Đề Xuất 3/2023 # Chim Cảnh Còn Ngoài Vòng Kiểm Soát Dịch Bệnh # Top 12 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Chim Cảnh Còn Ngoài Vòng Kiểm Soát Dịch Bệnh # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chim Cảnh Còn Ngoài Vòng Kiểm Soát Dịch Bệnh mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, tại các cửa hàng buôn bán, kinh doanh chim cảnh bán rất nhiều loại chim trời. Các loại động vật hoang dã này đang nằm ngoài vòng kiểm soát dịch bệnh, khiến người dân lo lắng về nguy cơ phát tán dịch cúm gia cầm trong các khu dân cư.

Nhiều loại chim được bày bán tại một cửa hàng kinh doanh chim cảnh trên đường Thống Nhất (TP. Vũng Tàu).

Chim trời không những được bày bán ở các cửa hàng, mà còn được bán trên các “xe di động”. Trên các tuyến đường như: Hùng Vương, Trần Hưng Đạo (TP.Bà Rịa), Võ Nguyên Giáp, 30-4 (TP.Vũng Tàu), người dân rất dễ bắt gặp những chiếc xe máy chở đầy chim trời đi bán dạo. Đa số những chiếc xe bán dạo này thường chỉ bán chim để làm thịt như: cò, diệc, bồ chao, chim sẻ… với giá từ vài chục ngàn đồng đến hơn trăm ngàn đồng/con.

Chưa được kiểm soát dịch bệnh

Bộ NN-PTNT đã có chủ trương cấm chăn nuôi gia cầm trong nội thành, nội thị, nhưng việc nuôi chim cảnh vẫn diễn ra phổ biến và chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Hiện nay, vẫn chưa có quy định, chế tài nào đối với việc buôn bán và nuôi chim cảnh trong các hộ gia đình. “Chúng tôi kinh doanh chim cảnh ở đây nhiều năm nay, không thấy ai cấm. Việc tiêm phòng vắc xin ngừa dịch cúm gia cầm cho chim cũng chưa được thực hiện. Chúng tôi tự mua thuốc về nhỏ và cho chim uống để phòng những bệnh thông thường” – một chủ cửa hàng kinh doanh chim cảnh cho biết.

Trước tình trạng bày bán tràn lan chim trời như hiện nay, đặc biệt là tại các khu dân cư, khiến nhiều người dân lo ngại dịch cúm gia cầm phát tán. Bởi chim trời có nguồn gốc đến từ nhiều địa phương khác nhau và được xem là một trong những nguồn lây nhiễm mạnh nhất, do tốc dộ di cư cao. Trong điều kiện nuôi nhốt, chăm sóc chưa đúng quy chuẩn thì khả năng tự đề kháng với dịch bệnh của chim bị hạn chế, nguy cơ lây nhiễm virút càng cao. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy, các nguồn gốc dịch cúm chủ yếu xuất phát từ các động vật hoang dã. “Để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh cúm gia cầm, tôi đề nghị không cấp phép buôn bán chim trời ở khu vực đông dân cư” – bà Hà Huyền Trang (phường Phước Hiệp, TP.Bà Rịa) kiến nghị.

Đại diện Chi cục Thú ý tỉnh cho biết, chim trời là động vật hoang dã, thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Kiểm lâm. Theo quy định, động vật hoang dã bị cấm kinh doanh, buôn bán. Thế nhưng, hiện tại chim trời vẫn được bày bán tự nhiên. Còn về công tác phòng chống dịch bệnh, đến nay Nhà nước chưa có quy định ngành thú y phải tiêm phòng cho động vật hoang dã. Vì vậy, ngoài chim yến nuôi ra, hiện Chi cục Thú y chưa thực hiện kiểm soát dịch bệnh đối với các loại động vật hoang dã khác.

Trao đổi với PV báo BR-VT, ông Nguyễn Duy Bắc, Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, Chi cục Kiểm lâm chỉ quản lý về nguồn gốc của các loại động vật hoang dã. “Đối với các cửa hàng bán chim cảnh, nếu chủ kinh doanh xuất trình được giấy chứng minh nguồn gốc chim, chúng tôi vẫn phải cấp phép cho họ kinh doanh, gây nuôi. Ngoài ra, chúng tôi không có chức năng kiểm soát dịch bệnh của các loại động vật hoang dã” – ông Nguyễn Duy Bắc nói. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Bắc, ngành nông nghiệp nên có những quy định, quy chế bắt buộc thú y tham gia kiểm soát dịch bệnh đối với các động vật hoang dã, trong đó có chim cảnh.

