Đề Xuất 6/2023 # Chợ Hàng – Phiên Chợ Quê Độc Đáo Của Hải Phòng # Top 11 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 6/2023 # Chợ Hàng – Phiên Chợ Quê Độc Đáo Của Hải Phòng # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chợ Hàng – Phiên Chợ Quê Độc Đáo Của Hải Phòng mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhắc đến Hải Phòng, người ta thường nghĩ ngay đến một thành phố cảng sầm uất với rất nhiều địa danh nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà. Tuy nhiên, ở một góc nhỏ ở Hải Phòng, lại có một phiên chợ quê mang nét đẹp vô cùng độc đáo được mở định kỳ vào chủ nhật hàng tuần.

Chợ Hàng được họp tại đường Chợ Hàng, quận Lê Chân của thành phố. Tồn tại từ những năm Pháp thuộc và trải qua hàng trăm năm lịch sử với rất nhiều biến cố lịch sử, Chợ Hàng vẫn giữ nguyên cho mình những hoạt động của một phiên chợ cổ hiếm hoi giữa lòng thành phố hiện đại.

Trước đây, Chợ Hàng thường được họp vào các ngày mùng 5, mùng 10 và 15 dương lịch hàng tháng. Nhưng đến giờ, lịch họp chợ đã thay đổi và được họp định kỳ từ sáng sớm tới giữa trưa ngày chủ nhật.

Khi đến với Chợ Hàng, người ta thường tìm thấy rất nhiều các mặt hàng mộc mạc nhất như cây giống, con giống cho đến các loại nông cụ như lưỡi cuốc, cái nơm,… hay như các vận dụng mà bạn chỉ có thể tìm thấy được ở đây.

Phiên chợ cũng được quy hoạch rất rõ ràng với từng khu riêng biệt như khu chim cảnh, khu vật nuôi, khu đồ cũ, khu nông cụ, khu đồ cổ,… Và khu vực hấp dẫn được nhiều khách du lịch nhất chính là khu bày bán các loại cây giống, cây cảnh. Cây cảnh ở đây rất phong phú giúp các vị khách có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích. Cây sẽ có giá từ mấy chục nghìn đồng đến các loại cây quý có giá trị vài triệu đồng.

Bên cạnh đó, nơi nhộn nhịp nhất trong phiên chợ có lẽ là khu bán vật nuôi. Ở đây tập trung đủ các giống vật nuôi như các loại gia cầm, chó mèo,… Chúng được các thương lái vận chuyển từ các tỉnh vùng cao. Hơn nữa, rất nhiều người dân ở các tỉnh lân cận cũng biết sự đa dạng ở đây nên thường xuyên đến để lựa chọn những con vật giống tốt nhất cho mình.

Khu vực bán chim cảnh cũng thu hút được rất nhiều du khách thập phương đến mỗi khi Chợ Hàng họp chợ. Điều đặc biệt các loại chim phần lớn là chim tự nhiên và được bán theo hình thức mùa nào chim đó. Giá của các loại chim thông thường như chim sẻ, chim cu, chim gáy,… chỉ từ vài chục một con. Chính vì thế nơi này thu hút được rất nhiều người có thú vui chơi chim đến thăm quan và tìm mua. Ngoài ra, ở khu vực này, người ta cũng có bán các loại chim quý có giá từ vài triệu đồng trở lên. Vậy nên có nhiều người chỉ đến đây để thưởng chim, nghe tiếng hót của chúng chứ không mua.

Ngoài ra, Chợ Hàng cũng là một trong những địa điểm khám phá của rất nhiều các bạn trẻ trong những chuyến đi khám phá vùng đất mới của mình.

Chợ Hàng như một bức tranh điển hình của văn hóa bán hàng hóa tân thời trong và ngoài nước, là nơi hội tụ những nét đẹp văn hóa thương mại thời đổi mới không phải chỉ của riêng Hải Phòng mà còn là của Việt Nam nói chung. Nơi đây không chỉ đơn thuần là nơi giao thương buôn bán mà còn được người dân Hải Phòng coi việc đi Chợ Hàng là một thú vui tao nhã vào mỗi dịp cuối tuần. Có những người đến đây chỉ đơn giản là cảm nhận không khí nhộn nhịp, từ tiếng rao của người mua, tiếng của các loại động vật khác nhau hay như đơn giản là tiếng leng keng của đồ vật,… Tất cả đều tạo ra những nét độc đáo nhất của Chợ Hàng.

