Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi Chim Khướu Căng Lửa Hót Hay Cho Người Mới mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giới thiệu về chim khướu
1. Đặc điểm chung của chim khướu
– Chim khướu còn có tên gọi khác là chim Bồ Chao Bạc Má.
– Loài chim này, mỗi con trưởng thành có kích thước khoảng 20-24 cm. Ngoài ra, chúng rất đa dạng về kích thước lẫn màu sắc.
– Đặc điểm nhận dạng của chim khướu:
Thân hình thanh mảnh.
Đầu nhỏ và dài.
Mỏ thon dài.
Đuôi dài, to bản.
Lông chim mềm mượt, tuy dày nhưng xốp, tối màu.
Chân chim thon cao.
Chim có cánh tròn, yếm đen kéo dài xuống đến ngực.
– Chim khướu có thể di chuyển linh hoạt cả trên cây lẫn dưới mặt đất.
– Tập quán của chim khướu là sống theo bầy đàn nhỏ, dưới những tán rừng, tầng cây bụi hoặc các khe suối, những nơi có nước chảy ngang.
– Chim khướu phân bố nhiều các ở các tỉnh miền Trung nước ta như Quảng Trị, Quảng Bình,Lâm Đồng và khu vực Nam Trung Bộ.
2. Phân biệt các loại chim khướu
Dựa vào màu sắc mà chim khướu được chia ra thành 3 loại chính như sau:
– Chim khướu Ô lờ: Lông của loại chim này có màu đen, bên má có màu bạc.
– Chim khướu Ô hay còn gọi là chim khướu Min: Loại chim này có bộ lông óng mượt màu xám đen, hầu đen, mỏ đen, trên đầu lưa thưa vài sợi lông màu trắng, ức đen kéo dài xuống tận ngực.
– Chim khướu Bạc má: Loại chim này có bộ lông màu xanh hoặc màu đen, hai bên má có đốm trắng.
3. Phân biệt chim khướu trống và mái
– Phân biệt chim khướu trống mái dựa theo ngoại hình
Chim khướu trống: Loại chim này có chùm lông ở mũi to rậm, nhô cao và mọc dài. Đuôi mắt của chim trống có một đốm đen lớn, kéo dài về phía sau, càng về sau càng nhọn lại.
Chim khướu mái: Loại chim này có chùm lông ở mũi nhỏ, thưa và mọc thấp hơn. Vệt đen ở đuôi mắt chim mái ít nhọn hơn chim trống, thậm chí còn vuông góc.
– Phân biệt chim khướu trống mái dựa theo tiếng hót
Chim khướu trống: Loại chim này có tiếng hót vang, to, rõ ràng.
Chim khướu mái: Tiếng hót của loại chim này nghe rè rè, trầm, không vang lớn. Đấy là lý do mà những người có thú vui chơi chim cảnh thường chọn chim khướu trống hơn là chim khướu mái.
4. Mùa sinh sản và sự phát triển của chim khướu non
– Từ tháng 4 cho đến tháng 6, chim khướu sẽ sinh sản mạnh. Mỗi lứa, chúng đẻ được khoảng 3-5 trứng.
– Tổ của chim khướu thường nằm ở vách núi hoặc cành cây cao. Chiếc tổ có hình dạng giống như cái chén hoặc có mái che để che chắn cho chim non.
– Chim khướu mái sẽ ấp trứng khoảng 15 ngày để chim non nở.
– Khi chào đời, chim non không thể phân biệt được đâu là thức ăn nên đòi hỏi chim trống và chim mái phải mớm cho con của chúng ăn.
– Đến khi chim non được 45 ngày tuổi thì chúng đã có thể tự thân tìm kiếm thức ăn cho mình.
– Sau 4-5 tháng tiếp theo chim non bắt đầu thay lông và cất những tiếng hót đầu đời.
Hướng dẫn cách nuôi chim khướu căng lửa hót cực hay
Thế nào là chim khướu căng lửa? Chim căng lửa là chim đang trong thời kỳ sung sức, hay nói cách khác chúng rất năng động, hoạt động sung sức mà không hề biết mệt mỏi. Giai đoạn này nhiều người hay mang chim khướu đi thi thố tài năng.
