Đề Xuất 4/2023 # Chào Mào Lộn Mèo – Cách Trị Thành Công # Top 6 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 4/2023 # Chào Mào Lộn Mèo – Cách Trị Thành Công # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chào Mào Lộn Mèo – Cách Trị Thành Công mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nói đến lộn mèo ( lộn cầu) ở chim thì dường như ai cũng sợ. Và dường như nó đã là bệnh “nan y” khó chữa. Có nhiều người phải chấp nhận ” sống chung với lũ” hoặc thả em nó về với thiên nhiên. Cũng có người tự hỏi : Tại sao không chơi chào mào lộn mèo?

Xin trả lời là : Chơi chim chào mào để hót và đi chơi giàn, chim lộn mèo trước hết là thấy rất ngứa mắt. Thứ 2 làm chim mất sức và nếu đang cho chào mào đi thi, chim người ta hót, ché. Chim mình bên cạnh cứ lộn như làm xiếc, chắc chắn 1 điều là chim sẽ bị loại.

Trị chào mào lộn mèo thì tỉ lệ thành công khoảng 80%. Nếu phát hiện sớm thì tỉ lệ thành công càng cao hơn. Và các bạn cần phải kiên trì có thể mất 3 tháng đến 1 năm mới trị được. Chia sẻ các bạn 1 số cách trị chào mào lộn mèo sau :

Cách 1 : Nếu chim đang ở lồng tròn thì chuyển sang lồng vuông và bố trí lại cầu như sau : Hạ cầu chính ( cầu ngang) xuống sát với đáy lồng, cho 4 cầu bán nguyệt nhỏ ở 4 góc phía trên gần nóc lồng. Bố trí thức ăn ở dưới và nước ở trên để chim bay lại ăn uống. Và độ cao như vậy chim sẽ chỉ dám nhảy lên thôi chứ không dám lộn nữa và khoảng 3 tháng là em nó sẽ hết ngay. Cách này tỉ lệ thành công cao nhất.

Cách 2 : Cho chim vào lồng tròn 60 nan loại cao. Rồi bố trí cầu bán nguyệt như sau : Dùng 2 cầu bán nguyệt loại lớn. Cầu số 1 để sát đáy lồng và nằm trực diện với cửa lồng, cầu số 2 để ở giữa lồng và nằm bên trái, cầu số 3 để sát trên nóc lồng sao cho chim rướn đầu là đụng nóc và nằm bên phải. Mục đích là 3 cầu sole nhau làm cho chim không thể nhảy được. Cách này thành công khoảng 90%.

Cách 3 : Cho chim vào lồng nhỏ nuôi cu gáy, lồng bẫy, hoặc thả vào aviary. Cách này thì xác định chỉ nghe chim hót, mang đi bẫy hoặc làm cảnh. Vì phải nhốt đến 1 năm mới hết được.

Ngoài ra còn có cách bố trí 2 cầu ngang sole nhau ngang bằng với chiều cao của chim để khi chim ngước lên đụng cầu mà không dám nhảy. Cách này không hiệu quả vì làm chim sợ và tháo cầu ra chim lại lộn. Hi vọng các bạn sẽ thành công trong việc trị chào mào lộn mèo, nếu có cách nào hay hơn, xin vui lòng chia sẻ dưới bài viết để mọi người cùng học hỏi nha.

Cách Trị Ngoái Cho Chào Mào Hiệu Quả Và Thành Công 100%

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với anh em cách trị ngoái cho chào mào hiệu quả và thành công để anh em có thể áp dụng trị cho chú chim của mình

Chào mào bị ngoái, lộn mèo. Đây là những tật kinh niên nhất mà không ít anh em chơi chim chào mào mắc phải trong quá trình nuôi chào mào. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chim bu nóc và lộn mèo là do quá trình thuần chim chào mào thì chim bị tức và bức bách, như treo chim trên tường, lồng nhỏ, không gian hẹp. Lỗi này theo mình và các anh em nghệ nhân chơi chào mào lâu năm đánh giá thì rất khó chữa trị.