Độc Đáo Chợ Chim Hoàng Hoa Thám

Sắc màu chợ chim

Theo những người dân ở đây chợ chim Hoàng Hoa Thám – Hà Nội vốn là nơi diễn ra hoạt động mua bán nằm trong khuôn khổ phiên chợ Bưởi hàng tháng. Tuy nhiên, do thành phố xây dựng cấu nối đường Văn Cao và Hoàng Hoa Thám thì chợ chim Hoàng Hoa Thám tách ra họp độc lập.

Chợ chim họp vào những buổi sáng các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 (âm lịch), thu hút rất nhiều người bán tới từ các tỉnh quanh Hà Nội, chủ yếu là Hà Tây, Bắc Giang, Hải Dương…thậm chí có nhiều người dân từ Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên là những vùng đất nổi tiếng với các loài chim cu gáy, họa mi …

Chim ở đây được nhập chủ yếu là miền núi phía Bắc, hoặc do chính những người bán bẫy trực tiếp bẫy được.

Thú chơi chim cảnh từ lâu đã là thú chơi tao nhã của người Hà Thành, nó không chỉ dành cho những cụ già mà còn thu hút những người trẻ tuổi đam mê theo những cung bậc và màu sắc sặc sỡ của yến, oanh, cu gáy, họa mi…

Bên cạnh đó, người đến chợ chim không đơn giản chỉ là để mua chim mà còn có nhiều người tới tham quan, tìm hiểu về chim cảnh, muốn thưởng thức những tiếng hót véo von, réo rắt của những loài chim đủ muôn màu sắc, tạo nên không khí náo nhiệt của một kiểu chợ độc đáo Hà Thành.

Một số người chơi chim có kinh nghiệm cho hay, chợ chim chủ yếu bán những loại chim “mộc”, nghĩa là những loại chim non chưa biết hót về nuôi, giá chỉ khoảng 100 – 200 nghìn đồng. Còn với loại chim đã được huấn luyện giá trung bình là 400 – 500 nghìn đồng.

Những con hót hay, mã đẹp lên tới 2, 3 triệu đồng (những loại chim này thường bán ở các cửa hàng dọc phố Hoàng Hoa Thám), có những con đặc biệt giá tới vài chục triệu đồng cũng có nhưng không phải ai cũng sở hữu được.

Ngoài bán chim, chợ chim Hoàng Hoa Thám còn là nơi bán lồng chim, những chiếc lồng bằng sắt, gỗ, tre… đủ màu sắc, kích cỡ, giá tiền trung bình là từ 200 nghìn cho tới 500 nghìn một chiếc. Còn những chiếc lồng giá tiền triệu thì thường được bán ở cửa hàng cạnh chân cầu Văn Cao, nhưng với giá tiền ấy không phải ai cũng sẵn sàng chi ra.

Chợ chim còn bán nhiều thức ăn cho chim từ thức ăn bột cám công nghiệp cho tới sâu, cào cào, châu chấu. Những con chim non thường cho ăn các loại côn trùng, sau đó sẽ dần dần trộn chung với cám để luyện cho chim quen với cám công nghiệp.

Kĩ nghệ chơi chim Hà Thành

Theo những tay chơi chim cảnh thứ thiệt thì thú chơi chim cảnh là một kĩ nghệ không mấy đơn giản, mà bất cứ ai nhập cuộc cũng bắt buộc phải học thậm chí phải trả tiền học phí cao vì sự thiếu hiểu biết của mình.

Cu gáy, yến, họa mi, chích chòe, chào mào… là những loại chim được quan tâm nhiều nhất. Theo anh Nguyễn Văn Doanh, một tay chơi chim nhà ở gần chợ chim thì những người mới chơi nên mua loài chim cu gáy, đây là loại chim dễ nuôi, chịu được khí hậu miền Bắc vào những mùa lạnh.

