Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi Chim Chào Mào Sinh Sản Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách nuôi chim chào mào sinh sản hiệu quả nhất
Chọn giống chim Chào mào Chim bố mẹ khoẻ mạnh, dáng đẹp, giọng hót hay. Nếu được chim thuần chủng của một vùng nào có chất giọng hay thì tuyệt. Và nếu có điều kiện ta chọn chim bố mẹ ở hai vùng, miền khác nhau ghép đôi.
Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản
Thức ăn cho chim thời kỳ sinh sản
Về chế độ dinh dưỡng cho chúng là rất quan trọng cho cả chim trống và chim mái. Chim mái cần dinh dưỡng để tạo hệ trứng non. Chim sẽ ăn nhiều một cách đột biến do ngoài phải nuôi trứng thì chim mái còn phải nuôi lông. Chúng thường tự nhổ lông bụng của mình để lót ổ khi đẻ. Nên bạn nhớ chuẩn bị kỹ thức ăn cho chim để chim luôn đảm bảo sức khỏe.
Chim trống: Vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường tức cám tổng hợp, trái cây & côn trùng. Đặc biệt là tăng cường thêm nhiều loại côn trùng như: dế, superworm, trứng kiến, sẽ giúp chim khỏe mạnh. Chim mái: Có khẩu phần gần như chim trống nhưng phải bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp dành cho chim ăn quả trong mùa sinh sản có sẵn trên thị trường (Đã thay lông, có phong độ tốt). Bạn biết không, chào mào có thể ăn được hầu hết các loại trái cây mà con người ăn được. Như đu đủ, cam, chuối, xoài, ráy, cà chua, ớt… Hoa quả trái cây là loại thức ăn không thể thiếu đối với Chào mào. Trong quá trình bạn nên luân phiên thay đổi nhằm giúp cho chim đỡ phải nhàm chán thức ăn. Ngoài ra việc luân phiên trái cây còn giúp cho chim hấp thụ được nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.
Lồng nuôi chim Chào mào
Trước khi cho cặp chim chào mào sinh sản bạn phải đảm bảo rằng cặp chim được chọn làm bố mệ phải được cách ly riêng và sức khỏe của chúng phải được đảm bảo. Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ. Kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi. Nhưng tối thiểu chiều dài từ 180 cm, chiều rộng 120 cm, chiều cao 150 cm. Có rãnh để vệ sinh phân chim. Trong lồng còn bố trí giá thể thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang, bình gốm, rọ tre để chim làm tổ. Hai khay nước và thức ăn, một máng tắm nhỏ, nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền. Không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền. Lồng phải có ái che mưa, gió, mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất. Vào những ngày nắng to, ta dùng lưới lan che chắn bớt lại mặt tiền lồng. Hai bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim. Giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng. Cho chim chào mào bắt cặp Trước khi cho sinh sản, ta cần cho chim bắt cặp.
Đầu tiên con trống vào lồng trước, rồi cho lồng nuôi chim mái vào sau. Khi chim trống hót to, cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh cúi đầu, múa đuôi miệng kêu liên tục thì ta tiến hành thả chim mái và chuẩn bị các giai đoạn tiếp theo. Chim Chào Mào, bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên, mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Chim trống thành thục có biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày, sung mãn. Chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ, kêu suốt ngày để tìm bạn tình. Trường hợp chim mái không chịu trống hoặc ngược lại. Ta nên đổi bạn tình cho nó, tránh thả chung có thể cắn nhau tới chết.
