Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Chim Chào Mào Như Thế Nào Là Đúng mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chăm sóc chim chào mào
Đầu tiên và quan trọng nhất phải bàn đến đó là khẩu phần dinh dưỡng cho chào mào. Chế độ ăn cho chào mào thì không có gì phức tạp, bạn cứ cho ăn cám ba vì là được rồi, chào mào cần bổ sung thêm vitamin A, C, chất này sẵn trong chuối, cà chua, cam, quýt…
Thức ăn: bạn nên mua tầm 5 lạng cám chào mào cho ăn dần, hết lại mua tiếp. Lúc nào bạn cũng nên cho đầy 2 cóng cám và 1 cóng nước, lồng phải vệ sinh hàng ngày, nước sạch cho chim uống phải được thay hàng ngày
Hoa quả: Chào mào là loại thích ăn hoa quả. Có nhiều loại hoa quả phù hợp với sở thích của chào mào như : táo tầu, dưa hấu, khế, chuối, ớt, đu đủ,…
Mồi bằng động vật: Châu chấu, dế, sâu bọ, giun,…
Thứ hai: Tắm táp, vệ sinh cho chim chào mào.
Mùa hè thì ngày nào bạn cũng nên cho chim tắm, nếu không có thời gian thì cách ngày tắm 1 lần. Mùa đông thì chỉ cần tuần tắm 1, 2 lần với nước ấm. Lưu ý: Nước tắm cần cho vài hạt muối và 1, 2 giọt nước cốt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.
Thứ ba: Chọn lồng cho chào mào.
Bạn nên mua loại lồng cao, to hoặc loại lồng nhỡ mái bằng cũng đẹp. Nếu chọn lồng qúa bé thì chim ít được nhảy nhót sẽ yếu chân lâu dần chim kém hoạt bát và sẽ chết. Gía lồng cỡ vừa phải trên thị trường tầm 250 – 300 nghìn đồng và có thể dùng được vài năm.
Qúa trình mà bạn áp dụng cách chăm sóc và kỹ thuật nuôi chim chào mào trên phải diễn ra ít nhất là 3 tháng thì chào mào mới quen dần với cuộc sống trong lồng ấp và có khả năng sổ đều. Sau đó mới đến quá trình nuôi dạy, huấn luyện, tập dượt cho chào mào.
Cách tập hót cho chim chào mào
Xách chim đến những tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. Làm như vậy khi trở về nhà nó rất. Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm đối thủ khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được sáp gần. Cứ tập luyện cho chim mình khoảng 2-3 tháng là chim sẽ dạn dĩ, hót hay. Tuy nhiên bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành.
Chào Mào Thay Lông Vào Tháng Mấy ? Cách Chăm Sóc Như Thế Nào?
Chim chào mào thay lông vào tháng mấy
Giống như bất kì một loài chim cảnh nào khác vào mỗi năm những chú chào mào xinh đẹp của bạn bắt đầu trút bỏ bộ lông cũ trên người để thay thế một bộ lông mới mẻ hơn đẹp đẽ hơn. Cũng có những chú chim thay lông đôi ba lần trong một nam tuy nhiên điều này là những trường hợp đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thời tiết cũng như điều kiện nuôi. Thông thường thời gian thay lông của loài chim này thường vào khoảng tháng 8-11 dương lịch. và kéo dài trong tối đa 3 tháng.
Vào giai đoạn này không khó để có thể nhận ra được những dấu hiệu thay lông của chúng. Nhìn bên ngoài lồng chim không được mượt mà bóng bẩy thay vào đó những những chiếc lông khá khô và dễ thấm nước. Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết được dấu hiệu thay lông này bằng cách nhìn vào trong nơi mà chúng sinh sống. Nếu như bạn thấy lông rụng nhiều chứng tỏ chúng đang bắt đầu thay lông.
Thông thường vào khoản thời gian thay lông thì thứ tự rụng sẽ là mình, cánh và đuôi. Ở giai đoạn này những chú chim tỏ ra rất nhạy cảm và chúng cũng yếu ớt nhất. Chúng thường tỏ ra mệt mỏi không còn được nhanh nhạn và hoát bát như lúc chưa thay lông chính vì vậy bạn cần phải có những chế độ chăm sóc đặc biệt để chúng khỏe mạnh nhất.
Cách chăm sóc chim chào mào mùa thay lông
Ở giai đoạn nhạy cảm nhất của mình, những chú chim chào mào rất cần được chăm sóc một cách tốt nhất. Thức ăn tốt nhất trong giai đoạn này là những loại thức ăn tươi như châu chấu hoặc trứng kiến.
