Đề Xuất 3/2023 # Cách Phân Biệt Chim Chào Mào Nhuộm Màu # Top 7 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Phân Biệt Chim Chào Mào Nhuộm Màu # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Phân Biệt Chim Chào Mào Nhuộm Màu mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lợi dụng niềm đam mê của người chơi chim, nhiều kẻ lừa đảo thường bán chim chào mào nhuộm màu, tẩy màu với giá rẻ cho khách hàng. Sau một mùa lông thì chim lại trở về với màu lông đen vốn có của nó. Để mọi người phân biệt được chim chào mào nhuộm màu với chim chào mào bông thiệt, bài viết này xin chia sẻ một số kinh nghiệm giúp phân biệt chim chào mào lông tự nhiên và chim chào mào nhuộm màu.

1. Giới thiệu sơ qua về chào mào bông, mơ,bạch tạng:

Đây là loài chim hiếm có trong thiên nhiên. Những loại chim này thường có lông màu trắng tinh hết người đối với chim bạch tạng. Một phần lông trắng trên người đối với chào mào bông hay mơ. Những chú chim này thường có mỏ màu hồng, chân hồng, mắt hồng, đây là đặc điểm nhận biết chính xác nhất vì những chú chào mào nhuộm màu, tẩy màu sẽ không bao giờ có chân, mỏ, mắt màu hồng được.

Và có một số con có mí mắt màu đỏ. Chim này cũng giống các loại chim khác, tuy nhiên hiếm hơn nên được nhiều người săn tìm và giá cũng rất cao khoảng 15 đến 300 triệu. Đây là hình ảnh chú chào mào bạch tạng tự nhiên không phải nhuộm có chân hồng,mỏ hồng,mắt hồng,mí lửa.

2.Chào mào nhuộm màu,tẩy màu

3. Cách phân biệt chim chào mào nhuộm màu

Nhổ một sợi lông ống có màu trắng ra xem, nếu lông có màu trắng đến tận gốc và lông có độ mượt, bóng thì đó là chào mào bông thật. Chào mào nhuộm thì lông sẽ không trắng đến tận gốc và lông bị xơ, khô do hóa chất của thuốc nhuộm, thuốc tẩy làm mất lớp dầu ở chân lông chào mào.

Tiếp theo dùng sợi lông đó nhúng vào xăng, dầu hỏa.Nếu không có hiện tượng gì thì sợi lông đó chính là lông của chim bông thật. Ngược lại,nếu xăng, dầu có vết loang 7 màu ( như 7 sắc cầu vồng) thì đó là lông nhuộm. Vì thuốc nhuộm tác dụng với xăng, dầu sẽ cho ra vết loang.

Cách Phân Biệt Chào Mào Huế

Về đặc điểm đặc trưng:

Chim Huế thường nhỏ và vừa chim, ít chim to, yếm không đen đậm kéo sâu xuống cổ. Mào chim chủ yếu là đinh, mào rơm (mào cui), mào lân rất ít. Dáng chim không được dài lắm, chim căng lửa mới có con đuôi xếp 1 cọng, lưng tôm, dáng đứng cao, nói chung dáng chim Huế không dài đẹp bằng chim Qui Nhơn, Bình Định, Đà Nẵng.

Về chất giọng chào mào Huế có cái đặc biệt là chất giọng đặc trưng và được chia làm 2 giọng chính là giọng thổ (trầm) và giọng chuông (thanh). nếu ai may mắn sở hữu được chú có giọng thổ (trầm) thì nghe rất đã, giọng khi sổ ra có uy lực, quát, đanh. thường thì chào mào Huế cũng chỉ sổ khoảng 6 âm, khi nào căng quá hay gặp đối thủ thì sổ giọng đôi, giọng ba từ 8 âm đến 10 âm (rất ít). giọng chuông thì phổ biến hơn, nói giọng chuông chứ không hoàn toàn thanh như chào mào Bàu Công hay Thủ Đức (Bình Dương) mà còn có pha lẩn 1 chút trầm nhẹ. nghe âm điệu trầm bổng xen kẽ. Nước đấu, ra giọng đều, ít chơi cánh, hay bu bám lồng đòi đá hay dọa nẹt các con khác. Chim Huế đi chơi đấu trường tương đối tốt.