Bài, ảnh: TRÚC GIANG

Dịch Cúm Bủa Vây, Chào Mào Sài Gòn Còn Hót?

Con chào mào 75 triệu

Tên là Bông, con chào mào đột biến gien có gốc ở miền Trung do một người dân miền sơn cước bắt được bán lại cách đây vài năm. Anh Khôi coi con chim như người bạn tri kỷ. Anh thường ngủ trưa trong tiếng hót luyến láy của nó, dù bệnh dịch cúm gia cầm đang bủa vây khắp ngõ vào Sài thành.

Đột biến

Giới chơi chim cho rằng Việt Nam trải qua chiến tranh, một số khu rừng bị nhiễm hóa chất độc chiến tranh, đôi khi xuất hiện những con chim đột biến gien quý hiếm thành đối tượng săn lùng của dân chơi khắp Đông Nam Á.

Con Bông của anh Khôi không giống những chú chào mào sậm màu bình thường mà thân nó nhiều màu lông khác nhau. Nó không phải con chim đột biến kiểu bạch tạng trắng toàn thân mà là một chú chào mào lông khoang, nhiều gam màu, mắt đen nhưng nhức.

Chim chào mào đột biến gien như ở Sài Gòn đang có giá khoảng 30-40 triệu đồng một con. Con Bông, với khả năng chiến đấu, giọng hót phong phú, dáng đẹp, đã được người ta trả giá 70 triệu đồng.

Trong nhà khuyên anh bán đi để kiếm khoản tiền lời rất đáng kể nhưng chủ chim lắc đầu. Người ta cũng nói tương lai con Bông còn phía trước. Nó mà hót hay đấu giỏi, thắng nhiều giải thì có lẽ “giá trị chuyển nhượng” lên tới 700 triệu đồng.

“Đợt dịch mấy năm trước, nhiều người đã thẳng tay tận diệt hết đàn chim họa mi mấy chục năm nuôi dưỡng công phu, dù người ta không hề có bằng chứng gì về sự lây nhiễm bệnh từ họa mi”.

Anh Khôi

Chơi chim chào mào 20 năm, anh Khôi vẫn không khỏi ngạc nhiên trước giá cả của chim chào mào. Còn nhớ cách đây ba năm, con chào mào bán đắt nhất Sài Gòn là 50 triệu đồng. Thật ra hai người chơi chim đổi chác cho nhau. Ông chủ một khách sạn ở khu Kỳ Hòa đổi hai con chim quý của mình, bù thêm lồng và tiền, tổng số tiền lên tới 50 triệu đồng chỉ để lấy một con chào mào. Sự kiện ấy là một cú hích cho nghề chơi chào mào.

Người Sài Gòn ít chơi chào mào mà họ chơi nhiều họa mi, sáo, vẹt… Chào mào thường được xem như chim bình dân, thú chơi của người ngoại tỉnh. Cội (nơi tập trung người chơi, thường là quán cà phê có không gian đẹp) chào mào mấy năm đó đa số toàn sinh viên với công nhân. Đùng cái, chào mào lên ngôi.

“Nhiều bạn sinh viên chơi chào mào lúc bí tiền đem chim ra cội bán cũng được một vài triệu đồng” – người chơi chim vui vẻ kể. Thú chơi ngày càng nở rộ, cội mọc lên nhiều. Chào mào với dáng đẹp, giọng hót hay, ngày càng chinh phục được người chơi.

Cội chim thưa vắng. Ảnh: T.N.A

Mới rồi con chim chào mào nổi tiếng ở Huế đã được mua với giá 100 triệu đồng. Tại Vũng Tàu hiện cũng có những con chào mào trị giá cả trăm triệu đồng.

Tại quận 7, TPHCM, có ông H. làm ở tiệm điện thoại cũng vừa mua một con chào mào 65 triệu đồng. Chú chim đem lại niềm vui cho cả hội chơi chim gồm mấy chục con người. Một người cũng trả ông H. số tiền 70 triệu, ông không bán.

Gần đây có anh nha sĩ đã mua được con chào mào 150 triệu đồng. Con chào mào ấy có đến mấy người tranh nhau mua, cuối cùng anh nha sĩ đã thắng. Người chơi ở cội nói họ yêu quý “những con chim có tài”. Hàng vạn con chim thường giống nhau, đôi khi đột khởi những con chim hót độc đáo và thông minh lạ thường. Chúng đáng được để người đời thưởng ngoạn.