Bạn cũng nên cho chim ăn thêm một số loài hoa quả để chim có thể hấp thụ được những sắc tố màu trong tự nhiên
Bạn cũng nên thay đổi thức ăn hàng ngày để giúp cho chim được bổ xung nhiều chất nhất. Ở gian đoạn này tuyệt đối không nên cho chim ăn sâu vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những chiếc lông đang mọc của loài chim này khiến chúng trở nên quăn và xấu
Ngoài việc cung cấp các loại thức ăn thì bạn cũng nên tắm nắng và tắm nước cho chim thường xuyên để giúp chim có thể kích thích lông mới và làm nhanh quá trình rụng những chiếc lông cũ. Thời gian tắm nắng cho chim đang thay lông lý tưởng nhất là vào buổi sáng sớm. Bạn cũng không nên di chuyển chỗ ở của chim.
Theo thông tin mà chúng tôi đã chia sẽ cho các bạn về thời điểm thay lông của chim chào mào và cách chăm sóc thì chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn. Cám ơn các bạn đã quan tâm.
Sóc Bắc Mỹ Chăm Sóc Như Thế Nào Cho Tốt?
Bản chất của sóc bắc mỹ: Sóc bắc mỹ (chó đồng cỏ) là động vật xã hội cao, có nghĩa là nó phải có sự tương tác thường xuyên với gia đình của nó’. Khi bạn thêm một con sóc bắc mỹ vào cuộc sống của bạn, thì bạn trở thành ‘gia đình’ của chúng và thay thế bầy của nó trong tự nhiên. Nó cũng cần những khoảng thời gian riêng và đòi hỏi rất nhiều sự quan tâm chú ý, tương tác với chủ nuôi. Xã hội hóa sớm và thường xuyên với con người nếu có thể, trong một số trường hợp chúng có thể tự thay đổi khả năng tự bảo vệ bản thân. Thường Sóc bắc mỹ không phải là một con vật cưng mà bạn có thể chia sẻ với những người khác, và không phải tất cả con sóc bắc mỹ đều muốn làm con vật nuôi.
Những vấn đề quan trọng cần phải được đưa vào xem xét khi nuôi con sóc bắc mỹ trong gia đình bạn.
Cân nhắc khi thả ra khỏi lồng: xin vui lòng giám sát vật cưng của bạn một cách cẩn thận bất cứ lúc nào nó ra khỏi lồng của nó để tránh tổn thương hoặc có thể chết, cũng như cắn phá đồ đạt trong nhà. Sóc bắc mỹ sẽ không ngần ngại để nhai (hoặc đào) nội thất hoặc thảm.
Trong ngôi nhà không có sự giám sát liên tục thì rất nguy hiểm khi nuôi một con sóc bắc mỹ (chó đồng cỏ). Dây điện, quạt, kể cả dưới tủ lạnh, màn hình ti-vi hoặc màn cửa sổ hoặc cửa, các hóa chất gia dụng, một số thức ăn của con người, chất độc, sơn hoặc vết khói và các vật nuôi khác trong gia đình là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với chúng. Hơn nữa, con sóc bắc mỹ không tiến hóa để nhìn về phía trước mà chúng nhìn thấy từ một cái nhìn bên, và do đó có không có nhận thức sâu, cho nên không hề sợ hãi độ cao. Cho nên lời khuyên hữu ích cho ai đang nuôi là không nên để sóc bắc mỹ trên cao có thể gây thương tích cho chúng.
Vấn đề sức khỏe sóc bắc mỹ: móng chân của con sóc bắc mỹ cần phải được tỉa thường xuyên. Con sóc bắc mỹ răng tiếp tục phát triển trong suốt cuộc sống của nó. Một chế độ ăn bao gồm cỏ tươi là bắt buộc để sức khỏe răng miệng của con sóc bắc mỹ (chó đồng cỏ).
Chuồng nuôi: Con sóc bắc mỹ nên ở lồng đủ lớn cho phép có thể vui chơi. Một lồng thích hợp là ít nhất 24 x 24 x36 (tính theo inch) và nếu đặt dưới sàn nhà, thì toàn bộ sàn nhà không có đường dây tránh trường hợp chúng xổng ra cắn phá đường dây có thể gay nguy hiểm cho chúng và chính gia đình bạn. Phía dưới lồng nên đặt một cái khây để dàng đổ chất thải của chúng, đặt thêm một thao cát nhỏ cho thú cưng. Thêm một ít đá hoặc sỏi to để tạo cho chúng được cảm giác như môi trường ngoài tự nhiên, bên cạnh đó trang bị thêm cho chúng những ống tròn để chúng tự như đang chạy trong hầm. Bên cạnh đó thêm vài món đồ chơi bằng gỗ hoặc các vật được làm từ cỏ khô xếp chồng lên nhau để chúng có thể gặm (mài răng), tránh đặt lồng trực tiếp dưới ánh năng mặt trời.
