Đề Xuất 3/2023 # Chim Bồ Câu – Biểu Tượng Truyền Tin Và Hòa Bình # Top 10 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Chim Bồ Câu – Biểu Tượng Truyền Tin Và Hòa Bình # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chim Bồ Câu – Biểu Tượng Truyền Tin Và Hòa Bình mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tàu Nô-ê (hay Noah) là con thuyền được nhắc đến ở chương 6 đến chương 9 của Sách Sáng thế (Sáng Thế Ký)trong Kinh Thánh. Văn bản đó mô tả việc ông Nô-ê đóng con tàu này là để tự cứu ông và gia đình, bảo tồn thế giới động vật, thực vật khỏi bị diệt vong bởi trận trừng phạt đại hồng thủy của Thiên Chúa.

Thiên Chúa nhận ra rằng, loài người càng sinh sôi nhiều thì họ càng phạm tội đến nỗi không thể cứu chữa. Thiên Chúa hối hận vì đã tạo ra loài người nên quyết định sẽ hủy diệt tất cả thế giới bằng trận đại hồng thủy. Tuy nhiên, Thiên Chúa thấy ông Nô-ê là người công chính nên không nỡ loại trừ cả ông. Thiên Chúa phán truyền cho ông Nô-ê:“Ngươi sẽ làm tàu thế này: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng giữa rồi tầng trên.” (Sáng Thế 6:15-16).

Ngoài ra, Thiên Chúa cũng hướng dẫn ông Nô-ê cách thức để sinh tồn và bảo tồn giống động thực vật trong tàu: “Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của ngươi và của chúng.” (Sáng thế 6:19-21).

Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con chim bồ câubay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con bồ câu không tìm được chỗ đậu chân vì nước chưa rút, nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con bồ câu lại được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông Nô-ê biết là nước đã giảm xuống, các nhành cây đã nhô lên khỏi mặt nước mặt đất dần lộ ra vì Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ. Ông tiếp tục thả con bồ câu ra, lần này thì nó bay đi không quay trở về nữa. Giai đoạn này hình ảnh chim bồ câu ngậm cành ô liu chỉ có nghĩa là vùng đất an lành mà thôi. Trận hồng thuỷ kéo dài 150 ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người, chỉ riêng có gia đình Noe và các cặp đôi động vật là được an toàn, vô sự.

Đến những năm 30 thế kỷ XVII, ở châu Âu nổ ra một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm trời, làm cho châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm trong đau thương trầm trọng. Thời bấy giờ, tại một số thành thị ở nước Đức, lưu hành một thứ khăn kỷ niệm, trên vẽ hình con chim bồ câu ngậm một nhành trám, phản ánh nguyện vọng mong chờ hoà bình của nhân dân, vì thế con chim bồ câu và nhánh trám đã tượng trưng cho hoà bình.

Năm 1940, quân Đức chiếm đóng thủ đô Pariscủa  nước Pháp, bọn chúng đến đâu là hàng loạt dân lương thiện ở đó bị giết hại. Một hôm nhà danh họa Pablo Picasso đang ngồi trầm tư trong phòng tranh. Bỗng cánh cửa bật mở, một ông già hàng xóm đem đến xác con chim bồ câu, vừa bước vào phòng vừa khóc vừa nói: “Đứa cháu tôi đang chơi với con chim câu, liền bị bọn phát xít bắn chết, cả con chim câu cũng bị chết theo. Ngài Picasso, tôi van ngài hãy vẽ cho tôi con chim câu, để kỷ niệm ngày đứa cháu tôi bị lũ phát xít giết hại”. Picasso vừa an ủi ông già đáng thương, vừa mang bút vẽ ngay con chim bồ câu. Năm 1949 nhà danh họa Pablo Picasso tặng bức tranh chim câu cho hội đồng Hòa Bình Thế Giới tạiParis, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá trở thành biểu tượng của hòa bình từ đó. Cũng theo tính cách điệu của nghệ thuật như khi người ta vẽ trái táo đỏ tượng trưng cho “trái cấm” nguyên thủy thời ông Adam – người ta vẽ dấu chân chim bồ cây 3 nhánh thay vì vẽ nguyên con bồ câu cũng có ẩn ý như vậy.

