Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi Chim Khướu Sinh Sản mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài đặc điểm khỏe mạnh thì nên chọn cả 2 em trống và mái đều có tố chất như: giọng hót, dáng đẹp,…Tiếp đến là làm chuồng nuôi.
Các bác làm chuồng có kích thước cao x rộng x dài đều khoảng 2 mét. Phân ra chỗ nghỉ và sân chơi cho chúng.Trong lồng ra nên trồng cây trúc, ngũ gia bì, có mái che nắng che mưa.Làm bằng lưới inox hay mắt cáo gì cũng được, nhưng các bác nên dùng lưới inox để sài lâu.
Nuôi khướu sinh sản khi mới mua chim trống mái về chúng sẽ lạ nhau và nếu nhốt chung ngay nó rất dễ cắn nhau. Vì vậy nên thả con trống vào trước và con mái nhốt riêng ở ngoài áp sát chuồng.
Sau khoảng 1 tuần lễ tách thì 2 chú sẽ quen và có thể kết hợp với nhau. Khi chúng nó quyến luyến với nhau sẽ có biểu hiện: Con trống cứ hót múa, như muốn đến với con mái.
Khi đó các bác thả em mái vào, qua vài ngày sau nếu chúng đã hợp nhau thì con trống sẽ đạp mái. Chim đã đạp mái các bác tiến hành lót ổ cho nó đẻ, có thể lấy gáo dừa hoặc rổ nhỏ rồi lót rơm, cây khô mềm vào,…
Cách nuôi khướu sinh sản phải đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Bởi trong thời kỳ sinh sản sức khỏe chim sẽ không được ổn định, cần có nhiều sức khỏe để nuôi cả chim non nữa.
Khi trứng bắt đầu nở, thì các bác phải cung cấp mồi sống nhiều hơn bình thường để chim mẹ nuôi con. Thức ăn chính chủ yếu là dế, phụ là liu điu cắt ra từng miếng, trộn với cào cào nữa. Ngày nào cũng cho chúng ăn thế.
Nhưng khi mẹ đang ấp thì ta không nên bỏ lồng tắm vào đó. Trong thời gian này chim mẹ cần một lượng lớn mồi tươi để hồi sức, các bác cho ăn ít cám lại, thay vào đó là mồi tươi thật nhiều.
Thường xuyên vệ sinh chuồng, máng ăn và máng uống. Trách để xuất hiện mầm bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con non bởi sức đề kháng của nó còn yếu.
Hoàng Quân ART
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nuôi Khướu Sinh Sản Đạt Hiệu Quả Cao
Để có thể nuôi chim khướu, đặc biệt là nuôi chim khướu sinh sản thì việc làm chuồng như thế nào là điều vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả nuôi chim của chúng ta. Tất nhiên, khi nuôi chim khướu sinh sản thì chúng ta phải nuôi theo đôi, vì thế nên khi làm chuồng thì ta cũng cần chuẩn bị cho hai con chim. Kích thước hợp lý nhất cho chuồng của một cặp chim khướu là cao x rộng x dài khoảng 2m mỗi chiều.
Bên cạnh đó, để một chiếc chuồng chim được hoàn thiện và đảm bảo nhất thì mọi người nên lưu ý rằng bên trong lồng chúng ta cần trồng thêm cây trúc hoặc cây dạ bì và trên chuồng cần phải có mái che. Về mặt vật liệu, các bạn có lựa chọn nhiều loại vật liệu khác nhau, tuy nhiên để có thể sử dụng lâu dài thì chúng ta nên làm bằng inox để tránh trường hợp chuồng bị han gỉ.
Chọn chim khướu để ghép đôi là một phần không thể thiếu trong quá trình nuôi chim khướu sinh sản và đương nhiên quy trình này cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo nhất có thể ngay từ các giai đoạn đầu tiên. Trước hết, khi nuôi chim khướu sinh sản thì các bạn cần có được những kiến thức cơ bản trong việc chọn giống chim tốt qua một số đặc điểm như: bộ lông dày, xốp, cánh tròn, hai chân chim cao, khỏe, di chuyển tốt, nhanh nhẹn cả trên cây lẫn trên mặt đất. Đặc biệt, khi chọn chim thì các bạn nên đặc biệt chú ý tới tiếng hót của chúng thông qua hình dáng của chim.