Chim Họa Mi Là Loài Chim Gì? Cách Chăm Sóc Chim Họa Mi Như Thế Nào?
Về hình dáng bên ngoài Họa Mi chỉ là một chú chim hoàn toàn bình thường. Nhưng với bộ lông vàng nâu cùng với cặp mắt có phần viền trắng tương tự như những chim Vành Khuyên. Mặc dù sở hữu vẻ ngoài không thực sự nổi bật, tuy nhiên khó ai có thể phủ nhận được biệt tài hót và đá của chúng.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa chim Họa Mi là một trong những chú chim quý. Chúng luôn xuất hiện trong những chiếc lồng son được đặt ở các lăng tẩm, cung đình của các vị vua chúa. Chỉ giới thượng lưu, quý tộc mới đủ khả năng để chơi chim.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì ngày nay ai cũng có thể chơi Chim Họa Mi. Nếu đánh giá trung thực thì đây không phải là một giống chim khó nuôi. Dù là chim non hay trưởng thành thì đều có thể dễ dàng chăm sóc. Chỉ cần người chủ nhân bỏ chút công sức ra là được.
Hiện nay, trong số các loài chim ở Việt Nam. Chim Họa Mi được các chuyên gia nhận định là giống chim có giọng hót hay bậc nhất không có giống chim nào bì kịp. Bên cạnh đó, khả năng đấu đá nếu bạn may mắn được chứng kiến một lần thì cũng khó có thể quên được. Cũng không quá khi nói chim Họa Mi là một trong những giống chim dữ, vô cùng dữ.
Khi gặp một đối thủ xứng tầm chúng sẽ hót cả ngày để đọ giọng với nhau. Hót mà như hét vào mặt đối phương. Chúng chỉ ngừng hót khi đối phương chịu dừng lại. Nếu chim nào lửa nhỏ ắt sẽ bị đè và từ đó sẽ không dám hé mỏ ra hót thêm lần nào nữa.
Giọng của chim Họa Mi tương đói thánh thót và có độ trong và vang xa. Thể hiện được sự sang trọng và uy lực khiến cho người nghe cảm thấy thoải mái và vô cùng phấn khích. Dù là người khó tính trong những người khó tính cũng phải công nhận là giọng hót của giống chim này rất hay.
Tùy thuộc vào từng vùng miền mà chim Họa Mi sẽ có đặc tính sinh sản khác nhau. Tuy nhiên, một mùa sinh sản của họa mi sẽ kéo dài từ 3 tới 4 tháng. Vậy nên, bạn không nên quá bất ngờ khi chim Họa Mi miền Nam sinh sản không cùng thời điểm với Họa Mi miền Bắc.
Vào mỗi mùa, một cặp Họa Mi có thể tạo ra 2-3 thế hệ F1. Lứa này vừa ra thì chim Họa Mi mẹ lại cho ra đời lứa sau. Thời gian ấp trứng của chim Mái rơi vào khoảng 2 tuần và mất thêm 1 tháng nữa để nuôi con.
Khi chim Họa Mi con trưởng thành thì chúng có thể tách mẹ và tự sinh tồn kiếm sống ở một nơi khác. Mùa giao phối của chim Họa Mi thường bắt đầu vào tháng 6 tháng 7 âm.
Nếu chích chòe lửa thích làm tổ ở những nơi cao ráo, trong các khu vực suối, sông hẻo lánh. Thì chim Họa Mi lại hoàn toàn khác. Chúng thích lựa chọn những nơi thấp nhưng kín đáo để làm tổ. Tuy nhiên, chính vì sự bất cẩn này mà tổ chim Họa Mi luôn luôn bị giới săn chim rình mò, đặt bẫy và lấy trứng chim.
Đặc điểm nhận biết tổ chim Họa Mi chính là những chặng 3 cây. Hoặc những vị trí có nhiều cành cây đan chéo lại với nhau tạo nên điểm tựa vững trãi.