1. Chọn giống chim khướu chất lượng
Chọn giống là việc làm cực kì quan trọng, nếu bạn muốn nuôi chim khướu đúng cách, khoa học thì phải cẩn thận ở bước này.
– Bạn có thể chọn mua loại chim khướu mình thích dựa theo ngoại hình của chúng. Như đã nói ở trên thì chim khướu có 3 loại, mỗi loại sẽ có những đặc điểm về ngoại hình khác nhau.
– Đối với những ai muốn mua chim khướu vì tiếng hót của chúng, hãy chọn mua những con đực có những đặc điểm như đã giới thiệu ở trên.
2. Chọn lồng nuôi chim khướu
– Thông thường lồng nuôi chim khướu sẽ được làm bằng tre hoặc mây. Vì chim khướu là loài động vật có kích thước lớn nên các bạn hãy chọn những chiếc lồng rộng rãi cho chúng thỏa sức tung nhảy và sinh hoạt.
– Các nan lồng phải được đan khít và quét sơn để không bị ẩm mốc.
– Ngoài ra, khi đã bắt đầu nuôi chim khướu thì việc vệ sinh lồng thường xuyên cũng là một điều cần thiết.
3. Thức ăn cho chim khướu
Chim khướu là loài chim không kén ăn, thuộc dạng “ăn tạp”, nên bạn có thể thoải mái cho chúng ăn tùy thích. Tuy nhiên hãy đảm bảo những thức ăn dinh dưỡng sau đây được cung cấp hằng ngày: trứng gà, tép, bột ngô…
Muốn chim được sung nên nhớ phải được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nên nhớ bạn phải chăm sóc chim theo một thời gian lên lịch sẵn ví dụ như giờ phơi nắng, giờ tắm, đi dượt,…
Một số người lấy thức ăn của chích chòe để nuôi Khướu (hột đậu phộng trộn trứng) tuy nhiên khi cho ăn cũng nên chiết bớt chất dầu trong đậu, chất dầu nếu như nhiều trong đậu khiến khướu bị khản giọng, giọng hót sẽ không trong trẻo.
Ngoài ra cũng nên lưu ý thêm không nên thay đổi thức ăn đột ngột dễ làm cho chim không hợp khẩu vị và bỏ ăn. Nếu như chim đã quen thức ăn thì nó sẽ không ăn loại khác, từ đó xuống sức và dễ mắc bệnh.
4. Kỹ thuật nuôi nhốt chim khướu
4.1 Kỹ thuật nuôi chim khướu non
– Bạn hãy làm một mô hình mô phỏng với chiếc tổ trong rừng của chim non để chúng bớt hoảng sợ.
– Tiếp theo, cứ mỗi giờ, bạn phải tự tay mớm cho chúng ăn một lần. Lâu ngày duy trì động tác này sẽ hình thành một loại phản xạ có điều kiện cho chim. Tức là trong lúc đói, cứ thấy người tới thì chim non sẽ há mỏ ra chờ sẵn. Ngược lại, nếu chúng đã no thì làm cách nào cũng không ăn thêm.
– Nếu các bạn kiên trì thực hiện kỹ thuật nuôi chim non này, chỉ 6 tuần thôi thì chúng đã có thể bay nhảy và khoảng 2 tháng thì đã có thể hót bập bẹ được rồi đấy!
4.2 Kỹ thuật nuôi chim khướu trưởng thành
– Nếu bạn mang về một chú chim khướu đã lớn, hãy dùng áo lồng hay miếng vải nào đó trùm kín chiếc lồng của chúng lại. Đây là cách giúp chim không vì hoảng sợ quá mức hay năng động quá mức mà bay nhảy loạn xạ, dẫn đến chết yểu.
– Đảm bảo thức ăn và nước uống trong lồng cho chim. Chim khướu trưởng thành có thể ăn được sâu và chuối chín.
