Cập nhật nội dung chi tiết về Chim Yến Ăn Những Thức Ăn Gì mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi chún ta tìm hiểu thông tin về tổ yến, chắc hẳn ai cũng có thắc mắc rằng là loại chim yến ăn thức ăn gì? Chúng sinh sôi như thế nào và điều kiện sống ra sao đúng không? Chim yến là loài chim rất dễ sống, và nếu nuôi đúng cách thì chúng sẽ phát triển rất tốt.
Thức ăn của chim yến
Chim yến không như các loại gia cầm khác, chúng không ăn cám và không ăn thức ăn do còn người cung cấp. Chúng chỉ ăn các loại côn trùng có kích thước nhỏ như: ong, mối, chuồn chuồn kim hay cào cào. Tỷ lệ các loại côn trùng trong thức ăn của chim yến như sau: bộ cánh màng như kiến chiếm 61,1%, bộ cánh đều như mối -14,7%, bộ hai cánh như ruồi -7,8%, các loài khác còn lại tỷ lệ thấp. Trong bộ cánh giống gặp rầy xanh và rầy nâu.
Thức ăn ưa thích của chúng là ong kiến, tiếp đến là mối, ruồi muỗi, bọ rầy, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ, bướm đêm, cánh tơ, cào cào. Chúng thường săn mồi ở độ cao từ 0-50m. Hàng ngày, chim yến thức dậy sớm vào buổi sáng và đi bắt côn trùng. Tỷ lệ thành phần thức ăn thay đổi theo từng tháng, từng năm và thay dổi tỷ lệ của các nhóm côn trùng bay trong không khí.
Chim yến kiếm ăn từ 5 giờ sáng và có thê đến 20 giờ cùng ngày mới về lại tổ. Chúng kiếm ăn 15 giờ mỗi ngày và có thể bay xa tới 300km để kiếm mồi. Vì vậy, trong nội thành chúng ta vẫn có thể xây dựng nhà nuôi chim yến.
Chim yến nuôi con
Chim yến đi săn mồi để nuôi con. Chim yến con thường ăn thức ăn được mớm từ bố mẹ. Như mọi người đều biết, nước rãi của yến rất tốt. Do vậy khi mớm thức ăn cho con thì cũng là lúc chim bố mẹ truyền thêm dinh dưỡng và các kháng thể cho chim con. Chúng mớm mồi cho chim con ăn cũng giống như khi cho con bú vậy. Tình cảm của loài yến cũng rất là thiêng liêng, cao quý.
Có những loài cây đặc trưng được yến yêu quý, cũng có những nơi ở mà chúng rất thích. Đó đều là những nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho loài chim này. Cây sung chứa những loại côn trùng mà chúng rất thích, nơi nào có thức ăn, nơi đó chim yến sẽ phát triển rất tốt. Đó chính là lời khuyên cho những ai có ý định xây dựng nhà yến. Hầu hết những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm bao gồm: rừng núi, sông suối, kênh rạch, ruộng đồng, cây cối….là những nơi có khả năng tạo ra một lượng lớn côn trùng, nguồn cung cấp thức ăn cho chim. Là đối tượng ăn côn trùng trên không, chúng đã góp phần quan trọng khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu.
Các tin tức khác
Chim Yến Thường Ăn Gì? Cách Làm Thức Ăn Nuôi Chim Yến
Chim yến ăn gì? Chim yến trưởng thành thường ăn côn trùng với kích thước nhỏ (khoảng 0,01-0,72g), bay trong không khí như ong bắp cày, kiến cánh, ong nhỏ, ruồi muỗi, phù du, nhện hay các con bọ nhỏ.
