Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi Chim Phượng Hoàng Đất Chuẩn Nhất Cho Những Người Mới Chơi mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phượng hoàng đất là một loài chim quý hiếm cần được bảo vệ và có trong Sách đỏ Việt Nam. Hiện nay, loài chim này đang được nuôi tại các vườn quốc gia, viện nghiên cứu Vườn chim Việt và một số vườn thú như vườn thú Thủ Lệ,…
I. Giới thiệu về chim phượng hoàng đất
Tên gọi: phượng hoàng đất, hồng hoàng
Tên khoa học: Buceros bicornis
Phân bố: đồng bằng, những nơi có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới như Ấn Độ, Đông Nam Á, miền Nam Trung Quốc
Chim phượng hoàng đất (chim hồng hoàng)Chim phượng hoàng đất, hay còn được gọi là hồng hoàng là một loài chim thuộc họ Hồng hoàng Family Bucerotidae.
Đây là loài chim thuộc nhóm 1b – loài động vật đang bị đe dọa, có nguy cơ bị tuyệt chủng, do đó, cấm sử dụng, khai thác với mục đích thương mại.
Chim phượng hoàng đất là một trong số những loài chim lớn và rất dễ nhận biết bởi chiếc mỏ to dài cùng chiếc sừng cong rất đặc biệt. Chúng có những đặc điểm nổi bật như sau:
Trọng lượng từ 2,5 – 4kg, chiều dài toàn cơ thể từ 95 – 122cm, sải cánh rộng tới 1,6m
Chúng có tuổi thọ đáng nể, có thể sống từ 60 – 90 năm
Khi còn nhỏ lông chúng có màu xám và dần chuyển sang đen tuyền khi trưởng thành
Nửa thân sau và phần đuôi có màu trắng muốt, điểm thêm là một vành đen óng
Bộ sừng rất đặc biệt, giống như một chiếc hoa chuối rừng với màu vàng phối đỏ vô cùng bắt mắt với mục đích để hấp dẫn bạn tình
Mỏ rất lớn, màu vàng nhạt
Mủ mỏ lớn
Chim phượng hoàng đất thường sống thành 1 cặp hoặc sống thành bầy đàn lên tới 40 con
Nhiều bộ lạc sinh sống trong rừng cho rằng chim phượng hoàng đất là loài chim có thế lực tối cao. Vì vậy, chúng được chọn làm linh vật tế lễ các vị thần trong các dịp lễ hội. Máu của chim non còn có thể an ủi những linh hồn oan khuất.
Ngoài ra, sừng của chúng còn được sử dụng làm vật dụng trang trí với ý nghĩa tạo thêm sức mạnh cho gia chủ.
Do đó, loài chim này đang có khả năng bị tuyệt chủng và cần được bảo tồn.
3. Phân biệt chim phượng hoàng đất trống và mái
Chim phượng hoàng đất trống và mái có vẻ bề ngoài rất giống nhau, do đó người ta thường dựa vào màu mắt để phân biệt:
Chim phượng hoàng đất trống: tròng mắt màu cam hoặc màu đỏ
Chim phượng hoàng đất mái: đồng tử màu trắng và tròng mắt xanh lam
Chim phượng hoàng đất thường đẻ 1 – 2 quả trứng/lứa. Sau 38 – 40 ngày ấp trứng, chim non sẽ không tự phá vỡ vỏ trứng mà thường nhờ vào chim bố cạy vỏ để chim non ra ngoài.
Thức ăn yêu thích của chim phượng hoàng đất là côn trùng, sâu bọ, chim nhỏ, hoa quả và một số loài gặm nhấm khác.
II. Cách nuôi chim phượng hoàng đất
Hiện nay, số lượng chim phượng hoàng đất còn lại không còn nhiều do chúng bị săn bắn hoặc nơi sống của chúng bị tác động. Vì vậy, chúng đang được nuôi tại các vườn quốc gia để phục vụ mục đích để nghiên cứu và gây giống loài chim này.
Vì chúng có kích thước rất lớn nên chuồng nuôi phải có kích thước phù hợp để chúng có thể thoải mái bay nhảy. Và cần phải vệ sinh chuồng thường xuyên để chúng không bị bệnh tật, đau ốm.
Ngoài ra, nguồn thức ăn và cách chăm sóc phượng hoàng đất rất chặt chẽ và phải tuân theo một quy định nhất định để chúng có thể sinh sống và phát triển.