– Bạn treo lồng chim ở một nơi cao ráo, thoáng mát và yên tĩnh.
– Khoảng 2-3 ngày thì thay nước uống cho chim một lần rồi lại treo lồng về chỗ cũ.
– Sau khoảng 3-4 tháng, thậm chí nửa năm hoặc lâu hơn, chúng mới có thể quen với môi trường sống mới. Lúc ấy, bạn mới hé dần tấm vải phủ lên lồng chim.
5. Kỹ thuật chăm sóc chim khướu
5.1 Đảm bảo môi trường sống cho chim
– Từ đồ ăn cho đến thức uống của chim, tất cả đều cần phải sạch sẽ.
– Nơi treo lồng chim cũng phải sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt là những chú chim khi vừa mới mang về, những chỗ đông người sẽ làm cho chúng hoảng sợ dẫn đến stress.
5.2 Tắm cho chim khướu
– Chim khướu thường những nơi có nguồn nước để sinh sống. Điều này chứng tỏ chúng rất cần nước cũng như rất thích cơ thể mình được sạch sẽ.
– Sau khi mang chim về được 15 ngày, bạn hãy mang chúng đi tắm.
– Quy trình tắm cho chim khướu:
Hãy chuẩn bị một chiếc lồng mới, riêng biệt để cho chim tắm.
Để bắt đầu tắm cho chim, bạn quay 2 cửa lồng vào nhau để chim tự đi sang, sau đó dùng bình xịt hoặc dùng tay vẩy nước lên người chúng.
Khi cả chim và lồng đã ướt, bạn mang cả 2 ra ngoài trời nắng. Lúc này chim sẽ tự biết cách tắm rửa cho mình mà không cần bạn phải hỗ trợ gì nữa cả.
– Trong thời gian chờ đợi chim vệ sinh cơ thể trong lồng tắm, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ lồng nuôi mà chúng trú ngụ hằng ngày.
– Thực hiện việc tắm cho chim như vậy, sau vài lần, chúng sẽ tự tắm ngay cả khi có bạn đứng gần đó.
Cách Nuôi Chim Chào Mào Hót Hay Và Căng Lửa
Một chú chim chào mào hót hay, đẹp và luôn luôn giữ được phong độ của mình ngoài việc nó có bản năng và một giọng hót hay tự nhiên ra thì còn do chủ của nó nắm được rõ cách nuôi chim chào mào hót hay.
Chim chào mào đặc biệt là những con chim mà chủ của chúng nuôi với mục đích đi thi chim thì làm sao cho chúng có được giọng hót hay và khỏe là điều rất quan trọng.Khi tham gia thi đấu thì chủ yếu những chú chim sử dụng giọng hót của mình để đe dọa đối phương nên đây có thể coi là vũ khí chính của chúng.
Giọng hót củachim chào mào biểu tỏ sức mạnh của nó trước kẻ thù. Mỗi con chim hùng cứ một vùng, theo kiểu “rừng nào cọp nấy”. Nó chiếm cứ một vùng rừng núi nào đó, trọn quyền kiếm ăn trong lãnh địa của mình, không cho một đồng loại nào tranh cướp. Vì vậy, chim dùng tiếng hót làm một lợi khí để dọa nạt kẻ thù. Do đó, chỉ khi nào chim thật dạn dĩ, lấy lại được sự tự chủ nó mới siêng hót và hót hay. Giọng hót của chim cũng nhằm mục đích “chọc gái” trong mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, chim mái thường chọn cho mình những anh chàng hót hay để “gá nghĩa” một mùa.
Vì vậy, để được người yêu ghé mắt xanh đến, chim trống chỉ còn cách cố hót thật hay để quyến rũ. Vậy nên bạn cần phải nắm rõ được những phương pháp làm sao chó chú chim của mình luôn có được giọng hót hay và giữ được phong độ ổn định.
