạnh nhất, do đó nên để chim ở những nơi cao ráo, thoáng mát, nên trùm lồng chim lại, hạn chế tắm để phòng tránh gió máy.

Lưu ý: Giai đoạn này do thức ăn đa phần là sâu bọ cũng như hoa quả nên bạn nên cho chim ăn ít, làm nhiều lần trên ngày, tránh để thức ăn thừa dễ thu hút kiến, gián cũng như bốc mùi hôi không tốt cho sức khỏe của chim vành khuyên.

Kỹ thuật nuôi chim khuyên trong thời kỳ thay lông

Chim khuyên trong thời kỳ thay lông cần được chăm sóc đặc biệt, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để chúng đảm bảo sức khỏe cũng như sự chuẩn bị tốt nhất cho các giai đoạn sau. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khuyên trong thời kỳ này như sau:

Lựa chọn thức ăn cám có tỷ lệ trứng cao ( cám đậu xanh), giúp chim khuyên có sức khỏe tốt nhất.

Lựa chọn các hoa quả có màu sắc sặc sỡ như đu đủ, táo hoặc cà rốt hấp sẽ giúp chim có màu lông tuyệt vời hơn.

Vào thời điểm này chúng ta cũng tăng cường cho chim khuyên tắm nắng và tắm nước tăng lên 3-5lần/ tuần.

Khi chim lên lông trở lại các lông ống chim đã bắn hết có nghĩa là chim đã hết thời kỳ thay lông và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn có lửa.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khuyên giai đoạn chưa lên lửa

Trong giai đoạn này, chim đã lên lửa nhưng vẫn chưa căng, hang. Do đó, chúng ta cần thiết phải bổ sung các thức ăn có tính nóng như bột tép, bột sâu khô, lưu ý các thức ăn này nên cho theo tỷ lệ nhất đinh, không được quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong và sâu chân lông.

Hoa quả là thức ăn ưa thích của chim khuyên, tuy nhiên đa phần các loại hoa quả lại có tính ngọt, giải nhiệt. Nên chúng ta hạn chế cho chim ăn hoa quả, có thể cắt hoàn toàn vì giai đoạn này đang tập trung cho chim căng. Tới khi nào chú khuyên của chúng ta bắt đầu cất những tiếng líu đầu tiên tức là chúng ta đã thành công bước đầu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn khuyên lên lửa.

Chế độ nuôi và chăm sóc khi chim khuyên căng lửa

Trong giai đoạn này nên tiếp tục duy trì thực đơn của giai đoạn trước, không nên thay đổi cám một cách đột ngột. Bạn cũng có thể bổ sung thêm hoa quả, các thức ăn tươi như sâu, cào cào, châu chấu. Lưu ý: Không nên dùng cám kích lửa, nó giúp chim lên lửa nhanh nhưng lại ảnh hưởng cực kỳ tới sức khỏe của chim. Nên nuôi chim lên lửa một cách tự nhiên là cách bền vững cả về thể trạng lẫn tiếng hót của chim.

Thời gian thi đấu không nên quá dày, chỉ 2,3 lần trên tuần. Trước khi lên giàn thi đấu nên cho chim lại gần để làm quen, dần dần mới cho chim thi đấu.

Không nên lựa chọn đối thủ quá máu lửa, dễ gây cho khuyên sợ hãi bởi chưa quen hoặc chưa căng lửa ảnh hưởng về sau sẽ rất khó chữa.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Vành Khuyên Lứu Hay Khỏe Mạnh

Các loài chim Vành Khuyên nói chung khó phân biệt theo bề ngoài. Bộ lông ở các phần trên của chúng nói chung có màu hơi xỉn như màu oliu ánh lục. Nhưng một số loài có phần lông ở họng, ngực hay các phần dưới màu trắng hay vàng tươi. Một vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Chúng có các cánh thon tròn và các chân khá khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa khoảng 15 cm.

Tất cả các loài này đều sống thành bầy đàn lớn và chỉ tách ra khi chúng tới mùa sinh sản. Chúng làm tổ trên cây và đẻ từ 2-4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu là côn trùng, nhưng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật.

Môi trường sống của Vành Khuyên

Giống như các loài khác, khi mới bắt chim Vành khuyên về nuôi. Phải treo lồng chim ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Tránh làm chim sợ hãi vì lúc này điều kiện sống thay đổi. Chúng vẫn còn nhút nhát không dám gần ai.

