Đề Xuất 3/2023 # Chăm Sóc Chòe Than Mùa Đông # Top 5 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Chăm Sóc Chòe Than Mùa Đông # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Chòe Than Mùa Đông mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chim Chích Chòe Than loài chim dạng sẻ nhỏ, đặc điểm đó là màu đen và trắng với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn. Phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, chúng là các loài chim phổ biến trong các vườn đô thị cũng như rừng. Chim Chích Chòe Than nổi tiếng với những giọng hót hay.

Chích Chòe Than gồm cả các đuôi dài, hình dạng nhỏ hơn Robin châu Âu, nhưng có đuôi dài hơn. Chim trống trên lưng màu đen, đầu và cổ họng ngoài một bản vá vai trắng, phần dưới và các bên của đuôi dài màu trắng. Con mái màu xám đen ở trên và màu xám trắng, chim non thì có vảy màu nâu trên lưng và đầu.

Làm thế nào chọn giống tốt? Chọn giống chim Chích Chòe than chú ý đến các yếu tố như mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, ngón chân còn đầy đủ móng. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp.

Đảm bảo khẩu phần ăn của chim luôn đầy đủ dinh dưỡng

Bạn có thể cho chích chòe than thử nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau như: chuối chín, cám, ngô, cào cào, châu chấu, tôm… nhưng nhớ kiểm tra thức ăn xem có “tươi” hay không, tránh ẩm mốc hay chất lượng kém.

Thức ăn chim thường là trứng kiến, cào cào, dế, ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng. Bạn phải thường xuyên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim chắc chắn sẽ không thể phát triển như bình thường.

Tắm nắng cho chim và lưu ý đến thời tiết

Khác với các loài chim khác, chích chòe than cần được tắm nắng với lượng thời gian thích hợp mỗi ngày. Thiếu tắm nắng hay tắm nắng quá nhiều đều khiến chích chòe ủ rũ. Ngoài ra, khi quan sát thấy thời tiết quá nóng hay trở lạnh đột ngột, bạn cần có biện pháp thích hợp như đặt lồng nơi thoáng mát hay treo áo lồng để chim được chăm sóc tốt nhất.

Chim lông non đã cứng, nhảy nhót, thấy tay người biết đeo mổ lúc đó có thể tập tắm nước. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên ép chìm tắm quá sớm sẽ không tốt và khiến chim sẽ sợ nước.

– Lồng nuôi chim không cần quá rộng, đường kính đáy lồng khoảng 30 phân. Nên giữ lồng chim sạch sẽ. Thức ăn nên đổ vào cóng một lương vừa phải, tránh hư mốc, khi nào cho ăn mới trộn sâu khô với hỗn hợp đậu phông trộn trứng.

– Vài ngày phải tắm cho chim một lần bởi chim rất thích tắm, tắm giúp chim sạch hơn và giảm khả năng bị bệnh hơn.

Nuôi chim chích chòe đòi hỏi kì công, phải chăm sóc nhiều nhưng bù lại chim hót suốt ngày và tiếng hót hay lanh lót. Nuôi một chú chim chích chòe sẽ giúp nhà của bạn rộn ràng bởi tiếng hót chim rất là hay.

Nếu lồng không được vệ sinh thường xuyên, chú chim của bạn sẽ rất dễ bị mắc bệnh. Thời gian vệ sinh hợp lí là cứ cách 1 ngày, bạn dọn phân chim, rửa máng thức ăn nước uống và nhân tiện tắm cho chim luôn nếu có thể. Chích chòe than là loài chim mau dạn và nhanh hót, vì thế bạn có thể rèn cho chim tốt hơn bằng cách đem lồng tới giao lưu với chim của bạn bè bạn.

Cách Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than

Xuất xứ loài chim: loài này đầu tiên xuất phát từ quần đảo Nam Dương, sau đó rồi dần dần có mặt ở các nước ở vùng Đông Nam Á. Loài chích chòe này giờ có ở khắp nơi trên đất nước ta, từ trong rừng thẳm núi cao, đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, đi đến đâu, ta cũng gặp hình ảnh con chim mình đen bụng trắng thân thương trầy. Tuy nhiên, chúng sống ở rừng thì ít, mà sống trong vườn tược gần nhà của người thì nhiều.

Trong giới chơi chim không phải ai cũng sành về cách nuôi chim này, con chim sung là con chim khỏe mạnh, có bộ lông mướt ép sát vào mình, nên trông dáng thon thả cũng là lúc mà chim này đang trong thời kỳ căng lửa nên siêng hót, háu đá, lúc nào cũng hiếu động, thích bay nhảy trong lồng đặc biệt hơn thường cắn mổ bố lồng.