Yêu Chim vừa giới thiệu cho bạn toàn bộ thông tin về chim phượng hoàng đất. Đây là loài chim đang có khả năng bị tuyệt chủng cao. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta nên có ý thức và bảo vệ loài chim này.
Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim
Cách Chơi Và Nuôi Gà Phượng Hoàng
Gà phượng hoàng có cái đuôi dài ít nhất phải được 2 mét (nên được xem là giống gà đuôi dài). Kỷ lục đuôi của giống gà này được ghi nhận dài đến 14 mét. Giống gà chất lượng tốt mỗi năm lông đuôi dài thêm chừng 1 mét. Gà trống nặng khoảng 1.800g, gà mái 1.350g.
Lựa chọn gà phượng hoàng và cách nuôi dưỡng
Gà phượng hoàng mái đẻ và ấp trứng giỏi nên có thể chăm con mà không gặp vấn đề gì, nhưng nếu nuôi số lượng lớn thì tốt nhất nên ấp nhân tạo và nuôi gà con trong chuồng ấm và khô. Điều quan trọng là tuyển chọn và tách nuôi những con gà trống chất lượng thật sớm. Quá trình tuyển chọn dựa vào tính tình (gà quá dữ sẽ tự cắn đuôi của chính mình, gà hiền lành và thuần dễ nuôi thành công hơn), số lượng lông đuôi (mỗi con gà trống phải có trên 40 lông đuôi, lông phụng) và lông mã. Những đặc điểm khác tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn ở mỗi quốc gia bao gồm: mồng, tích, xương ức, cẳng và ngón.
Cần lưu ý rằng giống gà phượng hoàng, vốn phát triển ở vùng khí hậu ôn hoà, phù hợp với khí hậu không quá nóng hoặc lạnh. Nếu nuôi ở vùng lạnh hơn thì nên sưởi chuồng. Nếu nuôi ở vùng nóng hơn thì cần tạo bóng mát (cây cối …) và thông thoáng. Nếu gà đột nhiên bị căng thẳng, chẳng hạn như bị rượt đuổi (bởi chó, mèo hay trẻ con), chúng có thể phản ứng bằng cách gồng cứng đuôi rồi sau đó thay thế hết những lông này. Gà trống dùng để lai tạo thường bị rụng 3/4 số lông không thay trước đó vì những hoạt động mạnh bạo khi bắt cặp.
Lông gà phượng hoàng rất mềm ở phần ngực, chẳng hạn, bạn có thể thổi vào đám lông và chúng sẽ nhúc nhích và dựng lên. Lông cứng là dấu hiệu của lai tạp.
Cần hết sức cẩn trọng khi chọn gà mái. Nguyên tắc tương tự như với gà trống là đuôi phải nhiều lông, lông phụng dài và lông mã dài.
https://www.youtube.com/watch?v=LN1rIAaTxCU
Lồng nuôi gà phượng hoàng
Khác với những giống gà cảnh khác, với gà phượng hoàng, phải thiết kế những loại kệ cao riêng cho chúng nhằm ngăn ngừa hư hỏng bộ lông đẹp. Ngoài ra có khi phải được cuộn lại và giữ trong một túi vải nhẹ để bảo vệ bộ lông mềm mại hiếm co.
Có thể là những các lồng điều chỉnh được độ cao tuỳ theo chiều dài của bộ lông đuồi gà, hay bệ đứng 3 chân cho vững chắc, có khi là cái tủ đặc biệt …
Ngọc Hà
Cần lưu ý là vì để có được bộ lông đuôi dài, gà phượng hoàng phải là loại có gien không thay lông. Quả là khó khăn trong thời gian nuôi vì nếu gà bị căng thẳng khi trẻ con, chó mèo … rượt đuổi, chúng có thể gồng cứng lông rồi sau đó những lông này sẽ bị thay
Câu Hỏi Thường Gặp
Kinh Nghiệm Chơi Chim Cảnh Cho Những Người Mới
Vài năm trở lại đây, thú chơi chim cảnh rộ lên tại nhiều địa phương. Hà Nội và TP HCM là những nơi có phong trào chơi phát triển mạnh nhất. Chỉ cần vài chục ngàn đến vài trăm ngàn ra các “chợ chim” là bạn có thể “dinh” một chú chim về nhà nuôi.
1. Suy xét trước khi chơi chim cảnh:
Hẳn nhiều bạn sẽ buồn cười, có gì mà phải suy xét, thích thì nuôi, vậy thôi! Vâng, đồng ý là như vậy, nhưng vẫn có những vấn đề mà trước khi nuôi chim, chúng ta nên lưu ý tới:
* Sức khỏe: Hãy đảm bảo là bạn và những thành viên trong gia đình bạn không có ai bị bệnh dị ứng, hen suyễn… Bụi lông chim là một trong những tác nhân kích ứng ghê gớm với những căn bệnh này!
