Đề Xuất 3/2023 # Chơi Chim Và Làm Cám (Phần 1) # Top 7 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Chơi Chim Và Làm Cám (Phần 1) # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chơi Chim Và Làm Cám (Phần 1) mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giai đoạn cách đây gần 2 năm, vào khoảng đầu năm 2014, trong nhà còn linh tinh ít nhất cũng 5-7 chú chim. Cái thú chơi hấp dẫn nhưng khá tốn thời gian, chứ không được nhàn hạ, tao nhã như các cụ khi xưa. Kinh qua mấy năm tò mò nghiên cứu, thực hành, áp dụng trên những loại chim đã chơi, đúc kết được một số kinh nghiệm nho nhỏ trong việc nuôi chim, cũng như công thức cám cho anh em đam mê cùng suy ngẫm. Viết ra đây cũng coi như là tổng hợp lại, để dành khi về già có lúc nào đam mê trỗi dậy thì còn có tài liệu mà nghiên cứu lại.

Như anh em chơi chim đã biết, chào mào là loài chim dễ nuôi, dễ gần, siêng hót, bình dân, được đánh giá là loài chim dễ chơi nhất cho các anh em mọi miền. Tôi đây cũng vậy, giai đoạn đầu khi bước vào chơi chim, bập bõm với chú chim chào mào hót tiếng mái (vì lúc đầu nào có biết lựa chim), nhưng cái cảm giác thích thú khi nhìn nó mở miệng hót thật là rõ rành rành, không lẫn đi đâu được. Chơi rồi mới thấy, thức ăn cho chim cũng lắm nhiêu khê, từ những ngày đầu với công thức cám của CADN, chú chim chơi rất căng, đá tay tanh tách, nhưng cái chưa vừa ý là chim ăn phân không đẹp và rất hôi. Điều này làm tôi suy nghĩ và tìm hiểu nhiều thêm về việc làm cám chim. Giai đoạn đầu là giai đoạn ham hố nhất, mua sắm chim nhiều nhất, nhưng toàn thứ linh tinh nhất, bỏ tiền nhưng chẳng thỏa lòng mỏi mong. Đây ắt cũng là cái sai lầm hay mắc phải nhất khi bắt đầu dấn thân vào một thú vui nào đó. Tôi mua 3-5 con chào mào, nhưng chẳng con nào ra hồn cả. Cá nhân thì mới chơi, kinh nghiệm chưa nhiều, kiên nhẫn chưa có, không đủ sức thuần những chú bổi cho ra hồn, ra dáng được. Nhân đây xin lưu ý với anh em về những ngày đầu, nên nhờ người chơi trước, chọn giúp cho mình một con bổi lỡ, hoặc thuần, dù có tốn kém, nhưng là cách tốt nhất để làm quen và nuôi dưỡng đam mê.

Thời gian sau, nào chòe than, chòe lửa, họa mi, vành khuyên, sơn ca, tôi đều chơi qua cả. Mỗi loại đều có công thức cám riêng, được tôi tổng hợp từ nhiều nguồn, áp dụng trên những chú chim yêu quý. Kết quả thu được ban đầu cũng khá khả quan, nay xin chia sẻ với anh em cùng chung niềm đam mê này. Tôi sẽ liệt kê lần lượt, theo thứ tự ừ bài cám mà tôi tin tưởng và đạt hiểu quả tôi cho là rõ rệt nhất đến những bài cám tôi không nắm rõ mười mươi.

Đầu tiên là cám cho vành khuyên: gồm cả 2 bài, cám cho mùa thay lông và cám líu.

1/ Cám thay lông cho vành khuyên.