Chim cu gáy nổi tiếng nhất là vùng Phú Thọ. Tuy nhiên, ở chợ chim Hoàng Hoa Thám có nhiều loại chim cu gáy chuyển ra từ miền Nam, cu gáy ở Trung Quốc tràn về.

Với những người thích tiếng hót réo rắt, màu sắc sặc sỡ thì thường chọn chim yến, vành khuyên, chích chòe, họa mi… Tuy nhiên những loại chim này thường khó nuôi, dễ chết nên phải chăm sóc tỉ mẫn…

Đối với chim họa mi, một con chim tốt, hót hay phải có những ưu điểm về hình dáng, có lông mượt, những chiếc lông đuôi cong vút, bên cạnh sườn là hai vệt đỏ, quanh mắt là đường kẻ trắng.

Vì hầu hết những loài chim biết hót thường là chim đực nhưng chuyện phân biệt chim đực, chim cái cũng khá khó khăn. Đơn cử như chim cu gáy ta có thể kiểm tra bằng cách nhổ một chiếc lông đuôi, nếu chân lông màu đen ắt là chim đực, chân lông màu trắng là chim cái.

Còn đối với chim chích chòe người mua thường nhìn vào lông cổ, nếu con nào có lông cổ xanh đen đậm là chim đực, con nào có lông cổ bạc phếch, màu tro là chim cái.

Một con chim “mộc” mới ra tổ, người ta chỉ cần 2 – 3 tháng chăm sóc là chim đã bắt đầu cất tiếng gáy. Thường thì tuổi lồng (tuổi chim) từ 2 năm trở lên qua chăm sóc và tập luyện thì tiếng hót của chim mới vọng và vang.

Bên cạnh đó, những người nuôi chim muốn chim hót vang, có âm điệu cũng phải có “chiêu”. Để có được một chú họa mi hót hay thì cần có một chú chim cái đặt bên cạnh lồng chú chim đực để “tán giọng” nhờ đó giọng hót của chim đực mới hay, trầm bổng và réo rắt hơn.

Từ khóa: hanoitvdai truyen hinh ha noiđài truyền hình hà nộidai truyen hinhdai phat thanhphat thanhtruyen hinhhanoitelevisionradiophát thanhtruyền hìnhhà nộitvHanoi television

Thoải Mái Chọn Chim Ở Chợ Hàng ‘Độc’ Đà Nẵng

Mua chim… đi anh!

Chợ hàng “độc” chỉ bán duy nhất một mặt hàng chim rừng để nuôi làm cảnh tụ tập trên vỉa hè đường Nguyễn Hữu Thọ, cạnh bệnh viện Quân y 17, thuộc phường Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Đây có thể nói là chợ bán hàng “độc” là chim lớn nhất Đà Thành từ trước đến nay mà tôi thấy.

Vừa dựng xe bên vỉa hè, 3 cô gái không biết trẻ hay già, xấu hay đẹp do choàng khăn kín mặt để chống nắng chạy ra đon đả mời chào: “Mua chim đi anh. Anh thích loại chim nào? Chim to, chim nhỏ, chim mới ra ràng… loại chi cũng có, miễn là anh thích!”.

Thấy khách lạ, mấy chú chim nhảy tứ tung trong chiếc lồng sắt hình vuông. Chị bán chim hỏi: “Anh mua loại chim nào? Chào mào, sáo sậu…? Ở đây, chị em tui bán đủ tất cả các loại chim. Anh thích con nào thì cứ chọn tui bán mở hàng giá rẻ cho…”.

Thấy tôi săm soi những chú chim rừng và lấy máy ảnh ra chụp, mấy chị bán chim tưởng tôi là kiểm lâm hay nhà báo đi kiểm tra chợ chim tụ họp trên vỉa hè này, nên bấm nhau cảnh giác. Một chị bán chim bên cạnh lên tiếng than thở: “Chụp chi nhiều rứa anh hè. Tụi em dân quê không việc làm nên mới đi bắt chim chở ra đây bán kiếm tiền nuôi con mà…”.”Ở quê mùa nắng không biết làm chi kiếm tiền nuôi con ăn học, nên mấy ông chồng tranh thủ lên rừng bắt chim, còn chị em tụi tui chở ra phố bán. Khổ lắm anh à, mấy ngày ni bị đuổi hoài bán đâu có được…”. Chị bán chim tên Phương kể khổ khi tôi hỏi tại sao chủ các hàng bán chim toàn là phụ nữ, con gái? Thì ra các cô, các chị đi bán chim – là thứ mà những người chồng săn bắt được sau nhiều ngày đêm lặn lội ở rừng sâu.