Tỷ lệ các loại côn trùng có trong thức ăn của chim yến như sau:
Bộ cánh màng (kiến) chiếm 61,1%
Bộ cánh đều (mối) chiếm khoảng 14,7%
Bộ hai cánh (ruồi) chiếm khoảng 7,8%
Các loài khác còn lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp
Thức ăn chim yến ưa thích chính là ong kiến (chiếm khoảng 50-70%), tiếp theo là mối, ruồi muỗi hay bọ rầy, bọ rùa, bọ xít nhỏ, chuồn chuồn kim, bướm đêm, cánh tơ và cào cào. Chim thường bắt thức ăn trong khi bay, với độ cao khoảng 30m và theo sự phân bố của côn trùng trên không trung. Có các loài cây đặc trưng được chim yến rất yêu quý, cũng có những nơi mà chúng rất thích đậu. Đó đều là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho loài chim quý này. Các cây thường thu hút nhiều côn trùng như cây táo nhơn, cây sung, …
Chim yến trưởng thành thường ăn côn trùng
Thức ăn dành cho chim con
Thức ăn dành cho chim con thường đều do bố mẹ chúng bắt về rồi mớm cho chúng ăn. Chim yến mớm mồi và cho chim con ăn cũng giống như khi cho con bú vậy. Chim bố mẹ có trộn enzym và những kháng thể khác trong nước bọt của chúng vào cục mồi để chim con ăn. Thành phần thức ăn của chim yến con khá đa dạng. Nhìn chung, chim yến con thường ăn thức ăn có vỏ kitin mỏng, tỷ lệ bọ rầy nâu, bọ rầy xanh chiếm 50% trong thành phần thức ăn, ruồi muỗi chiếm khoảng 20% và ong kiến chiếm khoảng 7%. Mỗi một chim yến con sẽ thấy trong cục mồi có khoảng 250 đến 350 con côn trùng nhỏ.
Trong trường hợp nuôi nhân tạo, chim yến ăn gì? Chim yến con thường được cho ăn trứng, ấu trùng ong kiến non. Người nuôi chim yến hiện nay còn cho ăn thêm một vài loại sâu hay dế cắt nhỏ. Thời gian đầu, kéo dài khoảng 5 đến 6 tuần, chim yến con được cả hai bố mẹ mớm mồi cho. Trong thời gian này, cục mồi mà chim yến con ăn khoảng 0,6 – 1g. Sau dần, cục mồi có kích thước lớn hơn là 1,5 – 1,7g. Thời gian mớm mồi gần nhất cách nhau khoảng 30 phút. Khi nuôi chim yến con, thường cho chim con ăn 3 đến 4 lần một ngày. Cụ thể, 3 lần vào ban ngày, 1 lần vào khoảng 8 giờ tối. Chim yến con tiếp nhận thức ăn từ con người cung cấp bình thường và cũng sinh trưởng bình thường đến khi bay được.
Chim yến ăn côn trùng trên không nên góp phần rất quan trọng trong việc khống chế số lượng côn trùng gây hại cho hoa màu. Như vậy, việc chim yến ăn gì không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế cao, có lợi cho sức khỏe mà còn góp phần tăng thêm năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường theo cách tự nhiên nhất.
Tuy nhiên, các kiến thức nuôi yến cho thấy, chim yến con lúc còn nhỏ được bón cục mồi khoảng 0,8 g một lần, một ngày khoảng 2 – 4 lần. Nếu có 1000 con chim yến thì cần 2,4kg côn trùng. Lúc chim yến lớn hơn, lượng thức ăn cần cũng nhiều hơn, cục mồi to gần gấp đôi so với trước, nghĩa là mỗi ngày chim yến cần ít nhất 5 đến 7g mồi. Như vậy, 1000 con cần từ 5kg tới 7kg côn trùng. Với loại côn trùng nhỏ như vậy, một con chim yến non sẽ được bố mẹ cho ăn 250 đến 350 côn trùng một lần. Như vậy, số lượng côn trùng dùng cho một nhà yến khoảng 5000 con là rẩt lớn. Phân tích như vậy giúp ta nhìn rõ hơn định hướng phát triển một cách lâu dài nghề nuôi chim yến và vấn đề về thức ăn cho chim cũng cần đặt ra rõ ràng hơn. Chim yến sống gần ở rừng, vùng trồng cây ăn quả là nơi sẽ có nhiều kiến cánh (thuộc bộ cánh màng), chim yến sống ở nơi đô thị sẽ có nhiều ruồi (thuộc bộ hai cánh), chim yến ăn nhiều kiến cánh, chất lượng sẽ tốt hơn. Chim yến ăn nhiều ruồi chất lượng tổ cũng sẽ không bằng ăn kiến.