Mưa rơi

Người chơi chim chào mào đủ hạng. Khi vào cội, người chơi chim đắt tiền ngồi với nhau một khóm, người chạy xe ôm, sinh viên ngồi một góc. Chào mào đặt cạnh nhau, thi hót, nhảy múa. Có anh Tèo làm bảo vệ, thức trắng cả đêm, sáng nào cũng đi 20 cây số đem chim đến cội ở Tân Phú để nó gặp bạn bè, luyện chim hót. Con chim vui tươi, khuôn mặt khắc khổ của anh cũng như vợi đi biết bao sương gió. Vắng anh, cội đông đến mấy cũng thấy thiếu.

Người chơi chim chào mào ở TPHCM hiện lên tới cả ngàn người, thậm chí họ đã họp trù bị dự kiến thành lập một “Liên đoàn những người chơi chào mào”. Theo quy chế dự thảo, liên đoàn sẽ tổ chức các hội thi, bảo vệ người chơi chim, không để thú chơi tự phát và chịu nhiều thiệt thòi của cảnh chào mào vô thừa nhận.

Giá trị đàn chào mào của Sài Gòn giờ đã được đánh giá lên đến hàng tỷ đồng. Chẳng hạn giới chơi chim ở Sài Gòn đang rất tự hào về một con chào mào có tên là “Mưa Rơi”.

Con “Mưa Rơi” đã giành mấy giải nhất trong các cuộc thi và đem về cho chủ nhân giải thưởng đến mấy chiếc xe máy (Ban tổ chức thường treo giải thưởng giải nhất là xe máy để khuyến khích anh em đưa chim đi giao lưu).

Người khách từ thành phố khác đã trả 200 triệu đồng để sở hữu “Mưa Rơi”, chủ nhân của nó quyết tâm giữ con chim ở lại Sài Gòn. Người ta nói rằng: “Ai đó muốn có con “Mưa Rơi” thì phải đổi một chú chào mào tương đương như nó, chứ không phải là đem theo một ba lô tiền đến đây là xong”.

Giữ chim

Một người trải bao khó khăn mới mua được con chào mào 70 triệu đồng, không dè đêm tối đạo chích đã câu cái lồng, đem chim đi mất. Nạn đánh cắp chim xảy ra thường lắm.

Mới rồi một người chơi chim đang đi trên đường Nơ Trang Long thì bọn đạo chích từ phía sau phi tới, cướp băng lồng chim. Anh này liều thân đuổi theo, giành lại cho bằng được. Tuy rằng người bị thương gãy cả răng, nhưng anh vẫn giữ được con chim quý của mình.

Thú chơi chào mào

Người ta bảo kẻ xấu luôn theo sát chủ chim chim quý, chúng mới ra tay nhanh gọn như vậy. Chim bán đi nước ngoài thử hỏi làm sao tìm thấy nữa.

Nỗi lo lắng của người chơi chào mào Sài Gòn còn là bệnh cúm gia cầm. Người ta nuôi cách ly, bảo vệ từng con chim như giữ vật báu của họ vậy. Rồi những đợt kiểm tra phòng dịch, xử phạt các cội có lúc làm người chơi buồn lòng. Bởi hơn ai hết, người chủ chim lo cho sức khỏe của chim và cho gia đình họ. Họ không phải thủ phạm cũng không bao giờ muốn làm nạn nhân của dịch cúm.

Một sự quan liêu, máy móc, lối suy nghĩ đơn giản để hậu quả khó tưởng tượng. Anh Khôi đắng đót kể rằng: “Đợt dịch mấy năm trước, nhiều người đã thẳng tay tận diệt hết đàn chim họa mi mấy chục năm nuôi dưỡng công phu, dù người ta không hề có bằng chứng gì về sự lây nhiễm bệnh từ họa mi”- anh Khôi nói.

Đợt dịch cúm này vẫn treo lơ lửng số phận của đàn chào mào quý của Sài Gòn. Các đoàn kiểm tra đã đến làm việc với các cội rồi, song chưa biết kế hoạch sắp tới ra sao. Người chơi chim muốn các cơ quan chức năng có cách bảo vệ đàn chim quý một cách an toàn nhất, chứ không chỉ phòng xa để tận diệt chim lành cho… hết trách nhiệm. Hy vọng đàn chào mào sẽ an toàn vượt qua dịch cúm năm nay.

Ông Lê Văn Sang thuộc Câu lạc bộ chào mào TPHCM cho biết hiện anh em nuôi chào mào trong thành phố sinh hoạt ở nhiều cội khắp thành phố và đang khá hoang mang trước tình hình dịch bệnh.