Nhưng có một điều khác dựa vào ngôn ngữ học cũng có thể giải thích vấn đề này. Nhiều người trong chúng ta vẫn quen gọi “chim bồ câu” trong Anh ngữ là “Dove” mà chúng ta quên rằng “chim bồ câu” trong Anh ngữ theo cách gọi thông thường là “pigeon”. Bên cạnh đó, “Dove” trong Anh ngữ còn được chỉ đến “người đem tin mừng đến” hay “vị sứ giả của hòa bình”, “người yêu quí”…Như vậy, thứ nhất là vì vấn đề trùng âm tiết mà hình tượng “chim bồ câu” được “nhân cách hóa” theo hướng ngôn ngữ; và thứ hai là trong các thánh kinh, các sứ giả của Thượng đế, các thiên thần cánh trắng phần lớn là ở trong hình tượng của loài chim trắng cùng với những thuật ngữ “tin lành, tin mừng hay phúc âm”…nên “chim bồ câu” mới  có thể được xem như một biểu tượng “sứ giả của hòa bình”

Bồ câu đưa thư:

Bồ câu cũng đã đáp lễ con người từ xa xưa. Đó là một sự kỳ diệu của tạo hóa: bồ câu đưa thư. Chúng ta từng được biết chuyện bồ câu vượt ngàn dặm để đưa thư như tướng Trần Nguyên Hãn thời Lê Lợi chống quân Minh đã từng sử dụng bồ câu đưa thư vượt qua các vòng vây nghiêm ngặt của giặc. Châu Âu thời phục hưng qua phim ảnh sử dụng bồ câu đưa thư là phổ biến. Tại nhiều quốc gia, chim bồ câu bay ngập các quảng trường, thánh đường công viên do lòng ưu ái đối với các sinh loại, nhưng vẫn có nhiều nước còn “ngược đãi” với loài chim  diệu kỳ này trong các nhà hàng, quán xá bày biện những món ăn: “bồ câu quay, bồ câu hầm thuốc bắc…”

Mới đây, đọc lại tin trên báo Tuổi Trẻ, thật bất ngờ và thích thú khi được biết có một cuộc đua 410 km của bồ câu từ Bình Định về Tp. HCM: “… Ga Sài Gòn chiều 17/12/2010, 42 chú chim bồ câu được nhốt cẩn thận vào lồng, khóa lồng cũng được niêm phong, và theo chuyến tàu S6 chạy suốt đêm để đến ga Diêu Trì khi trời vừa sáng. Tại nhà ga của thị trấn trung tâm huyện Tuy Phước (Bình Định), những chú bồ câu sẽ bắt đầu hành trình vượt qua vùng phía nam miền Trung và Đông Nam Bộ để tìm về đích là những ngôi nhà của gia chủ tại Tp. HCM. (…) Đúng 15 giờ 20 chiều 18/12, “tay đua xám trống” (…) đã về nhất sau 8 giờ 55 phút chinh phục đường bay 410 km. (…) Ngay trong chiều 18/12, có thêm 2 bồ câu về tổ. Các chú bồ câu còn lại do trời tối đã nghỉ đêm đâu đó dọc đường và trong buổi sáng hôm sau đều đồng loạt bay về tổ ấm an toàn.“

Để thực hiện cuộc đua này, chủ nhân của bồ câu đã cho bồ câu thử thách những chuyến đi xa và luyện khả năng nhớ đường về. Để bồ câu có thể đưa thư, người ta buộc thư vào chân nó tại điểm xuất phát, chở nó đến nơi nhận thư. Hành động đó lặp lại nhiều lần, bồ câu sẽ nhớ lộ trình. Do đâu mà bồ câu có khả năng kỳ diệu đó? Người ta đã giải thích về khả năng của bồ câu “đưa thư”, đại để là nhờ khứu giác bắt mùi, nhờ có hạt từ tính nơi mỏ nên nó có “la bàn” định vị,… Nói chung, giải thích nào cũng thiếu rốt ráo, và có lẽ ta chỉ bằng lòng với đáp án là ở năng lực kỳ diệu nơi chim bồ câu.

Thông điệp của hình tượng chim bồ câu không chỉ là hòa bình giữa con người với con người, mà là con người tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng cuộc sống của chúng sinh, yêu cây cỏ, chim chóc, sinh vật. Yêu chim chóc, say mê tiếng hót, không phải là bắt chim về làm của riêng để làm đẹp cho nhà mình, để hót cho mình nghe trong cảnh giam cầm,  mà yêu chim tung cánh, yêu tiếng hót thênh thang, là tôn trọng tự do, là thích trời cao biển rộng. Yêu hòa bình, yêu tự do, và hòa bình đi đôi với tự do.