Cách làm thức ăn nuôi chim yến
Với những thông tin trên, bạn đã biết chim yến ăn gì. Nhưng đối với những người nuôi yến ở trong nhà thìnguồn thức ăn cho chim yến là vấn đề rất được quan tâm. Với một nguồn thức ăn dồi dào không những sẽ kích thích sự sinh trưởng, sinh sản trong đàn chim yến, tăng chất lượng cũng như số lượng tổ mà còn tạo tính ổn định cho đàn chim yến và thời gian tăng đàn. Từ đó, quyết định khả năng thu hồi nguồn vốn nhanh, sớm đem lại lợi nhuận đầu tư trong nuôi chim yến.
Có nhiều phương pháp tạo nguồn thức ăn ngay tại nhà cho chim yến như từ ruồi dấm Drosophila, mọt bột Sitophilus Ozyzae sử dụng MIXCO-2. Như vậy, giúp người nuôi yến sẽ chủ động được nguồn thức ăn cho chim yến và nhất là bổ sung được nguồn thức ăn cho những mùa hay những vùng có khí hậu không thuận lợi, nguồn côn trùng giảm sút.
Gây ruồi dấm
Bước thứ nhất: Bạn dùng 2kg bột MIXCO-2 để trộn đều cùng 2 kg bột gạo hoặc bột mì hay bột làm bánh bán bán ở chợ và 5 lít nước sạch vào trong xoong rồi quậy tan hết. Sau đó, đặt lên bếp để sôi rồi giảm lửa và khuấy đều thành hồ loảng nhưng không đặc cứng. Sau khi tắt bếp, bạn cho thêm bột trắng NP pha với nước, tiếp tục quậy đều và để nguội. Bạn làm nhiều lần như vậy và phân ra nhiều mâm nhựa. Bước hai: Bạn cho một vài xác vỏ cam vắt hoặc sơ mít, vỏ dứa, cùi bắp luộc hay chuối chín lên bề mặt của hỗn hợp này. Để các mâm nhựa đã chia trong chỗ mát gần nhà bếp hay nơi có trái cây hư, có nhiều ruồi muỗi đang bu đậu.
Cách làm thức ăn nuôi chim yến
Ruồi dấm sẽ từ từ bay đến rồi đẻ trứng trên bề mặt. Sau đó, trứng nở thành dòi và dòi biến thành nhộng rồi vũ hóa thành ruồi. Khi thấy dòi ruồi dấm đã xuất hiện thì đưa các mâm nhựa vào chuồng cu nhà yến. Ở nhiệt độ trên 22 độ C, ruồi dấm sẽ sinh sản liên tục đến khi ấu trùng ruồi dấm ăn hết toàn bộ hỗn hợp dinh dưỡng này khoảng 50-60 ngày. Nhộng vũ hóa thành ruồi rồi bay lên làm mồi ăn cho chim.
Nhược điểm của hỗn hợp dinh dưỡng này là sẽ dễ bị cứng hóa nên cứ sau khoảng 10-15 ngày, cho vào hỗn hợp từ 1 đến 2 muỗng canh con mẻ để mẻ làm mềm hỗn hợp, ấu trùng ruồi mới sống được. Con mẻ thường được bán ở chợ. Nếu không có mẻ nên cho vào hỗn hợp 1-2 trái chuối chín.
Dòi ruồi dấm có thể sống tốt trong hỗn hợp không quá khô cũng không sủng ướt. Dòi chỉ sống trong hỗn hợp mềm, ráo nước. Bạn nên cứ 10-15 ngày hãy đưa hỗn hợp lại gần nơi có ruồi dấm tự nhiên sinh sống rồi cho con mẻ vào và gây nuôi 5-7 ngày, sau đó đưa lại chuồng cũ.
Thức Ăn Chim Bồ Câu Pháp Có Những Gì
Thức ăn chim bồ câu Pháp có những gì?
Trong những năm gần đây mô hình nuôi bồ câu Pháp kiểu công nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Rất nhiều diễn đàn chia sẻ cách nuôi chim bồ câu Pháp được lập ra nhằm hướng dẫn bà con cách nuôi chim bồ câu sao cho đạt hiểu quả cao nhất. Trong những bài trước chúng tôi đã hướng dẫn cách làm chuồng cũng như làm sao để nuôi chim bồ câu Pháp nhanh lên cân nhất, thì bài này chúng tôi sẽ tập trung vào vấn đế rất quan trọng đó là làm cách cho chim bồ câu Pháp ăn thức ăn gì là tốt nhất và làm sao để trộn thức ăn cho chim bồ câu Pháp đúng cách.