Các bước kỹ thuật nuôi tương tự qua các ngày cho đến thời kỳ Khuyên thay lông. Nên tiếp tục treo lồng chim vào nơi yên tĩnh. Thường xuyên trùm kín áo lồng. Mục đích là để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc.

Chim Khuyên là loại chim nhỏ, dễ nuôi. Một chiếc lồng chim Khuyên đầy tính thẩm mỹ, đẹp mắt không chỉ thỏa mãn cho chủ nhân. Mà còn khiến nhiều người đánh giá cao về con chim chủ nhà. Đặc điểm chung của lồng nuôi Khuyên là nhỏ, lồng tròn loại nhỡ là 22x25cm.

Khoảng khách giữa các nan nên từ 1,4 đến 2 cm. Điều này giúp chim không bay ra ngoài nhưng bạn cũng có thể thao tác, đùa giỡn với chim. Những chiếc lồng này sẽ cho chú chim của bạn một khoảng không gian rộng lớn. Nhiều anh em cho rằng nên lựa chọn một chiếc lồng tròn sẽ tốt hơn. Bạn đừng chọn cầu to sẽ khiến cho móng của chim sẽ cong queo và vặn vẹo sau thời gian dài. Số lượng 3 cầu ngang là phù hợp để tạo không gian nhảy nhót.

Thức ăn cho Vành Khuyên

Việc đầu tiên trong công đoạn chăm sóc Vành Khuyên là chọn cám. Người sành chim không thể cho chú chim cưng của mình ăn cám công nghiệp bình thường mà phải cho ăn cám đậu xanh hoặc các loại cám “đặc sản” dành riêng cho chúng.

Thi thoảng, người ta lại phải cho chim ăn bổ sung các loại dưỡng chất: một tuần cho ăn 1 lần mật ong (khoảng 5-7 giọt) để tăng sức đề kháng. Chim cũng được ăn hoa quả và sâu, châu chấu tươi thường xuyên. Ngoài ra, mùa đông nên cho chim Khuyên ăn thức ăn có chất ấm hơn mùa hè.

Tổng hợp các các loại cám chim Vành Khuyên lứu tốt nhất hiện nay !

Cách tắm cho chim

Mùa hè trời nóng bức bạn cần phải thay nước uống cho chim 2 lần/1 ngày. Tránh treo chim nơi nắng gắt. Vì thời tiết nóng nên nước trong cóng cũng nóng nên chim không dám uống. Do thiếu nước nên chim bị hốc, xõa cánh, há mỏ. Dẫn đến chim bị tiêu chảy.

Cần thường xuyên tắm cho chim, ngoài ra cũng cần vệ sinh cầu. Lồng ấp đều đặn sẽ tránh cho chim bị vỡ họa. Bởi khi ăn mồi tươi và hoa quả. Chim đều quẹt mỏ vào cầu hoặc xung quanh nan lồng khiến chúng bị bẩn. Khi tắm xong, các bạn hãy chú ý chim sẽ cọ mặt vào cầu. Nếu không vệ sinh sạch thì chim sẽ đau mắt. Vào mùa Đông, chế độ tắm nên 2 ngày 1 lần. Những ngày có gió lạnh có thể chụp áo lồng để tránh việc chim Khuyên bị trúng gió.

Đôi khi nhờ vào sự tắm táp đó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới. Chim mau dạn, lông lá sạch sẽ và mau biết ăn thức ăn mới hơn.

Phòng ngừa bệnh cho chim Vành Khuyên

Vành khuyên hay mắc bệnh đường ruột. Mỗi lần như thế, bạn phải dùng thuốc nam, hòa lẫn vào nước uống để chữa trị. Nếu để lạnh, chim sẽ bị trúng gió. Và chữa bằng cách bôi một lượng dầu gió thích hợp vào áo lồng để chim khỏi bệnh.

Cách thuần hóa Vành Khuyên hót hay

Sau vài ba tháng, có khi đến năm 6 tháng ta mới bắt đầu nghe chim cất giọng. Nghĩa là hót tỉ tê với nhiều âm điệu líu lo. Đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi. Vì vậy bạn cần luyện giọng cho Vành Khuyên hót hay bằng cách treo lồng gần các lồng chim lạ.

Ngoài chế độ chăm sóc đặc biệt, chim Vành Khuyên còn phải được tập luyện thường xuyên. Cứ hai ngày một lần, người ta lại phải mang chim đi tụ hội. Để giúp chúng bạo dạn, tạo sự ganh đua nhau líu.

Cám ơn các bạn đã quan tâm!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh, Hót Hay Đúng Kỹ Thuật trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!