Đề Xuất 4/2023 # Cách Nuôi Yến Hót Sinh Sản # Top 11 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 4/2023 # Cách Nuôi Yến Hót Sinh Sản # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi Yến Hót Sinh Sản mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách nuôi yến hót sinh sản

Tại Việt Nam, từ lâu kỹ thuật nuôi chim yến hót cũng được áp dụng rất nhiều nhất là nuôi chim yến sinh sản để mang lại lợi nhuận kinh tế cho gia đình. Để nuôi yến hót sinh sản, các bác cần lưu ý:

1. Chuồng nuôi yến hót sinh sản

Chuồng nuôi yến hót sinh sản phải đảm bảo 2 phần là phần nhà và phần sân. Phần nhà được xây bằng gạch và được lợp mái kín để chim không thoát ra ngoài. Phần nhà là nơi chim trú ngụ và sinh sản. Phần sân được nối liền với phần nhà chiều cao của khung lưới phải trên 2 m, đây là phần để chim có thể ăn, uống nước và tắm.

Nếu không thể làm được chuồng rộng, các bác có thể nuôi trong lồng chia làm 2 ngăn:

Ngăn bìa để nuôi chim đẻ sẽ rộng hơn

Ngăn thứ hai để trống, sau này nhốt tạm chim con

2. Lựa chọn thời điểm nuôi yến hót sinh sản

Mùa yến hót sinh sản bắt đầu vào tháng giêng dương lịch sau khi chúng đòi trống. Biểu hiện của chim mái đòi trống chính là lúc chúng thay lông và thường rơi vào tầm tháng 12 là hoàn tất, sau đó chúng bắt đầu đòi trống.

3. Cách ghép đôi chim trống mái sinh sản

Trước khi ghép đôi yến hót, các bác lót tổ cho nó bằng dăm bào, chỉ bố hay chỉ sơ dừa và ổ làm bằng tre đan hay rổ nhựa có đường kính 13 cm và sâu 10 cm.

Khi ghép đôi hãy cho con trống và mái định ghép ở kề bên sát nhau cách vách ngăn bên lồng con mái đễ ổ sẵn khi nào con máy xoáy ổ tròn và sâu thì thả yến hót trống vào sau khoảng 3 ngày.

Vì chim yến ấp thường thì nở vào ngày 12 hay tháng giêng tùy theo thời tiết nóng hay lạnh. Vì vậy nên khi chim đẻ các bác nhặt trứng ra cho nó ấp trứng giả khi nào nó đẽ trứng chót cho vào ấp một lượt và nở một lượt thì chim con sẽ lớn đều nhau.

Trong thời gian chim sinh sản, ấp trứng thì các bác cần bổ sung nhiều loại thực phẩm có dinh dưỡng cao cho chim ăn. Bởi trong thời gian này, chim sẽ tốn rất nhiều sức.

Lưu ý trong quá trình nuôi yến hót sinh sản ngoài chế độ ăn uống ra, các bác cần quan tâm đến việc vệ sinh chuồng và phòng bệnh. Hàng ngày nê dọn chuồng trại sạch sẽ để loại bỏ hết những phân và thức ăn mà chim làm rơi vãi ra. Nước uống phải luôn là nước mới. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của chim để biết được rằng chim có khỏe mạnh không.

Cách Nuôi Yến Phụng Sinh Sản Từ A

Chọn giống tốt từ cửa hàng thú cưng uy tín

Để chọn được những chú yến phụng có gen tốt, bạn hãy đến tận cửa hàng bán chim cảnh để kiểm tra chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ chủ cửa hàng và các khách hàng trước đó. Hãy chọn những chú chim khỏe mạnh. Như thế đời con sau khi lai tạo mới phát triển tốt.

Chọn những con chim không có quan hệ huyết thống

Những con chim có quan hệ huyết thống với nhau khi giao phối có thể sinh ra yến phụng non bị dị tật bẩm sinh, dễ bị nhiễm bệnh, thậm chí bị chết.

Một cặp chim đã quen mặt hoặc từng giao phối là lựa chọn tốt

Những chú yến phụng trống và mái từng ở chung chuồng với nhau (không có quan hệ huyết thống) và những cặp yến phụng đã được lai tạo thành công là lựa chọn tốt. Những con chim đã quen thuộc với nhau trước đó khiến cho chúng thoải mái với nhau hơn. Thời gian làm quen từ đầu sẽ được cắt giảm bớt đi.