Ông Sang nói: “Con chim chào mào rất có giá trị, nên người chơi lo lắng khi dịch bệnh đang bùng phát trở lại. Con chim quá bé nhỏ nên không thể tiêm phòng dịch như gà, lợn”.

Hội sinh vật cảnh đã khuyến cáo anh em liên hệ với các cơ sở thú y gần nhất đến để vệ sinh phòng dịch các tụ điểm chơi chào mào. Tuy vậy có cội đã thực hiện phòng dịch, có cội vẫn chưa làm.

Trần Nguyễn Anh

Nguy Cơ Ô Nhiễm Môi Trường Và Dịch Bệnh Từ Chim Yến

(GLO)- Gần đây, nhiều gia đình ở tỉnh ta đã đầu tư tiền tỷ xây dựng nhà nuôi chim yến trong khu dân cư. Việc nuôi chim yến mang tính tự phát này đã giúp nhiều hộ có thêm việc làm, tăng thu nhập. Tuy nhiên, mặt trái của nó là gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh ở khu dân cư.

Chính vì vậy, Sở Nông nghiệp và PTNT đã nhiều lần có công văn đề nghị các địa phương triển khai việc hướng dẫn tạm thời quản lý nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các cơ sở nuôi chim yến phải có trách nhiệm đăng ký hoạt động theo các quy định tại Nghị định số 66 ngày 1-7-2016 của Chính phủ; xây dựng cơ sở nuôi chim yến phải đảm bảo môi trường an toàn, sử dụng các thiết bị âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 dBA; giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của chim yến, thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng nhà nuôi và xử lý các chất thải theo đúng quy định…

Một nhà nuôi chim yến ở tổ dân phố 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku. Ảnh: H.C

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, tại thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê), thị trấn Ia Kha (huyện Ia Grai), phường Phù Đổng, Ia Kring (TP. Pleiku) có nhiều cơ sở nuôi chim yến ở trong khu dân cư. Những người nuôi chim yến lâu năm cho rằng nghề này rất mạo hiểm, giống như đánh bạc với trời đất. Anh Hoàng Tuấn (nhà số 47, đường Hùng Vương, tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha) chia sẻ: Trong khi giá các mặt hàng nông sản giảm sâu, nghề chăn nuôi cũng bấp bênh thì các sản phẩm từ chim yến tự nhiên lại có giá trị rất cao nên nhiều hộ ở thị trấn Ia Kha đã tự tìm hiểu rồi đầu tư xây nhà cao tầng nuôi chim yến. Riêng gia đình anh Tuấn, qua 2 năm gây nuôi mới có đàn chim yến khoảng hơn 300 con và đã thu được một ít tổ yến để sử dụng trong nhà, chưa có sản phẩm bán ra ngoài. Tuy vậy, anh Tuấn đang lo ngại đàn chim yến phát triển sẽ ít nhiều gây ra tiếng ồn, làm rơi vãi lông chim, phân chim sang các nhà ở lân cận, gây ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm. Cũng theo anh Tuấn, nếu nghề nuôi chim yến mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình anh sẽ đầu tư xây nhà nuôi ở ngoài khu dân cư để đảm bảo môi trường xung quanh.

Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Hồng Quang-Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku, cho biết: Thời gian gần đây, nhiều gia đình đã đầu tư nuôi chim yến tự nhiên nhưng giá cả, thu nhập thì Phòng Kinh tế TP. Pleiku chưa nắm được; chỉ thấy một số người ở gần các cơ sở chăn nuôi than phiền về tiếng ồn, vệ sinh và lo ngại về nguy cơ chim yến lây nhiễm các loại dịch bệnh từ các vùng miền khác. Phòng Kinh tế TP. Pleiku đang tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ nuôi chim yến thực hiện theo các quy định của Nhà nước; đồng thời khuyến cáo bà con muốn phát triển bền vững nên nuôi chim yến ở những vùng có không gian rộng, khí hậu trong lành; không nên nuôi chim yến trong khu dân cư vì dễ phát sinh tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và nguy cơ dịch bệnh.

Còn theo ông Đặng Văn Linh-Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay, Sở vẫn chưa thống kê đầy đủ danh sách các hộ nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, trong các cuộc họp, lãnh đạo Sở vẫn luôn quán triệt việc tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý các cơ sở nuôi chim yến, chủ động-phòng chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra.