Đặc điểm riêng chim Chào mào Huế của các vùng như sau:

Phía Bắc của tỉnh Thừa thiên Huế, Phong Sơn là một xã thuộc Huyện Phong Điền xã này nằm ở Khu du lịch suối nước nóng Thanh Tân nổi tiếng chắc ai cũng biết, đi theo hướng này lên phía Bắc có xã Phong Mỹ (Chiến khu Hòa Mỹ) vùng này chim rất hay nhưng giờ rất hiếm chim, phải vào tận rừng sâu mới thấy được vài con. Đặc điểm của chim Phong Sơn ra giọng dài hay luyến láy đảo giọng, dáng chim nhỏ, dữ chim, đấu đá tốt.

Dòng chim Kim Phụng là chim nổi tiếng nhất của Huế hầu như là anh em Huế đã chơi chào mào đều thừa nhận là “giọng chim hay nhất của Huế”. Hiện nay chim Kim Phụng rất hiếm, không còn nũa, gần như bị tiệt chủng 100%, giờ chỉ còn chim di cư, rất ít chim gốc.

Vùng Diên Hòa có giống chim Khe Vàng có chất giọng láy luyến tốt, thu hút lòng người, đặc điểm của dòng chim này khó nuôi rất lâu nổi.

Ngoại ô thành phố Huế, có giống chim Chằm, dòng chim này rất dữ, giọng hay, nhưng hiện nay dòng chim này khá hiếm, hầu như không còn nữa.

Phía Nam, có vùng A Lưới, xã Hồng Vân, Hồng Thuỷ…… chim A lưới dáng to đẹp ít có chim trời già, ra giọng lắt rắt không rõ ràng, dòng chim này được nhiều anh em Huế đi bẫy, vì dễ đi và dễ bẫy. Đây cũng là nguồn chim bổi lớn nhất của A lưới được cung cấp chuyển ra cho các Tỉnh phía Bắc và cả nước.

Dòng chim Bình Điền, Bình Thành rất hay tiếng thổ to, vang, tướng dữ chim, dáng to đẹp, đấu đá chơi trường rất bền chim.

Vùng Nam Đông không rộng nhưng có nhiều xã nhỏ như: Hương Sơn, Hương Hòa, Thượng Nhật, Phú Mậu, Thượng Long, Thượng Quảng,… Chim Nam Đông mỗi vùng có một chất riêng biệt, có vùng hay và dở. Hay và dở chỉ mang tính tương đối. Vùng hay thì 10 con có 7 hay 3 dở, và vùng dở thì ngược lạị.

Hương Sơn: chim có giọng rõ ràng, thánh thót, đặc biệt rất trong, nhưng bộ yếm đa số không kín cho lắm.

Hương giang: là vùng chim có chất giọng không được rõ ràng, luyến láy và đảo giọng ít.

Thương Long, Thượng Quảng là vùng chim rất hay hót dài, tiếng đanh, luyến láy hay đảo giọng nhiều. Dòng chim này chơi giọng thì hay nhưng đấu đá không bền chim.

Hương Lộc: chim khá to, giọng cũng to, ướm có những con rất đậm và kín. Chim ít dữ.

Chim vùng đồi Năm heo (thuộc thác trời): chim đẹp, giọng lai Hương Sơn nên rất hay, chim dữ, dễ huấn luyện thành mồi.

Phú Mậu: giọng nhanh, chim yếm ngắn là nhiều, đặc biệt chim vùng này dữ nhưng ở ngoài trời lâu bắt được. Có con đi đánh mất gần 3 tiếng, nó chi đấu giọng với mồi, sau đó mới đá.

Ngoài chim Huế các vùng miền trên còn có chim các vùng như: Đèo A co, chim vườn quốc gia Bạch Mã, chim Tà Lương…. đều là những dòng chim có giọng đặc trưng riêng của vùng miền, các vùng chim đi đấu đều rất tốt.

