Đề Xuất 3/2023 # Cách Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh, Tắm Cho Chào Mào Như Nào Là Tốt Nhất # Top 10 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh, Tắm Cho Chào Mào Như Nào Là Tốt Nhất # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh, Tắm Cho Chào Mào Như Nào Là Tốt Nhất mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chào mào cũng giống như chim họa mi không cần phải quá cầu kỳ chỉ cần rộng rãi cho chim bay nhảy thoải mái. Nếu chọn lồng nuôi quá nhỏ, hẹp chào mào không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con.

Dụng cụ trong chuồng:

Trong lồng nuôi chào mào nhất định phải có cầu cho chào mào. Nên chọn loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra nhanh. Chân không được bám vững. Nhiều người thường dùng cầu cong, uốn lượn, điều này là không nên như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra dị tật cho chân chim.

Thức ăn cho chào mào:

Chào mào là loài chủ yếu ăn trái cây nhưng nếu trong môi trường nuôi dưỡng người nuôi có thể cho ăn thêm cám bán sẵn. Cho chào ăn trái cây như chuối, táo, nho, cà chua, hồng, cam quýt ngọt, dưa hấu về liều lượngg 1 tuần nên cho chim ăn ít nhất 3 ngày ăn trái cây. Ngoài ra chào mào cũng thích ăn khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc.

Đối với côn trùng như cào cào non sẽ có một số con thích ăn nhưng có con không thích, không ăn, vì vậy phải tập cho chim ăn bằng cách cho nhịn đói rồi để mấy con cào cào vào cóng. Tập cho ăn cào cào bằng cách vài ba ngày cho ăn một lần, mỗi lần chừng 5 – 7 con là vừa.

Lưu ý: Không nên cho chào mào ăn dế, dế hăng không hợp với chào mào. Bạn cũng không nên tập cho chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi – không tốt cho hệ tiêu hoá của nó.

Giữ ấm cho chào mào

Thân nhiệt của chim cao rất nhiều so với con người nên nó có thể chịu được sự giá rét mà không cần đến “lửa hồng, chăn ấm” như loài người.

Chào mào là loài chim sinh sống cố định theo vùng miền, không có sải cánh bay xa như cò, sếu… nên khả năng di cư khi mùa đông đến là rất ít, nên vấn đề bám trụ ở đó và vượt qua mùa đông là chuyện thường thấy. Để giữ ấm cho chào mào cần treo chim ở nơi kín, không có gió lộng hoặc trùm một nửa áo lồng.

Nước uống:

Nước uống cần sạch sẽ là đủ rồi, không cần phải đun sôi để nguội, nên lấy nước từ bể hay lu chứa để không còn hơi thuốc clorua trong nước máy. Cóng nước không để quá 3 ngày, không để rong bám, đặt biệt, nếu chim ỉa vào là phải đem ra thay ngay.

Hướng dẫn cách tắm cho chào mào đúng cách:

Để tắm cho chào mào cần có một cái lồng tắm, một máng nưổc để chim tắm, một cái cầu để chim đậu, dùng keo 502 để dán chặt cây cầu đó vào lồng cố định hẳn.

Bước 1: Sang chim qua lồng tắm, đặt lồng ở nơi nào nắng nhẹ, thích hợp cho chim tắm nhất là khoảng 10 giò 30 phút đến 12 giờ trưa vì thời điểm đó nắng đẹp, kích thích chim tắm.

Bước 2: Dùng nước vẩy nhẹ lên người chim, sau đó đổ vào máng tắm khoảng 1/2 nước (đổ nhiều chim sẽ ngợp và không tắm). Đặt lồng nơi có nắng nhẹ.

Bước 3: Chim bị nước dính vào lông sẽ rỉa lông, rũ lông cho khô, nắng nhẹ kích thích cho chim cảm thấy khó chịu trong người, và sau vài lần rũ lông chim sẽ nhảy vào máng để tắm.

Bước 4: Nếu chim còn nhát thì trong khi chim tắm không nên đứng quá gần. Tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp, và chim mau dạn người hơn. Nếu bận thì có thể 2 ngày tắm 1 lần cho chim.