Sau khi đã chọn được chim giống thì bước tiếp theo chúng ta cần thực hiện đó là nuôi, chăm sóc. Tuy nhiên, để thực hiện cách nuôi khướu sinh sản chính xác, bạn cần lưu ý rằng ngay khi mua chim giống về chúng ta tuyệt đối không nên nhốt chúng vào chuồng ngay bởi lẽ khi chưa quen nhau thì chim khướu rất dễ đánh nhau. Vậy nên, để hai chú chim làm quen với nhau thì ta nên nhốt chim trống vào chuồng trước và để chim mái ở ngoài, khi bạn thấy những biểu hiện tốt từ hai chú chim thì ta có thể nhốt chúng vào chung một chuồng.
Khi được nhốt chung khoảng vài ngày thì chim trống sẽ đạp mái và sau đó thì các bạn cần phải lót ổ cho chim mái đẻ trứng. Có nhiều cách để chúng ta lót ổ để cho chim mái, bạn có thể sử dụng ổ rơm hoặc cỏ khô hay nhiều vật dụng khác miễn và chúng mềm và có hình dáng phù hợp.
So với việc nuôi chim khướu làm cảnh như thông thường, chắc chắn cách nuôi khướu sinh sản luôn được đánh giá là khó khăn hơn khá nhiều. Nguyên nhân cơ bản gây ra sự khó khăn cho người nuôi chim khướu sinh sản đó chính là do trong thời kỳ sinh sản thì sức khỏe của chim mái sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều và không được ổn định. Thêm vào đó thì chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơn tới chim con nữa.
Nếu muốn đảm bảo sức khỏe cho chim khướu khi nuôi con, đặc biệt là chim cái thì yếu tố quan trọng nhất đó chính là chế độ ăn. Hãy nhớ rằng khi nuôi chim con thì việc chú ý cung cấp đầy đủ nhiều thức ăn hơn là điều tiên quyết. Nó đảm bảo cho chúng có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.
Thông thường, thức ăn cho chim khướu rất dễ kiếm, bạn có thể tìm dễ hoặc cào cào cho chúng ta, đó đều là những nguồn thức ăn tươi vô cùng bổ dưỡng cho chim khướu. Đặc biệt, khi chim khướu mẹ đang trong thời gian nuôi con cần bổ sung thêm thức ăn tươi thay vì sử dụng cám thông thường.
Không chỉ có vậy. dù bạn nuôi bất cứ một loại chim gì thì chúng ta cũng cần phải có một chế độ chăm sóc riêng biệt, nhất là đối với cách nuôi khướu sinh sản. Tất nhiên, những điều cơ bản cần phải thực hiện tốt đó là đảm bảo về nguồn thức ăn chất lượng, vệ sinh cùng với môi trường sống sạch sẽ, phù hợp với chim khướu.
Ngoài ra, đặc tính của chim khướu là chúng rất thích tắm bởi trong tự nhiên chúng thường cư trú tại các khu vực có nước như ven song, khe suối… tất nhiên, khi nuôi chim khướu thì bạn cũng nên chú ý cho chúng tắm khi đã nuôi được khoảng nửa tháng bằng cách chuẩn bị thêm một chuồng khác chuyên dùng để cho chim khướu tắm.
Kỹ Thuật Nuôi Bồ Câu Pháp Sinh Sản. Cách Nuôi Bồ Câu Pháp Sinh Sản
Hiện nay mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đang phát triển rất mạnh mẽ và được nhân rộng trên cả nước, mang lại cuộc sống khấm khá cho nhiều cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, để gặt hái nhiều thành công từ mô hình này thì bà con cần nắm vững kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản, đây chính là yếu tố quyết định đến năng suất đàn chim và khả năng mở rộng quy mô trang trại.
Chim bồ câu Pháp có nguồn gốc từ Pháp và du nhập vào Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ 20. Bồ câu Pháp khác với bồ câu ta ở chỗ kích thước lớn hơn và có dáng đi vểnh đuôi. Khi chọn bồ câu Pháp giống cần lưu ý một số điểm sau:
Chọn chim trống: Đầu to, mình cân đối, mỏ xẻ, ngắn, vòng cườm cổ phình to và biết gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Những vấn đề về dị tật hay chim ủ rũ không lanh lợi thì là điều đương nhiên nên trong bài sẽ không đề cập nhiều.