Năng tập dượt: Mỗi tuần vài lần, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. Nếu gặp được tay “kỳ phùng địch thủ”, chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mã
Nuôi chim “giáo sư”: Hầu hết các loại chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Sơn Ca và đặc biệt là chim chào mào … nếu có chim “giáo sư” dẫn dắt sẽ siêng hót và hót hay. Chim “giáo sư”, con chim hót bậc thầy (maitre de chante) khi cất tiếng hót lên sẽ khiến cho cả đàn chim chú ý bắt chước. Chỉ có những con chim đủ lửa mới “cả gan” đấu tay đôi với chim bậc thầy, còn những chim khác thì bị “đe” không dám mở mồm hó hé. Thế nhưng, dẫu sợ chúng vẫn lắng tai học hỏi những âm điệu mới lạ để bắt chước sau này. Việc tập luyện này không nên kéo dài quá lâu, vì những con còn non lửa sẽ bị “đè” mãi sinh nhát, khó “nổi” lên được ! Sau thời gian luyện tập, ta có thể gửi chim “giáo sư” đến một nơi khác, hoặc treo thật xa để giọng hót của nó không làm cho bầy chim non “yếu lửa” khiếp sợ.
Băng cassette: Thay vì nuôi con chim “giáo sư” tốn kém, ta có thể thâu giọng nói của chim bậc thầy này vào băng cassette, để thỉnh thoảng chạy băng phát cho chim nghe. Phương pháp này đôi khi lại hiệu nghiệm nếu ta biết điều chỉnh volume xuống mức thấp, để chim non lửa khỏi khiếp sợ. Đây là một cách luyện chào mào hót rất hay và đơn giản ai cũng có thể thực hiện được. Thay vì băng cassette thì bạn cũng có thể sử dụng những đoạn ghi âm tiếng chím dưới dạng MP3 có rất nhiều ở trên mạng để luyện chim.
Chỉ cới những thao tác đươn giản như trên là bạn đã có thể luyện cho chú chim chào mào của mình có được giọng hót hay và quyên rũ.
Cách Nuôi Chim Họa Mi Căng Lửa, Hót Hay Khỏi Chê
Khi mới mua chim về, bạn nên treo áo lồng và để lồng ở nơi yên tĩnh, tránh nơi có lối đi để giúp chim không sợ hãi. Ngoài ra, bạn nên ghép chim theo cặp: trống- mái để giúp chú chim kia đỡ hoảng sợ. Tuy nhiên, không nên để chim của bạn gần một con cùng giới khác vì họa mi là loài chim sống theo lãnh thổ, không chấp nhận có kẻ xâm phạm không gian của chúng. Cuối cùng, nếu chú chim của bạn vẫn còn rụt rè, nhút nhát, bạn nên sắp xếp thức ăn sao cho vừa đủ 3 ngày rồi hãy thay một lần, tránh tiếp xúc chim nhiều.
Chim họa mi hiếu thắng không nên để chúng gần những con chưa thuần hóa, bản tính lãnh thổ chúng sẽ tấn công nhau. Thời gian đầu chăm sóc chim vất vả nên thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn vào khung giờ nhất trong ngày giúp chim quen với môi trường mới.
2. Luyện cho chim lối sống trong lồng
Chim họa mi lúc chưa dạn người thì khá bướng bỉnh. Chúng có thể giãy nãy và bay loạn xạ khi bạn tới gần lồng, gây ra các vết thương đáng tiếc trên mình chim. Vì vậy, khi chăm chim bạn cần có đôi tay dịu dàng, đồng thời bố trí thời gian cho chim tắm nắng buổi sáng, đi ngủ, tắm táp, cho ăn vào một giờ giấc nhất định để chim quen dần với môi trường sống lồng và nhanh hót hơn.
Đến một ngày khi bạn mở lồng ra mà chúng không nhảy dựng lên cảm giác như gặp người quen có nghĩa là bạn đã thuần hóa thành công chúng.