Bước 5: Sau khi chim tắm xong thì sang chim qua lồng cũ thường nuôi nó, sau đó mang ra nơi nào có nắng nhẹ để chim rũ lông và sưởi cho khô lông. Khoảng một lúc là mang chim vào, treo ở nơi nào cao và thoáng.

Chào mào trong thời gian thay lông phải chăm sóc như nào?

Từ tháng 8-11 dương lịch là thời gian chào mào thay lông nhưng cũng có những trường hợp thay lông trái mùa, thay lông sớm, muộn do thay đổi môi trường sống, thức ăn, khí hậu…

Dấu hiệu nhận biết chào mào thay lông:

Bộ lông cũ có dấu hiệu khô, xơ, khi tắm hoặc dính mưa bộ lông này ướt rất nhanh.Tiếp đến là một vài cọng lông cánh, đuôi, hoặc lông ức rụng xuống. Có những con rụng lông đuôi đầu tiên, cũng có con rụng một vài lông ức… tùy theo thể trạng, tính chất từng con. Chim rỉa lông, rỉa cánh nhiều hơn, bởi đây là lúc lông mới kích thích ra và lông cũ sắp rụng khiến chim bị ngứa và khó chịu.

Đây là lúc chim xuống sức người nuôi cần tập trung cung cấp đủ dinh dưỡng trong quá trình này.

Lông chim được hình thành từ phần lớn chất đạm và một phần canxi, bỏi thế để chú chú chim có được bộ lông đẹp ưng ý thì ngay khi cọng lông đầu tiên rụng xuống báo hiệu quá trình thay lông đã tới nên bồi bổ nhiều hơn thức ăn tươi như cào cào, trứng kiến và hoa quả.

Lưu ý: Không cho chim ăn sâu tươi hoặc khô vào thời kì này bởi sâu khô có tính nóng sẽ gây khô, quăn lông khiến bộ lông sẽ xấu. T

Tắm nắng cho chim và tắm nước cách 2 – 3 ngày một lần để tạo điều kiện cho lông mới ra nhanh hơn. Khi tắm nước, nước sẽ ướt phần vỏ bọc chân lông và làm mềm chúng khiến các sợi lông nhanh chóng làm bục lớp vỏ bọc và trồi ra.

Để chim khỏe và lông ra mướt đẹp, trong lúc này cần cho chim các loại hoa quả có màu đỏ để bổ sung sắc tô’ giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn.

Trong quá trình chim thay lông nên giữ ổn định điều kiện sống cũng như môi trường sống, tránh những thay đổi, biến động bất ngờ khiến chim ngừng thay lông, có con đang thay dở lông cánh, đuôi rụng xuống nhưng gặp thay đổi bất ngờ nên ngưng lại khiến bộ lông xấu xí, đến 1 hoặc 2 tháng sau mới tiếp tục quá trình thay lông.

Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo Vatnuoicaytrong)

Cám Nào Tốt Nhất Cho Chào Mào

Khi chăm sóc chim chào mào, vấn đề nhiều người quan tâm đó là thức ăn cho chào mào. Cám nào tốt nhất cho chào mào? Cám nào để giúp chào mào căng lửa…. bài viết này sẽ phân tích rõ ràng cám tốt cho chào mào là thế nào, để các bạn mới chơi chim hiểu rõ hơn.

#1. Cám tốt cho chim là gì?

1 loại cám tốt là nó cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chú chim hoạt động trong 1 ngày. Cám không thừa hoặc thiếu chất. Và được sản xuất đúng quy trình từ đóng viên, sấy khô. Cám phải đạt tiêu chuẩn không quá chín hoặc quá sống khi rang.

#2. Những loại cám tốt cho chào mào

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng cám dành riêng cho chào mào. Những loại cám này đã được đánh giá thực tế từ chính người chơi chim chào mào. Một số hãng cám nổi tiếng được đánh giá cáo hiện nay bao gồm:

Cám Hiển bảo Khánh : Đây là thương hiệu cám nổi tiếng đã lâu, không chỉ dành cho chim chào mào mà còn cho các loại chim cảnh khác nữa. Cám này có giá giao động từ 40K cho cám chào mào thay lông và 60K cho cám chào mào căng lửa.

Cám Thắng Mẹo Đà nẵng : Cám này của a Thắng ở Đà Nẵng, mình rất thích sử dụng loại cám này bởi chim chơi bền và ổn định. Giá cũng như cám Hiển Bảo Khánh từ 40K – 60K.