Đậu xanh 450 gram

Đậu phộng 50 gram

Ba vì 100 gram

Bột nhộng tằm 100 gram khô (sấy từ 500g tươi mua ở chợ)

Trứng vịt 80 gram (16 lòng đỏ)

Cà rốt 150 gram

Đường 10 gram

Vani 2 ống

Kỳ từ 50 gram

Sơn tra 20 gram

Mật ong 20 gram

Phấn hoa 20 gram

Sữa ong chúa 2 viên

Thuốc canxi 500mg 2 viên

Vitamin 3B 2 viên

Vitamin E 1 viên

Vitaplús 1 thìa cafe.

2/ Cám líu cho vành khuyên.

Đậu nành 200 gram

Đậu xanh 250 gram

Đậu phộng 50 gram

Ba vì 100 gram

Bột nhộng tằm 100 gram khô (sấy từ 500g tươi mua ở chợ)

Trứng vịt 120 gram (24 lòng đỏ)

Cà rốt 100 gram

Đường 20 gram

Vani 2 ống

Kỳ từ 50 gram

Sơn tra 20 gram

Mật ong 20 gram

Phấn hoa 20 gram

Sữa ong chúa 2 viên

Thuốc canxi 500mg 2 viên

Vitamin 3B 2 viên

Vitamin E 1 viên

Vitaplús 1 thìa café

Andriol Testocap 8 viên

Bàn thêm về thuốc Andriol Testocap, là một loại thuốc điều trị sinh lý nam, tăng cường hoocmon sinh dục nam. Có thể coi đây là một loại thuốc kích, nhiều người bàn tán về việc nên hay không dùng thuốc khi chơi chim, riêng tôi đã thử nghiệm trên vành khuyên và sơn ca, việc dùng thuốc với liều lượng vừa phải mang lại kết quả tốt, chưa quan sát thấy hiệu ứng phụ khi dùng thuốc cho chim.

Hôm nay tạm dừng bài viết ở đây, để hôm nào rãnh sẽ viết tiếp về cám chích chòe, họa mi và sơn ca.

Cách Huấn Luyện Chim Ưng (Phần 1)

Cách nuôi chim ưng là một môn chơi mới và đang được người trre rất thích thú, tò mò tìm hiểu. Ở Việt Nam, thú chơi chim ưng chưa phải là phổ biến song ở các nước như Trung Quốc hay Mông Cổ thì không còn là chuyện lạ.

Đầu tiên bạn phải nuôi tốt con chim ưng của mình, làm quen với nó thì mới mong có thể thuần được nó. Khi ưng bị bắt chim ưng thương có phản ứng rất mạnh, cơ thể con chim ưng thường có những thay đổi, phản ứng gẫy gữa mạnh và hoảng sợ làm thân nhiệt của chim tăng cao, cơ thể có thể mất nước,lông chim đi xù loạn lên và có thể dích cả đất. Cơ quan hô hấp và khí quản cũng có thể bị đất dính vào. Sau khi về đến nhà đứng trên cầu đậu, chim ưng có thể không quen với hoàn cảnh mới có thể có biểu hiện bất an và hoảng loạn, nhảy loạn và có hiện tượng lôi cần đậu. Trong trường hợp đó ưng sẽ bỏ ăn, nếu muốn cho chim ăn có thể dùng phương pháp người chim hợp nhất cầm ưng để ưng ăn. Nhưng phương pháp đó sẽ làm tẳng biểu hiện phản ứng của ưng, làm tổn hại đến cơ thể ưng làm tăng sự phản cảm và tăng tính phản kháng của chim làm chim thù địch và mất tính thân thiện với bạn cách làm đó chỉ giúp bạn tạo ra một chú chim bố đời, hoàn toàn không có lợi trong quá trình huấn luyện chim sau này. Chim ưng khi về đến nhà nó cũng sẽ không ăn và bạn phải tìm cách loại bỏ cảm giác không thích ứng của con chim.

Để thuần được chim ưng rất khó, đòi hỏi cần có kiến thức về loài ưng mà mình nuôi hiều được tập tính của con chim . chỉ có sự tôn trọng với tập tính của loài ưng sự nhẫn nại và kỹ tính với các tập tính của ưng thì ưng mới thuận theo ý người mang lại nhưng thành quả to lớn.