3. Thức ăn cho chim họa mi
Thức ăn đơn giản bạn chỉ cần trộn gạo với trứng và cào cào.Chim Họa Mi nhìn vậy nhưng ăn uống không tốn nhiều. Mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ. Ngoài ra chim họa mi thích ăn đạm động vật như cào cào, sâu tươi, cá con, tôm tép,…
Khi cho ăn bạn cũng nên chú ý đó là không đổi thức ăn đột ngột khiến cho chim họa mi không quen thức ăn, bỏ ăn và mắc bệnh. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, mốc hoặc hư phải loại bỏ ngay để tránh gây bệnh cho chim.
Wiki Cách Làm
Cách Nuôi Chim Chào Mào Căng Lửa Hót Hay
Chào mào là dòng chim cảnh rất thông dụng và được nhiều người ưa thích, thông thường thì cứ 2-3 người nuôi chim cảnh sẽ có một người chọn giống chim này để nuôi. Để nuôi được một chú chim chào mào không phải là vấn đề quá khó khăn và việc tìm kiếm thức ăn phù hợp cũng rất dễ dàng vì thức ăn chính của giống chim này là trái cây. Tuy nhiên với những người chơi chim chuyên nghiệp để đi thi thì quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc quả thật đòi hỏi người nuôi bỏ ra nhiều công sức. Vậy cách nuôi chim chào mào cho người chơi chuyên nghiệp như thế nào ? Thông qua bài viết này chúng tôi xin chia sẽ một số kinh nghiệm nuôi chim chào mào cho các bạn hiểu rõ hơn về cách nuôi chim chào mào.
Cách chăm sóc
Đa phần người nuôi chim chào mào đều có phương pháp chăm sóc khác nhau và gần như không ai giống ai. Chính vì điểm này khiến không ít người chơi mới khi học hỏi kinh nghiệm cảm thấy bối rối vì không biết đâu mới là phương pháp chính xác nhất.
Điều đầu tiên mà người phải chú ý nếu muốn chú chim chào mào của mình căng lửa chính là chế độ nghỉ ngơi của chú chim. Việc này thường khá khó để thực hiện thế nhưng người nuôi phải bằng cách nào đó để tập cho chú chim chào mào có thói quen đi ngủ ổn định.
Vào thời điểm mùa hè thi nên tập cho chim ngủ tầm thời gian 6-6h30, còn vào mua đông thì sớm hơn 5-5h30. Ngoài giờ giấc nghỉ ngơi thì chổ ngủ cho chim cũng không kém phần quan trọng, người nuôi phải đảm bảo nơi ngủ của chú chim không có ảnh sáng chiếu vào, không có tiếng ồn và tránh để nơi có có chuột, mèo, rắn,..
Lưu ý: Tránh tình trạng cho chim ngủ quá trể vì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe của chú chim.
Còn việc tắm nước cho chim chào mào thì nên thực hiện vào lúc 12-15h chiều, trước khi tắm nước cho chim thì chúng ta sẽ phơi chim khoảng 5 phút. Sau khi tắm xong bạn nên phơi chim khoảng 15 phút để lông của chúng được khô ráo, tránh trường hợp mới tắm xong là trùm áo lồng.
Cách cho chim chào mào ăn
Chim chào mào cũng là loài đồng vật có nguồn gốc hoang dã, vì thế mà việc nuôi nhốt trong lồng chung ta rất khó cung cấp nguồn thức ăn phong phú như ngoài tự nhiên.
Chim chào mào được xếp vào loại ăn trái cây nên đây cũng là nguồn thức ăn chính cho nó, tuy nhiên chúng ta nên thường xuyên thay đổi loại hoa quả để tránh tình trạng nhàm chán. Ngoài các loại trái cây thì chúng ta có thể kết hợp thêm một số loại cám có chưa các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của chúng.
Tuy là loại chim chuyên ăn trái cây nhưng trong quá trình nuôi thì bạn cũng nên sử dụng một số loại thức ăn tươi sống như: cào cào, châu chấu, sâu gạo,.. Về thời điểm cho ăn loại thức ăn tươi sống này cũng không quan trọng, chủ yếu là chúng ta cần cho ăn một cách đều đặn.