Bên cạnh đó, Họa Mi cũng được đánh giá là một trong những loài chim Uyên ương vô cùng thủy chung, Chim trống luôn bên cạnh chim mái, đầu gối tay ấp. Chim Họa Mi Trống luôn bên cạnh chăm sóc cho Hoa Mi Mái trong giai đoạn sinh con, mang bầu.
Trong quá trình làm tổ thì cặp chim Họa Mi này thường cùng nhau tha cây, rác về để làm thành tổ. Nếu gặp phải kẻ thù, chim Họa Mi trống sẵn sàng liều mình để chiến đấu bảo vệ Họa Mi mái và đàn con. Thấy chim trống chiến đấu với kẻ thù, chim mái cũng tham gia hỗ trợ. Trong trường hợp đối thủ quá mạnh chim mái sẵn sàng bỏ tổ đi theo chim trống
Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông tương đối đơn giản. Thông thường nếu lông chúng bị nhạt đi cũng như bị khô dần. Thì đây chính là lúc chim chuẩn bị thay bộ lông mới. Vị trí đầu tiên thay chính là ở khu vực cổ sau sẽ lan xuống thân mình. Và cuối cùng là phần đuôi và lông cánh.
Trên thực tế việc phân biệt chim Họa Mi trống và mái tương đối đơn giản. Chỉ cần chú ý nhìn một chút là có thể dễ dàng nhận ra được ngay.
Chim Họa Mi trống: bộ lông thường sặc sỡ, đuôi dài, phân mỏ lớn, chân to, hàm bạnh đầu có mào, dáng vẻ bệ vệ, hùng dũng
Chim Họa Mi mái: hình dáng nhỏ bé, tròn mập, đầu chim tương đối nhỏ, chân mảnh khảnh, lông có phần nhợt nhạt.
Chim Họa Mi trống tiếng kêu tương đối vang và trong trẻo dễ đi vào lòng người. Còn Họa Mi mái tiếng lại pha chút khàn dân chơi chim lâu năm gọi là tiếng sè sè.
Nếu với 2 đặc điểm về hình dáng và giọng hót chưa giúp quý vị phân biệt được giống chim này. Thì vẫn còn một đặc điểm nữa. Đó chính là dựa vào phần râu ở mũi chim. Chim Họa Mi Trống thì phần râu sẽ mọc dọc theo phần mỏ chim. Còn râu mọc thẳng thì đích thị đó là chim Họa Mi mái.
Chim Họa Mi vốn là giống chim rừng sống chủ yếu ở xứ lạnh. Tại Việt Nam, chim Họa Mi tập trung chỉ yếu ở các khu vực có núi cao như: Sơn La, La châu,… Những khu vực vùng núi Phía Bắc có thời tiết mát mẻ.
Chim Họa Mi thích ăn nhất là gạo rang trộn chứng. Trên thực tế Họa Mi là loài chinh rất dễ ăn dễ nuôi. Tuy nhiên, nếu cho chim ăn lung tung sẽ khiến giọng hót trở nên khàn, và không còn được sáng nữa. Lông chim từ đó cũng bị bạc màu không còn sặc sỡ.
Hiểu một cách đơn giản nên cho chim Họa Mi ăn các thức ăn có tính hàn sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, để thay đổi khẩu phần ăn, bạn cũng nên cho chim ăn thêm cào cào và sâu tươi 1 tuần/ lần. Hạn chế dùng sâu khô bởi sẽ làm chim khàn tiếng và giọng không còn được vang nữa. Đặc biệt, cần chuẩn bị nước sạch đun sôi để nguội để chim uống. Mỗi ngày nên rửa sạch ca đựng nước và thay nước 1 lần để đảm bảo vệ sinh
Họa Mi là loài chim rất nhạy cảm với thức ăn lạ. Nếu bạn muốn cho Họa Mi uống mật ong để giọng chúng trong hơn, hót hay hơn, điều đó không có gì sai. Mật ong sẽ giúp cho âm vực của chim tăng đáng kể.
Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng sử dụng. Về bản chất mật ong tương đối nóng. Nên bạn chỉ nên sử dụng liều lượng vừa đủ khoảng 2 tuần/ lần. Mỗi lần 2-3 giọt hòa vào với nước để chim uống. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trộn mật ong vào với cám và rang lên để chúng ăn cho thay đổi khẩu vị
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá và lựa chọn một chú chim Họa Mi tốt như: giọng hót, vóc dáng và hành vi.
Đồng ý là Họa Mi là một trong những giống chim có giọng hót hay. Nhưng không phải con nào cũng hót hay cả. Điều này chúng ta cần phải nói rõ với nhau.
