Cập nhật nội dung chi tiết về “Chim Sơn Ca” Của Núi Rừng Tây Nguyên mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Biên phòng – Đại tá, ca sĩ Rơ Chăm Phiang là người dân tộc Jrai, sinh ra và lớn lên tại xã biên giới Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Nhờ có giọng hát trong trẻo, cao vút, chị được tuyển vào Đoàn Văn công quân giải phóng Tây Nguyên khi mới 13 tuổi. Trải qua thời gian dài nỗ lực học tập và rèn luyện, Rơ Chăm Phiang trở thành giảng viên Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội. Một vinh dự lớn đến với chị là vào ngày 12-8 vừa qua, Rơ Chăm Phiang đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân.
Đại tá, Nghệ sĩ Nhân dân Rơ Chăm Phiang. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Đại tá, ca sĩ Rơ Chăm Phiang kể, chị đam mê ca hát từ nhỏ, những bài hát của đồng bào mà chị được nghe từ những già làng truyền lại cho các anh chị trong buôn làng, đều được chị học thuộc lòng. Nhờ có khiếu về ca hát mà chị được các anh chị trong đội văn nghệ của huyện yêu mến. Hồi ấy, ở làng chị có anh Kso Đứa cũng đi biểu diễn văn nghệ cho dân quân, du kích nghe. Anh ấy bảo: “Bây giờ ở buôn làng mình có chị và hai người nữa biết hát dân ca bằng tiếng Jrai, thế nên Rơ Chăm Phiang cố gắng đi hát phục vụ bộ đội và du kích địa phương”.
Đại tá Rơ Chăm Phiang nhớ mãi kỷ niệm năm 1972, lúc đó chị cùng một người con gái bằng tuổi mình và anh Kso Đứa đi hái rau rừng. Trên đường về đơn vị đóng quân để nấu cơm thì gặp lính giặc phục hai bên đường, sau các cây dạ, cây chuối. Anh Kso Đứa đi trước, tay đeo đồng hồ, vai đeo radio lủng lẳng va vào dây lưng phát tiếng lách cách nên bị lộ. Địch nổ súng, ba người chạy ngược lại, súng địch bắn phạt đổ hết những cây sắn, cây chuối, mía hai bên đường. Anh Kso Đứa bị trúng đạn, may có du kích nổ súng yểm trợ nên địch sợ không dám đuổi. Anh Kso Đứa bị thương nặng được du kích ra cõng về. Đó là lần “chết hụt” đầu tiên, chị biết tới khói lửa chiến tranh.
Một lần, Rơ Chăm Phiang cùng đội văn nghệ của Gia Lai về dự hội diễn văn nghệ ở Mặt trận Tây Nguyên. Phát hiện Rơ Chăm Phiang có giọng hát trong trẻo, cao vút nên Đoàn Văn công quân giải phóng Tây Nguyên quyết định tuyển chọn. Suốt 3 năm cùng đoàn đi ra các trận địa, rồi tới các đơn vị, các bệnh viện ở tuyến trước phục vụ thương binh, giọng hát của Rơ Chăm Phiang đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng những người lính Tây Nguyên của những năm tháng ác liệt ấy.
Lần đầu tiên Rơ Chăm Phiang thi một cuộc thi lớn do Bộ Văn hóa tổ chức và chị cùng với ca sĩ Quang Thọ đoạt giải Nhất. Sau lần đó, chị được cử đi thi quốc tế ở Liên Xô, gồm 27 nước tham dự, đoạt giải Ba. Khi đó, chị đang học trung cấp thanh nhạc năm thứ hai. Năm 1990, chị được tuyển chọn đi thi cuộc thi Liên hoan tiếng hát “Mùa Thu Bình Nhưỡng” tại Triều Tiên và giành giải Nhất.
Rơ Chăm Phiang được phong Nghệ sĩ Ưu tú từ năm 1997. Quá trình hoạt động nghệ thuật, chị đoạt 3 giải quốc tế, 10 giải Nhất trong các cuộc thi trong nước và nhiều bằng khen, giấy khen của các Bộ, ngành, địa phương nhờ những cống hiến phục vụ bộ đội và nhân dân trong những năm chống Mỹ, cứu nước.