Một khi mà chích chòe than mà sung sức thì trông nó rất oai vệ, từ dáng dấp đến phong thái đặc biệt đầu chim lúc nào cũng ngẩng lên cao, đôi cánh xệ xuống có khi vừa hót vừa múa trông rất điêu luyện

Cách cho chim ăn

Muốn cho con chim chích chòe than căng lửa thì phải quan tâm đến thức ăn và khẩu phần ăn cho nó.

Cho ăn thức ăn tốt (không hôi móc, chế biến với công thức bổ dưỡng ), cào cào, sâu tươi đầy đủ.

Vào mùa nắng nên cho chim tắm mỗi ngày, siêng năng đi tập dượt ở các tụ điểm chọi chim để chim có thể học hỏi thêm về giọng hót của các loại chim lạ.

Trong giai đoạn thời tiết xấu, nắng nóng hoặc mưa lạnh đột ngột phải treo lồng vào nơi kín gió , trùm áo lồng lại để giữ độ ấm cần thiết cho chim.

Vệ sinh lồng cho chim

Dù là chim bổi hay chim thuần thì việc vệ sinh lồng nuôi bạn cần phải cho chim ra lồng tắm trước, sau đó mới dọn phân kết hợp vệ sinh luôn cóng thức ăn và nước uống.

Thông thường thức ăn và nước uống bạn nên vệ sinh cách 1 ngày vệ sinh 1 lần, như thế sẽ đảm bảo được cho chim không ăn phải thức ăn không đảm bảo cũng như lồng luôn được sạch sẽ.

Việc vệ sinh thường xuyên cho chim giúp chim khỏi mắc bệnh, đặc biệt trong giai đoạn thời tiết nắng quá hoặc mưa ẩm. Chim rất dễ ốm và yếu nên các bạn cần chú ý đến vấn đề này.

Chỉ cần chăm chim 1 cách đơn giản như vậy là chúng ta có thể thuần 1 chú chim siêng hót để chơi rồi.