Cách Chọn Chim Chào Mào Đẹp Và Phân Biệt Trống Mái

Chim chào mào (hay còn gọi là chim miều) được phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới, trong đó có rất nhiều tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Đây là loài chim cảnh rất “được lòng” những người chơi chim. Giá chim chào mào phổ biến dao động từ vài trăm nghìn tới vài triệu, tuy nhiên nhiều người chơi chuyên nghiệp sẵn sàng bỏ vài chục triệu thậm chí vài trăm triệu để được sở hữu một chú chào mào đẹp và độc.

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHIM CHÀO MÀO ĐẸP

Đầu

Đây là yếu tố cốt lõi và trước tiên bạn phải chú ý. Một chú chim có phát triển bình thường và khỏe hay không là ở phần đầu. Hãy chọn những chú chim có đầu lớn, vì càng lớn chúng càng lấn át những chú chim khác, chúng sẽ dẻo dai hơn, mạnh mẽ hơn. Đừng chọn những chú chim có đầu nhỏ vì chúng sẽ rất nhát.

Mào

Đã gọi là chào mào thì mào luôn là tiêu chí cực kỳ quan trọng bạn cần quan sát để chọn chim. Trước tiên hãy xem kỹ về bề dày của gốc mào chim, càng dày chứng tỏ càng khỏe. Theo thuật ngữ chuyên môn của giới chơi chim thì nên chọn chim chào mào loại mào lân và mào cui. Vì họ cho rằng hai dòng này có sức bền rất tốt và rất “lì đòn” trong khi tuyên chiến.

Mỏ

Đặc điểm thứ 3 cần chú ý là mỏ chim. Hãy chọn những chú chim có mỏ không quá dày, gốc mỏ càng to vàng tốt, kích thước mỏ ngắn tốt hơn dài. Nếu chọn được con có mỏ hội đủ những đặc điểm này chắc chắn chúng có âm lượng phát ra rất tốt, khỏe và rất lảnh lót.

Tách

Đây là một điểm về “tướng số” mà rất nhiều người không đánh giá cao khi chọn lựa một chú chào mào mới. Ít ai biết rằng tách càng dữ tợn thì càng làm cho “đối thủ” sợ hãi. Đã có không ít trường hợp, chỉ đối mặt nhau thôi đối thủ đã tự “chịu thua” chỉ vì tách của con đối diện rất đáng sợ. Chính vì vậy, các bạn hãy chọn những chú chào mào có tách có kích thước to và chảy sệ tạo hình rất hung dữ.

Thân

Hãy chọn con có thân mảnh khảnh, dạng ống. Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân, những chú chào mào có thân dạng tròn, nhỏ nhắn như thế sẽ rất tinh nhanh, linh hoạt và năng động.

Cánh

Muốn ra uy với đối thủ thì chim phải có bộ cánh rắn chắc. Khi đi chọn chim hãy dang bộ cánh rộng để xem độ chắc khỏe của chúng. Hai cánh rời, không đan chéo vào nhau. Độ dài của cánh từ vai đến phao câu, phía cuối hơi xà xuống.

Đuôi

Chú ý đến độ dài của đuôi chim, nên chọn con có đuôi ngắn, độ xòe của đuôi không cần quá rộng. Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi chim lâu năm trong nghề, những con chim đuôi dài không phải là chim đá hay hót hay.

Chân

Chân là một trong những yếu tố quyết định đến sự thắng bại trong trận chiến. Nên chọn những con có chân càng cao càng tốt vì chúng sẽ di chuyển linh hoạt hơn, giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn, giúp giữ thế chủ động hơn khi “đối kháng”.

CÁC GIỐNG CHIM CHÀO MÀO ĐẸP HIỆN NAY

Chim chào mào có nhiều loài khác nhau, mỗi loài lại mang một vẻ đẹp và đặc tính rất riêng biệt. Hãy tìm hiểu 5 loài chào mào được cho là đẹp nhất Việt Nam hiện nay.

Chào mào Huế

Khi nhắc đến chào mào ở Việt Nam không ai trong giới chơi chim lại không biết đến chào mào Huế. Có thể nói đây là một trong những loài chào mào quý hiếm được nhiều người săn lùng nhất hiện nay.

Chào mào Huế có điểm nổi bật là giọng hót của chúng có con hót giọng trầm, có con hót giọng thanh. Giọng hót của chúng rất lảnh lót và du dương, thường sổ ở âm thứ 6, một số ít trường hợp cũng sổ ở âm thứ 8 – 10.