Nhận Biết Chim Cảnh Bị Bệnh Và Cách Phòng Chữa Bệnh

1. Nhận biết qua phân chim

Một số những dấu hiệu rõ ràng nhất là phân chim. Phân chim thường bao gồm phân xanh và phân đen. Đi kèm theo là nước tiểu và urate, một chất thải có màu trắng kem. Phân có chất lỏng màu vàng như mù tạt, có máu hay màu nâu bạc là bất bình thường. Những chú chim khỏe mạnh ăn thường xuyên và thải ra nhiều phân. Chim bị bệnh có thể có ít phân hơn, hay không có phần lắng trong phân, chỉ mang màu trắng và ở dạng lỏng.

Một dấu hiệu bệnh nữa của chim là sự thay đổi thói quen ăn uống, ví dụ như uống nước quá nhiều. Một chú chim không thích ăn chắc chắn là bị bệnh. Ngoài ra thay đổi về thái độ và hành vi cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Nó có ngưng không nói, hay nó buồn ngủ và hôn mê? Nó có rúc vào đáy lồng hay ngồi thấp và xù lông lên không? Nó có rúc đầu vào dưới cánh không? Còn lông của nó như thế nào? Nó có trở nên lờ đờ không? Nó có ngừng rỉa lông không? Nó có bị sụt ký không? Bất cứ những triệu chứng nào như trên đều có thể chỉ ra những căn bệnh nghiêm trọng tiềm tàng.

3. Nhận biết qua đường hô hấp 4. Nhận biết qua biểu hiện của mắt, mũi Chữa bệnh cho chim

Bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chim đang bị khó thở cho thấy chim đang mắc bệnh. Mở miệng ra để thở hay tạo nên những âm thanh lớn như tiếng lách cách hay khò khè cũng là vấn đề. Vẫy đuôi cũng là một dấu hiệu bệnh về đường hô hấp. Nếu chim bị ói thì cũng là một điều rất bất thường trừ khi nó nôn ra để cho bạn đời hay chim non ăn.

Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim

Mắt và mũi bị chảy mủ cũng là dấu hiệu của bệnh, tương tự mắt bị sưng cũng là dấu hiệu bệnh. Đương nhiên, bất cứ chấn thương hay vết thương hở nào cũng cần phải được chăm sóc ngay lập tức.

Phần đuôi chim có một tuyến nhờn – đó là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh v.v…đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim bị mắc bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưng mủ. Khi phát hiện ra chim có bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau:

– Dùng cồn iôt khử trùng tuyến nhờn.

– Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nàonhinf thấy máu tươi là được)

– Bôi cồn iôt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

Sau khi làm các động tác trên, ta nên cho chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có chất bổ, sau một thời gian, chim sẽ khỏi bênh.

Diệt ký sinh trùng làm hại chim

Chữa các bệnh về chân cho chim

Phòng chứng béo phì ở chim

Chim nuôi trong lồng, chân thường dễ bị vật nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chăng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao nhọn lấy mủ ra tiêp đó dùng nước muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặcdungf dung dịch thuốc tím 0,1%(pêmăngnát kali) rủa sạch vết thương, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là đuợc.

6. Chữa bệnh dạ dày cho chim

Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da, thậm chí hút cả máu chim. Để phòng ngừa ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm hại hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim ta có thể nhúng lồng chim qua nước sôi già. Đối với nhũng chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) rắc vào lông chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào phía trong). Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.

Chữa cảm và viêm phổi cho chim

Chim nhốt trong lồng thời gian dài, ít vận động, lại ăn nhiều thức ăn có mỡ, nhiều chất đạm nên rất dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng béo phì, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, ca múa, hô hấp khó khăn, có con trong khi nhảy nhót, đột ngọt chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tình trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim vận động và cố kéo dài thời gian hoạt động cho chim

Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống phải nước bẩn đều dẫn đến bị viêm dạ dày.Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phan dính đặc, có màu vàng trắng ,mùi hôi. Nếu không chữa trị kịp thợi chim sẽ die. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị bệnh viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chịm sạch sẽ. Với nhũng con chim bị bệnh,cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp, ít gió, mỗi ngyaf cho uống 0,2 đến 1mg thuốc kiết lị hòa với nước đườn. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra người ta còn cho vào trong thức ăn của chim một lượng bột than gỗ để bột than gỗ hút bớt chất độc trong dạ dày chim.

Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh, chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Số lượng chết do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau

Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng.

Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng.

Blogsudo Tổng Hợp

Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.

Hòa nước đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chim Cảnh Còn Ngoài Vòng Kiểm Soát Dịch Bệnh trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!