Kim Nhượng
‘Chim Sơn Ca’ Của Núi Rừng Tây Bắc Đã Ngừng Hót
Nghệ sĩ ưu tú Thái Hằng. Ảnh: KT
Nguyên quán tại Thái Bình, nhưng Nghệ sỹ ưu tú Thái Hằng lại được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Điện Biên, nơi chứa đựng nhiều nét độc đáo của âm nhạc dân tộc. Có lẽ cũng chính vì vậy mà âm hưởng của những làn điệu dân ca, dân vũ trong cộng đồng các dân tộc Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung đã thấm đẫm trong con người chị. Cũng chính vì tình yêu âm nhạc, năm 1993, khi vừa tròn 16 tuổi, chị đã đăng ký thi tuyển vào Đoàn nghệ thuật tỉnh Lai Châu (nay là Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên) để theo đuổi con đường âm nhạc. Không sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nghệ thuật, xong được sự dìu dắt của các thế hệ nghệ sỹ đi trước và sự khổ luyện của bản thân, giọng ca của chị ngày càng đằm thắm, mượt mà, có sức lay động lòng người. Dù trên sân khấu nghệ thuật lớn, hay biểu diễn cho bà con ở các bản, làng vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới trong tỉnh, Nghệ sỹ ưu tú Thái Hằng vẫn luôn cháy hết mình.
Ông Đoàn Văn Trì, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết: “Xét về năng lực chuyên môn thì có thể nói rằng, Thái Hằng là giọng ca số 1 của Đoàn nghệ thuật. Trong các kỳ liên hoan, hội diễn cấp khu vực và toàn quốc, Thái Hằng giành được rất nhiều huy chương vàng, bạc. Thái Hằng cũng rất tích cực trong việc xây dựng mối đoàn kết trong đơn vị, cơ quan; là tấm gương vượt khó để trưởng thành. Năm 2010, ghi nhận những cố gắng của đồng chí Thái Hằng, lãnh đạo Sở đã bổ nhiệm đồng chí giữ chức Phó trưởng Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên.”
Cuộc đời nghệ thuật của NSUT Thái Hằng gắn liền với những khúc ca về đất trời Tây Bắc như: Người đẹp Mường Then, Về miền hoa Ban, Điện Biên mùa Ban trắng, Lời yêu gửi Noọng… Thông qua lời hát của chị, những nét văn hóa truyền thống độc đáo, mang đậm sắc màu dân tộc, cũng như mảnh đất và sự thân thiện của con người Điện Biên đã đến gần hơn với bè bạn trong và ngoài nước thông qua các hội diễn, hội thi.
Bà Điêu Khánh Thực, Trưởng Đoàn nghệ thuật tỉnh cho biết: “Đối với Nghệ sỹ ưu tú Thái Hằng, cho đến giờ phút này Nghệ sỹ đã hết mình vì nghệ thuật và tâm huyết, yêu ngành, mến nghề, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của tỉnh, của ngành và cũng như của Đoàn giao cho. Khi đã lên sân khấu Thái Hằng luôn thể hiện hết mình và tỏa sáng. Đối với thế trẻ, Thái Hằng là tấm gương dìu dắt các em nhằm góp phần đưa nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh và của Đoàn phát triển.”
Với chất giọng trời phú, tình yêu âm nhạc và sự khổ luyện của mình, Thái Hằng đã gặt hái được nhiều thành công với nhiều huy chương vàng, bạc danh giá tại các hội thi, hội diễn toàn quốc. Năm 2012, chị là một trong 2 nghệ sỹ đầu tiên của tỉnh ta vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu: Nghệ sỹ ưu tú. Tròn 25 năm gắn bó với nghề, NSUT Thái Hằng luôn là tấm gương sáng để những người đồng nghiệp của mình học tập, noi gương. Còn đối với những người yêu âm nhạc tại tỉnh ta, sự ra đi của nghệ sỹ ưu tú Thái Hằng để lại một khoảng trống vô cùng lớn, khi không còn được nghe thanh âm lơi lả cất lên trên sân khấu.