Ngoại hình chào mào Huế cũng khá đa dạng, có con ngoại hình to nhưng cũng có con ngoại hình rất nhỏ nhắn; thân hình có lúc dài, có lúc không dài không ngắn; mào lân và mào cui; yếm, tách khá rõ rệt, lông mượt đẹp.

Chào mào Trung Mang

Cũng xuất xứ từ một tỉnh miền Trung, chào mào Trung Mang đang là loài chim cảnh có giá cao nhất hiện nay. Đây là hàng vừa độc vừa hiếm, dù mới xuất hiện thời gian gần đây nhưng chúng cũng đã tạo nên một cơn sốt cho giới chơi chim cảnh và hiện vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Đặc điểm nổi bật: Chào mào Trung Mang có một giọng hót rất đặc biệt mà không loài chào mào nào khác có được. Chất giọng của chúng là “kim” và “thổ” hoặc giọng thổ bị pha, trong đó giọng thổ và pha thổ mang lại sự thỏa mãn nhất cho người nghe: vừa có lực vừa có uy, réo rắt, thánh thót, vừa đậm đà vừa gắt gỏng.

Về ngoại hình, chim Trung Mang có bộ lông khá thu hút, dáng người nhỏ bé, mào thuộc mào lân và mào đinh, yết hầu khá to, yếm nhạt, đuôi ngắn, mắt khá to.

Chào mào xòe đuôi cứng

Đây cũng là một trong những loại chim cảnh quý hiếm dù không được phổ biến bằng 2 dòng chào mào trên. Điểm nổi bật của chào mào xèo đuôi cứng là phần đuôi của chúng, được so như chim họa mi, bản khá rộng, nhìn như cánh quạt.

Chào mào ô

Xuất xứ ở khu vực Tây Nguyên, điểm đặc biệt của dòng này cũng là giọng hót và ngoại hình. Giọng khá trong vào hay. Phía trước phần ức của chim có điểm một màu đen, do đó mà chúng được gọi là chào mào “ô”. Hiện cũng đang nằm trong diện quý hiếm và được nhiều người chơi ưa chuộng.

Chào mào yếm khít

Tên gọi đã tạo nên sự khác biệt cho giống chào mào này. Từ phần đầu đến xuống phía ức cả hai bên đều có 1 vòng màu đen tạo thành cái yếm và khít nhau. Đây cũng là giống có giá trị cao và cũng được ưu ái chẳng kém gì những chú chào mào khác.

PHÂN BIỆT CHIM CHÀO MÀO TRỐNG MÁI

Chào mào trống mái có nhiều điểm khác biệt rất dễ nhận biết. Các bạn có thể phân biệt chim chào mào trống mái theo một số đặc điểm sau:

Chào mào trống có hình dáng, kích thước nhỉnh hơn so với con mái, đầu to hơn, mào cui cao góc nhọn ở đỉnh, chân to và thô hơn, lông xơ hơn, đuôi dài hơn. Con mái thường ít khi vận động, hay quan sát xung quanh, nhìn không “háu chiến”.

Đôi mắt và vành mi con mái hình tròn, còn con trống thì hơi lệch, không tròn đều.

Phần bên trong miệng, lưỡi con trống thường có đốm đen, con mái thì không hoặc chỉ 1 vài.

Thử bằng hành động: giữ chim trong tay, lật ngược bụng chim lên một cách bất thình lình và xem phản ứng của chúng. Nếu là con trống, đầu sẽ hướng về phía trước, đuôi sẽ xòe hết bản. Nếu là con mái, đầu sẽ thụt vào trong cơ thể, đuôi không xòe hay cử động gì.

Trang được tổng hợp bởi: Chăm Sóc Thú Cưng

Cách Phân Biệt Chào Mào Trống Mái Chuẩn Nhất ⋆ Chim Cảnh Việt

Chim chào mào không như các loại chim khác,nhìn bề ngoài khó biết được con nào trống hay mái. Đối với người chơi lâu năm thì dễ dàng còn đối với những người mới chơi chim chào mào thì rất là khó.