Trang được tổng hợp bởi: Chăm Sóc Thú Cưng

Cách Thuần Và Chăm Sóc Chích Chòe Than Chuyền

Bước 1 : Vào cám và tập chim dạn người tầm khoảng 15 ngày Trước khi đi mua chim nên chọn lồng và mua trước, chuẩn bị cầu cóng, nước, thức ăn đầy đủ. Mua chim về chỉ việc bỏ chim vào lồng và bao lại thôi. Lồng nuôi than thường 56 hoặc 60 là vừa, thuần than bổi và chuyền cũng không cần phải tốn nhiều tiền để mua lồng xịn làm gì, mua lồng chợ về ép cũng ok. Ngày đầu tiên Như đã nói ở trên trong lồng nên để sẳn 1 cóng sâu, 1 cóng nước, cào cào, trứng kiến…tất cả loại mồi tươi mà mình kiếm được đủ cho chim ăn trong vòng 1 ngày. Trùm kín áo lồng, để chim ở nơi thoáng mát và yên tĩnh để chim hồi sức sau thời gian di chuyển. Ngày thứ 2 Lấy cóng sâu ra và lấy hết mồi tươi nếu chim ăn còn dư. Trộn nửa cóng sâu hoặc trứng kiến với 1 muỗng cám và 1 cóng chỉ có cám đặt vào lồng( nên dùng cóng thuỷ tinh để dễ kiểm tra chim ăn uống ra sao), bước cho ăn này quan trọng, chỉ cho nửa cóng thức ăn để vừa đủ cho chim ăn trong ngày. Vào cám càng nhanh chim càng mau thuần. Khoảng 3 ngày chim sẽ ăn cám. Vẫn trùm kín áo lồng và treo chim ở chổ cố định, cao quá đầu một chút và có người qua lại. Nhớ để lỗ trống cho có ánh sáng chim thấy đường mà ăn nha. Ngày thứ 3 Chỉ cho 1/3 cóng thức ăn tươi trộn cám, cóng cám thì cho đầy, mở áo lồng bằng cửa rồi treo chim lên. Có thể ngày đầu tiên về nó ít nhảy vì còn yếu sức nhưng hôm nay bạn sẽ thấy nó nhảy như điên, chưa kể bể đầu sứt trán. Đến trưa cho thêm 5 con dế hoặc cào cào. Nên nhớ trong thời gian thuần chỉ treo chim ở chổ cố định, tuyệt đối không dời chỗ và chỉ cầm lồng khi cho chim ăn thôi. Tối trùm áo lại cho chim ngủ. Ngày thứ 4 Thức ăn như ngày 3, mở áo lồng thêm 1 chút. Trưa cho chim qua lồng tắm, nhớ che nóc lồng tắm lại nha, tranh thủ làm vệ sinh lồng, không cần ngồi xa lồng tắm quá, cách khoảng 3m là được, nó nhát wá đâm lồng không chịu tắm cũng mặc kệ nó. Khỏang 10 phút thì cho qua lồng nuôi treo lên. Ngày thứ 5 Mở 1/3 áo lồng. Ko cho tắm. Thức ăn như ngày 3 nhưng thay vì mở cửa lồng cho dế vào thì mình đứng phía dưới chọi từng con dế vào lồng. Ngày thứ 6 Mở ½ áo lồng, trưa cho chim tắm, thường thì hôm nay nó sẽ sà vào tắm ngay. Treo chim lên và cũng cho ăn như ngày 5 .( 1/3 cóng sâu hoặc trứng kiến, dế thì chọi từng con vào lồng) Ngày thứ 7 Kiểm tra cóng nước , nếu thấy có lẫn cám thì chim đã chịu ăn cám không cho cóng sâu vào nữa, chỉ cho 2 muỗng cafe cám. Đến trưa cũng chọi cào cào hoặc dế vào lồng. Đến hôm nay, hễ thấy bạn cầm con dế thì nó đã nhảy xuống đáy lồng chờ sẳn rồi, chọi vào cái là nó lao đến đớp ngay. Ngày thứ 8 đến ngày thứ 14 Mở hết áo lồng, cám thì tăng giảm sao cho chim ăn hết trong 1 buổi nếu ko có mồi tươi. 2 ngày cho tắm 1 lần. Cào cào hay dế thì chọi vào lồng rồi rút ngắn khoảng cách từ từ. Than chuyền thì khoảng 15 ngày sau khi mang về là mình có thể đút cào cào, đứng phía dưới búng tay là nó nhảy qua nhảy lại dưới đáy lồng. Cách trên này của in hộp giấy giá rẻ chủ yếu là tập cho chim nhận biết khi mình đến gần là có thức ăn, nó sẽ không còn nhát nữa. Dạn người trong thời gian nhanh nhất để dể chăm sóc, tập luyện. Còn để có 1 con chim hay thì cần nhiều thời gian và công sức ít nhất là hơn 1 mùa lồng. Bước 2 : Chăm sóc để chim thay lông con Chim chuyền khi bẫy được thì đa số đã trổ lông báo rồi, nghĩa là đang thay lông. Khi bị bẫy, nhốt vào lồng,vào cám… sẽ ít nhiều bị sốc ảnh hưởng đến quá trình thay lông. Vì thế mồi tươi phải có hàng ngày, tránh treo lồng nơi có gió lùa, tối trùm kín áo lồng… Thời gian chim thay lông khoảng 3 tháng, trong thời gian này chủ yếu là dinh dưỡng và chăm sóc tốt để chim thật khoẻ mạnh. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại cám cho chòe than như Phú Vinh, Cám trứng Bình Dương, Anh Thông… tùy điều kiện mà anh em mua loại cám phù hợp cho chim ăn. Mồi tươi : • Cào cào, sâu rồng, trứng kiến cho ăn thay đổi hàng ngày. • Sâu quy thì mình cho ăn rất ít 2 ngày 1 lần cho ăn khoảng 10 con. • Dế ngày 2-3 con. • Liu điêu 3ngày/con. • Bên cạnh đó có thể cho chim ăn thêm các loại côn trùng khác như : gián đất, chuồn chuồn, con mối … Chăm sóc Xong bước 1 là có thể đút mồi cho chim ăn, nhưng bây giờ mở cửa lồng đút cho chim ăn, khi đút mồi giữ mồi chặt 1 chút để chim phải giật ra mới lấy được…dần dần chim sẽ dạn hơn nữa.Tắm nắng mỗi ngày 15-20 phút. 2 ngày tắm nước 1 lần. Chúng ta không nên trùm áo cả ngày như nhiều người thường làm, vì chim lâu dạn, chỉ trùm buổi tối. Thời gian này chim bắt đần hót gió, thỉnh thoảng kêu huýt chòe…. Lên mạng tìm file chòe than mà mình thích nhất, khoảng 2 3 file gì đó, cho chim nghe vào buổi sáng. 2 ngày mới cho nghe 1 lần để chim có thời gian mà học …Mình còn cho nghe thêm nhạc giao hưởng, để gần tivi…Đây là thời gian chim tập hót không cần mang đi dược chỉ cho nó nghe càng nhiều loại âm thanh càng tốt. Nó sẽ tích luỹ dần để làm vốn cho tiếng hót sau này. Đến đây xem như bước đâu ta đã có một chú chim như ý. Còn việc chơi tốt hay không thì tùy thuộc vào tố chất con chim và việc tập luyện của bạn sau này. Chuyền để chơi tốt ít nhất là 1,5 mùa trở lên.