Hầu hết những chủ hàng chim bày bán trên vỉa hè hay chở lang thang khắp các nẻo đường phố Đà Nẵng chủ yếu là dân quê Quảng Nam. Nhiều chị bán chim than thở về cảnh đoạn trường của nghề bán chim. Nhưng cũng nhờ nghề này, nhiều gia đình có của ăn, của để, nuôi con ăn học đàng hoàng. Giàu nhờ chim Với 4 sào ruộng khoán nước trời, nhưng 7 người trong gia đình anh Lê Lâm ở Quế Châu, huyện Quế Sơn, Quảng Nam vẫn sống sung túc đủ đầy. So với nhiều gia đình ở mãnh đất khó nghèo này, gia đình anh Lâm thuộc hàng “đại gia” của làng.

Anh bảo chim rừng có nhiều loại, đắt nhất là chích choè than, khướu, sáo sậu, hoạ mi (chim chiền chiện). Để bán được giá, anh phải cất công đi săn tìm chim non đem về nuôi tập hót rồi mới đem bán. Còn nếu săn được chim mẹ thì giá thấp hơn.Từ nghề săn chim và bán chim cảnh này, anh Lâm tiết lộ mỗi tháng anh kiếm cũng được hơn 15-20 triệu đồng. Nếu trúng mánh, săn được chích choè than, hay khướu con đem về nuôi đến khi biết hót thì vô giá. Tuỳ khách mua, nếu họ thích có con hơn chục triệu đồng.Nhiều nông dân vùng quê khó nghèo ở các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn trở thành “đại gia” làng nhờ chim.Thành “râu” – một “đại gia” chim chốn Đà Thành nói rằng nghề nuôi chim, buôn chim này cũng lắm công phu. Để kiếm được tiền nhờ buôn chim việc đầu tiên phải biết chơi chim và mê chim. Đó là bài học đầu tiên khi tôi lọ mọ tìm hiểu và tham gia vào thế giới của “đại gia” chim nơi đất Đà Thành này.

Đi Một Vòng Mua Đồ Chế Biến Sẵn Ở Chợ Hàng Bè

Chợ Hàng Bè được mệnh danh là một ngôi chợ nhà giàu giữa lòng phố cổ, vì giá cả ở đây luôn đắt hơn các chợ khác trong phố. Thế nhưng “đắt xắt ra miếng”, thực phẩm và đồ ăn thức uống ở đây toàn những thứ hảo hạng.

Chợ Hàng Bè là một khu chợ nổi tiếng đã gắn bó với người dân phố cổ Hà Nội qua nhiều thế hệ.

Dù chưa bao giờ được xây kiên cố mà chỉ gồm những dãy lều lán thô sơ, những hàng quán vỉa hè hoặc quầy hàng nhỏ hai bên đường, chợ Hàng Bè vẫn có sức hút riêng đến mức nhiều người không sống trong phố cổ nhưng trót “nghiện” đồ ăn ở đây, một tuần không ghé chợ Hàng Bè một lần là không chịu được.

Một góc con chợ đặc biệt này.

Ban đầu, chợ họp ở một góc phố Hàng Bè nên được gọi là chợ Hàng Bè. Trong quá trình phát triển, chợ dần dần mở rộng ra phố Gia Ngư và ngõ Cầu Gỗ.

Từ khoảng năm 2000, chợ đã nổi tiếng với dịch vụ bán đồ ăn chế biến sẵn, phục vụ tận răng cho những người bận rộn, không có nhiều thời gian nấu nướng. Có thể nói, chợ Hàng Bè chính là chợ bán đồ ăn chế biến sẵn đầu tiên và nổi tiếng nhất ở Hà Nội.