Đây là kinh nghiệm của những người chơi lâu năm chia sẻ lại. Cách phân biệt này chỉ tương đối thôi, phân biệt chào mào trống mái không thể chính xác 100%. Các bạn dựa vào các tiêu chí bên dưới để so sánh.

Cách phân biệt chim chào mào trống mái

#1. Phân biệt chào mào trống mái đã trưởng thành

Chào mào mái : Người nhỏ, đầu nhỏ, mình ngắn, mào thấp, tách đỏ rất ít, chân mảnh mai, hót giọng ngắn. Nói chung là thua chào mào trống, mặt nhìn ngơ ngác. Chào mào trống : Chim trống nổi trội hơn so với chim mái : Người to, mình dài, đầu to, mào cao, xổ bọng 5 âm trở lên, mặt nhìn lanh lẹn và dữ chim.

Đối với chim cùng tổ thì dễ phân biệt, vì nhìn cùng 1 lứa con nào đầu to, mình to, dài đòn và nhanh nhẹn thì đó là chim trống.

Đối với chim mua ngoài cửa hàng thì khó có thể biết được vì có con 1 mùa, con 2 mùa, con thì vùng núi, con miền xuôi…

Mình sẽ sắp xếp cách phân biệt chào mào trống mái theo độ chính xác từ cao xuống thấp.

Nhận biết chào mào trống – mái qua giọng hót

Đối với chim bẫy đấu ở ngoài trời xổ bọng từ 5 – 7 âm và vào đánh nhau với chim mồi thì 100 % là chào mào trống. Chim chào mào trống thường xổ bọng từ 5 âm trở lên. Giọng con trống to, vang và gắt. Chim hót đổi nhiều giọng khác nhau như : quýt wu wiu wiu quýt wi wìu, hay là quýt quýt wù wiu quýt wìu… Âm cuối thường cao lên. Ngược lại chim mái chỉ xổ bọng từ 3 – 4 âm, cá biệt cũng có con xổ tới 5 âm. Chim chào mào mái thường hót quýt wu wiuuuu, huýt hù hiu, huýt huýt hiu….Âm cuối cùng nhỏ và kéo dài ra.

Phân biệt chào mào trống qua cách chơi

Nếu bạn được tận mắt nhìn chú chim chơi thì xác xuất tuyển được chim trống là 90% rồi.

Bạn mang 1 em chim thuần chơi tốt ( đừng mang chim mái nha ) ra kè thử. Nếu con nào có thái độ chớp cánh, bu lồng đòi chơi hoặc con chim bạn thấy con đó mà hót hét, ché thì em đó là trống. Còn chim mái khi kè thì cái mặt ngơ ngác ra, không có thái độ chơi. Cũng có trường hợp chim mái khoảng 1, 2 mùa người ta thả vào lồng tập thể, lúc mang chim tới kè nó cũng chớp cánh. Lúc bắt ra thì nhớ nhìn vào bộ tách đỏ của chim xem nhiều hay ít.

Nhận biết chim trống, mái qua bộ mặt

Bộ mặt của chim bao gồm : đầu, mỏ mào, mắt, tách đỏ. Nếu không có điều kiện bẫy, hay nghe chim xổ bọng thì kiểm tra bằng cách nhìn bộ mặt.

Chim trống : Đầu to, mặt hung dữ, mào cao, mỏ dài, đặc biệt là tách đỏ nhiều lông và dài hơn chim mái ( đây là tiêu chí cao nhất khi nhìn bộ mặt chào mào).

Chim mái : Đầu nhỏ, mỏ ngắn, mặt hiền, mào thấp và thường cụp xuống. Lông má đỏ tươi và ít

Đây là hình ảnh từng cặp chào mào, các bạn nhìn kỹ sẽ thấy con mái tách đỏ ít hơn.

Nhận biết chim mái, trống qua thân hình

Dựa vào thân hình bên ngoài của chú chim để xác định chim trống hay mái

Chào mào mái : Như đã nói trên thì chim mái có thân hình nhỏ, đuôi ngắn, người ngắn, lông cánh ngắn, mào thấp, tách đỏ ít.

Chào mào trống : Thì người to, dài đòn, đuôi dài, mào cao, lông cánh dài khoảng 9cm ( chim mái chỉ 7cm ). Con trống nhanh nhẹn hơn. Cách này không áp dụng cho chào mào ngũ đoản nha, vì chim ngũ đoạn cái gì cũng ngắn.