Chim hót hay là chú chim siêng hót, giọng hót phải đa dạng. Hót được nhiều thể loại cũng như phát ra được nhiều âm thanh khác nhau. Giọng của chim Họa Mi cũng phải to và vang. Nếu chú Họa Mi giọng khàn, bé thì đem đi thi hót cũng không được đánh giá cao.
Các nghệ nhân chơi chim thường chọn chim Họa Mi dựa vào ngũ trường. Tức 5 bộ phận trên cơ thể chim như: đầu, thân, chân, đuôi, mỏ
Đầu phải dài thì hứng tỏ đây là chim khôn có khả năng bắt chước các loài chim khác nhanh
Thân mình dài tượng tự như hình thoi, dáng vẻ bệ vệ, hùng dũng, hiên ngang. Chân dài toát lên thần thái khi hót
Họa Mi nên có đuôi dài vừa phải sẽ rất đẹp mắt khi bay nhảy trong lồng, mỏ chim nên dài và thẳng
Trên thưc tế không hề có giống chim Họa Mi hót hay Họa Mi đá chỉ khác ở điểm chim nào khôn hơn chim nào mà thôi. Chỉ khi mua về và chăm sóc tại gia một thời gian người chơi chim mới có thể tự phân biệt. Con chim này chỉ để hót và chim này dùng để đá.
Dựa vào đặc tính và tài năng của từng con mà người nuôi sẽ giúp chim phát triển hơn. Rất khó để một chú họa mi chuyên dùng để đá lại chuyển sang đem thi hót và ngược lại
Nếu chỉ hằng ngày đến bữa cho chim ăn, đúng giờ cho chim ngủ. Thì lâu dần chim sẽ bị suy hay còn gọi là yếu lửa và không còn khả năng đá hay hót nữa. Chim Họa Mi cũng không phải là ngoại lệ. Khi đã xác định nuôi chim, người nuôi cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng về tập tính, nguồn gốc cũng như sở thích. Từ đó mới có thể khiến quá trình chăm sóc được cẩn thận và hiệu quả hơn.
Do có xuất gốc từ rừng núi. Nên lồng chim Họa Mi thích hợp nhất là đặt ở hướng Đông hoặc Đông Nam bởi ở hướng này thời tiết tương đối mát mẻ.
Gạo rang trộn trứng là món ăn khoái khẩu không thể thay thế của chim Họa Mi cần có 24/24 trong lồng. Cào cào và sâu tránh cho chim ăn buổi tối kéo lạnh bụng, chim sẽ đi ngoài, tiêu chảy.
Nên tắm nắng 1 tuần 2 lần vào các buổi sáng cho chim. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời sẽ giúp cho xương chim được chắc khỏe. Từ đó sức khỏe cũng cải thiện hơn rất nhiều. Nếu bạn để ý những chú chim ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thưởng ủ rũ, mệt mỏi và bị còi xương.
Trong tự nhiên chim cũng giống như gà, gần chiều tối đã lo tìm chỗ ngủ. Có rất nhiều bác có thói quen thức khuya, cho lồng chim vào nhà dưới ánh đèn để ngắm chim. Việc làm này vô tình khiến chim Họa Mi bị ngủ muộn. Từ đó khiến chúng cũng dạy muộn vào sáng hôm sau. Dẫn đến múi giờ sinh học hằng ngày bị thay đổi, khiến việc hót cũng từ đó mà thưa thớt dần.
Vậy nên để đảm bảo sức khỏe cũng như tập cho chim có thói quen tốt bạn nên phủ một lớp vải ngoài lồng và đặt trong khu vực yên tĩnh để chúng có thể chìm vào trong giấc ngủ.
Trên thị thường chim cảnh hiện nay thì chim Họa Mi Mái bổi có mức giá tương đối cao. Tuy nhiên vẫn chỉ rẻ bằng ¼ so với chim Họa Mi Trống. Đặc biệt những giống chim to khỏe, lanh lợi, đẹp mã, hót hay thì mức giá sẽ vô cùng cao.
Chim Họa Mi non có giá từ 170K- 280K/con
Chim Họa Mi mái giá giao động từ 1tr2 – 1tr6 /con
Những chú Họa Mi cái dáng đẹp, hot hay mức giá có thể lên đến 50 triệu
Họa Mi trống mộc, dáng cao, bệ vệ có giá khoảng 420K- 450K/con
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Chim Chào Mào Như Thế Nào Là Đúng trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!