Cập nhật nội dung chi tiết về Cãi Nhau, Gây Sự Tại Hội Thi Chim Hót mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hội thi thu hút hơn 200 chú chim tham gia tranh tàiĐây là lần thứ hai Hội thi tiếng hót chim Vành khuyên Hale – Hà Nội liên tỉnh phía Bắc được tổ chức trong năm 2011. Hội có 5 vòng thi chính thức, xen lẫn một số trận đấu loại trực tiếp.
Sau khi kết thúc vòng đấu thứ 3, hai chim số 68 và 76 buộc phải đấu loại trực tiếp do có số lượt líu mỏ bằng nhau. Chim nào líu trước sẽ được chọn vào vòng chung kết. Căng thẳng diễn ra khi tất cả khán giả và ban giám khảo cùng chăm chú theo dõi để phân biệt chú chim nào líu trước.
Nguyễn Công Sơn (chủ lồng chim số 170, Gia Lâm, Hà Nội) đã cho rằng chim số 68 líu trước, trong khi một vị giám khảo và khán giả vẫn chưa công nhận. Do vậy đã xảy ra đôi co. Tuy nhiên, ban tổ chức và các thành viên đã nhanh chóng can ngăn, bảo đảm trật tự để trận đấu được tiếp tục. Cuối cùng, chim số 68 đã líu mỏ trước và lọt vào vòng chung kết cùng 9 chú chim khác.
10 chú chim vào vòng chung kết lần lượt là: 16, 68, 83, 94, 139, 170, 172, 220, 228, 242. Chung cuộc, chim số 170 của chủ chim Nguyễn Công Sơn (Gia Lâm, Hà Nội) với 127 lần líu mỏ đã giành giải nhất cuộc thi; Giải nhì thuộc về chim số 83 với 115 lần líu mỏ của Nguyễn Hồng Hải (Thăng Long, Hà Nội); Giải ba thuộc về chim 220 với 101 lần líu của Phạm Sỹ Hà (Hải Phòng).
Phần thưởng giành cho chủ có chim đoạt giải nhất gồm một chiếc xe máy Wave Alpha, cờ và cup lưu niệm của ban tổ chức.
Chùm ảnh Hội thi tiếng hót chim Vành khuyên Hale – Hà Nội liên tỉnh phía Bắc lần 2 năm 2011:
Ban giám khảo làm việc căng thẳng không kém.
Tuấn Nguyễn
Sôi Nổi Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào Tại Lễ Hội Đền Cờn
Hội thi tiếng hót chim chào mào là một hoạt động độc đáo trong Lễ hội đền Cờn hàng năm. Từ sáng sớm đã có nhiều người chơi chim của 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa mang chim chào mào về dự thi.
Gắn số báo danh vào lồng chim.
Hội thi đã quy tụ 143 lồng chim của các nghệ nhân chơi chim trong và ngoài tỉnh.
Mỗi nghệ nhân đều mang đến hội thi những con chim hót hay nhất, những chiếc lồng đẹp nhất của mình. Anh Hoàng Phúc Quân (46 tuổi) ở huyện Quỳ Hợp cho biết: Sáng nay anh mang đến hội thi 6 lồng chim, không hi vọng giành giải mà chỉ nghĩ là sẽ góp vui.
Cuộc thi trải qua hơn 15 vòng đấu, các trọng tài phải “căng mất, căng tai” luôn cố gắng làm việc công minh nhất, các chủ chim thì hồi hộp chờ đợi
Mỗi vòng thi, số chim mắc lỗi như tắm phơi, ngoáy lộn, đấu kém, bỏ đấu, xù lông…sẽ được loại dần khỏi sàn đấu
Trong cuộc thi, các chủ chim được chăm chim một lần ở những vòng sau theo quy định.
Sau hơn 10 vòng đấu trên sàn còn lại 30 lồng chim. Con nào đạt các tiêu chí về giọng và đấu giọng (ra giọng đều đặn, tối thiểu giọng phải đủ 3 âm tiết trở lên), thái độ thi đấu (linh hoạt, biết nhảy cầu, chuyển cầu, rung cánh), độ bền thi đấu (chim biết hót nhiều giọng), dáng bộ (chim thon gọn, rắn chắc, nhanh…) sẽ là những chú chim chiến thắng. Ngay tại cuộc thi nhiều chú chim đã được bán với giá từ 10 – 20 triệu đồng.
Sau hơn 4 tiếng đồng hồ và qua nhiều vòng đấu vui nhộn, cuộc thi đã thành công tốt đẹp. Chủ nhân Top 4 chú chim thắng cuộc được trao cup, chứng nhận và phần thưởng. Giải Nhất là 1 chiếc xe máy trị giá 11.500.000 đồng, giải Nhì là 1 chiếc tivi có giá 5.500.000 đồng, giải Ba là 1 chiếc lò vi sóng trị giá 5.000.000 đồng, ngoài ra còn có giải top 10, 20, 30. Tổng giá trị giải thưởng hơn 33 triệu đồng.
Anh Nguyễn Khắc Minh trú ở xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu là chủ nhân của chú chim chào mào đạt giải Nhất của cuộc thi tiếng hót chim chào mào Lễ hội đền Cờn năm nay. Trong ảnh: Ban tổ chức trao giấy tặng xe máy cho anh Minh.
Huy Thư
Hội Thi Đấu Hót Chim Chào Mào
Hội thi đấu hót chim chào mào “Vòng tay nhân ái”
Ngày 5-7, Câu lạc bộ Chào mào Đạt Lý (TP. Buôn Ma Thuột) đã tổ chức Hội thi đấu hót chim chào mào “Vòng tay nhân ái” năm 2020.