Chọn vẹt yến phụng trống và mái trong độ tuổi nào?

Đối với yến phụng trống, độ tuổi thích hợp sinh sản là từ 1 – 6 tuổi. Thời gian sinh sản của con mái ngắn hơn, chỉ trong 3 năm từ 1 – 3 tuổi. Khoảng thời gian trên là độ tuổi dễ sinh sản nhất đối với yến phụng trống và mái.

Quan sát cặp yến phụng sau khi thả vào lồng

Sau khi đã lựa được cặp chim, hãy đặt chúng vào chung lồng và tách biệt với những con chim khác (nếu có). Điều này sẽ giúp cặp chim dễ làm quen và thoải mái với nhau hơn.

Nếu một trong hai con tỏ ra thái độ tiêu cực và bắt đầu gây chiến thì hãy đưa một con ra ngoài. Đặt hai con vào hai lồng riêng biệt và treo cạnh nhau. Các hành vi liên kết như chơi đùa hoặc trò chuyện sau đó sẽ khiến chúng trở nên hòa thuận hơn. Khi này, hãy cho chúng vào chung một chiếc lồng như ban đầu.

Một khi cặp chim đã thực sự gắn kết, chúng sẽ chơi đùa, ngủ, chăm sóc, ăn uống cùng nhau. Lúc này, bạn chỉ cần đợi đến thời gian đón nhận yến phụng non chào đời mà thôi.

Thiết kế lồng cho cặp yến phụng giao phối

Một chiếc lồng chim có kích thước lớn cho phép cặp yến phụng có nhiều không gian bay và giữ khoảng cách với nhau. Mặc dù chim đã gắn kết thân thiết nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn cần không gian riêng. Điều này hỗ trợ rất tốt cho tinh thần của chim, giúp chúng trở thành ông bố, bà mẹ tốt.

Nếu bạn có ý định giao phối nhiều cặp yến phụng thì hãy đặt từng cặp vào từng lồng riêng. Việc nhốt chung tất cả chim vào một lồng khiến xác suất giao phối giảm đi.

Một cặp yến phụng chuẩn bị giao phối cần không gian riêng tư và ấm áp. Bạn hãy chọn giấy báo để che chắn cho cặp chim của mình. Báo có thể cản được ánh sáng bên ngoài chiếu vào mà không gây vướng cho chim. Ngoài ra, đây cũng là vật liệu có giá thành rất rẻ trên thị trường.

Đặt cành cây và xích đu trong lồng

Số lượng cành cây và xích đu phải đủ cho hai con chim cùng sử dụng một lúc. Nếu lồng lớn, bạn có thể cho vào 2 – 3 cành cây và 2 chiếc xích đu. Nên chọn chất liệu gỗ cho các cành cây để tránh làm tổn thương chân chim.

Làm tổ cho yến phụng mái đẻ trứng

Để thuận tiện cho việc làm tổ, bạn nên chọn một chiếc lồng có thể mở cửa trên nóc. Sử dụng một chiếc hộp có lỗ tròn ở bên hông để chim mái có thể đi vào bên trong. Khi đến thời gian, yến phụng mái sẽ chui vào chiếc hộp đẻ trứng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm tổ cho yến phụng với hình dạng giống như những tổ chim trong tự nhiên. Đơn giản hơn, bạn có thể mua hộp làm tổ cho chim ở cửa hàng chim cảnh hoặc đặt trực tuyến.

Đặt một chiếc đĩa lõm vào bên trong hộp

Một chiếc đĩa với phần đáy lõm đặt bên trong hộp giúp trứng nằm gọn bên trong. Yến phụng non sẽ nở trong phần lõm này. Chất liệu của đĩa nên là thủy tinh hoặc gỗ để bảo vệ đôi chân chim non không bị gãy.

Làm sạch lồng thường xuyên

Đừng quên làm sạch lồng ít nhất 1 lần/tuần để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho yến phụng. Bát nước, bát thức ăn, chậu tắm và đồ chơi cũng cần làm sạch để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Nếu bạn đặt dăm gỗ ở bên dưới lồng thì phải thay mới toàn bộ mỗi tuần.