Ngoài ra còn 1 số cám khác mà mình chưa đề cập đến như : Cám Nam Đà Nẵng, Cám Công Minh, Cám @CADN…

#3. Làm sao để chọn cám tốt cho chào mào?

Có thể cám này nó hợp với chim bạn nhưng nó không hợp với chim người ta. Vì vậy cám không hợp với chú chim cảu bạn không thể nói là cám dở được.

Để chọn được cám tốt cho chim thì chúng ta cần thử nghiệm. Cho chim ăn các loại cám đó, nhưng khi đổi cám nhớ pha chung với cám cũ để chim hợp cám mới tránh làm chim sốc cám mà rụng lông.

Khi chim ăn khoảng 1 tuần thì các bạn treo chim lên và xem thái độ của nó và có 2 trường hợp:

Nếu chim siêng hót, nhanh nhẹn hơn lúc đầu thì chim bắt đầu ổn định cám đó rồi. Và nên cho ăn cám đó.

nếu chim vẫn ủ rũ, lười hót thì nên xem lại chim có dạn không? có sợ chim trong nah2 không? treo ở nơi yên tĩnh hay nhiều người qua lại làm chim sợ. Nếu sau 1 tuần nữa chim vẫn vậy thì nên thay đổi cám khác.

Đó là cách chọn cám tốt cho chim, và cám cũng chỉ đóng góp 1 phần cho chim thôi. Nó còn các yếu tố khác như : Tố chất của con chim, cách chăm sóc của bạn và môi trường sống nữa. Chúc thành công.

Chim Chào Mào Là Chim Gì? Cách Nuôi Chăm Sóc Chim Khỏe Mạnh Hót Hay

Một trong những yếu tố giúp chú chim Chào Mào của bạn khỏe mạnh, căng lửa đó là chế độ dinh dưỡng bạn cung cấp có đủ hay không? Do đó yếu tố dinh dưỡng là quan trọng nhất và bạn cần đặc biệt chú ý. Bạn nên xây dựng một thực đơn, khẩu phần ăn cho chim, khi nào thì nên cho chúng ăn cám ( khi nào cho ăn cám dưỡng và khi nào ăn cám thúc), khi nào cần bổ sung thêm sâu, dế, cào cào để chim có lực khỏe và phát triển tốt nhất!

Bạn bổ sung dưỡng chất cho chim Chào Mào qua thức ăn hàng ngày của chúng. Bao gồm hai loại thức ăn chính là Cám và mồi tươi ( hoa quả, sâu, dế, cào cào…). Với các loại cám giúp cho chú chim bạn thúc và căng lửa, trong khi hoa quả và dế, cào cào … lại giúp chim giải nhiệt và giảm lửa. Mỗi loại thức ăn lại thích hợp cho mỗi thời điểm phát triển của chim.

Với đặc tính sinh sống ngoài tự nhiên và sở thích của loài chim Chào Mào là các lo ài hoa quả , t rái cây rừng. Do đó, trong môi trường nuôi nhốt, muốn chúng khỏe mạnh như sống ở rừng thì các thức ăn cũng phải gần giống hoặc phù hợp với sở thích của chúng. Vì vậy, ngoài thức ăn hằng ngày là cám chim thì các nghệ nhân cũng nên bổ sung các loài hoa quả vào thực đơn cho chim nhà mình. Một số loại hoa quả ưa thích và tốt cho chim như: Chuối, đu đủ, táo, cà chua, quả chân chim, quả si, đa…

Đu đủ: Chào Mào nào cũng cần phải thay lông ít nhất 1 năm 1 lần. Để quá trình này diễn ra nhanh bạn nên bổ sung đu đủ cho chim. Đu đủ là một thức ăn rất tốt cho chim thay lông, nó giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn, một số dưỡng chất có trong đu đủ còn giúp chim có một bộ lông óng mượt.

Cam chứa nhiều vitamin c có tác dụng giải nhiệt, trị ho và tăng cường hệ miễn dịch cho chim.