Tham dự có 79 lồng chim của các nghệ nhân nổi tiếng đến từ các tỉnh: Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum, Bình Dương, Bình Thuận, Thừa Thiên – Huế, TP. Hồ Chí Minh và Đắk Lắk.
Các chú chim chào mào phải trải qua hơn 20 vòng thi đấu, với những tiêu chí khắt khe, như: tư thế thi đấu, giọng hót, âm độ tiếng hót, thần thái khi thi đấu. Sau mỗi vòng thi sẽ loại dần những chú chim yếu, bỏ đấu để chọn ra những chú chim có hình thể đẹp, giọng hót khỏe, hay, sức bền bỉ, dẻo dai vào vòng chung kết.
Các chú chim chào mào được đưa đến tham gia đấu trường.
Hội thi được tổ chức dưới hình thức xã hội hóa nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các nghệ nhân yêu thích, đam mê chim chào mào trong cả nước giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nuôi, chăm sóc loài chim này. Đây cũng là dịp để những nghệ nhân cùng chung tay góp sức tổ chức các chương trình, hoạt động từ thiện, tặng quà cho người gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Ban tổ chức trao giải cho các nghệ nhân có chim chào mào đoạt giải Nhất, Nhì, Ba.
Kết thúc hội thi, giải Nhất đã thuộc về chủ chim chào mào Lê Dũng (Đắk Lắk); giải Nhì: Mai Thành Đạt (Gia Lai); đồng giải Ba: Nguyễn Ánh (Gia Lai) và Trương Phạm Minh Đại (Đắk Lắk). Ngoài ra Ban tổ chức còn trao 6 giải khuyến khích. Tổng cơ cấu các giải thưởng của hội thi lên đến 230 triệu đồng.
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã quyên góp trao 10 suất quà (mỗi suất 1 triệu đồng) tặng các em học sinh vượt khó học chăm của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi.
Hội Thi Chim Chào Mào Lần Hai Tại Hà Nội
Bao năm nay vẫn đều đặn như vậy, cứ đến sáng chủ nhật hàng tuần là Đảo quán Hoàng Cầu lại trở thành nơi tụ hội của nhóm chơi chim chào mào thuộc Hội Sinh vật cảnh Hà Nội. Phần đông người vào quán đều xách theo một lồng chim có phủ vải điều để che nắng mưa cho những chú chim cưng của mình.
Anh Kiên (hiện đang công tác tại Báo Pháp luật Việt Nam), một hội viên đến quán cùng hai chú chim chào mào, cho biết: “Có nhiều hội chơi các loại chim cảnh ở Hà Nội nhưng chơi chim chào mào thì mới có vài năm nay”.
Hình ảnh tại Hội thi chim chào mào lần thứ nhất
Gọi cho mình một ly cà phê sáng, tôi cũng hòa mình vào sinh hoạt của các hội viên chơi chim chào mào. Những người có mặt trong quán đều không rời mắt khỏi các chú chim đang nhún nhảy trong những chiếc lồng treo dọc thành một hàng phía trên đầu. Các lồng chim cũng được treo xen giữa các dãy bàn để khách tiện nhìn và trao đổi. Những câu chuyện trong quán thật rôm rả và đều xoay quanh đề tài chim chào mào, chuyện lồng chim, bí quyết giữ lửa cho chim, chuyện cuộc thi chim lần thứ hai sắp diễn ra… Chốc chốc lại có một chú chào mào “nổ” một tràng lảnh lót khiến mọi người phải trầm trồ…
Anh Dũng, một người chơi chim chào mào và là khách thường xuyên của Đảo quán Hoàng Cầu vui vẻ nói: “Hiện hội viên của hội chơi chim chào mào có hơn 20 người, có ban cố vấn, ban cán sự hội để cùng nhau tạo nên một nơi sinh hoạt cho anh em mỗi khi rảnh rỗi”.
Được biết, nhóm chơi chim chào mào thuộc Hội Sinh vật cảnh Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức đi dã ngoại để bẫy những chú chim hay hoặc để mua những chiếc lồng đẹp. Hiện nay, có bốn dòng chim chào mào chính phân theo vùng ở miền Bắc, miền Nam, Huế và miền Trung.
Đa số các anh thường bẫy chim đã lớn ở nhiều nơi, sau đó về nuôi sẽ nhanh chóng đạt ý muốn hơn là nuôi chim từ lúc chúng còn non.
Bên cạnh những hoạt động đó, hàng năm Hội Sinh vật cảnh còn đứng ra tổ chức một cuộc thi chim chào mào. Năm ngoái, tại cuộc thi lần thứ nhất, ngôi vị quán quân thuộc về chú chim chào mào Yếm Lam. Đây là chú chào mào có bộ lông trước ngực mang màu sắc rất đặc biệt, giống như một dải yếm màu lam. Đặc biệt hơn, chú chim này còn sở hữu một giọng hót dài, khả năng đổi giọng cũng như giữ được lửa trong suốt cuộc thi. Hiện nay, Yếm Lam được chăm sóc bởi một nghệ nhân ở Hội An, tuy chất lửa đã không còn như trước nhưng vẫn được biết đến như là một chú chim chào mào quý hiếm trong giới sinh vật cảnh cả nước.
Sắp tới, ngày 22-8-2010, Hội thi Chim chào mào sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Khuôn viên sân sau của Khách sạn Tây Hồ. Dự tính của Ban tổ chức sẽ khống chế tối đa khoảng 150 lồng chim tham gia giải. Ban tổ chức đã phát đi thiếp mời tới các Hội sinh vật cảnh trong cả nước. Cuộc thi dành cho mọi đối tượng từ những người đã nghỉ hưu và những bạn học sinh đam mê nuôi chim chào mào.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cãi Nhau, Gây Sự Tại Hội Thi Chim Hót trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!