Anh Hoàng Công Thành chia sẻ: “Tôi cũng là người rất yêu âm nhạc, được nghe chị Thái Hằng hát rất nhiều, nhất là những bài hát về Điện Biên mà chị thể hiện rất là tốt, giọng hát mượt mà. Chị là người sống rất nhiệt tình, yêu công việc, sẵn sàng giúp đỡ những người muốn biết đến âm nhạc như một người thầy, người chị. Lúc nào chị cũng nở nụ cười rất tươi, nay chị ra đi tôi rất buồn.”
NSUT Thái Hằng – Người con gái rừng Ban trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay của nhạc sỹ Huy Thông, người bạn đời gắn bó trong suốt hành trình làm nghệ thuật của chị. Vĩnh biệt chị, vĩnh biệt một tâm hồn chứa chan yêu thương, vĩnh biệt một giọng ca đẹp, vĩnh biệt một người nghệ sỹ chân chính. Chị ra đi, nhưng giọng ca của chị sẽ còn mãi với thời gian, vấn vương như những đám mây nơi đất trời Tây Bắc/.
Mùa Sinh Sản Của Chim Sơn Ca
So với nhiểu giống chim hót khác, thì sự hiểu biết về đời sống của chim Sơn Ca ra sao vẫn còn có sự hạn chế đối với một số ít nghệ nhân, dù họ đã có nhiều kinh nghiệm trons nghề nuôi chim lâu năm, tất nhiên đối với người mới vào nghề thì đa số lại càng cảm thấy giống chim nổi tiếng có giọng hót thật hay nầy lại còn nhiều điều khó hiểu đối với họ hơn.
Chính vì lẽ đó nên từ lâu, nhiều người muôn nuôi chim Sơn Ca để thường thức tiếng hót của nó, nhưng do không hiểu nhiều về giống chim nầy nên mới ngần ngại chưa nuôi.
Có ai ngờ con chim mỗi khi cất tiếng hót thì thích tung mình bay lên tận trời cao, vừa bay vừa hót khiến âm thanh theo gió lan lỏa khắp một vùng trời, mà cuộc sống của nó lại quá giản dị, bình thường như Đa Đa, Cút rừng chỉ chui rúc, trốn lủi trong bờ trong bụi mà thôi.
Thông thường hễ khi nghe nói đên “Sơn thì ai cũng đêu liên tưởng đến núi cao vời vợi, chứ ai đâu ngờ con chim mang tên là Sơn Ca lại chỉ sống ở mặt đất, tìm kiếm sâu bọ dưới đất, hoặc trên những bụi cây cỏ thấp mà ăn!
Giống chim nầy không hề biết tìm mồi ở trên cây, dù là tầng thấp như Chích Chòe Đất. Nó cũng không có thói quen tìm cành cây mà đậu, dù chỉ trong thoáng chốc nghỉ ngơi hoặc nghỉ qua đêm. Ngay cả việc làm tổ đẻ trong mùa sinh sản, Sơn Ca cũng chọn những hố đất, những chỗ lõm tự nhiên ở mặt đất như lỗ chân trâu chẳng hạn để xây tổ, chứ không biết làm tổ ở trên cây như đa số các giống chim rừng khác! Cách sống của giống chim quí đó quả thật là giản dị quá chừng, ít ai có thể tưởng tượng ra nỗi.
Được biết, hàng năm mùa sinh sản của chim Sơn Ca bắt đầu từ tháng hai Âm lịch, và kéo dài đến bôn năm tháng sau mới châm dứt. Tại miền Bắc, từ tháng ba đến tháng tám Âm lịch là mùa sinh sản của Sơn Ca. Nghĩa là muôn nuôi Sơn Ca con, thì cuối mùa xuân ta có thể tìm tổ mà bắt, hoặc ra chợ chim để mua…
Như vậy, mùa sinh sản của Sơn Ca cũng trùng với mùa sinh sản của Chích Chòe Than, và sớm han một thài gian ngắn đối với nhiều giống chim hót rừng khác.