Cám là một thức ăn hàng ngày và không thể thiếu dành cho chim Chào mào . C ám cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của chim, đồng thời với tính nóng nên giúp kích lửa cho chim rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên tỉnh táo để lựa chọn loại cám không quá nóng và phù hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của chim. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cám cho chim Chào mào giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn như: Cám Hiển, Nam Đà Nẵng, Thúy Tuấn…

Nguyên liệu:

Cám Ba Vì: 1 gói (từ 10 tới 13k)

Hạt kỳ tử: 100gr + táo tàu, 2 quả, ngâm nước nóng rồi xay nhuyễn

Ớt cay xay nhuyễn: 10 quả

Lòng đỏ trứng gà: 10 cái

Mật ong: 2 thìa

Chim cảnh nói chung và chim Chào Mào ngoài tự nhiên rất thích ăn hoa quả, tuy nhiên các loại mồi tanh như sâu, dế, cào cào là một thức ăn không thể thiếu đặc biệt vào mùa sinh sản. Mồi tanh cung cấp cho chúng đầy đủ các dưỡng chất để sinh sản và nuôi chim non. Do đó, trong môi trường nuôi nhốt, chúng ta cũng nên cung cấp các thức ăn mồi tươi thường xuyên cho chim. Một số loài mồi tanh chúng ta dễ dàng mua hoặc nuôi tại nhà được như: Sâu gạo, dế, cào cào…

Có một số nghệ nhân chơi chim chia sẻ: Buổi sáng nên cho chim ăn trái cây, chiều lại bổ sung mồi tanh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thi điều đó chưa hẳn đã đúng. Tùy vào kinh tế và điều kiện cho phép của mỗi người mà thực đơn cho chim cũng khác nhau. Nhưng bạn cũng phải cung cấp cho chim mồi tươi và hoa quả tối thiểu một lần/ tuần.

Để sở hữu một chú chim Chào mào khỏe mạnh, căng lửa và có bộ lông đẹp, ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu thì một việc khác cũng vô cùng quan trọng, đó là cho chim tắm. Tắm hàng ngày giúp chim căng lửa, có bộ lông óng đẹp. Một số nghệ nhân còn bật mí: Cho Chào mào tắm là một trong những cách thuần chim đơn giản và hiệu quả nhất.

Tắm cho chim Chào mào có hai loại: Tắm nắng và tắm nước.

Thời điểm tắm nắng: 8h-10h sáng.

Thời gian tắm: Cho chim tắm tầm 1 tiếng, nếu hôm nào trời nắng gắt quá thì bạn nhớ cho chim tắm chừng 30 phút và mát mẻ.

Thời điểm tắm: 12h trưa – 3h chiều.

Thời gian cho chim tắm: 15 phút -30 phút.

Muốn chào mào hót hay thì không thể không tập luyện cho chúng. Điều này không những giúp chim có một sức khỏe ổn định mà còn có một giọng hót khỏe, căng lửa hơn.

Có rất nhiều kiểu để luyện tập cho Chào mào. Chúng ta có tập giọng, tập lực cho chim chào mào ở nhà thông qua máy ghi âm, với con chim khác hoặc mang đi tập dượt ở các hôi thi chim.

3.1 Cách tập lực cho Chào mào tại nhà

Cách tập lực cho Chào mào đơn giản tại nhà

3.2 Tập giọng cho Chào mào

Tập giọng là cách giúp chim chào mào bạn nuôi có thể làm quen và có được những giọng hót đặc trưng mà bạn mong muốn. Để luyện giọng cho chim, bạn có thể tải những video chào mào hót về máy và thường xuyên cho chim nghe. Đây là một cách luyện giọng cho chim khá hay bởi chim của bạn sẽ bắt chiếc những giọng chúng được nghe. Qua đó, điều hướng và xây dựng được giọng hót cho chim Chào mào.

Khi thấy chim chào mào của mình đủ cứng thì bạn có thể mang chim đi cọ sát tại các câu lạc bộ hay các hội thi chim.

Khi Chào mào thay lông, chúng cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi lông mới nên bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Nên bổ sung các loại hoa quả có tính mát và nhiều màu sắc, điều này sẽ giúp cho chim thay lông nhanh và lên màu sẽ rất đẹp.

Mồi tươi là thứ rất cần thiết trong thời gian này, bạn nên bổ sung như cào cào, dế, trứng kiến. Tránh cho Chào mào ăn sâu quy thời điểm này, bởi sâu quy rất nóng làm phá hỏng bộ lông của chim.