Chọn chim mái: Lông bụng dày và mượt, đầu nhỏ, xương chậu rộng
Ngoài ra khi chọn giống, bà con nên chọn những cặp chim đã được ghép đôi và có độ tuổi khoảng 3 tháng. Chim bồ câu Pháp giống sinh sản tốt kết hợp với kỳ thuật chăm sóc bài bản thì mỗi năm có thể đẻ từ 8-12 lứa và mỗi lứa 2 trứng.
Bồ câu là loài đặc biệt ưa sáng và chỉ phát triển tốt trong môi trường sạch sẽ, khô thoáng. Do đó việc thiết kế chuồng cần lưu ý 2 yếu tố này. Ngoài ra, chuồng nuôi cần có mái che mưa để giữ cho ổ chim luôn luôn khô ráo và có vách ngăn để tránh gió lùa nếu cần thiết.
Chuồng nuôi bồ câu Pháp sinh sản thường được làm thừ khung thép hoặc gỗ, tre và bao lại bằng lưới thép. Kích thước mỗi ô chuồng cho 1 cặp chim sinh sản khoảng 50x50x50cm. Các ô chuồng có thể được ghép lại thành từng dãy và có thể xếp thành nhiều tầng để tiết kiệm diện tích.
Trang bị trong chuồng nuôi
Ổ đẻ
Bồ câu là loại có tập tính đặc biệt đó là vừa nuôi con vừa đẻ trứng. Do đó, mỗi chuồng chim sinh sản cần đặt 2 ổ đẻ có đường kính 20-25cm và cao 8cm. Các ổ đẻ nên làm bằng rơm khô và luôn giữ sạch. Bên cạnh đó, trứng chim bồ câu là món khoái khẩu của chuột nên vị trí đặt ổ cần hạn chế sự xâm nhập của loài gây hại này.
Máng thức ăn
Máng thức ăn cho chim bồ câu sinh sản gồm có 2 phần, có thê được làm riêng hoặc tách đôi một máng lớn. Mỗi máng có kích thước dài 10-15cm và rộng 5-7cm. Máng thức ăn nên làm bằng nhựa dẻo hoặc vật liệu mềm để tránh gây tổn thương cho chim.
Máng nước
Máng nước được đặt bên cạnh máng thức ăn vì chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn. Kích thước máng có thể bằng hoặc nhỏ hơn máng thức ăn. Tuy nhiên vẫn phải làm bằng vật liệu dẻo, mềm.
Thức ăn cho bồ câu Pháp sinh sản
Chim bồ câu Pháp nuôi sinh sản có chế độ dinh dưỡng khác nhau tùy theo giai đoạn:
Giai đoạn nuôi con: 120g/cặp/ngày
Giai đoạn không nuôi con: 100g/cặp/ngày
Thức ăn cho bồ câu gồm có 2 phần:
Thức ăn chính: gồm các loại ngũ cốc như thóc, ngô, các loại đậu, cao lương… và cám viên. Thức ăn được trộn theo nhiều tỉ lệ khác nhau, điều nay có thể do người nuôi tự quyết định. Tuy nhiên công thức khuyến nghị là lúa – ngô – đậu – cám tỉ lệ 3-3-1-3.
Thức ăn bổ sung bao gồm khoáng Premix – Muối ăn – Sạn sỏi nhỏ theo tỉ lệ 85 – 5- 10.
Mỗi ngày chim bồ câu ăn 2 lần, người nuôi nên tập thói quen cho chim ăn đúng giờ. Thông thường sẽ là 7-8h sáng và 2-3 giờ chiều.
Bên cạnh thức ăn là nước uống. Mỗi cá thể bồ câu Pháp trong giai đoạn sinh sản có thể uống 60-80ml/ngày. Người nuôi có thể pha thêm vitamin và khoáng chất bổ sung vào nước để tăng năng suất sinh sản cũng như cải thiện sức khỏe cho chim.