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cách Chăm Sóc Và Lựa Chọn Chòe Than Mộc

Thời gian tốt nhất để bắt tay vào nuôi Chích Choè Than Bổi là từ đầu tháng 9 âm lịch đến giữa tháng 3 năm sau!Ngoài khoảng thời gian này tôi khuyên các bạn nếu chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất đừng nên chọn chim nuôi.Vì cuối tháng 3 chim bắt đầu vào mùa sinh sản,từ lúc này đến cuối tháng 6 chim mãi chăm con,và sau đó là thời gian chim thay lông,lúc này sức lực rất suy kiệt,nếu bắt về nuôi tỷ lệ chim chết sẽ rất cao!

Khi lựa chọn chim,điều căn bản nhất là chúng ta phải xác định rõ tiêu chí chọn chim của mình!Có người thích chim thon,dài,người khác lại to,ngắn…Vì vậy tôi khuyên các bạn nên xác định rõ điều này trước khi đi chọn Than,nó sẽ giúp các bạn đỡ tốn thời gian và việc lựa chọn cũng dễ dàng hơn,chỉ cần quan sát sơ qua,nếu không thấy mẫu chim mình cần tìm thì cứ việc đến nơi khác,không phải mất thời gian phân vân giữa việc nên hay không nên mua!

Điều lưu ý đầu tiên khi bắt tay vào lựa chọn chim Bổi là quan sát và nhận biết đựơc tình trạng chung của những con chim trong lồng nhốt tập thể,chim phải linh hoạt,nhảy liên tục,điều này chứng tỏ lứa chim này vừa về khoảng 1-2 ngày,chim còn khoẻ,khi đó ta mới bắt tay vào lựa chọn!

Với Chích Choè Than Bổi,nếu có điều kiện bắt từng con ra quan sát sẽ tốt hơn là chọn ngay trong lồng,nhưng thường khi chúng ta mua tại các cửa hàng và ở chợ chim cảnh thì người bán thường không muốn ta làm điều này!

Vì vậy khi lựa chim Bổi,kinh nghiệm của tôi là ngồi xa lồng chim ra một chút để tránh chim hoảng mà nhảy nhiều,khó quan sát!Làm thế người bán cũng sẽ thích hơn mà để các bạn lựa chọn kỹ một chút!

Vậy,lựa 1 con Bổi thế nào cho hay?Hay ở đây tôi muốn nói đến là 1 con chim khoẻ mạnh!Dù là chim bổi,rất nhát nhưng chúng ta vẫn có thể nhận biết 1 con chim khoẻ hay không qua những yếu tố cảm quan như sau:

– Chim phải lành lặn,không dị tật!

Những dị tật thuờng gặp là: Cụt móng,mờ mắt(nhìn vào con ngươi chim có màu đục),gãy cánh…

– Lông chim phải sáng,có ánh biếc và ôm sát thân!

Màu sắc lông chim chính là yếu tố cơ bản thể hiện ra ngoài thể trạng của chim khoẻ hay không!

– Khi quan sát phần hậu môn,tốt nhất là không dính phân trắng!Vì chim đi phân như vậy là có dấu hiệu của bệnh,dễ chết!

Ngoài ra nếu có kinh nghiệm,người lựa chim sẽ biết quan sát ức(lườn) chim xem chim mập hay ốm(ức võng,căng tròn là chim mập,có gờ,xơ 2 bên là chim ốm,suy)

Cầu đậu dành cho Chích Choè Than thường có đường kính là 1-1,5cm là thích hợp nhất!