Biên soạn tổng hợp Wikipedia – Huy Hóa và các tài liệu khác

Đức Quảng

Tại Sao Chim Bồ Câu Lại Mang Biểu Tượng Hòa Bình

Nhưng cháu đời thứ chín của Adam là Noe, là tộc trưởng của họ Hebro là một người sống rất trung thành với thượng đế và sống rất đạo đức. Ông luôn đúng về lẽ phải sống trọn chính nghĩa, căm ghét các điều ác trong loài người. Một hôm Thượng Đế bảo với Noe rằng mặt đất sắp bị nạn hồng thủy nhấn chìm. Ngươi hãy mau làm con thuyền hình vuông ba tầng để tránh nạn. Noe nghe theo lời căn dặn của Thượng Đế lập tức làm cho xong con thuyền để đưa gia đình đi tránh nạn. Và cuối cùng cũng xong, Noe lập tức đưa tất cả gia đình cùng với gia cầm gia súc trong nhà lên thuyền.

Trận hồng thủy cũng ập đến, đã kéo dài 150 ngày, ngập chìm hết núi cao và nhà cửa. Và vô số người chết trong đó có gia đình Noe được an toàn, bình an. Đến khi nước sắp rút, Noe quyết định thả con chim bồ câu ra cho nó đi khám thính tình hình xem sao. Con chim bay được một vòng thì bay về liền. Noe biết rằng nước vẫn còn khắp nơi, cho nên chim không có chỗ đậu nên bay về. Vài ngày sau đó, Noe lại thả con chim bồ câu ra tiếp, lần này đợi lâu mới thấy con chim trở về và trên mỏ còn ngậm nhánh trám màu lục. Noe thấy vậy rất vui mừng, điều này đã chứng tỏ rằng nước đã rút để lộ nhánh cây non nhô lên mặt nước, thế là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới.

Câu chuyện con chim bồ câu ngậm nhánh trám trong kinh thánh báo trước cuộc sống hòa bình và an ninh đã được phổ biến trên toàn thế giới. Đến thế kỉ XVII của những năm 30 chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện, ở Châu âu lại nỗ ra một cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm trời, làm cho Châu Âu chìm trong biển máu và đặc biệt là nhân dân Đức phải sống trong đau thương trầm trọng. Thời bấy giờ, tại nước Đức lưu hành một thứ khăn kỉ niệm, trên là hình vẽ con chim bồ câu mỏ ngậm nhánh trám đã tượng trưng cho hòa bình.

Tại Sao Chim Bồ Câu Được Coi Là Biểu Tượng Của Hòa Bình?

(KTMV – Kiến Thức Mẹo Vặt) – Lý do chúng ta coi bồ câu là loài chim biểu tượng của hòa bình được bắt nguồn từ câu chuyện kể về một trận đại hồng thủy kéo dài 150 ngày, và sau này là cuộc chiến tranh ở Châu Âu kéo dài hơn 30 năm cùng với hình ảnh “chú chim bồ câu ngậm nhánh trám”. Chim bồ câu loài chim của hòa bình Câu chuyện được lưu truyền như sau:

Trong kinh thánh có đoạn viết “Thượng đế Jehova tạo ra người nam là Adam, rồi lại lấy một cái xương sườn của Adam tạo ra con người nữ Eva, nhờ đó con cháu của họ sinh sôi nảy nở, làm ăn sinh sống hưng thịnh. Nhưng trong nhân loại lại sản sinh ra những kẻ tham đồ hưởng lạc, không nghĩ tới chuyện cần cù lao động, vì thế mới hình thành những tội danh lừa bịp, hủ hóa và bạo lực, đạo đức của nhân loại bắt đầu bị hủy bại. Thượng đế nổi giận, quyết định dùng đại hồng thủy để hủy diệt thế giới này.

Cháu đời thứ chín của Adam là Noe, tộc trưởng của tộc Hebrơ. Ông chủ trương trọn chính nghĩa, căm ghét sâu sắc các điều ác trong loài người. Một hôm thượng đế bảo Noe rằng mặt đất sắp bị đại hồng thủy nhấn chìm. Noe phải lập tức làm một con thuyền hình vuông có ba tầng để tránh nạn. Noe tuân theo lời căn dặn của Thượng đế, làm xong chiếc thuyền hình vuông đưa tất cả mọi người trong gia đình cùng với gia súc, gia cầm trong nhà lên thuyền.

Trận đại hồng thủy kéo dài 150 ngày

Trận hồng thủy kéo dài 150 ngày, ngập chìm các núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người, chỉ riêng gia đình Noe được an toàn vô sự, đến khi nước sắp sửa rút, Noe quyết định thả con chim bồ câu cho nó đi thám thính, nhưng con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về. Noe biết rằng khắp nơi vẫn toàn là nước, cho nên con chim không có chỗ nào để đậu. Vài ngày sau Noe lại thả con chim bồ câu. Lúc con chim bồ câu trở về, trên mỏ nó ngậm nhánh trám màu lục, Noe nhìn thấy thế hết sức sung sướng, điều này chứng tỏ nước lụt đã rút để lộ ra những nhánh cây non nhô lên khỏi mặt nước, thế là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới”.