Thực phẩm và đồ ăn thức uống ở chợ Hàng Bè toàn là những thứ hảo hạng.

Vào năm 2010, chợ Hàng Bè bị giải tỏa và di dời ra ngoài phố Vọng Hà để chỉnh trang diện mạo phố cổ.

Chợ Hàng Bè hiện tại chỉ còn những quầy hàng nhỏ ở hai bên đường phố Gia Ngư và ngõ Cầu Gỗ, không còn sôi động như xưa, nhưng những nét độc đáo của khu chợ phố cổ nảy vẫn được lưu giữ với những mặt hàng đa dạng, ngon xịn, đặc biệt là dịch vụ bán thức ăn chế biến sẵn.

Ở nhiều quầy, khách hàng có thể quan sát các đầu bếp chế biến món ăn ngay tại chỗ và mua ngay khi chúng còn nóng hổi. Điều này khiến cho các món ăn trên phố Hàng Bè trở nên đặc biệt quyến rũ.

Món nổi tiếng nhất và đã trở thành thương hiệu của chợ Hàng Bè là món mắm tép chưng thịt. Thịt chưng mắm tép là món từ Hàng Bè mà ra, nhờ Hàng Bè mà nổi tiếng.

Món thịt này tuy làm không quá khó, chỉ gồm thịt nạc (thăn hoặc vai) xay nhuyễn chưng kỹ cùng mắm tép ngon, nhưng làm ngon như Hàng Bè thì ít nhà làm được, chưa kể quá trình thực hiện rất ám mùi trong nhà trong bếp, nên nhiều người chọn mua luôn ở đây cho nhanh.

Khi nhà không còn thức ăn, chỉ cần ra chợ Hàng Bè mua vài lạng về, trộn ăn với cơm nóng là đủ qua bữa ngon lành. Trời mưa lạnh hay bão bùng cũng không phải ngán vì mắm tép chưng thịt là món ăn để được dài ngày. Ở chợ Hàng Bè có đến hơn chục hàng bán món đặc sản này, giá dao động từ 300 – 350k/kg, đóng hộp sẵn 2 – 3 lạng để tiện bảo quản hoặc mua lẻ đóng túi nilon đều có.

Chợ Hàng Bè cũng nhiều hàng bán các loại giò, chả, ruốc… đa dạng, giá khá đồng nhất, ví dụ như chả cốm, chả quế giá 250k/kg, thịt đông 60k – 70k/hộp 4 – 5 lạng, pate khoảng 120k/hộp 5 lạng, giò thủ 280k/kg, ruốc thăn 700k/kg, lạc rang muối 100k/kg… Trong chợ cũng có một hàng chả mực Hạ Long rất đông khách, có quầy rán nóng hổi tại chỗ, giá chả mực là 420k/kg và ruốc tép 150k/hộp 3 lạng.

Chả cốm, chả quế giá 250k/kg.

Thịt đông 60k – 70k/hộp 4 – 5 lạng.

Lạc rang muối 100k/kg.

Ruốc thăn 700k/kg.

Nổi tiếng chẳng kém ở chợ Hàng Bè là các món kho, rim như cá kho và thịt kho tàu, thịt kho dừa, tôm rim. Riêng cá kho ở chợ này luôn làm nản chí các bà nội trợ vụng về.

Dù có mua về đủ cả riềng, ớt, nước hàng và thịt ba chỉ cùng cá ngon thì cũng khó mà kho được nồi cá đặc biệt như thế. Bởi vì cá ở đây được kho bằng nồi gang lớn hàng vài chục cân, kho hàng chục tiếng đồng hồ đến mềm xương, thịt cá đỏ au, chắc nịch và ngấm kỹ mắm muối mới mang ra bán.

Chợ Hàng Bè có khoảng 5 hàng bán cá kho sẵn, nổi tiếng nhất là hàng cô Trinh với món cá trắm kho 220k/kg, cá nục tròn kho 200k/kg. Cá kho nhà cô Huyền giá cũng tương tự.