Nên sử dụng loại bằng sành hoặc ống giác thuỷ tinh,tránh sử dụng loại cóng nhựa có bán trên thị trường vì loại này tuy nhẹ,giá thành rẻ nhưng có 1 khuyết điểm khi nuôi Than Bổi là dễ làm rách chân chim khi chim đậu lên trên!Ai đã từng nuôi 1 con Chích Choè Than Bổi sẽ biết nó nhảy kinh khủng như thế nào trong thời gian đầu,nên việc tránh sử dụng các vật có cạnh sắc nhọn trong lồng là điều nên làm!

Khi tất cả đã chuẩn bị xong,mang chim từ chợ về,công việc đầu tiên các bạn cần làm trước khi cho chim vào là chuẩn bị lồng cho chim,các bạn cho vào lồng 4 cóng(2 cóng để sâu tươi,2 cóng nước),đặt đều 2 bên cầu!Thêm vào đó là khoảng 15 con cào cào non!Nên sử dụng cào cào non trong thời gian này cho chim dễ tiêu hoá!

Khi đã chẩn bị xong chúng ta cho chim vào và trùm kín ngay áo lồng lại,tìm nơi yên tĩnh nhất cả ngày lẫn đêm để đặt lồng chim!

Vậy vì sao phải cho đến 4 cóng vào lồng?

Vì thời gian đầu tiên là lúc khó khăn nhất cho chim và cho cả người chơi.Sự nhẫn nại là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại khi chọn nuôi Chích Choè Than Bổi!!!Đối với chim,đây là thời gian chim dành cho sự phục hồi sức khoẻ và làm quen với môi trường sống hoàn toàn xa lạ!

Sau khi cho chim vào,ngày hôm sau các bạn hé áo thật nhẹ,thật hẹp để quan sát chim còn sống hay không(đừng cười vì tôi bi quan nhưng đó là sự thật khi nuôi chim Bổi!!!),nếu chim còn sống thì quan sát cào cào hôm qua còn hay hết,sâu trong cóng chim đã ăn hết bao nhiêu??!Nếu hết cào cào thì bỏ thêm vào với lượng nhiều hơn hôm qua 5 con!Sau khi cho cào cào vào thì trùm áo lại ngay và đặt lồng vào vị trí cũ!

Công việc của các bạn trong suốt tuần đầu tiên chỉ là như vậy,châm nước,sâu,cào cào và trùm áo lồng!Một lời khuyên dành cho các bạn là đừng nên nôn nóng cho chim tắm hay tập cho chim ăn cám trong thời gian này!Những điều này chưa thật cần thiết mà đôi khi còn phản tác dụng thậm chí làm chết chim!Một lý do rất đơn giản,chim cần có thời gian thích nghi với môi trường mới,đừng thay đổi mọi thứ đột ngột!

lúc này chim đã khoẻ hơn và chúng ta bắt đầu dời vị trí lồng nuôi từ nơi này sang nơi khác,mục đích việc này là giúp chim làm quen với môi trường xung quanh.

Thời gian này chúng ta bắt đầu việc cho chim tắm và phơi nắng:

-Phơi nắng cho chim tốt nhất là khoảng 10h trưa,lúc này nắng vừa đủ để chim sưởi ấm!Chọn nơi thật vắng,không có người và thú vật qua lại,mở nhẹ áo nửa lồng phần cửa,hướng về phía có ánh nắng rọi vào,để chim ở đó khoảng 15 phút rồi trùm kín và mang lồng vào!Làm thế trong 3 ngày,đến ngày thứ 4 thì chuẩn bị lồng tắm trong có khay nước,pha muối loãng(1/2 kg cho 5l nuớc),sẽ giúp chim loại bỏ ký sinh,rận mạc trên người trong suốt thời gian nuôi ủ!

– Sau khi chuẩn bị lồng tắm xong thì đặt tại vị trí mà 3 ngày trước cho chim phơi nắng,che kín phần nóc lồng tắm cho chim đỡ hoảng mà đâm đầu khi cho vào tắm!

– Mang lồng ra cho chim phơi nắng,lúc này cửa lồng chim áp sát vào lồng tắm,sau 15 phút thì kéo cửa,đợi cho chim qua lồng tắm thì thật nhẹ nhàng rút lồng chim mang ra chỗ khác để vệ sinh tất cả(áo lồng,bố,cầu,cóng rửa qua bằng nước sạch sau đó mang đi phơi nắng cho khô).Sau khi chim tắm xong thì cho chim vào lại lồng,để nguyên vị trí đó cho chim phơi thêm 15 phút thì trùm áo lồng lại và mang vào trong!