Nếu có trứng bên trong tổ thì bạn đừng thay đổi hay làm sạch bất cứ thứ gì trong đó. Điều này có thể khiến chim mẹ ngửi thấy mùi lạ và từ chối những quả trứng đó. Hãy để nguyên cho đến khi trứng nở toàn bộ rồi mới thực hiện vệ sinh.

Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình giao phối

Chọn lựa thời gian sinh sản

Vẹt yến phụng có mùa sinh sản rơi vào khoảng tháng 10 – tháng 3 năm sau. Nếu bạn sống ở bán cầu Bắc thì thời gian sinh sản của yến phụng sẽ bắt đầu từ tháng 4 – tháng 9.

Ngoài ra, chim yến phụng sẽ dễ giao phối và sinh sản sau những cơn mưa. Bởi trong tự nhiên, loại thức ăn kích thích sinh sản của yến phụng rất tươi tốt sau mưa. Do đó, yến phụng có thể sinh sản bất kỳ lúc nào trong năm nếu trời đổ mưa.

Giữ nhiệt độ phòng ổn định

Nhiệt độ hoàn hảo cho chim sinh sản trong khoảng 18 – 24 độ C. Do đó, hãy giữ cho căn phòng nuôi yến phụng nằm trong vùng nhiệt độ này. Lò sưởi và quạt gió là những công cụ duy trì nhiệt độ ổn định cho căn phòng.

Đắp khăn che lồng 12 giờ/ngày

Cặp chim yến phụng trước khi giao phối cần thời gian nghỉ ngơi để tinh thần được thoải mái. Việc đắp khăn trên lồng giúp cản bớt ánh sáng chiếu vào, tạo ra môi trường ấm áp và riêng tư. Sau khi đủ 12 tiếng, bạn có thể mở khăn ra để chim đón nhận được ánh sáng.

Ví dụ: Nếu bạn che lồng vào lúc 6h tối thì đến 6h sáng mới được mở ra. Thời gian che và mở lồng phải được thực hiện đồng nhất để chim quen dần.

Yến phụng mái trước khi sinh sản và làm tổ thường rất căng thẳng. Hãy sử dụng vụn gỗ tươi, sạch lót dưới đáy lồng để chim nhai, thỏa mãn sở thích của nó. Đây là hành vi yến phụng mái thường làm trong tự nhiên để kích thích khả năng sinh sản.

Cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim

Bạn cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho vẹt yến phụng trong mùa sinh sản. Cung cấp các loại trái cây như táo, chuối, việt quất, nho, ổi, kiwi, xoài, dưa, cam, đu đủ, đào, lê, dứa, dâu tây, … Các loại rau xanh như bông cải xanh, măng tây, cà rốt, súp lơ, cần tây, dưa chuột, cải xoăn, bí ngô, củ cải, rau bina, bí, khoai lang, cà chua chín và khoai mỡ.

Vẹt yến phụng sẽ cần nhiều thức ăn hơn khi giao phối và đẻ chim non. Vì vậy hãy đảm bảo thức ăn của chúng luôn có sẵn và phải thật phong phú.

Theo dõi hành vi giao phối

Khi yến phụng trống muốn giao phối, chúng sẽ tiếp cận con mái bằng âm thanh ríu rít. Sau đó, chim trống sẽ gõ mỏ của chúng vào mỏ chim mái. Nếu yến phụng mái đồng ý chuyện giao phối, chúng sẽ cúi đầu xuống và nâng đuôi lên. Quá trình giao phối kéo dài trong vòng vài phút.

Tuy nhiên, không phải cứ giao phối xong là trứng chắc chắn được thụ tinh. Do đó, cặp đôi yến phụng sẽ lặp lại quá trình này thường xuyên để tăng khả năng thành công.

Dùng bình phun sương để kích thích yến phụng sinh sản

Yến phụng rất thích giao phối sau mưa. Vì thế, một chiếc bình xịt phun sương sẽ kích thích tâm trạng của chúng. Mỗi ngày bạn hãy xịt vài lần vào lồng để khuyến khích chúng giao phối. Bộ lông óng ánh nhờ nước sẽ gia tăng hứng thú cho cặp đôi.