Làm tổ cho chim
Ổ có được tạo nên hay không phần lớn dựa vào lượng thức ăn (Côn trùng , hoa quả) mà ta cung cấp trong lồng . Trong tự nhiên chim chỉ sinh sản khi thời tiết ôi trường thuận lợi, có nhiều thức ăn. Việc cung cấp một lượng lớn superworm là rất quan trọng, nó sẽ khuyến khích chim bố mẹ làm ổ vì nó nghĩ rằng đã có đủ lương thực. Khi đã chịu trống chim mái sẽ chủ động đi tìm vật liệu làm tổ. Ta cung cấp các vật liệu làm ổ như: gơm, giấy báo cắt nhỏ, cành cây khô,…Tốt nhất là nên thả lúc chạng vạng để tránh làm chim sợ. Cả chim trống mái thay phiên nhau làm ổ chúng mất khoảng 3-4 ngày cho một chiếc tổ trung bình. Một lứa chim đẻ từ 2-4 quả, trứng có màu đỏ sẫm, và có khá nhiều hoa văn. Chào mào ấp trứng và nở con Cách theo dõi chim nở khá đơn giản, khi bạn nghe một tiếng:” Chíp” lớn, chắc chắn rằng một chú chim non đã chào đời. Ngoài ra, bạn còn có thể dựa vào thái độ lo lắng bồn chồn, bay tới bay lui của chim cha. Nó sẽ phát ra những âm thanh nghe rất lạ,… Chim bố mẹ ấp trứng trong khoảng từ 12 -14 ngày thì nở. Thời gian nở thường là buổi sáng hoặc xế chiều. Đảm bảo rằng có đủ lượng thức ăn tươi như chuối, đu đủ, cà chua, để tránh chim trống phá tổ. Hoặc giết chết chim con của nó, do không đủ nguồn thực phẩm. Tuy là một loài chim ăn hoa quả, nhưng khi còn non, chim chỉ ăn côn trùng và sâu bọ. Loại có nhiều protein giúp chúng tăng trưởng một cách chóng mặt. Đảm bảo chúng khỏe mạnh để nuôi con và có nước dãi tốt, nước dãi có tác dụng như một loại sữa non giúp tăng sức đề kháng cho chim. Chim bố mẹ sẽ luân phiên nhau gắp mồi về nuôi con. Chào mào con chuyền cành Khi này chim non đã có đủ lông cơ bản để theo mẹ. Ta không nên bắt chim con trong giai đoạn này, vì như thế chim sẽ bị yếu xương. Nên để cho bố mẹ chúng dạy cách học bay là cách tốt nhất. Chim non tới giai đoạn này đã có thể cho ăn hoa quả chín, và cám tổng hợp. Bạn nên cho chúng ăn đu đủ, cam, chuối…rất tốt để cung cấp khoáng chất đấy nha.
Bồ Câu Pháp: Cách Nuôi Chim Sinh Sản, Làm Giàu Hiệu Quả Nhất
Ngoài chim bồ câu thuần chủng, thị trường đã xuất hiện giống chim bồ câu lai. Trong đó, chim bồ câu Pháp là một trong những loài chim được lai tạo từ quy trình chọn lọc giống chất lượng cao. Chúng vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa giúp làm giàu nên được nhiều người nuôi nhân rộng theo mô hình công nghiệp. Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về giống chim bồ câu lai. Đặc biệt là cách nuôi chim cho hiệu quả sinh sản cao nhất.
Chim bồ câu Pháp là loài chim được tạo ra bằng cách lai ghép nhân tạo. Những chú chim này có được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp về Việt Nam. Sau quá trình chọn lọc giống chất lượng và lai tạo theo kỹ thuật hiện đại, bồ câu đã cho sản lượng thịt lớn hơn.
Cũng vì vậy trên mà chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả chăn nuôi khá tốt cho chủ đầu tư. Có rất nhiều người nuôi chim bồ câu thành công nhờ chịu khó đầu tư tìm hiểu kinh nghiệm nuôi chim.
Đối với chim trống: Chim bồ câu trống có kích thước cơ thể lớn so với các loài chim bồ câu thịt khác. Kích thước của con trống cũng to lớn hơn con mái khá nhiều. Ngoài ra, phần đầu của chim bồ câu trống sẽ thô hơn và có phản ứng gù mái vô cùng nhuần nhuyễn. Ở hai xương chậu của chim đực sẽ có khoảng cách hẹp nên trông dáng dấp khá gọn gàng, oai vệ.
Đối với chim mái: Chim bồ câu mái có kích thước cơ thể nhỏ hơn chim trống rõ rệt. Tuy nhiên, chúng có dáng vẻ nhanh nhẹn, khả năng nhận biết và trí thông minh khá cao.
Về đặc tính sinh sản: Chim bồ câu Pháp được nuôi giống bắt đầu sinh sản khi đạt 4 tháng tuổi. Giai đoạn này, trọng lượng của chúng sẽ nằm trong khoảng 650g đến 850g/con. Trọng lượng của chim bồ câu sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng con trống, mái và kỹ thuật chăn nuôi được bà con nông dân ứng dụng.
Trong vòng 5 năm, những chú chim bồ câu giống sẽ sinh sản liên tục. Trong khoảng 3 năm đầu, hiệu quả sinh sản đạt mức cao nhất và giảm dần ở hai năm tiếp theo.