Mình cũng như tất cả các anh em đam mê chim chào mào, nếu chúng ta đang sở hữu một con chim có tố chất mà bị tật lỗi thì điều đầu tiên là nhìn nó trông rất khó chịu, thêm nữa là những con tật lỗi nặng thì chúng ta không thể đem chào mào chơi trường, vì khi ra trường sẽ ảnh hưởng đến những chú chim khác. Cho nên trong nội dung bài viết này mình sẽ hướng dẫn các anh em mới chơi chim chào mào cũng như các anh em chơi lâu năm phương pháp trị lỗi ngoái, ngước, bu nóc và lộn mèo của chào mào. Và nhân đây mình xin nói rõ luôn tật lỗi của chào mào về căn bản nó không hề có bất kỳ một tật lỗi nào cả. Chỉ là vì chúng ta trong quá trình nuôi dưỡng những chú chim yêu của mình vì không để ý nên thành ra lâu ngày tạo thành 1 cái nết cho con chim và bắt đầu từ đó con chim sinh tật. Không chỉ 1 tật lỗi mà rất nhiều tật lỗi nữa là đằng khác.

Thứ 1: chào mào ngoái phát sinh từ sự hoảng loạn, khi hoảng loạn nên chim bám vành lồng và nóc lồng tìm đường thoát thân nên mắt đảo đầu ngoái, lâu ngày sinh bệnh ngoái nặng ( thường rơi vào chim mộc )

Thứ 2 : Để dưới bóng đèn lâu ngày cũng sinh ngoái. Vì khi trời sẩm tối hay ban ngày ko có ánh sáng vào nhà mà nhà bật đèn thì theo bản năng chim sẽ nhìn vào ánh sáng. Lâu ngày sinh bệnh nặng

Thứ 3 : Thay đổi lồng đột ngột, từ tròn sang vuông và từ vuông sang tròn. Từ cao xuống thấp từ thấp lên cao. Vì khi ta thay đổi lồng tức là thay nhà mới, thay chỗ ở cho chim . nên có những con chim cũng cứ đảo đầu thăm dò, nhiều con chim cũng từ thế mà sinh ngoái

Thứ 4 : những con chim ko chịu sang lồng tắm, và mình ép sang lồng. Khi chim bị ép lồng thường bám vành bám nóc ( điều này khiến chủ chim khó chịu chỉ muốn thanh lý cái lũ chim lười tắm này )

Vậy khi ta nắm được nguyên nhân gây ngoái thì ta sẽ có cách phòng và chữa trị bệnh ngoái ở chào mào

Phòng bệnh ngoái cho chào mào

Thứ 1 : Đối với chim mộc ta ko nên mở tung áo lồng, không nên ép vào chỗ đông người quá, mà ta đậy nửa lồng bên trên hoặc hé mở rồi dần dần theo dõi con chim này như nào rồi mới mở dần áo theo thời gian. Khi áo lồng đã được mở ra dần thì cũng là lúc mình có thể cho chim chào mào mộc tiếp xúc nơi đông người, treo quá đầu người rồi thấp dần thấp dần. ( đó để giúp chim hạn chế hoảng loạng thích nghi dần dần, nên sẽ phòng được bệnh ngoái từ ban đầu.

Thứ 2 : Khi mặt trời lặn cũng là lúc cho chim đi ngủ, Khồn dùng áo lồng đỏ mỏng trên thị trường mà chúng ta dùng áo lồng tối mầu ( tím than , đen , nâu ) ánh đèn ko xuyên qua được. Đừng để mở áo lồng khi tối có ánh điện.