Việc tắm nắng cũng cần diễn ra bình thường. Nắng sớm chứa nhiều vitamin D tốt cho bộ lông chim. Từ khoảng 7h anh em mang chim ra tắm nắng khoảng 30p là được rồi.

Tương tự tắm nước cũng không khác gì lúc bình thường. Khoảng 12h trưa mang chim ra tắm nước và phơi nắng chừng 30p. Đợi lông chim khô thì trùm lồng hình chữ A và đợi tới 6h tối rồi cho chim đi ngủ.

Cách Nuôi Chim Chào Mào Mùa Thay Lông Khỏe Mạnh Hót Hay

Chào mào thay lông thường cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi bộ lông. Chính vì thế thức ăn cho chào mào trong giai đoạn này rất quan trọng.

Vấn đề chọn cám nào cho chim thay lông mỗi người một kiểu. Và tin dùng một loại sản phẩm nhất định. Nhưng đúng vào mùa thay lông thì cám là nguồn thức ăn phụ mà thôi. Thậm chí chỉ cho chim ăn duy nhất cào cào và trái cây. Chỉ có như vậy thì con chim mới thay lông đều và thực sự ổn định.

Các loại hoa quả trái cây dành riêng cho chào mào là: cà chua, cà rốt, dâu tây, đu đủ, cam, dưa hấu. Bạn có thể cho ăn quả gấc thì rất tuyệt vời. Kết hợp với các loại côn trùng đó là cào cào, trứng kiến, dế. Như vậy bạn đã cung cấp đầy đủ chất khoáng cho Chào mào rồi đó.

Chuẩn bị thức ăn cũng như sức khỏe cho chim ở giai đoạn này sẽ giúp kích lửa chim chào mào rất dễ ở giai đoạn sau.

Trong quá trình chim thay lông, bạn cứ như ngày bình thường. Tắm rửa phơi nắng hằng ngày. Vì chỉ có tắm rửa thường xuyên thì bộ lông chim mới sạch sẻ và đẹp được

Vệ sinh thay bố lồng thường xuyên chứ đừng để 3-4 ngày thay một lần. Các bạn hãy thử tưởng tượng xem 3-4 ngày mà không dọn phân. Thì sẽ như thế nào trong môi trường trùm kín áo lồng? Hôi hám chịu không nổi. Thậm chí có khi là có giòi, phân chim ẩm mốc là môi trường rất tốt cho các loại ký sinh trùng sinh sôi nãy nở. Bệnh sâu lông, hư lông, chim đù đù, nhìn tướng ngu ngu giống bọn ngáo đá cũng từ đây mà ra cả.

Cho nên trong quá trình nuôi chào mào mùa thay lông. Các bạn cứ sáng sớm tầm 7h đem chim ra phơi nắng khoảng 30 phút rôi đem vào. Vì nắng sớm chưa nhiều Vitamin D rất tốt cho bộ lông của chim.

Trưa khoảng tầm 12h bạn cho chim tắm nước bình thường. Sau khi tắm nước xong thì cho chim phơi nắng khoảng 30 phút nữa. Rồi đem vô trùm chữ A đến tầm 5-6h cho chim đi ngủ là vừa đẹp.

Bạn cố gắng thiết kế một chỗ ngủ và giờ giấc cho chim hợp lý một tí. Thời gian đi ngủ tốt nhất là tầm 6h, nơi ngủ phải tránh được các loại như: kiến, gián, mèo, chuột, thằn lằn. Để các loại này vào phá thì quá trình nuôi lông sẻ rất mệt.

Lưu ý quan trọng

Khi thay lông, bạn cần treo chào mào nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngơi. Không cho chào mào tiếp xúc với những con khác kẻo nó nghe con khác hót mà hót lại.

Không được đổi lồng, hay cho chim di chuyển xa trong thời gian thay. Đối với chim bổi thì không sao nhưng chim thay lông 1 2 mùa nó sẽ bị dừng quá trình thay lông.

Không cho chim đi dợt, chơi chim. Chim lúc này rất yếu không có sức chơi và sẽ làm lông chim bị hỏng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh, Tắm Cho Chào Mào Như Nào Là Tốt Nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!