Trong cách nuôi chim chào mào căng lửa thì không thể thiếu được những đợt tập dợt để xem chúng có căng lửa hay không, cho nên các bạn cũng nên lưu ý nhiều về vấn đề này. Việc nuôi chim chào mào căng lửa cũng sẽ gặp một số rủi ro như sau khi dợt xong thì chú chim đôi khi sẽ ít hót, bể chim và thường xảy ra tình trạng sợ hãi. Và tất nhiên ai cũng muốn sau khi dợt về thì chú chim của mình siêng hót, căng và sung hơn.
Khi mang chim đi dợt không nên cho chúng quá sức nếu không chú chim rất dễ bị bể và xuống sức, chán ăn.
Điều quan trọng nhất khi chăm sóc để chú chim chào mào càng lửa chính là sự đều đặn, dù chế độ ăn uống hay tập dợt tốt đến đâu nhưng lại thiếu đi sự đều đặn thì chú chim của bạn sẽ không bao giờ căng lựa một cách tốt nhất. Cách nuôi chim chào mào căng lựa thật chất không có gì là cao siêu và khó thực hiện, bạn chỉ cần áp dụng những bước căn bản như trên và thêm sự đều đặn là đã hoàn thành tốt công việc. Điều quan trọng quyết định kết quả phụ thuộc vào giống chim bạn chọn nuôi lúc ban đầu.
Chim chào mào mào là giống loài có nguồn gốc tự nhiên, nhưng việc săn bắt quá nhiều dẫn đến tình trạng số lượng chim chào mào trong tự nhiên bị sụt giảm. Điều này nếu xảy ra với mức độ cao hơn thì sẽ làm mất cân bằng sinh thái và dẫn đến tình trạng khang nguồn cung ứng cho giới chơi chim. Chính vì thế mà thông qua bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi chim chào mào đẻ ( Sinh sản) để chủ động hơn về nguồn giống và giảm tình trạng khan hiếm hay hủy hoại đời sống tự nhiên.
Trước khi bắt đầu thực hiện việc phối giống thì chim chào mào bố mẹ cần được tách riêng để chăm sóc đặc biệt.
Chế độ dinh dưỡng trước khi sinh sản
Chế độ dinh dưỡng cho chim trống: Chế độ cho ăn uống hằng ngày vẫn được giữ nguyên: cám, trái cây, côn trùng. Đặc biệt trong giai đoạn này cần tăng cường thêm các loại côn trùng như: dế, trứng kiến,… để giúp cho chú chim trống đạt được phong độ tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng cho chim mái: Cũng không khác quá nhiều so với chim trống, tuy nhiên chúng ta nên bổ sung thêm nhiều khoáng chất dành cho chim ăn hoa quả trong giai đoạn sinh sản ( Chú ý chim đã thay lông và đang có phong độ tốt).
Trước khi bắt đầu quá trình sinh sản thì giấc ngủ của chim chào mào là cực kỳ quan trọng. Khi nắng tắt và trời bắt đầu sập tối thì chúng ta phải cho chim bố mẹ đi ngủ, nên để lồng chim nơi yên tĩnh và tránh những loại động vật ăn thịt.
Quá trình tiến hành cho việc sinh sản
Lồng nuôi chim chào mào
Lồng nuôi chim sinh sản là loại được làm bằng thép không rỉ, kích thước thì tùy theo mỗi người ( không quá quan trọng) nhưng không đước quá nhỏ ( Tổi thiểu là: Chiều dài – 180cm, chiều rộng – 120cm, chiều cao – 150cm) và cần phải có rảnh để vệ sinh phân. Và điều hiển nhiên là không thể thiếu được những giá đở để cho chim làm tổ, bạn có thể dùng vỏ dừa, bình gốm,..
Trong lồng nuôi thì chúng ta cần phải bố trí khay nước, máng ăn, và máng tắm, bên cạnh đó thì những cảnh đậu cho chim cũng không thể thiếu. Lồng chim phải có mái che mưa, che gió, phần mặt tiền phải thông thoáng để có thể đón ánh nắng sớm là tốt nhất.