Đối với việc tắm cho ưng cũng khó không kém, có người cầm hai cánh của ưng lưng úp và chậu nước nhứng vào tắm cho chim. phương pháp đó tắm sẽ nhanh nhưng ưng sẽ sợ người, lợi thì có lợi mà răng chẳng còn. Cách tốt nhất là xịt nước cho ưng.nhiều cao thủ dùng cách ngậm nước vào mồn rồi phun vào ưng. vừa nhanh vừa có lợi cho ưng quen với mùi người,nhưng nếu làm quá mạnh và mới bắt đầu ưng sẽ không quen với cách này. Tốt nhất lúc đầu nêu dùng bình phun sương, làm chậm rã không vội vã làm ướt từ từ.

Bộ phận tản nhiệt của ưng là móng vuốt và phần chân dưới không lông, nếu nóng quá chim cũng sẽ mở miệng thở làm mát.xịt nước cho ưng nên bắt đàu từ chân ưng,sau đó là phần ức trước và phần lưng , làm ướt chim từ từ. Trong quá trình xịt nước cho chim nên chú ý đến phản ứng của chim.dùng cách và cường đọ chim có thể chấp nhận được. Đơn giản là dùng nước lạnh, nước trà pha loãng, tốt nhất là nước đun sôt để nguôi(hơi ấm chút).nếu có thuốc bắc (bách bộ) đun sôi để nguôi xịt cho chim , có thể chữa được bệnh mọt lông (chú ý không xịt vào phần mỏ).

Sau khi xịt nước tắm, chim thường xù lông và lắc lông,lắc đi nước và một phần chất bẩn. Nhiệt độ cũng giảm xuống khi nhiệt độ giảm xuống chim cũng sẽ ngoan ngoãn hơn sau khi xịt nước có thể để khô tự nhiên, hoặc dùng máy sấy tóc trong nhà, gió từ máy sây ấm, ưng sẽ thích và có cảm giác được thoải mái. Nếu trong quá trình xịt nước ưng mở miệng ngáp nước thể hiện ưng đang cần uống nước .

Bạn đừng quên theo dõi phần tiếp theo để biết thêm thông tin về quá trình huấn luyện chim ưng.

Nguồn: sưu tầm

Kiến Thức Cơ Bản Về Chim Họa Mi (Phần 1)

Nuôi chim họa mi không phải quá khó song cũng không phải đơn giản, nếu bạn chuẩn bị hoặc mới nuôi chim họa mi thì bài viết này sẽ rất có ích cho bạn.

Cách chọn chim hoạ mi:

Về tổng thể: Chọn chim già rừng, hình thức phải thuộc một bộ nào đó ( ngũ trường hoặc ngũ đoản) tác phong chững chạc, nhảy lên xuống theo quy luật, dù nó là chim mộc. Khi nhảy phải phát ra âm nặng ( nghe Phịch phịch chứ không phải xoạch xoạch )Bộ lông Hoạ Mi: chọn chim có bộ lông mỏng, mềm và tơi xốp tơi, sáng màu, vùng lông trắng dưới bụng càng rộng càng tốt (chú ý tránh lông dầu, loại chất lông có màu xẫm và bết dính, không tơi. Vì loại chim này khó thuần dưỡng và khi đã mất lửa thì rất khó hồi phục)Đầu Hoạ Mi: chọn chim có tảng đầu to, phẳng, gáy dài, lông đầu thưa và ngắn, càng ít hoa càng tốt. hai bên thái dương càng vuông càng tốt.Mắt Hoạ Mi: chọn loại mắt nhỏ, méo, mí dày, nhăn nheo, tối màu, con ngươi nhỏ và đục nhìn có vẩn như phù sa, hoạ đóng cao, lam mắt rộng và càng ít lông mi càng tốtMỏ Hoạ Mi: chọn mỏ xẻ hoặc mỏ đúp đa là tốt nhất, nếu mỏ kênh, lỗ mũi to thì hay hót, chim chiến thì cần có hàm sâu và mỏ dưới dày, cạnh mỏ sắc, sống mỏ cao