Tôn trọng không gian riêng tư của chim

Nếu muốn yến phụng giao phối nhanh, bạn không nên quá tò mò mà phải biết kiên nhẫn chờ đợi. Việc thường xuyên mở nắp lồng kiểm tra sẽ khiến chúng bị phân tâm. Thay vào đó, hãy để cặp đôi thoải mái tiến tới với nhau.

Ngoài ra, không nên đặt lồng ở những nơi ồn ào. Bởi những âm thanh lớn sẽ làm phiền đến vẹt yến phụng, khiến chúng trở nên khó chịu hơn.

Cách Nuôi Chim Khướu Sinh Sản

Ngoài đặc điểm khỏe mạnh thì nên chọn cả 2 em trống và mái đều có tố chất như: giọng hót, dáng đẹp,…Tiếp đến là làm chuồng nuôi.

Các bác làm chuồng có kích thước cao x rộng x dài đều khoảng 2 mét. Phân ra chỗ nghỉ và sân chơi cho chúng.Trong lồng ra nên trồng cây trúc, ngũ gia bì, có mái che nắng che mưa.Làm bằng lưới inox hay mắt cáo gì cũng được, nhưng các bác nên dùng lưới inox để sài lâu.

Nuôi khướu sinh sản khi mới mua chim trống mái về chúng sẽ lạ nhau và nếu nhốt chung ngay nó rất dễ cắn nhau. Vì vậy nên thả con trống vào trước và con mái nhốt riêng ở ngoài áp sát chuồng.

Sau khoảng 1 tuần lễ tách thì 2 chú sẽ quen và có thể kết hợp với nhau. Khi chúng nó quyến luyến với nhau sẽ có biểu hiện: Con trống cứ hót múa, như muốn đến với con mái.

Khi đó các bác thả em mái vào, qua vài ngày sau nếu chúng đã hợp nhau thì con trống sẽ đạp mái. Chim đã đạp mái các bác tiến hành lót ổ cho nó đẻ, có thể lấy gáo dừa hoặc rổ nhỏ rồi lót rơm, cây khô mềm vào,…

Cách nuôi khướu sinh sản phải đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Bởi trong thời kỳ sinh sản sức khỏe chim sẽ không được ổn định, cần có nhiều sức khỏe để nuôi cả chim non nữa.

Khi trứng bắt đầu nở, thì các bác phải cung cấp mồi sống nhiều hơn bình thường để chim mẹ nuôi con. Thức ăn chính chủ yếu là dế, phụ là liu điu cắt ra từng miếng, trộn với cào cào nữa. Ngày nào cũng cho chúng ăn thế.

Nhưng khi mẹ đang ấp thì ta không nên bỏ lồng tắm vào đó. Trong thời gian này chim mẹ cần một lượng lớn mồi tươi để hồi sức, các bác cho ăn ít cám lại, thay vào đó là mồi tươi thật nhiều.

Thường xuyên vệ sinh chuồng, máng ăn và máng uống. Trách để xuất hiện mầm bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con non bởi sức đề kháng của nó còn yếu.

Hoàng Quân ART

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Yến Phụng Sinh Sản

Ngày đăng: 2015-04-12 16:59:08

XÂY DỰNG CHUỒNG NUÔI CHIM

Chuồng nuôi yến phụng sản thường được làm theo hình hộp chữ nhật, tuỳ theo số lượng chim nuôi mà ta làm chuồng lớn hay nhỏ sao cho mật độ phân bố thích hợp. Chuồng được chia làm 2 phần : phần nhà và sân

1. Phần sân nhà nuôi tổ yến:

Phần sân được nối liền với phần nhà , phần này chiếm 2/3 diện tích chuồng, được bao bọc phía trên và xung quanh bằng lưới 1 phân. Chiều cao của khung lưới phải trên 2 m. Yến phụng rất sạch sẽ thích tắm, vì vậy trong sân ta cần thiết kế những rãnh nước hay hồ nhân tạo để chim tắm và uống nước, ngoài ra phải bố trí nhiều sào dài, cây cối để làm chỗ đậu cho chim. Chim yến phụng rất thích chơi đùa đánh đu, leo trèo bay nhảy. Chọn một chỗ thích hợp nào đó trong sân đặt máng ăn cho chim.