Sơn Ca không sống thành bầy đàn, không sống tập trung một chỗ, một vùng, mà cũng không thích theo cách cát cứ mỗi cặp riêng lẻ một noi. Đến mùa sinh sản, chúng thường rủ nhau tụ tập ở chung với nhau trong một khu nương rẫy hay một cánh đồng cỏ yên tĩnh nào đó, rồi mạnh dạn cặp nào cặp đó tìm nơi vừa ý để làm tổ. Tất nhiên là mồi cặp có một tổ riêng, không cặp nào quan tâm đến cặp nào, thế nhưng chúng cũng không có óc hùng cứ một lãnh địa riêng cho mình như nhiều giống chim rừng khác. Chim trống chỉ biết canh phòng trong phạm vi chim mái làm tổ. Ngoài khu vực nhỏ hẹp đó là phần đất của những cặp chim khác, chứ chúng không đấu đá tranh giành nhau. Ngay các giống chim khác thường dùng giọng hót cùa mình để làm lợi khí sắc bén đe dọa kẻ thù, thì Sơn Cu lại không hề sử dụng thứ vũ khí lợi hại trời cho đó.
Sơn Ca làm tổ rất đơn sơ và làm ngay trên mặt đất. Đó là điều ít người ngờ tới.
Đến mùa sinh sản chúng thường kéo về một vùng đất yên tĩnh và khô ráo, tốt nhất là những cánh đồng cỏ, hoặc nơi có nhiều bờ bụi lúp xúp hay những trảng tranh để làm tổ. Ngay ở những vùng sâu trùng, bị nước ngập đe dọa. Sơn Ca cũng biết tìm những gò đất cao ráo, hay các bờ đê, bờ mẫu để làm tổ đẻ. Dọc các bờ biển, trên những động cát có những bụi bờ dứa dại, người ta cũng bắt gặp Sơn Ca làm tổ ở trên đó.
Chúng khôn ngoan chọn những chỗ đất bị trũng sâu xuống độ năm mười phân như miệng chén, miệng tô, thậm chí đó là 15 chân trâu khi đi lún sâu xuống chẳng hạn để làm điểm tựa cho tổ được chắc chắn khỏi bị gió cuốn bay đi! Tổ được kết bằng cỏ khô, rác rên, rom rạ mục, hay những mầu nhỏ cành cây khô mục. Có nhiều trường hợp do chọn không ra những hố đất lún sẵn, chim phải làm tổ “nổi” trên mặt đất bằng, nhưng khôn khéo làm tổ lọt vào giữa những bụi cỏ, hoặc dựa vào một bụi cỏ lớn để nhờ bụi cỏ nầy che chắn gió giùm. Trong trường hợp tìm không ra bụi cỏ nào chắc chắn, Sơn Ca biết tha về những bụi cỏ hay những đoạn cành mục tương đối lớn với sức nhìn của nó để tận chung quanh tổ cho chắc chắn, tránh bị mưa to gió lớn cuốn phăng tổ đi!
Với cách làm tổ trên mặt đất nầy, dù tìm được đất có hố sẵn đi nữa, thì tổ Sơn Ca cũng quá thô sơ, không tạo được sự an toàn nên khiến ai nhìn thấy cùng… lo ngại dùm cho chúng. Có những chiếc tổ được làm rất khéo léo, công phu, nhưng cũng có nhiều tổ làm rất sơ sài tưởng chừng như không đủ sức bền để chịu đựng nỗi đến lứa chim con ra đời. Nhưng chuyện đời “trời sinh trời dưỡng”, chúng vẫn có cách để duy trì và phát triển nòi giống…
Trong mùa sinh sản, kéo dài khoảng bốn, năm tháng, mỗi cặp Sơn Ca có thể đẻ được vài ba lứa con, và mỗi lứa được bốn năm trứng, hy vọng được vài ba chim con. Tuy nhiên, số lượng chim sống sót được sau mùa sinh sản không được nhiều bằng các giống chim rừng khác! Đó là điều rất dễ hiểu nếu quí vị có dịp quan sát được tận mắt tổ của chúng làm sơ sài trên mặt đất, thì có thể đoán được những bất trác mà dòng giống chúng phải hứng chịu.