Thứ 3 : Khi thay lồng cho chim ( thay nhà mới ) ta nên theo dõi từng bước nhảy, từng cử chỉ hướng mắt của chim. Nếu chim thích nghi thì thôi còn nếu chim có vẻ cúp mào và có những bước nhảy thất thường mà qua 1 ngày vẫn tình trạng như vậy thì ta nên cho chim lại lồng cũ.

Thứ 5 : Nếu chim nuôi ở lồng tròn các bạn cho chim chơi loại cầu bán nguyệt . Bộ cầu bán nguyệt này cũng còn khá mới mẻ và xa lạ đối với đa số anh em chơi chào mào . Cầu bán nguyệt giúp chim hạn chế bám vành, đu nóc và không ngước nhiều khi nhẩy .

Chữa bệnh ngoái chào mào

Mình xin nói với cách chữa ngoái này chỉ tác dụng với những chú chim mới bị ngoái, Còn những chú chim ngoái từ lúc còn thơ lên, lâu năm bị tật thì mình xin nói trước là y học bó tay đập chết làm thịt hoặc phóng sinh cho nó nhanh.

Duy nhất chữa ngoái cho chim chào mào chỉ có cách thay đổi lồng + thay đổi cầu

Khi con chim mới bị ngoái thì bạn cho vào lồng ở trên mình vừa giới thiệu đảm bảo chim vừa vào lồng là ko còn hiện tượng .

Nhốt chim vào lồng đó tầm 2 tháng bạn chuyển sang lồng và tạo bộ cầu bán nguyệt cho chim

Cầu bán nguyệt cho lồng vuông như hình dưới

Còn đây là cầu bán nguyệt dành cho chim quen chơi lông tròn Vác

Các bạn làm theo mình nói sẽ chữa được chào mào ngoái cho chào mào.

Biên tập và tổng hợp từ internet

Cách Chữa Trị Chào Mào Bị Ho

Chào anh em,mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình về chào mào bị ho,hay còn gọi là ho gió.Và mình đã chữa thành công cho nhiều con.

Dấu hiệu nhận biết :

Chào mào thỉnh thoảng kêu tiếng chắt chắt,tùy nặng hay nhẹ mà tiếng kêu dài hay ngắn.Bệnh này làm cho chim khó chịu,chào mào hót ít hơn bình thường.Nếu để lâu sẽ làm cho bệnh nặng hơn và có thể bỏ ăn hoặc chết.

Thường do thay đổi từ vùng này đến vùng khác ,như chuyển từ Bắc vào Nam,hay từ Trung ra Bắc…Nên khí hậu thay đổi.Cũng không loại trừ trường hợp do ăn,uống,hoặc lồng không được dọn vệ sinh.

Cách chữa trị :

Có nhiều cách chữa trị,tùy theo cơ địa của từng con chim mà phục hồi sớm hay muộn.Mình xin nêu ra vài cách cho anh em tham khảo.

+Cách 1 : Cho 1-2 giọt mật ong vào cóng nước,đánh cho mật ong hòa tan vào nước rồi cho chim uống,canh sao cho chim uống hết ngày rồi ngày mai thay cóng khác,cứ làm vậy khoảng 3 ngày là hết.

+Cách 2 : Nếu nhẹ hơn thì anh em có thể pha 1 ít nước chè cho chim uống,cách này cũng đơn gian cho anh em nào không có mật ong.

+Cách 3 : Dùng củ hành tím thái mỏng ra,sau đó dùng vải hoặc tấm mùng ( màn) đặt trên nóc lồng rồi trùm áo lồng lại,treo chim nơi có ánh sáng để chim nghỉ ngơi,tránh để nơi hướng gió lùa.

+Cách 4 : Cách này dùng cho chim mới bắt đầu ho,anh em cắt một nửa trái cam cho chim ăn khoảng 1 ngày là hết.