Chuyện con chim bồ câu và nhánh trám báo trước cuộc sống hòa bình và an cư đã theo Kinh Thánh mà được phổ biến ra toàn thế giới.

Đến những năm 30 của thế kỷ XVII, ở Châu Âu nổ ra một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm, làm cho Châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm trong đau thương trầm trọng. Thời bấy giờ tại một số thành thị ở Đức lưu hành một thức khăn kỷ niệm, trên vẽ con chim bồ câu ngậm một nhành trám, phản ánh nguyện vọng mong chờ hòa bình của nhân dân, vì thế con chim bồ câu và nhành trám trở thành vật tượng trưng cho hòa bình.

Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II, nhà họa sĩ lớn Picasso đã vẽ một con chim bồ câu trắng đang bay gửi tặng Đại hội Hòa bình toàn thế giới, người ta gọi con chim bồ câu này là con chim bồ câu hòa bình.

Theo Khoa Học Vui – Kiến Thức Mẹo Vặt

Câu Chuyện Về “Những Cánh Chim Hòa Bình”

Một quốc gia đã chịu nhiều đau thương, mất mát từ chiến tranh, quốc gia đó sẽ thấu hiểu rõ hơn hết giá trị của hòa bình, khao khát bảo vệ và lan tỏa giá trị đó. Việc cử lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam khẳng định trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, góp phần vun đắp hòa bình trên thế giới.

Những ngày cuối năm Mậu Tuất, tôi may mắn được tham dự một cuộc giao lưu với các chiến sĩ tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ngay tại trụ sở của Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng). Cuộc giao lưu ấy mang đậm màu sắc của hòa bình, với những chia sẻ xúc động đầy bất ngờ, sự nhân văn và thông điệp sâu sắc về giá trị của hòa bình từ những người trở về từ hai quốc gia đang nội chiến, xung đột và khó khăn.

Thượng tá Nguyễn Xuân Thành (ngoài cùng, trái) cùng các trẻ em tại châu Phi. (Ảnh: H.T.K)

Nhiệm kỳ công tác của anh tại Trung Phi bắt đầu từ tháng 4/2015. Tháng 9 cùng năm đã xảy ra xung đột giữa hai nhóm vũ trang, châm ngòi cho cuộc nội chiến khắp cả nước Cộng hòa Trung Phi kéo dài hơn 1 tháng. Tất cả các lực lượng nổi dậy của 2 nhóm vũ trang này trên khắp đất nước Trung Phi kéo về thủ đô Bangui, tấn công dân thường, cướp bóc. Thậm chí, họ tấn công vào các đoàn xe, lực lượng tuần tra của Liên hợp quốc và tấn công vào khu vực nhân viên Liên hợp quốc ở để cướp bóc.

“Hai tuần đầu, Liên hợp quốc phải đóng cửa, ngừng hoạt động, thông báo tất cả các nhân viên ở nhà, thực hiện lệnh giới nghiêm. Khu ở của chúng tôi nằm giáp ranh 2 thủ phủ của 2 lực lượng nên tiếng súng và giao tranh chúng tôi nghe thường xuyên, cả ngày lẫn đêm. Đôi lúc chúng tôi không dám ra khỏi cửa. Sáng dậy mở cửa ra còn nhìn thấy cả vỏ đạn của vương ở sân trước nhà” – anh kể lại. Hai tuần sau đó, tình hình phức tạp hơn nên anh và cộng sự được đưa bằng xe bọc thép vào trụ sở phái bộ. Tuy nhiên, tình hình cũng khó khăn khi thức ăn, nước uống thiếu thốn và Liên hợp quốc phải xuất kho một suất thực phẩm chiến đấu để hỗ trợ.

“Tôi nhớ mãi câu nói của trung tướng người Bangladesh – khi đó là quyền Tư lệnh lực lượng quân sự tại phái bộ phát biểu trong buổi chúng tôi tổ chức Quốc khánh Việt Nam rằng, Việt Nam mới tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nhưng những gì sĩ quan Việt Nam đã và đang làm ở phái bộ này cho thấy sự đóng góp của Việt Nam vào xây dựng hòa bình và an ninh ổn định cho người dân châu Phi. Rất cảm ơn các sĩ quan Việt Nam.