Chân Họa Mi: chọn chân khô, giống như cái chân gà phơi nắng, màu trắng vàng là tốt. Móng ngắn, cong, sắc nhọn, nhìn rõ tia máu trong lõi móng.Đuôi Hoạ Mi: chọn đuôi dài cho bộ ngũ trường và đuôi dẻ quạt cho bộ ngũ đoản, đuôi dẻo, đệm đuôi dày.Cánh Hoạ Mi: chọn cánh buồm, hơi xệ, nhưng không phải xệ vì bị suy. Về cơ bản là vậy, nhưng trên thực tế thì phải tuỳ cơ ứng biến cho phù hợp với điều kiện của mình, vì trên thực tế rất khó chọn được 1 chú chim hoàn hảo như lý thuyết.

Một số điểm cần tránh khi chọn chim Họa Mi:

Họa Mi non rừng: Nhỏ con, mép vàng, lông mịn, chân tròn và ướt (ví như da em bé ) Nếu còn mộc thì khi ta động vào lồng nó nhảy và húc đầu lung tung không có 1 quy luật nào cả. Nếu đã thuộc thì có các biểu hiện sau: ở trong lông thì ỉa bậy và hay bới phân; treo trên cây thì hay vặt lá, bẻ cành nhìn cứ ngồ ngộ như đứa trẻ con vậy. Khi đặt dưới đất thì bới đất nhặt cát và tha các thứ linh tinh vào lồng; khi hót thì tắc cú, giật cục không thành bài vì chưa tốt nghiệp trường nghệ thuật tại rừng (chim chưa trưởng thành)Họa mi lông dầu: tôi đã nói ở trên, loại này có bộ lông tối màu và bết dính, mặt lông bóng như dầu nhớt. loại này rất khó thuần và khi đã mất lửa thì rất khó lại được

Họa mi gáy lợn: gáy của nó không phẳng xuống lưng, mà có chỗ gợn lên như gáy con lợn. Loại này nếu chơi hót thì còn tạm chứ nếu chơi chiến thì dứt khoát không mua. Vì loại này dù có căng đến mấy thì khi đánh cũng nhát đòn và chạy sớm, thậm chí chỉ nghe đối phương hót cũng tự bù đầu…Họa mi rậm đầu: Không nên chọn những con chim có bộ tóc dày, rậm và nhiều hoa. vì loại này là chim nhát, khó chơi và kém cả hót lẫn đánh.Mắt loãng và sáng màu: Mắt là thứ quan trọng nhất, khi chọn không nên chọn con có chất mắt loãng, sáng long lanh như giọt sương.Mắt lộ khóe: Không nên chọn chim có mắt lộ khóe. (mắt đóng không kín) cái da mắt không che hết con ngươi mà để lộ ra cái khóe mắt (chính là chỗ hay đùn gỉ ở mắt người)

chúng tôi

Kỹ Thuật Nuôi Chim Khướu Bạc Má (Phần 1)

Chim Khướu Bạc Má hay còn gọi là chim Khướu Bách Thanh hót hay nhất trong các loài Khướu, chúng có thể hót nhiều giọng khác nhau nên được dân chơi chim cảnh rất ưa chuộng.

Tại nước Việt Nam ta, chim Khướu có mặt khắp cả ba miền Nam, Trung, Bắc, với số lượng khá nhiều. Nhưng loài chim Khướu lại sinh sống theo vùng, chỉ những nơi thích hợp với chúng chứ không phải cả nước nơi nào cũng có.