Bắt cặp sinh sản
Ở năm đầu tiên thì chú chim chào mào được xem là đã trưởng thành và mua sinh sản đầu tiên của chúng sẽ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Dấu hiệu để nhận biết chú chim trống thành thục chính là việc sung mãnh và hót nhiều hơn, còn chim mái thì phát ra những tiếng kêu nhỏ và rất thường xuyên ( Dấu hiệu tìm kiếm bạn tình).
Để bắt đầu quá trình sinh sản thì việc bắt cặp là điều thiết yếu, đầu tiên chúng ta sẽ cho chim trống vào lồng trước rồi mới cho chim mái vào sau. Khi chú chim trống bắt đầu hót to và ve vãn con mái đến khi con mái cuối đầu, múa đuôi, miệng thì kêu liên tục thì ta sẽ thả chim mái.
Trong trường hợp chim trống không chịu mái hay ngược lại thì chúng ta nên xem xét đến việc đổi bạn tình cho chúng.
Quá trình ấp trứng của chim chào mào xảy ra khá nhanh, thông thường chỉ khoảng 12-14 ngày là trứng đã nở. Và thởi điểm trứng nở thường xảy ra vào lúc sáng sớm hoặc xế chiều, vào lúc này chúng ta cần phải đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho chúng để tránh chim trống phá tổ hay ăn chim chon do thiếu thức ăn.
Để nhận biết trứng đã nở hay chưa khá đơn giản, chúng ta chỉ cần nghe xem có tiếng chim non hay không hoặc xem dấu hiệu từ chim trống ( Lúc này chúng hay bồn chồn bay tới tay lui).
Để chim bố mẹ chăm sốc tốt cho chim non thì chúng ta nên cho chúng ăn nhiều các loại thức ăn như: trái cây dại Coccinia grandis ( Lục bát),..
Quá trình chăm sốc một chú chim chào mào non cho đến khi thành thục là một quá trình khá dài ( Khoảng 1 năm) và đòi hòi rất nhiều công sức ở người nuôi.
Một ổ chim chào mào non thường có từ 2-3 con, sau khi tách chúng ra khỏi bố mẹ thì chúng ta sẽ bắt đầu lựa chọn trống mái. Chim trống thường có kích thước lớn, lông mọc cũng nhiều hơn, điều này khá dễ hiểu vì chim trống thường nở trước chim mái.
Sau quá trình chọn lọc thì chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành quá trình chăm sóc, đối với những chú chim non còn nhỏ và cẩn phải đút ăn thì chúng ta nên cho vào lồng nhỏ ( Nên bê luôn tổ chim vào để giữ ấm cho chúng).
Khi cho chim chào mào non ăn thì người nuôi nên chú ý không cho ăn 1 lúc quá nhiều mà nên chia nhỏ ra để không làm chim non bị nghẹn. Sau khi cho ăn xong thì nên cho chúng uống nước, bạn có thể dùng một cái tăm bông thấm 1 ít nước rồi cho vào miệng chúng hoặc dùng ngón tay cũng được.
Thời điểm cho chim non ăn không đồng nhất, chúng ta chỉ xác định khi nào chim non há miệng đòi ăn thì chúng ta cho ăn đến khi hết há miệng thì thôi.
Chim non có thể còn yếu nên rất khó di chuyên nên việc sinh hoạt đa phần ở 1 một chổ nên rất mau bốc mùi, mất vệ sinh. Chính vì thế mà chúng ta nên lưu ý vệ sinh thường xuyên để tránh bọ bốc mùi và tránh cho chim non bị bệnh tật.
Sau giai đoạn từ lúc mới sinh đến 1,5 tháng thì chim chào mào non bây giờ đã mọc lông cánh và đuôi đầy đủ. Chim chào mào non bây giờ đã biết bay, mổ và trở thành một chú chim chào mào má trắng. Đây có thể xem là giai đoạn chăm sóc khá vất vã khi những chú chim non đang trọng giai đoạn học hỏi ( Dễ có tật xấu nhất). Chim non thường hay bị sợ hãi cho nên chúng ta cần tập cho chúng nhiều thói quen khác nhau, và nên kiếm một chú chim dày dặn kinh nghiệm để tập cho chúng hót.