Kẻ thù của giống chim quá nhỏ nầy rất nhiều. Một sô lớn trứng và chim Sơn Ca non là mồi ngon của Cò, Vạc, Chuột đồng, các loại chim lớn ăn thịt như Quạ, Diều, và các loài bò sát như Trăn, Rắn, Kỳ Đà, Rắn đó là chưa nói đến một kẻ thù nguy hiểm nhất là… con người!
Đến mùa sinh sản của Sơn Ca, nhiều người cố tìm đến nơi chúng làm tổ để bắt chim con về nuôi hoặc bán. Với dân săn chuyên nghiệp thì việc nầy tương đối dễ dàng. Họ chỉ cần đến những nơi chim kéo về làm tổ mùa trước là hy vọng trúng mùa vì giống chim thường có thói quen như vậy. Chỉ khi nào mùa sinh sản trước chúng bị “bố ráp” tàn khốc thì năm sau mới chịu tạm bỏ chỗ cũ để tìm vùng đất mới để làm tổ mà thôi. Dù chim kéo về vùng đất lạ làm tổ, thì giới săn bắt chuyên môn họ cũng có cách phát giác ra được, miễn là trước đó chịu khó theo dõi một thời gian.
Nhưng, với dân mới tập tễnh vào nghề thì đây là chuyện thiên nan vạn nan, chứ không phải dễ dàng gì Ngay việc phát giác nơi Sơn Ca thường có mặt, cũng chưa chắc dễ dàng tìm được tổ của chúng…
Nhiều người đứng trước một cánh đồng cỏ, hay một vạt nương rẫy, nhiều lần xác định được chỗ chim Sơn Ca bay lên đáp xuống, nhưng khi lại gần thì không cách nào tìm ra tổ của chúng! Với người chưa kinh nghiệm thì dù tìm kiếm theo cách nay hàng trăm lần, kết quả cũng chỉ tay trắng mà thôi.
Tại sao lại có chuyện đó? Bởi giống chim Sơn Ca rất khôn, nó biết che giấu nơi đặt tổ của nó một cách ranh mãnh trước mọi kẻ thù, trong đó có kẻ thù nguy hiểm và đáng sọ nhất là con người. Muốn bay lên trời con chim phải bí mật rời tổ rồi khôn ngoan luồn lách qua các bụi cỏ một quãng xa rồi mới cất cánh bay lên. Khi đáp xuống, nó cũng khôn ngoan đáp xa tổ một khoảng độ mươi lăm thước, roi từ đó nhắm hướng tổ luồn lách trong cỏ mà lủi về! Vì vậy, tìm tổ chim ở địa điểm xuất phát bay lên hay nơi hạ cánh xuống là sai! Vậy nếu không xác định được hướng tổ ở đâu mà đến, thì ta chỉ còn cách tỏa ra tìm một chu vi vòng tròn với bán kính từ hẹp đến rộng mươi lăm thước may ra mới gặp nơi Sơn Ca đáp xuống, hoặc bay lên.