🔔🔔🔔 THAM KHẢO THÊM: Chim Chào Mào Bông
Chim bồ câu Pháp thường có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh. Chúng có thể sinh sản liên tục từ 8 đến 10 lứa/năm.
Khi chim non đã nở, chim trống sẽ đảm nhận nhiệm vụ nuôi dưỡng con của mình. Đây là thời điểm chim mái nghỉ ngơi để chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo
Sau 7 – 10 ngày, chim mái lại có thể giao phối và tiếp tục sinh sản. Theo tập tính của loài chim này, chúng có thói quen đẻ trứng từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.
👉👉👉BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chim Vành Khuyên
Trước giá trị kinh tế cao, chim bồ câu Pháp đã được nuôi công nghiệp và nhân giống rộng rãi. Nhưng để có được hiệu quả sinh sản cao nhất, bạn phải đầu tư tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim ngay từ đầu.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim, nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ thay đổi khác nhau.
Thức ăn cơ sở bao gồm các loại gạo, thóc, ngô, cao lương,… sạch khuẩn và không bị mốc. Trong đó, ngô vẫn luôn là thành phần chính được bà con sử dụng trong khẩu phần ăn của con giống.
Người nuôi lưu ý là chỉ nên chọn lượng thức ăn một cách vừa phải để chim ăn vừa đủ trong vòng 2 ngày.
Lưu ý, trong quá trình trộn thức ăn cho chim, bạn phải sử dụng nhiều thành phần khác nhau để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng. Tốt nhất là pha trộn từ 25 – 30% hạt ngô và từ 70 – 75% hạt gạo.
Bí quyết chọn chuồng nuôi chim bồ câu pháp
Ngoài thức ăn, điều kiện chuồng trại cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chim.
Chuồng trại phải sạch sẽ yên tĩnh và tránh được tình trạng nắng, mưa
Mỗi chuồng chỉ được nuôi một cặp chim sinh sản và được làm bằng tre, gỗ hoặc lồng sắt 2 tầng.
Bên trong chuồng cũng phải có đầy đủ máng ăn, máng uống và ổ đẻ cho chim.
Các bệnh thường gặp ở chim bồ câu pháp
Chim bồ câu Pháp sẽ dễ mắc phải các căn bệnh thường gặp nếu không được chăm sóc cận. Một số căn bệnh điển hình nhất cần phải kể đến ở loài chim này là:
Bệnh nhiễm khuẩn chúng tôi và Salmonella thường không có biểu hiện rõ ràng, nên rất dễ bị bỏ qua các triệu chứng. Bệnh lý này khiến cho chất lượng trứng được sinh sản giảm thiểu đáng kể. Theo đó, trứng sẽ bị ung, bị chết và thậm chí là bị thối khi chim ấp.
Bệnh Newcastle do virus gây ra khiến cho chim bị ủ rũ và đi ngoài phân lỏng có màu trắng. Khi mắc phải căn bệnh này, chim bồ câu sẽ bị khô ở chân, bị vặn cổ, mặt thường ngửa lên trời và bầu diều hơi căng. Dáng đi của chim bồ câu không vững và có tỷ lệ tử vong đến 90%.
Muốn phòng tránh căn bệnh này, bạn hãy tiêm vắc xin ND-Emulsion. Liều lượng sử dụng từ 0.3 đến 0.4ml/con.
🔥🔥🔥 CÓ THỂ BẠN MUỐN TÌM HIỂU: Chim Công
Theo khảo sát, giá chim bồ câu Pháp trên thị trường được chia ra thành rất nhiều loại
Giá chim thịt ra ràng 1 tháng tuổi: Từ 65K – 85K/con.
Giá chim giống từ 2 đến 3 tháng tuổi: 210K – 260K/cặp.
Giá chim giống đạt trên 6 tháng tuổi: Từ 410K – 510K/cặp.
Tại khu vực Hà Nội và TPHCM, nhu cầu mua bán chim bồ câu Pháp đang tăng mạnh trong vài năm trở lại đây. Vì vậy, có rất nhiều cơ sở cung cấp giống chim hot cho cả người nuôi công nghiệp lẫn thực khách thưởng thức.
Với những con giống có nguồn gốc từ trang trại kém chuyên nghiệp, chúng sẽ có sức đề kháng yếu và rất dễ bị bệnh.