Chọn chim thầy thì nên chọn những con siêng hót, chơi hay để cho chim non có thể học hỏi được những cái tốt từ thầy.
Sau 3 tháng dài chăm sóc thì chí chim non ngày nào đã biết hót và gần như đã thành thục thì cần phải phơi nắng từ 30-40 phút mỗi ngày và thường xuyên tắm cho chúng ( 1 tuần 3 lần) cho đến khi chúng thay lông lần đầu thì đã có thể tách riêng ra chăm sóc như một chú chim trường thành.
Cách nuôi chim chào mào thay lông
Trong giai đoạn phát triển của các chú chim chào mào thì không thể tránh khỏi quá trình trút bỏ bộ lông cũ và khoắc lên mình bộ lông mới, giai đoạn này thường rơi vào mùa mưa nên chúng ta cũng sẽ khá vất vã khi chăm sóc chúng.
Quá trình thay lông là điều rất bình thường nhưng nó lại là yếu tố quan trọng quyết định đến ” Chất” của một chú chim chào mào. Qua đay tôi cũng xin đóng góp một số kinh nghiệm về cách chăm sóc chim chào mào thay lông cho những anh em nào mới bắt đầu tập chơi hay còn thiếu nhiều kinh nghiệm.
Người nuôi có thể lựa chọn việc cho chim chào mào ăn thuần trái cây và kết hợp với những loại côn trùng như: cào cáo, trứng kiến, dế. Về phần trái cây thì chúng ta có thể chọn những loại quả như: Cà chua, dâu tây, cà rốt, đu đủ, cam, dưa dấu, nếu được thì bạn có thể cho chúng ăn thêm quả bình bát và gấc thì rất tuyệt vời.
Thật chất giai đoạn chim chào mào thay lông thì người nuôi có áp dụng cách gì thì quá trình này vẫn xảy ra một cách tự nhiên, điều quan trọng chủ yếu vào lúc này chính là chế độ chăm sóc và dinh dượng cho chúng. Đặc biệt việc vệ sinh lồng, dọn phân, tắm rửa và phơi nắng hàng ngày mới là điều các bạn cần quan tâm.
Trong giai đoạn thay lông thì chúng ta nên cho chim phới nắng sớm khoảng 30 phút, nên phơi nắng vài khoảng thời gian 7-8h sáng. Vào buổi trưa ( 12h) thì chúng ta cho chim tắm nước và sau khi tắm xong thì phơi khô lông khoảng 15 phút.
Cũng như con người, chim chào mào cũng cần phải có chế độ nghỉ ngơi thích hợp đặc biệt là về giấc ngủ. Thường những vẫn đề này rất nhiều người cho rằng là nhỏ nhặt và không quan trọng nhưng nó lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phong độ của chú chim. Thời điểm cho chim chào mào ngủ tốt nhất là vào 6h và nhớ đảm bảo rằng chổ ngủ của chúng được tách biệt.
Không ít tay chơi mới, thậm chí là những người đã chơi chim lâu nhưng vẫn vấp phải việc đem chim đi dợt khi đang thay lông. Điều này là một sai lầm khá nghiệm trọng vì nó sẽ làm chậm quá trình thay lông, vì trong giai đoạn này chúng thường khá yếu. Chính vì vậy các bạn nên để cho chú chim thay lông hoàn chỉnh rồi mới cho chúng chinh chiến sa trường.
cách nuôi chim chào mào
cách nuôi chim chào mào thay lông
cách chăm chào mào thay lông
cách nuôi chào mào đẻ
cách nuôi chào mào căng lửa
cách nuôi chim chào mào sung
cách nuôi chim chào mào non
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi Chim Khướu Căng Lửa Hót Hay Cho Người Mới trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!