Dinh dưỡng cho chim bồ câu Pháp
Cho chim bồ câu Pháp ăn đúng cách là một chuyện nhưng làm sao để cân bằng dinh dưỡng là một công việc khá khó khăn bởi điều này cần phải có những chuyên gia về chăn nuôi tư vấn.
Cần phải chọn lựa kỹ càng thức ăn cho chim bồ câu pháp nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
Năng lượng: chọn thức ăn có mức 2900-3200 kcal/kg Protein thô: 15-16% Canxi: 2 – 4 % Photpho: 0.6% NaCl: 0.2-0.4% Methionin: 0.3% Lisine: 0.5% Đây là số liệu bạn có thể tham khảo qua để cho chim ăn theo từng thời kỳ phát triển của chim: Lượng thức ăn khi chim ấp trứng : 110g thức ăn/cặp/ngày Lượng thức ăn khi chim nuôi con: 130g thức ăn/cặp/ngày Lượng thức ăn cho chim non ra ràng: 50g thức ăn/cặp/ngày Lượng thức ăn cho chim bồ câu sinh sản: 45-50g/cặp/ngày Lượng thức ăn cho chim bồ câu thịt 50-60g/cặp/ngày
1 Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim
Bà con nên cho chim ăn các loại thức ăn trực tiếp như : ngô, đỗ, gạo, thóc…. và một số thức ăn có nhiều các loại khoáng, kẽm cũng như các loại vitamin cần thiết.
Các loại đỗ bao gồm: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ xanh,… Với đỗ tương thì vì bên trong chưa khá nhiều chất béo nên cần cho ăn vừa đủ và nên rảng nên trước khi cho chim ăn.
2. Cách phối trộn thức ăn
Thường thì lượng đậu và đỗ sẽ chiếm từ 30-35% thóc và ngô sẽ chiếm trong khoảng từ 60-70%.
Khẩu phần 1: (Sử dụng nguyên liệu thông thường)
Khẩu phần 2: (Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp)
3. Cách cho ăn
– Các hộ chăn nuôi nên cho chim ăn 2 lần một ngày vào các buổi sáng từ lúc 7-8h và buổi chiều từ lúc 15-17h.
– Khi cho ăn cần quan kiểm tra kỹ độ tuổi của chim, bà con cần phải tính toán sao cho lượng thức ăn của từng con sẽ khác nhau về số lượng. Tuy nhiên thông thường lượng thức ăn cho chim bồ câu Pháp sẽ bằng1/10 trọng lượng tổng cơ thể.
– Chim dò ( từ 2-5 tháng tuổi): 40-50g khẩu phần/con/ngày.
– Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)
+ Khi chim bồ câu Pháp nuôi con: 125-130g khẩu phần/đôi/ngày
+ Khi chim bồ câu Pháp không nuôi con: 90-100g khẩu phần/đôi/ngày
– Lượng khẩu phần/đôi sinh sản/năm: 45-50kg
Khẩu phần thức ăn cho chim bồ câu pháp cần được đảm bảo và tính toán kỹ lưỡng.
Thức ăn bổ sung cho chim bồ câu Pháp:
Ngoài các loại thức ăn mà Hợp tác xã Duy Đạt đã nêu trên thì chim bồ câu Pháp cũng cần phải được bổ sung các loại vi chất bằng một máng ăn riêng biệt. Thông thường bà con sẽ trộn như sau: 80-85% cho các loại kháng như Premix, NaCL 5%. Bà con cần lưu ý nên có thêm sỏi cho chim ăn nhằm đảm bảo khả năng tiêu hóa cho chim. Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên cho đá sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix). Lượng thức ăn bổ sung phải được cung cấp đầy đủ mỗi ngày và nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng cho chim.
Những lưu ý khi bảo quản thức ăn cho chim.
+ Để bảo quản thức ăn cho chim bà con cần phải xây dựng một kho chứa thực phẩm thật tốt để chứa nhằm ngăn chặn sự xâm phạm của các loại chuột, bọ, chó, mèo v..v..