2. Phần nhà nuôi tổ yến:

Phần nhà chiếm khoảng 1/3 diện tích chuồng, được xây bằng gạch, lợp mái sao cho thật kín không để kẻ hở để chim thoát ra ngoài đồng thời tránh các tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng đến yến. Phần nhà là nơi chim trú mưa, trú nắng và sinh sản do đó các tổ đẻ phải đặt trong này, các tổ chỉ cần máng vào vách tường và chia đều khoảng cách các tổ với nhau .

3. Tổ đẻ tập thể của chim yến :

Là 1 hình hộp dựng đứng, bề ngang 12 cm, chiều cao 20 cm. Mặt đáy khoét lòng chảo đường kính độ 9 cm để trứng tụ vào cho chim mẹ dễ ấp. Phần trên là nắp đạy có bản lề đóng mở để dễ kiểm soát chim và vệ sinh tổ. Mặt trước khoét 1 lổ tròn đường kính 4 cm để chim ra vào, dưới cái lỗ tròn đó gắn thẳng góc với tổ 1 khúc cây tròn, để chim đậu trước khi vào tổ. Ưu điểm của kiểu tổ này là chim non khó lọt được ra bên ngoài .

CHĂM SÓC CHUỒNG TRẠI

1. Cung cấp lương thực :

Mỏ Yến phụng khoằm, sắc nhọn, rất thích hợp với việc nhằn gặm các loại hạt ngũ cốc, hạt cỏ… như kê, lúa, lúa mì, hạt hướng dương, hạt yến mạch…

Yến phụng rất thích rau vì vậy phải cho chim ăn thêm rau xanh như: xà lách, rau muống. Rau cho chim ăn cần lựa và ngâm rửa kĩ nếu không chim sẽ bị bệnh tiêu chảy!

Ngoài rau, người nuôi Yến phụng còn phải bổ sung khoáng cho chim để đảm chất dinh dưỡng cho chim khỏe mạnh.

Khi nuôi nhiều chim ta phải bố trí máng ăn sao cho đủ dài để chim được đứng ăn thỏa mái tránh giành giật. Đồng thời phải cung cấp nước uống đầy đủ cho chim.

2. Vệ sinh – Chăm sóc :

Nuôi Yến Phụng tuy không dơ bẩn như gà, vịt nhưng chỗ nào có đồ ăn rơi vãi là có ruồi bọ, vì vậy ta phải quét dọn chuồng trại hằng ngày .

Ngoài ra người nuôi phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của bầy chim.

Thường xuyên kiểm tra lưới bao quanh sân có chổ hở nào không để tránh chim bay ra ngoài.

Tổ nào có lứa chim ra ràng sau khi bắt con ra phải rửa sạch sẽ, đem phơi nắng xong đem treo vào chỗ cũ.

Rau cho chim ăn phải rửa sạch sẽ, tránh cho chim bị bệnh đường ruột.

Máng ăn, máng uống luôn được cọ rửa sạch sẽ, luôn thay nước mới.

Vào mùa mưa bão, chim đều trú trong nhà, vì vậy ta phải lo chỗ đậu và ăn uống cho chim ngay trong nhà.

3. Kiểm soát ổ đẻ :

Chim giống thả vào chuồng tập thể lần đầu, nên chọn chim tơ có cùng lứa tuổi, số lượng trống mái bằng nhau, sau này cỡ năm bảy năm ta loại bỏ 1 lần và thay lứa mới vì lúc này chim đã già nên sinh sản kém.

Tuyệt đối không di dời vị trí tổ đẻ vì sẽ làm cho chim bị sốc, và có thể sẽ làm sốc lây những cặp chim khác.

Nhiệm vụ chính của người kiểm soát ổ đẻ là kiểm tra loại bỏ trứng không cồ, rồi tùy theo đó dồn trứng, dồn con sao cho thích hợp, lập sổ theo dõi chất lượng sinh sản, sức khỏe của từng cặp chim.

Khi chim con ra ràng thì bắt nhốt riêng để đem bán sau đó vệ sinh tổ đẻ để chim cha mẹ chuẩn bị đẻ lứa sau .

Trích nguồn: ./.

TIN TỨC KHÁC :

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi Yến Hót Sinh Sản trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!