Tuy vậy, dù sinh sống thích hợp ở đâu mà bắt về nuôi bất cứ ở tỉnh thành nào trong nước Khướu cũng đều tỏ ra hợp với phong thổ cả. Như con Khướu Mun ở tận miền Bắc giá lạnh đem vào nuôi ở miền Nam hai mùa mưa nắng, vẫn sống mạnh, hót hay. Ngược lại, con Khướu Bạc Má sinh sống ở Phú Giáo Bình Dương đem lên nuôi ở xứ sương mù Đà Lạt vẫn tỏ ra hợp với khí hậu khác lạ với nơi sinh trưởng của nó. Vì vậy, nhiều người cho Khướu là giống chim rừng dễ nuôi.

Chỉ nơi nào có rừng già, rừng thưa, có khi cả rừng chồi mới có Khướu sinh sống, Khướu không sống vùng đồng bằng, nhưng lại có mặt ở vùng núi non, khe suối…

Tại nước ta, Khướu cũng có nhiều loại. Đại để có hai loại chính là Khướu Mun và chim Khướu Bạc Má.

Nhưng chim Khướu bạc má có tên khoa học là Garrulax chinensis được chia làm 2 loại về mục đích chơi:

+ Chim Khướu hót: nuôi để nghe hót, thư giãn đầu óc, làm cho tinh thần được sảng khoái, giảm stress trong công việc và đời sống.

+ Chim Khướu đá: nuôi dùng để chọi, có thể chọi để thư giãn hoặc đơn giản chỉ muốn bá đạo

Nếu người mới tập nuôi chim Khướu thì khó mà phân biệt con nào là Khướu đá, con nào là chim Khướu hót. Có người từng mua một con chim Khướu, nhưng nuôi mãi thì thấy nó nhát và ít hót, hay phồng má khi nghe người khác hót trêu, họ nghĩ con chim Khướu này có vấn đề, nhưng thật ra nó mang tố chất của 1 con chim khướu đá dũng mãnh.

Ở trong miền Nam không có chim Khướu Mun, nhưng ở miền Bắc lại có chim Khướu Bạc Má. Nhưng chim Khướu Bạc Má ở miền Bắc khác với Bạc Má trong Nam, ở chỗ màu lông hơi xám hơn, đốm lông trắng ở hai má hơi nhỏ hơn, mặc dù hình dáng và giọng hót rất giống nhau.

Chim Khướu Bạc Má trong Nam, tùy theo vùng chúng sinh sống mà màu lông có khác nhau chút đỉnh. Chẳng hạn chim Khướu vùng Bảo Lộc màu lông hơi xám. Còn Khướu ở Phú Giáo thì màu hung hung đỏ, Khướu Khe Sanh thì màu xám đen…

Khướu Bạc Má có thân hình lớn hơn Khướu Mun một tí. Nhưng sự so sánh này không phải là chính xác tuyệt đối, vì giống Khướu có con to con nhỏ, chứ không có sự lớn đồng đều một cỡ như nhau, mặc dầu hình dáng thì giống nhau như đúc. Bằng chứng như quí vị thấy đó, có nhiều con Khướu Mun còn lớn xác hơn cả Khướu Bạc Má. Cũng có con Khướu Mun còn lớn xác hơn cả Khướu Bạc Má. Cũng có con Khướu Bạc Má thân mình nhỏ choắt như chim mái Khướu Mun…

Cách chọn Khướu Bạc Má:

Khướu Bạc Má phần nhiều có lồng màu xắm tro ửng vàng nhưng cũng có giống lông màu hung hung đỏ (Khướu vùng Phú Giáo và Lâm Đồng). Thỉnh thoảng ta cùng gặp một số con lông vàng lợt như lông gà mái vàng… Thưììng thì những con lông vàng thì chân cũng vàng trông cũng lạ mắt.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chơi Chim Và Làm Cám (Phần 1) trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!