– Việc phơi nắng nên làm mỗi ngày,riêng việc tắm,nếu trời nắng tốt thì 2 ngày 1 lần,không thì 1 tuần 2 lần!Việc cho chim tắm không chỉ giúp nó sạch sẽ mà còn giúp chim mau dạn hơn(vì khi chim thực sự an tâm thì mới dám xuống tắm).

Sau 2 tuần,các bạn tạm yên tâm rằng con chim mình không chết vì suy yếu(nên lưu ý trong suốt 2 tuần này thức ăn chính vẫn là sâu tươi và cào cào).Tôi không chú trọng việc cho chim ăn bột vì đây là loại thức ăn hoàn toàn mới mà cơ thể chim khi đang suy yếu rất khó làm quen và hấp thụ,tôi chỉ muốn con chim của mình sống,sau đó việc tập cho ăn thế nào cũng không còn là vấn đề,đừng vì chút nôn nóng mà làm hỏng công sức mình bỏ ra!

lúc này ta mới hé áo thật hẹp nơi cửa lồng,hướng lồng ra ngoài cho chim làm quen với khung cảnh xung quanh!Đây cũng là lúc ta bắt đầu tập cho chim ăn bột!

Có 2 cách thông dụng là trộn bột vào chung cóng sâu hoặc với cào cào cắt nhỏ!

Trộn với lượng tăng dần trong 4 ngày rồi giảm dần từ ngày thứ 5 và giảm hẳn sau 1 tuần,lúc này ta sẽ ngưng cho sâu tươi và cào cào trong 1 ngày,trong lồng chỉ còn cóng bột và nuớc,đến chiều thì quan sát cóng bột xem chim có ăn hay không,lưu ý cần phân biệt việc chim ăn bột và bới bột tìm sâu,cào cào,nếu ăn thì chỉ có ít bột rơi ra ngoài,cóng bột vơi và cóng nước thì có bột lắng trong đó!

Khi đã chắc chim biết ăn bột,lúc này ta nên giảm hẳn lượng sâu trong ngày để chim ăn bột!

Sáng sớm cho cào cào khoảng 20 con vào lồng,khi hết cào cào chim sẽ ăn bột,đến cuối ngày thì cho 1 muỗng caffe sâu vào cho chim ăn!Đó là công thức chung cho chim thuộc và chúc mừng bạn đã thành công bước đầu trong việc nuôi và thuần Chích Choè Than Bổi!

Những việc sau đó là hé dần áo trùm lồng rộng hơn,thay đổi thường xuyên các vị trí treo lồng trong nhà nhưng tối đến thì dành 1 nơi thật yên cho chim ngủ!

Và 1 ngày đẹp trời,con chim của bạn sẽ hót,từ nhỏ sang lớn và rất lớn!Từ chỉ hót buổi sáng đến hót trưa và hầu như cả ngày!Lúc này bạn có thể tin rằng con chim của mình đã thích nghi hoàn toàn và xem nhà bạn là lãnh thổ của nó,hót để khẳng định vị trí lãnh thổ,hót vì tự tin!Lúc này chúng ta có thể nghĩ đến việc mang chim đến các tụ điểm vợt chim cho chim làm quen từ từ!

Khi mang đến cội(tụ điểm vợt chim),các bạn không nên nóng vội mà mở áo lồng ra,cứ tìm 1

nơi xa những con chim khác mà treo lồng,áo lồng vẫn trùm kín!Hết giờ cứ vậy mà mang lồng chim về!Sau 3 lần mang chim đi như thế thì ta mới bắt đầu hé dần áo lồng ra từ hẹp đến rộng cho chim làm quen với khung cảnh mới,không thấy lạ mà bị hoảng hay sợ những con chim khác!Ra cội,tốt nhất là tìm 1 nàng Than mái cho để cạnh lồng chàng,chàng sẽ bình tĩnh hơn và máu hơn,từ đó sẽ mau đấu với chim lạ!

Một điều lý thú là với Than Bổi,sau mỗi lần đi vợt ở cội chim về,nếu để ý các bạn sẽ thấy chú chim của mình dạn hơn 1 chút so với lúc chưa mang đi!Và càng đi thường xuyên(2 lần 1 tuần)con chim sẽ trở nên dạn dĩ hơn,hót nhiều hơn!

Đây là những kinh nghiệm đã mang lại thành công,hy vọng các bạn sẽ tìm và thuần hoá được 1 chú chim Bổi được coi là rất nhát trong các loài chim cảnh này!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Chòe Than Mùa Đông trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!