Cách nhìn bề ngoài dễ dàng hơn đó là nhìn lông mao ở sau gáy con chim. Lông mao là loại lông tơ mỏng và mọc dài hơn lông bình thường. Chim trống thường có 1 đến 3 cọng lông và có 1 sợi dài nhất. Còn chim mái thì không có, nếu có thì rất là hiếm. Các bạn nhìn kỹ tấm hình phía dưới ngay cái vòng tròn sẽ thấy sợi lông mao.

Nhận biết chim mái, trống khi cầm chim trên tay

Được cầm chim trên tay thì bạn áp dụng các cách nêu trên để phân biệt.

Cầm nhẹ nhàng con chim trên tay, cho phần bụng quay xuống dưới đất, thả lỏng tay nhẹ nhàng ( đừng thả quá chim bay là đền ngay và luôn đó à, mình đã bị ). Sau đó bất ngờ lật ngược con chim lại cho bụng quay lên trời, lúc làm nhớ quan sát thật kỹ sẽ thấy.

Chim trống sẽ rướn đầu ra phía trước và lông đuôi xòe rộng. Còn chim mái thì rụt đầu 1 tí, bộ lông đuôi vẫn xếp vào chứ không xòe. Nếu nhìn không kịp thì làm lại.

Nếu lật ngược lại, chú chim dạng 2 chân ra thì con đó là chim mái

Ngoài ra người ta còn phân biệt chào mào trống mái qua đếm lông đuôi, và nhìn chấm đen ở cuối lưỡi. Con trống có 12 cọng lông đuôi và 3 chấm đen. Con mái thì 10 cọng lông đuôi và 2 chấm đen nhạt. Nhưng cách này không chính xác, vì chim ở mỗi miền có chấm đen khác nhau. Có con trống không có chấm nào, con mái thì 2, 3 chấm. Không khuyến khích xem cách này.

#2. Phân biệt chào mào non trống và mái

Chào mào trống : Thường nhanh nhẹn, đầu to, tướng dài, mình to, tách má có nhiều lông. Nói chung là cái gì cũng hơn chim mái, chỉ thua chào mào mái là không đẻ trứng được thôi. Chào mào mái thì ngược lại.

Phân biệt chào mào non trống, mái thì có 2 trường hợp :

Nhận biết chào mào con trống mái chung tổ

Nếu bắt được nguyên tổ, thì tỉ lệ chọn được chào mào non trống là 95%. Chim chào mào thường đẻ 2 hoặc 3 trứng. Trong đó luôn có con trống, con trống nở sớm hơn con cái. Nếu ổ 2 trứng thì trứng đầu tiên là con cái. Tổ chào mào 3 trứng thì trứng thứ nhất hoặc thứ 3 là chào mào trống. Nếu bắt được ổ mà không biết con nào nở trước thì chọn chào mào trống bằng cách :

Con nào người to, mình to, đầu to và mắt méo hơn những con khác thì đó là chim trống.

Nhìn qua lông đuôi, chân : Các bạn để ý lông đuôi ( lông bút ) chào mào lúc đã toe ra, đuôi con nào dài hơn con khác thì đó là chào mào trống, chào mào mái non thường nở sau. Chân chào mào trống non có màu xám hơn con mái. Cách này chính xác 99%.

Nhận biết chào mào non trống mái không cùng tổ

Có thể là mua ở cửa hàng. Cách chọn này thì hơi khó. Vì chim có con nở sớm,muộn khác nhau.

Chọn chú nào đầu to, mình to, mào có màu sẫm hơn, nhìn vào lông đuôi xem con nào dài hơn, lông đuôi và cánh ôm gọn, mắt méo, ít vẫy cánh và đòi ăn thì các bạn nên bắt. Tỉ lệ được chào mào trống sẽ cao.

Khi tuyển được chim chào mào trống về rồi thì chúng ta bắt đầu thuần chào mào, tắm táp, luyện giọng, tập dợt…Để em nó bắt đầu chơi, hót.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Phân Biệt Chim Chào Mào Nhuộm Màu trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!