Nếu không muốn lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”, bạn hãy tìm mua chim bồ câu Pháp tại các trang trại uy tín như chúng tôi
Chúng tôi là nơi chuyên mua bán chim bồ câu Pháp thương phẩm và chim giống đạt chuẩn. Mỗi một chú chim được xuất bán đều có sức khỏe tốt và tiêm phòng đầy đủ. Chất lượng chim thịt được khách hàng đánh giá thơm ngon và ăn rất ngọt.
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nuôi Khướu Sinh Sản Đạt Hiệu Quả Cao
Để có thể nuôi chim khướu, đặc biệt là nuôi chim khướu sinh sản thì việc làm chuồng như thế nào là điều vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả nuôi chim của chúng ta. Tất nhiên, khi nuôi chim khướu sinh sản thì chúng ta phải nuôi theo đôi, vì thế nên khi làm chuồng thì ta cũng cần chuẩn bị cho hai con chim. Kích thước hợp lý nhất cho chuồng của một cặp chim khướu là cao x rộng x dài khoảng 2m mỗi chiều.
Bên cạnh đó, để một chiếc chuồng chim được hoàn thiện và đảm bảo nhất thì mọi người nên lưu ý rằng bên trong lồng chúng ta cần trồng thêm cây trúc hoặc cây dạ bì và trên chuồng cần phải có mái che. Về mặt vật liệu, các bạn có lựa chọn nhiều loại vật liệu khác nhau, tuy nhiên để có thể sử dụng lâu dài thì chúng ta nên làm bằng inox để tránh trường hợp chuồng bị han gỉ.
Chọn chim khướu để ghép đôi là một phần không thể thiếu trong quá trình nuôi chim khướu sinh sản và đương nhiên quy trình này cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo nhất có thể ngay từ các giai đoạn đầu tiên. Trước hết, khi nuôi chim khướu sinh sản thì các bạn cần có được những kiến thức cơ bản trong việc chọn giống chim tốt qua một số đặc điểm như: bộ lông dày, xốp, cánh tròn, hai chân chim cao, khỏe, di chuyển tốt, nhanh nhẹn cả trên cây lẫn trên mặt đất. Đặc biệt, khi chọn chim thì các bạn nên đặc biệt chú ý tới tiếng hót của chúng thông qua hình dáng của chim.
Sau khi đã chọn được chim giống thì bước tiếp theo chúng ta cần thực hiện đó là nuôi, chăm sóc. Tuy nhiên, để thực hiện cách nuôi khướu sinh sản chính xác, bạn cần lưu ý rằng ngay khi mua chim giống về chúng ta tuyệt đối không nên nhốt chúng vào chuồng ngay bởi lẽ khi chưa quen nhau thì chim khướu rất dễ đánh nhau. Vậy nên, để hai chú chim làm quen với nhau thì ta nên nhốt chim trống vào chuồng trước và để chim mái ở ngoài, khi bạn thấy những biểu hiện tốt từ hai chú chim thì ta có thể nhốt chúng vào chung một chuồng.
Khi được nhốt chung khoảng vài ngày thì chim trống sẽ đạp mái và sau đó thì các bạn cần phải lót ổ cho chim mái đẻ trứng. Có nhiều cách để chúng ta lót ổ để cho chim mái, bạn có thể sử dụng ổ rơm hoặc cỏ khô hay nhiều vật dụng khác miễn và chúng mềm và có hình dáng phù hợp.
So với việc nuôi chim khướu làm cảnh như thông thường, chắc chắn cách nuôi khướu sinh sản luôn được đánh giá là khó khăn hơn khá nhiều. Nguyên nhân cơ bản gây ra sự khó khăn cho người nuôi chim khướu sinh sản đó chính là do trong thời kỳ sinh sản thì sức khỏe của chim mái sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều và không được ổn định. Thêm vào đó thì chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơn tới chim con nữa.
Nếu muốn đảm bảo sức khỏe cho chim khướu khi nuôi con, đặc biệt là chim cái thì yếu tố quan trọng nhất đó chính là chế độ ăn. Hãy nhớ rằng khi nuôi chim con thì việc chú ý cung cấp đầy đủ nhiều thức ăn hơn là điều tiên quyết. Nó đảm bảo cho chúng có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.
Thông thường, thức ăn cho chim khướu rất dễ kiếm, bạn có thể tìm dễ hoặc cào cào cho chúng ta, đó đều là những nguồn thức ăn tươi vô cùng bổ dưỡng cho chim khướu. Đặc biệt, khi chim khướu mẹ đang trong thời gian nuôi con cần bổ sung thêm thức ăn tươi thay vì sử dụng cám thông thường.