——————————————————————————————————————————————————-

Thành viên khác chia sẻ:

Nói đến các bệnh của chào mào thì có lẽ bệnh ho là một trong những bệnh phổ biến nhất của dòng chim này. Chào mào được liệt vào danh sách những dòng chim có thể trạng yếu và dễ mắc bệnh nhất. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ho này chủ yếu là do thời tiết khí hậu thay đổi. Một số ít là do chủ chim cho ăn cám hạt quá lớn. Về dấu hiệu nhận biết bệnh ho này cũng đơn giản, ví dụ như chào mào hay kêu khẹt khẹt, chét chét.

1: Dùng tỏi, gừng và muối sống

2: Dùng mật ong và nước ấm

3: Sử dụng gừng ta để trị ho

4: Trị bằng thuốc Nam

chúng tôi

Cách Phòng Và Trị Bệnh Cúm Cho Chào Mào

Virus cúm A H5N1 này thường sống trên các loại gia cầm vịt, gà, chim cu, các loại chim di trú. Loại virus này biến thể rất nhanh, và hiện nay chưa có cách nào phòng trừ triệt để. Và chim chào mào cũng thế, hiểu được nguyên nhân và cách lây bệnh sẽ giúp được phần nào bảo vệ chú chim của mình tránh được dịch cúm.

_Nguyên nhân: Do virus cúm A H5N1 gây ra và sống ký sinh trên gia cầm cũng như các loại động vật có vú khác.

_Lây nhiễm: Truyền từ con này qua con khác, và truyền qua không khí, thức ăn, phân nên tốc độ lan truyền rất nhanh.

_Triệu chứng: chim đứng 1 chỗ, bỏ ăn, xù lông, chảy nước mắt, mặt mày tím tái.

_Hậu quả: làm gia cầm, chim chết hàng loạt, và người ăn gia cầm nhiễm virus cũng mắc bệnh nếu không nấu chín 100%.

_Phòng bệnh cúm cho chào mào: Về cách phòng bệnh thì báo đài có nói nhiều, nếu vùng bạn đang sinh sống đang có dịch cúm trên gia cầm thì cần phải phòng tránh theo các cách sau đây :

Tăng cường thức ăn cho chim, bổ sung thêm các loại vitamin có bán ở các tiệm chim cảnh, nhằm giúp cho chim đầy đủ dinh dưỡng để chống lại dịch bệnh.

Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, sát trùng lồng nuôi chim để diệt vi khuẩn, bọ ký sinh.

Tuyệt đối không mang chim đi dợt hoặc các tụ điểm chơi chim. Hạn chế mang chim ra khỏi nhà.

Virus phát triển mạnh trong thời tiết lạnh, nên những ngày thời tiết lạnh không đưa chim ra ngoài nếu đang có dịch cúm

Trong thời gian này không nên mua bán chim, hoặc mang chim về nhà. Vì nếu con mang về có bị bệnh thì sẽ lây qua cho các con khác, thậm chí còn lây cho bản thân mình.

Nếu nghi ngờ chim bị cúm thì cần phải cách ly và diệt để tránh gây bệnh cho các con khác.

Thường xuyên phơi nắng cho chim, vừa giúp chim hấp thụ vitamin D mà còn tiêu diệt được các loại vi khuẩn trên người.

Thành viên khác chia sẻ bài viết tương tự

Phòng và trị bệnh cúm cho chào mào hiệu quả

Đối với những anh em nghệ nhân chơi chào mào thì nghe nói đến bệnh cúm gia cầm thì tất cả đều phải lắc đầu ngao ngán đối với căn bệnh khó chịu này. Bệnh cúm ở gia cầm nói chung và chào mào nói riêng thì trong mấy năm gần đây lây lan với tốc độ rất nhanh, loại virus cúm H5N1 này đã lấy đi rất nhiều gà, vịt của bà con nông dân, đối với người chơi chào mào thì không ít anh em ngậm ngùi bất lực nhìn chú chim quý của mình chết thảm.