+ Không được để thức ăn tiếp xúc với đất nhằm phòng trường hợp các loại thực phẩm bị ẩm mốc gây mất an toàn thực phẩm dễ làm chim bị bệnh, thường thì bà con nên chứa thức ăn cho chim ở trên cao tốt nhất là nên cách mặt đất từ 20 – 30cm
+Không được để thức ăn sát tường cũng là một lưu ý quan trọng để tránh thức ăn bị dính sơn hay các bụi bẩn từ tường bám vào dễ làm thực phẩm nhanh hỏng.
+ Cần phải lên lịch vệ sinh nhà kho chứa thức ăn nhằm đảm bảo thực phẩm để nuôi chim bồ câu không bị ẩm mốc và nhiễm bẩn.
Mọi chi tiết tư vấn xin liên hệ qua địa chỉ sau: HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT DUY ĐẠT Địa chỉ: thôn Yên Thịnh, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Văn Phòng Tại Hà Nội: Số 12B ngõ 236 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. Hotline: 0964.045.078
Chim Bồ Câu Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chim Bồ Câu. Giá Thức Ăn Chim Bồ Câu
Bồ câu thích ăn ngũ cốc (các loại hạt như lúa, ngô, các loại đậu, gạo, cao lương, bo bo, kê…) nên các loại thức ăn thường được dùng trong mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm gồm
Thức ăn chính: Hầu hết các giống chim bồ câu đều được nuôi bằng lúa và ngô với vai trò là 2 loại thức ăn cơ sở. Khi chọn lúa, ngô cho bồ câu, bà con cần tránh các hạt bẩn, ẩm mốc, mối mọt để bồ câu không bị bệnh.
Thức ăn phụ là các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu nành). Sẽ rất tốt nếu bà con rang hạt trước khi cho chim ăn và kiểm soát lượng thức ăn là các loại đậu do các hạt này chứa hàm lượng chất béo cao.
Sạn sỏi nhỏ: Tuy không cung cấp chất dinh dưỡng cho bồ câu nhưng các sạn sỏi nhỏ (đường kính <0.5 cm) rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa của bồ câu. Sạn sỏi thường được trộn chung với muối và khoáng Premix để cho chim ăn.
Bên cạnh đó, một số loại thức ăn chuyên biệt có thể được kết hợp bổ sung vào khẩu phần ăn cho chim như cám con cò, bột ngũ cốc, hạt kê hoặc hạt cao lương và gạo lức nhằm cung cấp năng lượng cho chim vào các giai đoạn nền tảng như ra ràng hoặc nuôi con.
Tùy theo khí hậu, mùa và giai đoạn phát triển mà người nuôi nên đúc kết kinh nghiệm phối trộn thức ăn cho chim bồ câu mà mình nuôi để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ví dụ:
Về thức ăn chính: có thể cho ăn thức ăn dùng nguyên liệu thô theo công thức 55% ngô, 25% đậu, 20% gạo/thóc (chim sinh sản); 50% ngô, 35% đậu, 15% gạo/thóc (chim ra ràng) hoặc cho ăn thức ăn dùng nguyên liệu tinh theo công thức 50% cám viên, 50% ngô (chim sinh sản); 35% cám và 65% ngô (chim ra ràng)
Về thức ăn bổ sung: bổ sung 80 – 85% khoáng Premix, NaCl 5%, sạn sỏi nhỏ 10-15%.
Khi chim ấp trứng: 105g thức ăn/cặp/ngày
Khi chim nuôi con: 125g thức ăn/cặp/ngày
Chim non ra ràng: 40g thức ăn/con/ngày
Chim bồ câu sinh sản: 42-43kg /cặp/năm
Chim bồ câu thịt: 45-50kg /cặp/năm
Thức ăn cần được cung cấp đều đặn 2 lần/ngày cho chim (vào khoảng 7h sáng và 2h chiều). Cùng với đó, bà con lưu ý bổ sung 70ml nước sạch/ chim bồ câu/ngày.
Các trang trại lớn hiện nay tính toán chi phí thức ăn cho chim ở từng giai đoạn dựa trên giá trung bình của các loại thức ăn cho chim là khoảng 7000 – 8000 đồng /kg. Cụ thể như sau:
Chim ra ràng: 2.5kg x 7000 đồng = 17.500 đồng/ chim/ tháng
Chim sinh sản: 43kg x 7000 đồng = 301.000 đồng/ cặp/ năm
Chim thịt: 45kg x 7000 đồng = 315.000 đồng/ cặp/ năm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chim Yến Ăn Những Thức Ăn Gì trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!