* Thời gian: Nếu bạn hay đi công tác xa, nếu bạn thường xuyên vắng nhà, nếu cuộc sống sinh hoạt của bạn không đều đặn, nếu bạn quá vướng bận công việc, hoặc bận chăm lo con cái còn nhỏ… thì không nên nuôi chim. Bạn phải có thời gian, không nhiều, nhưng nhất thiết phải có một khoảng thời gian tương đối đều đặn trong ngày để chăm sóc chim cảnh. Hãy nhớ là cuộc sống, sức khỏe… của chim phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu bạn quên cho chim ăn, quên cho uống nước, quên trùm áo lồng, lười không dọn vệ sinh… , không sớm thì muộn, bạn sẽ đánh mất chú chim ấy!
* Với những loại chim cao cấp đắt tiền, không chỉ cần có tiền, bạn còn cần phải có kinh nghiệm nuôi, vì chúng đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Nếu không, bạn sẽ tốn tiền vô ích!
2. Vị trí đặt lồng chim cảnh:
Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, tránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng, hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
3. Lồng chim cảnh:
Lồng chim nên cố gắng đảm bảo rộng rãi, để chim bay nhảy được dễ dàng. Nhược điểm của các loại lồng gỗ, lồng tre… là khó chùi rửa, dễ tạo ổ trú ẩn cho các loại rận, mạt kí sinh, gây bệnh cho chim và cho cả con người. Nếu bạn sử dụng loại lồng này, nên cọ rửa bằng xà phòng, phơi nắng thường xuyên.
Nhược điểm của lồng kim loại là nặng, hình dáng không đẹp, dễ bị rỉ sét, nếu sử dụng loại lồng này, nên chọn mua lồng kẽm không rỉ, hoặc lồng sắt tráng nhựa, hoặc tự tay sơn bảo vệ bên ngoài. Nếu tự tay sơn lồng, nên lưu ý chọn loại sơn không có chì, vì chì rất độc hại với chim. Có một kinh nghiệm chống rận mạt kí sinh rất hay, là bạn sử dụng dầu hôi (dầu lửa) bôi lên nan lồng, đáy lồng. Kiến, rận mạt đều không thích mùi dầu này, chúng sẽ bỏ đi ngay.
4. Các phụ kiện chơi chim cảnh:
* Cóng thức ăn, nước uống: Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.
* Cần đậu: Cần đậu cho chim thường làm bằng tre, hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. Theo kinh nghiệm nuôi chim, tôi nhận thấy chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm, cành táo, cành me… Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất tốt! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn – một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn… chật chội, khả năng này là không thể!
* Khay hứng phân: Có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày… Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm… để thấm hút phân chim nhanh hơn.
* Ổ chim: Với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc ổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô… đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.
* Thùng, lọ, khạp… đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt…
5. Chọn mua chim:
Bạn sẽ đặt câu hỏi: Vậy tôi nên mua chim gì? Câu trả lời nằm ở phía bạn. Bạn thích nuôi loại chim nào thì bạn mua chim đó. Trước khi mua chim, bạn nên cân nhắc kỹ, hỏi người bán xem thói quen của loài chim mà bạn định mua, cách chăm sóc chúng như thế nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của những người chơi chim có kinh nghiệm. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chim. Đại để có thể phân vào 3 loại:
* Chim rừng: Là các loại chim bắt từ rừng về, chưa được thuần hoá, sinh sản trong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích choè, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy… Bạn là người mới, chưa có kinh nghiệm. Hãy mua chim thuộc (chim đã được thuần, đã quen với thức ăn nhân tạo, quen cảnh sống lồng chuồng… ), không nên mua chim bổi (chim mộc) mới bắt ở rừng về, khả năng sống sót là rất ít!
* Chim nói: Một số là chim rừng, một số là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt xanh Việt Nam, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc… ; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ… Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải đóng vai bảo mẫu mớm ăn cho chim, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.