Chúng tôi cũng cảm thấy sự đóng góp nhỏ bé của mình vào nỗ lực chung của Liên hợp quốc trong xây dựng hòa bình, ổn định ở Trung Phi” – anh nói.

Trung tá Trương Anh Tuấn – Phó Chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam, nguyên sĩ quan liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan năm 2015-2016 kể lại câu chuyện về khung cảnh tàn khốc như “phim trường thực tế của phim hành động” anh chứng kiến trong những chuyến tuần tra. “Những hình ảnh cực kỳ quý giá đó cho chúng tôi thấy được cái giá cực đắt của xung đột, chiến tranh để từ đó trân trọng, yêu quý hòa bình và làm mọi cách để bảo vệ nền hòa bình của chúng ta”- anh nói.

Lá cờ Tổ quốc Việt Nam tại Nam Sudan

Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng kể lại câu chuyện về chiếc lá cờ đặc biệt và cảm xúc lần thứ hai quay trở lại Nam Sudan sau một năm hoàn thành nhiệm vụ của Liên hợp quốc.

Nhiệm kỳ công tác của Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng với công việc của một sĩ quan liên lạc tại Nam Sudan từ tháng 7/2016 – 7/2017. Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng cho biết, anh không phải là người đầu tiên của Việt Nam làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, nhưng anh là người đầu tiên làm việc tại thủ đô Juba.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng (ngoài cùng, trái) may mắn được trở lại Nam Sudan lần thứ 2 sau khi hoàn thành nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan 1 năm trước.

Ngay những ngày đầu đến thủ đô Juba, thiếu tá Nguyễn Văn Hằng đã dựng lên một cột cờ và treo lên chiếc lá cờ tổ quốc. “Tôi dựng cột cờ, treo cờ tổ quốc để khẳng định sự tham gia Gìn giữ hòa bình của Việt Nam. Tôi treo cờ Tổ quốc để thấy mình không đơn độc khi thực hiện nhiệm vụ và để thấy sau lưng mình luôn có Tổ quốc, đất nước, quân đội dõi theo”, Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng không khỏi tự hào kể lại.

“Lá cờ tổ quốc như một người bạn. Mỗi lần chúng tôi đi tuần tra về, quãng đường rất xa, đi dài ngày, về đến nơi ở của mình nhìn thấy lá cờ tổ quốc, tôi thấy ấm lại, cảm giác Tổ quốc mình như đang ở ngay cạnh mình”, Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng nói thêm.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng kể lại, hình ảnh lá cờ Việt Nam xuất hiện ngay tại Juba, đã khiến nhiều người tò mò và hỏi anh rằng, “Ông đến từ Việt Nam ư?”. Họ hỏi cựu sĩ quan liên lạc Việt Nam rất nhiều về đất nước, con người và lịch sử của Việt Nam. Rất nhiều quân nhân, khi biết chàng sĩ quan liên lạc đến từ Việt Nam đã vô cùng yêu mến, luôn thể hiện sự gần gũi và không quên giúp đỡ chàng sĩ quan liên lạc trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng chia sẻ, tháng 10/2018, anh may mắn được quay trở lại Nam Sudan lần thứ hai sau hơn 1 năm hoàn thành nhiệm vụ của Liên hợp quốc. “Tự hào và xúc động là cảm giác đầu tiên khi tôi nhìn thấy anh em đồng đội và hình ảnh lá cờ Việt Nam ngay tại sân bay Nam Sudan”.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng chia sẻ rằng, với những người sống trong một đất nước hòa bình khi bắt đầu nhiệm vụ tại một đất nước với những cuộc chiến như vậy ban đầu vô cùng bỡ ngỡ, xa lạ và vô cùng lo lắng, “tôi hiểu cảm giác đó”. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, cùng vỗ vai động viên “chào mừng đến Nam Sudan, mọi thứ sẽ ổn thôi”.

Những đóa hoa màu thiên thanh

Mười nữ quân nhân và 53 đồng đội thuộc Bệnh viện dã chiến 2.1 (BVDC 2.1) đã lên đường sang Nam Sudan được hơn ba …

Giao lưu cùng “Những cánh chim hòa bình”

Ngày 23/1, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình Việt đã tổ chức chương trình giao lưu, gặp gỡ báo chí trong và ngoài …

Nhóm thánh chiến Hồi giáo có liên hệ với al-Qaeda tấn công căn cứ LHQ ở Mali

Ngày 20/1, một nguồn tin thân cận với Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Mali (MINUSMA) cho biết, các tay …

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chim Bồ Câu – Biểu Tượng Truyền Tin Và Hòa Bình trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!