Đề Xuất 3/2023 # Cách Nuôi Chim Chào Mào Non Tốt Nhất # Top 10 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Nuôi Chim Chào Mào Non Tốt Nhất # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi Chim Chào Mào Non Tốt Nhất mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chào mào non cho ăn cám chim. Trộn cám hơi ướt, cho ăn thêm hoa quả và bánh kẹo mềm có vị ngọt, nếu mua được sâu cho ăn thêm. Không mua được sâu cho ăn thêm thịt lợn hoặc thịt bò đều được ( không nên ăn thịt sống dễ bị nhiễm bệnh từ gia xúc, không nên cho ăn cào cào vì hay có xán ).

Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.

Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.

Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện.

Điều kiện nuôi Chào Mào thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.

Cầu cho chim: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững.

Bài viết: Cách nuôi chim chào mào non tốt nhấtĐánh giá: 4.5Người xem: Mua Bán Chim Cảnh ĐẹpNội dung xem: Cách nuôi chim chào mào non tốt nhất

Cách Nuôi Chim Bồ Câu Non Mới Nở Ra Ràng Tốt Nhất

Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu non mới nở ra ràng tốt nhất

1. Chuồng nuôi chim bồ câu

Chuồng nuôi bồ câu cần được thoáng mát sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng, tránh gió lùa và được làm ở nơi yên tĩnh để chim có thể phát triển tốt nhất. Tùy theo từng giai đoạn nuôi khác nhau như: nuôi chim sinh sản, nuôi chim lấy thịt,.. mà cần thiết kế kiểu chuồng cho phù hợp. Chuồng nuôi bồ câu nên làm bằng tre, chẻ thành nan và đan ghép lại thành phên. Chuồng nên chia thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: rộng 50 cm, cao 40 cm và sâu 40 cm. Mỗi ô đặt 2 ổ, 1 ổ đẻ và ấp trứng phía trên, 1 ổ nuôi con ở dưới.

Máng ăn, máng uống cho chim cần đảm bảo vệ sinh và nên làm bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.

2. Chọn giống

Chọn giống là một yếu tố rất quan trọng để nuôi bồ câu đạt giá trị kinh tế cao. Chọn chim bồ câu khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị dị tật, có lông bụng dầy mượt, mỏ xẻ, đuôi nhọn để làm giống. Bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia và khoảng cách giữa các lứa là 40 ngày vì vậy mà nếu có điều kiện nuôi hợp lý thì 1 cặp bồ câu có thể sinh sản ra 12 – 14 lứa chim non trong 1 năm.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà cần có nhu cầu dinh dưỡng hợp lý cho chim. Chim bồ câu chủ yếu ăn các loại hạt như: ngô, đậu xanh, thóc… chim non khi ăn các loại hạt này thì cần xay vỡ. Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, nhất là muối ăn, vì vậy mà mỗi khi cho chim ăn bạn nên bổ sung thêm một ít muối ăn. Trong thời gian chim sinh sản, nên bổ sung thêm một ít sỏi nhỏ cho chim, bằng cách trộn vào thức ăn cho chim: khoáng Premix 85% + muối ăn 5% + sỏi nhỏ 5%.

Chim bồ câu cần rất nhiều nước mỗi ngày, 1 cặp chim trung bình cần 200ml nước mỗi ngày. Nước uống cho chim cần được sạch sẽ, trong suốt và được thay mỗi ngày.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng

Chim non mới nở (0-28 ngày tuổi) rất yếu ớt, chưa mở mắt và tự ăn được, việc nuôi dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào chim bố mẹ.

Chim dò (từ 2-6 tháng tuổi sau khi chim non tách mẹ), trong giai đoạn này hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của chim còn rất yếu vì vậy mà cần được nuôi riêng.

Chim sinh sản: Trong thời gian chim bắt đầu sinh sản thì nó sẽ kêu gù, lúc này cần đặt một ít rơm vào trong chuồng cho chim đẻ và ấp trứng, khi chim nuôi con thì cần thay ổ thường xuyên 2lần/tuần và tránh phân tích tụ trong ổ.

5. Phòng và trị bệnh cho bồ câu

Chim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, tuy nhiên nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Để chim được khỏe mạnh thì cần được nuôi dưỡng trong điều kiện môi trường tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn.

Nên tiêm vắc xin phòng bệnh 3 lần/1 năm cho bồ câu. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2-3 tháng 1 lần, phun thuốc sát trùng chuồng. Vệ sinh máng ăn, máng uống mỗi ngày. Lồng vận chuyển chim cũng là một yếu tố rất dễ lây nhiễm bệnh cho chim , vì vậy khi vận chuyển chim mới thì cần lau rửa sát trùng lồng cẩn thận.

Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.

Theo dõi đàn chim thường xuyên để khi chim có dấu hiệu mắc bệnh sẽ có biện pháp phòng tránh kịp thời. Bồ câu thường mắc một số bệnh như: kẹt trứng, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp, trứng vỏ mềm.

Những Cách Làm Cám Chim Chào Mào Tốt Nhất

1. Vai trò của cám cho chim chào mào

Thức ăn đóng vai trò quyết định đến giọng hót và độ căng lửa của chim chào mào. Đối với những người chơi chim lâu năm, họ sẽ có những công thức dinh dưỡng riêng cho chim chào mào. Trong đó, cám và hoa quả tươi là hai loại thức ăn chủ yếu của loài chim này.

Mặc dù chúng ưa thích các loại trái cây, hoa quả chín có vị ngọt, tuy nhiên thức ăn chính đối với những chú chim chào mào được thuần hóa và nuôi cảnh vẫn là cám. Do đó, cám là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho chào mào. Nếu cám chim không đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng sẽ có thể xuất hiện vấn đề về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, cám cho chào mào mùa thay lông sẽ quyết định độ bóng mượt cũng như tình trạng của chim. Nếu cám cho chào mào tốt thì chim sẽ có thể trạng tốt và lông đẹp, ngược lại chim sẽ yếu dần qua các mùa thay lông.

Hiện nay, đa số thành phần trong cám chào mào bán trên thị trường đều chứa ngũ cốc, trứng, tôm và thịt. Thế nhưng, các loại cám này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự tiêu hóa của chào mào, bởi trong tự nhiên thức ăn của chúng hoàn toàn không có những thứ đó.

Không chỉ vậy, sự mất cân bằng giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng và axit amin còn gây nên hiện tượng sức khỏe chim thất thường và không ổn định. Do đó, người nuôi cần phải phân bổ hợp lý hàm lượng các loại chất tanh và hoa quả, ngũ cốc để cân đối dưỡng chất, giúp chào mào có phong độ ổn định, chơi bền và căng lửa.

2. Những cách làm cám chim chào mào tốt nhất

– Đậu xanh: 500g.

– Đậu tương : 500g.

– Trứng gà: 20 quả.

– Mật ong: 1 cốc nhỏ.

– Phấn hoa: 1 cốc nhỏ.

– Tôm đồng tươi loại càng nhỏ càng tốt : 500g.

– Cà Rốt : 200g.

– Vỏ trứng: 10 vỏ.

– Khoáng Classica dành cho yến, chào mào: 1 gói.

– Cám gà con 28A hoặc 38A: 1kg. Loại cám này rất giàu khoáng chất và vitamin, giúp phân chim không bị hôi và đi ngoài.

– Châu chấu cánh tươi: 1kg. Đây là loại đạm tự nhiên gần gũi nhất với chim chào mào, giúp chim thay lông nhanh và có bộ lông nâu đen như ngoài thiên nhiên.

– Đầu tiên, bạn ngâm đậu xanh với nước, sau đó đồ chín rồi đổ ra mâm để nguội.

– Lạc rang chín, giã nhỏ rồi ép bớt dầu để cám để được lâu và không bị hôi.

– Đậu tương ngâm qua đêm, sau đó xát vỏ và cho vào nồi cơm điện nấu chín.

– Châu chấu cấp đông cho chết, rồi rửa sạch rồi đem hấp để châu chấu chuyển màu vàng nhạt là chín.

– Trứng luộc chín, bóc vỏ rồi lấy lòng đỏ.

– Cà rốt cắt nhỏ, ép lấy nước.

– Tôm rửa sạch, rang cho chín đỏ.

– 2 viên dầu gấc Vinaga.

Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu, bạn trộn tất cả vào một chậu lớn. Sau đó, dùng máy đùn đùn qua một lần để các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

Công thức làm cám chim chào mào căng lửa

– Củ khoai tây: 500g.

– Củ cà rốt: 500g.

– Chuối sấy: 400g.

– Trứng gà ta: 20 quả.

– Trứng vịt: 5 quả.

– Hỗn hợp đậu đỏ, đậu lạc, gạo lứt: 2 lon.

– Hỗn hợp đậu xanh, ngô, đậu nành: 1 lon.

– Đường trắng: 200g.

– Mật ong: 50ml.