Cá kho các nhà khác có giá nhỉnh hơn, ví dụ nhà Nghị Hằng cá trắm kho 250k/kg, cá kho củ cải 100k/khúc (khoảng 3 lạng/khúc), cá biển kho 50k/3 con. Ngoài ra còn các hàng bán các đủ loại cá khô rim, mắm khô ăn sẵn, giá dao động từ 250k – 350k/kg, bán theo hộp 2, 3, 5 lạng đóng sẵn.

Những món thịt kho dừa, thịt kho tàu, sườn rim, tôm rim và các món chế biến sẵn khác ở chợ Hàng Bè cũng vô cùng bắt mắt và đa dạng.

Như hàng cô Trinh, cô Huyền bán tôm nõn rim thịt 500k/kg, thịt kho trứng, thịt kho dừa 220k/kg, hàng Nghị Hằng như một “siêu thị” đồ ăn sẵn với sườn xào chua ngọt 300k/kg, khau nhục 250k/kg, dồi sụn 250k/kg, tai mũi luộc 220k – 250k/kg, chả lá lốt 250k/kg, tôm đồng rang 600k/kg, nem tôm cua 12k/chiếc, đậu rán 10k/6 miếng, cá trắm rán 130k – 160k/khúc, còn có cả đồ xào và canh theo ngày, bán linh động tùy theo khách lựa chọn.

Đến chợ Hàng Bè mua đồ mà bỏ qua các món quay cũng thật là phí. Hàng thịt chuyên quay, có bếp quay tại chỗ nóng giòn ở cửa hàng trên phố Gia Ngư có các món gà quay 330k/kg, gà luộc 230k/kg, thịt lợn quay 280k/kg, chim bồ câu quay 110k/con, đùi gà góc tư 70k/đùi.

Các hàng thịt quay phía ngõ Cầu Gỗ có giá thịt lợn quay nhỉnh hơn, 300k/kg, ngoài ra còn có ngan quay 250k/kg, thịt xá xíu 350k/kg.

Thịt lợn quay 280k/kg.

Không chỉ món ăn thường ngày, nếu khéo ra, nàng dâu có thể mua cả một mâm cỗ làm sẵn ở chợ Hàng Bè, từ giò chả, thịt gà, nem rán, bánh chưng, xôi gấc và các món xào nấu sơ chế sẵn mang về chỉ việc cho vào nồi.

Chim bồ câu quay 90k/con

Khó đến như món canh mọc cũng có sẵn viên mọc và nấm cùng với bóng bì đã ngâm tẩy, súp lơ chẻ sẵn được bán theo set, chỉ cần nấu sôi nước luộc gà, nêm nếm gia vị thả vào là ngon. Chợ Hàng Bè cũng có món nộm đu đủ gói sẵn cùng với dấm ớt, rau thơm mang về chỉ việc trộn lên là xong.

“Nói chung là ở chợ Hàng Bè cái gì cũng có. Cả tuần chỉ mua đồ ăn sẵn ở chợ này thôi cũng không sợ trùng món, mà món nào cũng ngon, nhắm mắt mua cái gì cũng ngon. Bán hàng kém không trụ được ở đây đâu. Người chưa mua nghe giá thì bảo chợ này dành cho nhà giàu, người ít tiền vào hỏi giá đã thấy toát mồ hôi, nhưng không phải đâu, đồ ăn sẵn chợ này giá cao hơn là vì toàn hàng ngon hàng tuyển, bỏ đồng tiền ra mua nó giá trị vì được ăn miếng tinh tế.

Thà ăn một miếng ở chợ Hàng Bè còn hơn hai ba miếng mà kém ngon hoặc chỉ tầm tầm, ăn tạm. Nên ai đã biết rồi thì sẽ mê chợ Hàng Bè lắm, người ta hiểu giá trị của đồng tiền bỏ ra mua miếng ngon, đẹp để ăn” – cô Hằng, một tiểu thương chợ Hàng Bè tự hào nói về nét đặc trưng của ngôi chợ nổi tiếng phố cổ như thế.

#Đi #một #vòng #mua #đồ #chế #biến #sẵn #ở #chợ #Hàng #Bè.

Nguồn: nguoi-noi-tieng.com.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chợ Hàng – Phiên Chợ Quê Độc Đáo Của Hải Phòng trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!