Sau khi quen với chuồng mới và đạt độ tuổi khoảng 6 tháng thì chim sẽ bắt đầu đẻ. Bà con lưu ý dùng rơm khô và sạch sẽ để làm ổ cho chim. Ở vài lứa đầu, trứng có thể bị vỡ do rơm bị rời nên bà con cần dùng một vòng rơm hoặc vải mềm bện lại lót vừa khít vào đường kính ổ. Khi chim ấp trứng thì tránh làm ồn và nên giảm bớt ánh sáng.
Một số trang trại hiện đại đã áp dụng quy trình ấp trứng bằng máy như sau: khi chim đẻ thì thay trứng thật bằng trứng nhựa vào ổ, trứng thật mang vào lò ấp để tăng tỉ lệ nở. Sau đó mang con trở lại ổ cho chim bố mẹ nuôi. Thông thường thì trứng sẽ nở sau khoảng 18 ngày ấp.
Với những kỹ thuật trên, hàng trăm hộ gia đình trên khắp mọi miền đất nước đã vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi bồ câu Pháp. Trước khi bắt tay vào nuôi giống chim này, bà con cần nắm vững các kỹ thuật nuôi chim sinh sản để tăng năng suất, nhanh chóng nhân đàn và mở rộng quy mô chăn nuôi. Chúc bà con thành công với mô hình còn khá mới mẻ này!
Cách Nuôi Chim Yến Phụng Sinh Sản Theo Khoa Học
Cách nuôi chim yến phụng sinh sản
1. Lựa chọn chim yến phụng
Dựa vào nhu cầu chơi chim cảnh hay nuôi chim đẻ mà chọn chim sao cho thích hợp. Nếu như nuôi vào mục đích sinh sản thì không nên chọn chim có bộ lông màu vàng, hoặc trắng, mắt màu đỏ, vì hai loài này có xu hướng đẻ ít mà nên chọn những em chim lứa mắt tròn, to, đen láy, chân hồng hào, thân hình chắc, ít cắn.
Phân biệt yến phụng trống – mái hãy làm cách sau đó là nhìn vào mũi chim: chim non mũi con trống có màu hồng tươi, mũi chim mái thì trắng đục như lòng trắng trứng. Khi chim lớn thì con trống sẫm màu chuyển sang xanh dương sẫm, còn với những con chim mái trưởng thành mũi có màu trắng, hơi nâu.
Nếu mua chim đẻ đến các địa chỉ uy tín hỏi mua chim nào đang nuôi con,mua về để ấp.
2. Chuồng chim
Khi làm chuồng cho chim yến phụng cần quan tâm và phải thiết kế 2 phần: phần chim ở và phần sân chơi. Phần chim ở cần làm thoáng, rộng rãi để dễ dàng đưa thức ăn vào cho chim. Nếu bạn nuôi chim theo bầy, cần chia và ngăn cách các tổ với khoảng cách hợp lí và đều nhau. Phần sân chơi cho chim nên được bố trí nhiều cột kèo, thoáng để chim tự do bay nhảy, cặp đôi và tắm nắng. Cuối cùng, yêu cầu tối thiểu là chuồng chim luôn luôn sạch sẽ, có đầy đủ máng thức ăn và nước uống cho chim.
3. Thức ăn cho chim yến phụng
Nuôi chim yến phụng rất dễ dàng bởi chúng không quá kén ăn. Bạn có thể cho chim ăn kê, lúa… hằng ngày. Nếu chú chim của bạn đang nuôi con, bạn cần tăng thêm lượng thức ăn cho chúng.
4. Tắm cho chim yến phụng
Chim yến phụng bạn nên thường xuyên tắm bởi chim thích tắm. Trung bình cứ 3 ngày tắm một lần, có thể cho chim tắm trong đĩa nước nhỏ, nước sẽ pha thêm xíu muối, chim vừa tắm mát, sát trùng bên ngoài giảm nguy cơ mắc bệnh.
5. Ghép đôi cho chim
Bạn có thể ghép các con trống và con mái trong đàn với nhau để chúng làm quen, cặp đôi và sinh sản. Cả chim yến phụng bố và mẹ đều chăm sóc trứng và con non. Khi chim non cứng cáp, bạn có thể tự tin tách chúng ra ở riêng, làm nên một thế hệ mới. Cứ thế, chuồng chim yến phụng của bạn sẽ phát triển dồi dào về số lượng.
Wiki Cách Làm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi Chim Khướu Sinh Sản trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!