Nói chung 1 con chim chào mào khi dính phải dịch cúm thì ngoài những triệu chứng trên ra thì rất dễ nhận biết, ví dụ như: Chim đậu cầu không nổi hoặc đang đậu trên cầu tự động rớt xuống bố lồng, chim không di chuyển sau khi rớt xuống bố lồng, mắt lim dim lừ đừ. Anh em nhìn là sẻ biết ngay. Và 1 điều đáng buồn là hiện nay chưa có bất kỳ 1 loại thuốc nào để chữa bệnh cúm chào mào cả. Cho nên phương pháp phòng ngừa luôn đặt lên hàng đầu.

2: Phòng bệnh cúm cho chim trước khi xảy ra dịch Có rất nhiều anh em đã hỏi rằng lằm thế nào để biết mà phòng bệnh cho chim chào mào hiệu quả? Như anh em đã biết thì loại dịch cúm này phát triển và lây lan rất nhanh trong điều kiện thời tiết lạnh. Cho nên đối với những ngày tiết trời mùa đông anh em cần phải giữ ấm cho chim, cung cấp thật đầy đủ dưỡng chất cho chim nhằm giúp chim chống chọi lại với bệnh tật.

Nên dọn vệ sinh lồng nuôi chào mào, các cóng thức ăn, cóng nước, rọ cào cào thật sạch sẻ, tránh các loại rận, rệp, mọt ký sinh. Theo cá nhân của mình thì cách phòng bệnh cho chim chào mào trước khi xảy ra dịch là rất khó. Chỉ duy nhất là các bạn phải nuôi chim thật khỏe, thật sung sức, chỉ có như vậy cơ thể nó mới đủ sức để chống lại dịch cúm được.

3: Phòng bệnh cúm cho chào mào khi trong vùng khi xảy ra dịch

Không nên mang chim ra khỏi nhà và đem chim chào mào chơi trường bất kỳ.

Không mua bất kỳ 1 con chim mới nào gia nhập vào đội hình chim nhà.

Nếu chim có dấu hiệu bị bệnh phải cách ly để khỏi lây sang các con khác.

Bổ sung hoa quả trái cây cho chào mào cũng như các loại vitamin khoáng chất cho chim đầy đủ

Vệ sinh lồng cóng sạch sẻ, sát trùng lông nuoi để tiêu diệt bọ ký sinh

Hạn chế tắm cho chim trong thời gian dịch, nếu tắm thì nên chọn thời gian ấm nhất trong ngày

Các bạn nào trong vùng nhiễm bệnh thì ngoài những cái mình nếu trên thì có thể chạy ra tiệm thú y gần nhất nhờ người ta tư vấn thêm và có thể mua BIO-VITAMIN C 10% về cho chim uống để tăng cường sức đề kháng nhằm giúp chim chống chọi lại với dịch này. BIO-VITAMIN C 10% là dạng thuốc bột có thể hòa tan trong nước hoặc trộn vào trong thức ăn.

ông dụng của BIO-VITAMIN C 10%: Điều trị suy nhược cơ thể, chảy máu cam, hoại huyết, sốt cao, các bệnh nhiễm khuẩn. Nâng cao sức đề kháng trong các bệnh do virus, các trường hợp stress do vận chuyển, thay đổi thời tiết, ghép bầy, thay đổi thức ăn, ngộ độc hoặc bồi dưỡng sau khi khỏi bệnh.

4: Chữa bệnh cúm gia cầm theo phương pháp dân gian Bài thuốc này được các hộ chăn nuôi gia sức gia cầm đã áp dụng và cho kết quả rất tuyệt vời và hiệu quả. Các hộ nông dân này chăn nuôi hàng trăm con gà, vịt và chính bản thân họ đã kiểm nghiệm thực tế và chia sẻ đến với tất cả mọi hộ chăn nuôi khác trên toàn quốc nên mình chia sẻ lại với những anh em nào chưa biết.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chào Mào Lộn Mèo – Cách Trị Thành Công trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!