Không chỉ có vậy. dù bạn nuôi bất cứ một loại chim gì thì chúng ta cũng cần phải có một chế độ chăm sóc riêng biệt, nhất là đối với cách nuôi khướu sinh sản. Tất nhiên, những điều cơ bản cần phải thực hiện tốt đó là đảm bảo về nguồn thức ăn chất lượng, vệ sinh cùng với môi trường sống sạch sẽ, phù hợp với chim khướu.
Ngoài ra, đặc tính của chim khướu là chúng rất thích tắm bởi trong tự nhiên chúng thường cư trú tại các khu vực có nước như ven song, khe suối… tất nhiên, khi nuôi chim khướu thì bạn cũng nên chú ý cho chúng tắm khi đã nuôi được khoảng nửa tháng bằng cách chuẩn bị thêm một chuồng khác chuyên dùng để cho chim khướu tắm.
Chào Mào Trắng Và Cách Nuôi Chăm Sóc Chào Mào Trắng Sinh Sản
Chào mào trắng
Chào mào bạch tạng là loại chim đột biến gien có màu lông trắng như tuyết toàn thân, có chân hồng, mỏ hồng và mắt hồng. Đây là loại chim hiếm trong thiên nhiên nên rất nhiều người săn tìm. Chào mào bạch tạng có giá từ 40 triệu đến 300 triệu. Nên nhiều người đã bỏ tiền ra mua chào mào bạch tạng về nuôi nhằm mục đích sinh sản. Bài viết này sẽ giúp anh em hiểu được tại sao thấy người ta bán chào mào bạch tạng nhiều thế, đồng thời cũng giúp anh em nào quan tâm đến việc nuôi chào mào sinh sản.
Chim chào mào mái thường bắt cặp và sinh sản từ tháng 11 đến tháng 6 dương lịch năm sau, và cũng có nhiều con đẻ thời gian khác. Đây là thời gian anh em cho chim vào aviary ( gọi là lồng nuôi chim loại lớn). Trước tiên cho con trống vào sau đó cho chim mái vào, nếu thấy 2 con ve vãn nhau, con đực múa xòe thì coi như đã bắt cặp xong.
Cách chọn lồng cho chào mào bạch tạng sinh sản
Nên làm các loại lồng lớn có kích thước rộng khoảng 1m, cao 1, 5m và dài 2m. Trong lồng nên bố trí cây xanh, cầu cho chim nhảy, dưới nền để đất, phía trên cần che mưa và nắng. Đặc biệt là hướng lồng về phía đông để chim đón ánh ban mai và tắm nắng. Trong aviary nên để 1 cóng nước uống loại lớn, cóng thức ăn và 1 khay nước để chào mào tắm. Lồng phải để nơi yên tĩnh, ít người qua lại và tạo sao cho đẹp như ngoài thiên nhiên thì tỉ lệ sinh sản của chào mào càng cao. Cho rơm, rạ, vỏ dừa khô để chim làm tổ, hoặc có thể tự làm cho chim.
Dinh dưỡng cho chào mào sinh sản: Đây là điều quan trọng nhất để quyết định chào mào có sinh sản hay không. Chim bình thường ăn với chế độ đó. Đến mùa sinh sản cần phải tăng thêm thức ăn, đặc biệt là chim mái. Thức ăn cần bổ sung trái cây, mồi tươi như cào cào, dế, trứng kiến, sâu tươi…hầu như ngày nào cũng phải có.
Giai đoạn chim đẻ trứng: Chào mào thường đẻ 3 trứng, cũng có con đẻ tới 5 trứng, nhưng thường nở ra chỉ được 3 con, lúc này cần bổ sung nhiều mồi tươi, vitamin C, chất đạm để giúp chim khỏe mạnh và không ăn trứng. Bạn chú ý không thò tay vào ổ, tránh trường hợp chim bỏ ấp.
Chào mào ấp trứng: Chào mào trống và mái thay nhau ấp trứng để luôn giữ đủ nhiệt độ cho trứng nở. Thời gian nở là khoảng 2 tuần, tùy vào thời tiết có thể nhanh hoặc chậm hơn 1, 2 ngày.
Chăm sóc chào mào con: Sau 14 ngày ấp trứng thì đã cho ra những chú chào mào con rất đẹp. Giai đoạn này bạn cần bổ sung thức ăn cho chào mào bố và mẹ đồng thời thêm thức ăn để nuôi chào mào con.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi Chim Chào Mào Sinh Sản Hiệu Quả Nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!