* Chim cảnh nhỏ: Phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn, thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp Yến hót (Canary) thì vừa hót hay, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được. Ở Việt Nam hiện nay, chim cảnh nhỏ có nhiều loại: Yến phụng (vẹt Hồng Kông), vẹt Nhật… chim họ Finch: Bảy màu, Manh manh Nhật, Sắc nhật, Diễm Ấn, Bạc má, Long cơ… Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với Yến phụng, Vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2-3 tháng tuổi, Manh manh, Sắc, Bạc má… từ 3-5 tháng tuổi. Với các loại chim nhạy cảm hơn như Bảy màu, Long cơ, Yến hót Frill, Yến Border… nên chọn mua khi chúng được khoảng 7-10 tháng tuổi.
Vài nguyên tắc, và kinh nghiệm chọn mua chim:
Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng
Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì
Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân
Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.
Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.
Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn
Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).
Quan sát chim bay nhảy: nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.
Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay… hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.
Lưu ý: Chim mới mua, tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1-4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà.
Nguồn: Sưu tầm
Chim Giè Củi (Phượng Hoàng Đất) Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu
Chim Phượng Hoàng Đất hay còn có tên khác là Giẻ cùi (danh pháp khoa học: Urocissa erythroryncha) là một loài chim thuộc họ Quạ. Giẻ cùi có kích thước tương tự như các loài chim giẻ cùi châu Âu khác ở châu Âu nhưng có một cái đuôi dài hơn nhiều, dài nhất trong các loài chim thuộc họ Quạ.
Môi trường sống tự nhiên của giẻ cùi là ở những khu vực rừng thưa hoặc cây bụi, thường là gần sông suối. Chúng tìm kiếm thức ăn cả trên cây và trên mặt đất. Loài chim này cũng rất được ưa chuộng nuôi làm chim cảnh do có ngoại hình sặc sỡ rất đẹp mắt.
Nguồn Gốc, Xuất Xứ, Phân Bố
Loại chim này có tên khoa học là Urocissa erythroryncha thuộc họ chim hoạ, phông bố rộng rãi ở phía Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ phía Tây dãy Himalaya, Myanma, Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam loại chim này có tên gọi khác là ( giẻ cùi ) chúng được tìm thấy nhiều nhất là ở tỉnh Bình Phước Miền Nam của Việt Nam.
Hình dáng của chim phượng hoàng đất
Phâng Đầu và cổ của chúng có màu đen với những chấm màu đốm trắng trên đầu. Vai và lưng màu xanh còn bụng phần dưới màu xám.
Đuôi dài màu xanh sáng như bộ cánh với những điểm ở cuối lông màu trắng. Điểm đặc biệt ở chúng là cái mỏ màu cam sáng đỏ, chân, bàn chân và vòng quanh mắt cũng đều màu đỏ.
Màu đỏ này có thể khác nhau tùy thuộc vào phạm vi sinh sống của chúng, có những nơi chúng gần như là màu vàng. Đuôi của chúng rất dài có màu xanh nhạt với các sọc ngang màu trắng sáng…
Chiều dài cơ thể chim trưởng thành vào khoảng 65-68 cm, trọng lượng trung bình ước đạt 196-232 gram
Thức ăn, chế độ sinh sản chim phượng hoàng đất:
Chim giẻ cùi chúng ăn những loại thức ăn như là côn trùng nhỏ, như là dế, cào cào và một số loại sâu nhộng, ngoài ra chúng ăn luôn cả các động vật lưỡng cư như là ếch, nhái, nòng nọc…
Đôi khi chúng còn ăn cả các loại trái cây rừng và một số loại hạt. Chim này được coi như là động vật ăn tạp vì chúng ăn cả động vật và thực vật.
Giẻ cùi làm tổ trên cây và bụi cây lớn, tổ của nó tương đối cạn (nông). Thường đẻ từ 3 đến 5 trứng. Chúng rất giỏi bắt chước giọng hót của loài khác nên thanh âm của chúng rất đa dạng và phức tạp, nhưng thường gặp nhất là kiểu kêu một tiếng cao chói như còi hơi hay tiếng sáo.
Phượng hoàng đất có giá bao nhiêu tiền, mua ở đâu ?
Gần đây chim giẻ cùi được các đại gia săn lùn tìm kiếm chúng vì nó thuộc loại chim quý hiếm và có nét đẹp mê ly sang chảnh nhưng lại có giá cũng không quá cao phù hợp nên loại chim này rất được ưa chuộng.
1 con chim được nuôi thuần hoá thành công có giá trung bình từ 2 đến 10 triệu đồng / 1 con, phụ thuộc vào độ thuần thục và vẽ đẹp của nó mà có giá khác nhau.
Tiếng phượng hoàng đất kêu
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi Chim Phượng Hoàng Đất Chuẩn Nhất Cho Những Người Mới Chơi trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!