Đó là chưa nói chim con nở được mươi ngày tuổi đã khôn ngoan, chúng biết cảnh giác trước mọi kẻ thù. Khi có biến động, dù chạy chưa vững, chim con cũng bươn bả theo cha mẹ lủi vào bụi bờ tìm chỗ ẩn núp. Do đó, bắt được chim con cũng không phải là việc dễ dàng gì…Vẫn biết chim Sơn Ca con rất quí, bán được giá cao nhưng từ trước đến nay hình như chưa một ai có nghĩ nuôi chim Sơn Ca cho sinh sản tại lồng. Trở ngại lớn nhất là do giống Sơn Ca quá nhát, chuồng nuôi chim sinh sản chắc chắn phải lập ở nơi cách xa nhà ở, phải thật sự yên tĩnh mới đem lại kết quả tối. Thử hỏi như vậy thì còn vui thú gì và liệu kết quả thu gặt được có bù nổi với chi phí bỏ ra không? Cũng có một số nghệ nhân nuôi chim tin rằng nếu chim con sinh sản trong lồng liên tiếp vài thế hệ, hy vọng đời cháu chắt của nó sẽ bớt nhát hơn, dễ thuần thuộc hơn. Chúng tôi không hy vọng thu được kết quả nầy, vì bằng chứng trước mắt cho thấy: Sơn Ca con trong thời gian đút mồi thì dạn với chủ, nhưng sau thời gian đó chúng lại trở nên nhát, chứ không như Chích Chòe Than, Lửa hoặc các giống chim rừng khác, đã nuôi từ lúc nhỏ thì lớn lên trở nên dạn dĩ, thận chí còn nuôi thả được trong nhà, trong vườn như các loại gia cầm khác… Nhưng Sơn Ca thì không thể làm như vậy, với những chim cảnh nuôi được ba bốn mùa trở lên, chúng có phần dạn hơn, có thể cho tay vào lồng bắt ra tắm nước được dễ dàng.
Giọng Hót Chim Sơn Ca
cNgày xửa, ngày xưa, ở một khu rừng nọ có rất nhiều loài chim. Mỗi loài có một giọng hát khác nhau. Duy chỉ có Sơn Ca có giọng hót hay hơn cả. Mỗi khi Sơn Ca hót, cỏ, cây, hoa lá rì rào hoà theo. Dòng suối đang chảy róc rách cũng như muốn dừng lại để thưởng thức giọng hót mê li ấy. Một hôm chim Sẻ được các bạn cử đến gặp Sơn Ca. Chim Sẻ hỏi Sơn Ca : – Bạn Sơn Ca ơi, có phải bác Mặt Trời cho bạn giọng hát mê li ấy không ? – Không phải đâu. Bác Mặt Trời tốt bụng chỉ cho tôi những tia nắng vàng rực rỡ, ấm áp thôi. – Thế có phải cô Mây Hồng đã cho bạn giọng hót hay không ? – Cũng không phải đâu bạn Sẻ ạ. Cô Mây Hồng xinh đẹp chỉ cho tôi những tảng bông êm dịu thôi. – Ôi Sơn Ca đáng yêu : Thế ai đã cho bạn giọng hót hay ? Chim Sẻ và cả bầy chim không hiểu tại sao mà Sơn Ca có giọng hót tuyệt vời đến thế. Các bạn quyết định đến trường hỏi cô giáo Hoạ Mi. Nghe các học trò của mình hỏi, cô giáo Hoạ Mi cười rất vui. Cô nói : – Cô và các cháu cùng nhau tìm hiểu điều đó. Sáng mai cô sẽ đợi các cháu, ta cùng đến nhà bạn Sơn Ca. Nhưng các cháu phải nhớ dậy sớm đấy. Sáng hôm sau, khi đến nhà Sơn Ca, các bạn thấy Sơn Ca vừa chuyền cành vừa hót say sưa. Thỉnh thoảng Sơn Ca vừa nghiêng đầu lắng nghe tiếng cây cối xào xạc, tiếng suối chảy róc rách. Nghe rất kĩ, rất lâu những âm thanh ấy rồi Sơn Ca mới bắt chước theo. Các bạn chim lúc ấy mới chợt hiểu vì sao Sơn Ca có giọng hót hay đến thế. Cả đàng chim ríu rít cất tiếng hoà với giọng hót của Sơn Ca. Rừng cây rộn ràng tiếng hót của bầy chim non chào mừng ngày mới.
Danh Mục: Truyện kể mầm non. Tag: chương trình học, truyện kể mầm non, truyện kể thiếu nhi, truyện thiếu nhi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết “Chim Sơn Ca” Của Núi Rừng Tây Nguyên trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!