– Bước 1: Rang ngũ cốc vừa chín rồi đem nghiền thành bột mịn.

– Bước 2: Hấp chín các loại củ quả, sau đó bạn cho kỳ tử vào và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố rồi trộn đều với hỗn hợp ngũ cốc.

– Bước 3: Hấp chín tôm và trứng gà, trứng vịt, sau đó cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

– Bước 4: Trộn đều hỗn hợp trứng, tôm cùng hỗn hợp ngũ cốc, hoa quả và để khô trong khoảng 30 phút.

– Bước 5: Tiếp theo, bạn mật ong vào nguyên liệu và tiến hành nhào nặn cho đều bằng tay để mật ong thấm đều toàn bộ nguyên liệu.

– Bước 6: Bạn hãy rút bớt nước có trong hỗn hợp bột bằng cách phơi nắng, hoặc có thể đặt trước quạt hoặc trong lò vi sóng.

Sau khi thực hiện các bước chế biến nguyên liệu, bạn đùn cám để tạo thành hạt giúp chào mào có thể ăn dễ dàng. Trong công đoạn đùn cám, bạn cần có máy xay thịt để có thể tạo ra các sợi cám. Sau đó cho các sợi cám vào chảo, bắc lên bếp lửa và đảo đều tay.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết cách làm cám chim chào mào khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất để chim hót hay và căng lửa.

Cám Nào Tốt Nhất Cho Chào Mào

Khi chăm sóc chim chào mào, vấn đề nhiều người quan tâm đó là thức ăn cho chào mào. Cám nào tốt nhất cho chào mào? Cám nào để giúp chào mào căng lửa…. bài viết này sẽ phân tích rõ ràng cám tốt cho chào mào là thế nào, để các bạn mới chơi chim hiểu rõ hơn.

#1. Cám tốt cho chim là gì?

1 loại cám tốt là nó cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chú chim hoạt động trong 1 ngày. Cám không thừa hoặc thiếu chất. Và được sản xuất đúng quy trình từ đóng viên, sấy khô. Cám phải đạt tiêu chuẩn không quá chín hoặc quá sống khi rang.

#2. Những loại cám tốt cho chào mào

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng cám dành riêng cho chào mào. Những loại cám này đã được đánh giá thực tế từ chính người chơi chim chào mào. Một số hãng cám nổi tiếng được đánh giá cáo hiện nay bao gồm:

Cám Hiển bảo Khánh : Đây là thương hiệu cám nổi tiếng đã lâu, không chỉ dành cho chim chào mào mà còn cho các loại chim cảnh khác nữa. Cám này có giá giao động từ 40K cho cám chào mào thay lông và 60K cho cám chào mào căng lửa.

Cám Thắng Mẹo Đà nẵng : Cám này của a Thắng ở Đà Nẵng, mình rất thích sử dụng loại cám này bởi chim chơi bền và ổn định. Giá cũng như cám Hiển Bảo Khánh từ 40K – 60K.

Ngoài ra còn 1 số cám khác mà mình chưa đề cập đến như : Cám Nam Đà Nẵng, Cám Công Minh, Cám @CADN…

#3. Làm sao để chọn cám tốt cho chào mào?

Có thể cám này nó hợp với chim bạn nhưng nó không hợp với chim người ta. Vì vậy cám không hợp với chú chim cảu bạn không thể nói là cám dở được.

Để chọn được cám tốt cho chim thì chúng ta cần thử nghiệm. Cho chim ăn các loại cám đó, nhưng khi đổi cám nhớ pha chung với cám cũ để chim hợp cám mới tránh làm chim sốc cám mà rụng lông.

Khi chim ăn khoảng 1 tuần thì các bạn treo chim lên và xem thái độ của nó và có 2 trường hợp:

Nếu chim siêng hót, nhanh nhẹn hơn lúc đầu thì chim bắt đầu ổn định cám đó rồi. Và nên cho ăn cám đó.

nếu chim vẫn ủ rũ, lười hót thì nên xem lại chim có dạn không? có sợ chim trong nah2 không? treo ở nơi yên tĩnh hay nhiều người qua lại làm chim sợ. Nếu sau 1 tuần nữa chim vẫn vậy thì nên thay đổi cám khác.

Đó là cách chọn cám tốt cho chim, và cám cũng chỉ đóng góp 1 phần cho chim thôi. Nó còn các yếu tố khác như : Tố chất của con chim, cách chăm sóc của bạn và môi trường sống nữa. Chúc thành công.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi Chim Chào Mào Non Tốt Nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!