Đề Xuất 5/2023 # Chùa Phước Huệ Tại Thành Phố Tacoma, Tb Washington: Đạo Tràng Của Tuệ Giác Và Tâm Từ Ái # Top 14 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 5/2023 # Chùa Phước Huệ Tại Thành Phố Tacoma, Tb Washington: Đạo Tràng Của Tuệ Giác Và Tâm Từ Ái # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chùa Phước Huệ Tại Thành Phố Tacoma, Tb Washington: Đạo Tràng Của Tuệ Giác Và Tâm Từ Ái mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sau 16 năm ròng rã sinh hoạt Phật sự và tu học trong hoàn cảnh eo hẹp và đầy khó khăn nghịch cảnh về mọi khía cạnh từ tinh thần đến phương tiện vật chất, và sau 2 rưỡi năm quyết tâm xây dựng, giờ đây, Đại Lễ Khánh Thành Chùa Phước Huệ, sẽ được long trọng tổ chức vào lúc 10 giờ sáng chủ Nhật, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (nhằm ngày 27 tháng 7 năm Canh Dần) tại số 2625 72 ND St, Tacoma WA 98404.

Đại Lễ Khánh Thành Ngôi Già Lam Phước Huệ đánh dấu một sự kiện trọng đại đối với Phật tử địa phương và Phật tử phương xa đã từ lâu gắn bó với sinh hoạt tu học và tận hiến công sức cho công tác xây dựng để có một đạo tràng mới, một Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo trên Vùng Tây Bắc.

Một chút tiểu sử về Chùa Phước Huệ

Với tâm nguyện xây dựng một Trung Tâm Văn Hóa đúng nghĩa là Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam, khởi đầu Chùa tọa lạc trên đường 48 th, East thành phố Tacoma, rộng khoảng gần 2 mẫu (acre). Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác là Thầy của Thượng Tọa Thích Phước Toàn được thỉnh ý đặt tên cho ngôi chùa, và Hòa Thượng đã hoan hỉ đề nghị tên chùa là Phước Huệ; nghĩa là lấy Chánh Trí Tuệ làm sự nghiệp và lấy Chánh Phước Đức làm Từ Bi và khiêm cung làm năng lượng để tu học tăng tiến. Từ đó, ngôi chùa ra đời và mang tên Chùa Phước Huệ hay Phước Huệ Thiền Tự thì cùng là một. Nhưng sinh hoạt gặp trở ngại vì Chùa nằm lọt trong một khu dân cư và đã gặp sự phản đối. Do đó, Thầy Thích Phước Toàn, Viện Chủ đã cùng 6 Thầy và 52 nam, nữ Phật tử quyết định phát mãi mảnh đất cũ để mua mảnh đất mới rộng hơn 6 mẫu nằm trên đường 72 ND, để xây dựng nên Ngôi Già Lam mới hiện nay.

Biến Ước Mơ Thành Hiện Thực

Trên đất mới mua, Thầy Viện Chủ và một số Phật tử đã phải ra sức sửa sang hai ngôi nhà cũ dùng làm nơi sinh hoạt Phật sự tạm, ngoài ra Thầy phải cất công tìm mua đất đổ bồi vào chỗ trũng, vừa tự mình lái máy ủi để ủi và san lấp cho mặt đất bằng phẳng để chuẩn bị cho công tác xây dựng ngôi chùa.Một vấn đề nan giải là làm sao để có tài chánh dồi dào và một lực lượng nhân sự bean vững để thực hiện dự án xây dựng và đây là nỗi băn khoăn canh cánh trong lòng Thầy Viện Chủ.

Do tâm nguyện xây dựng một ngôi chùa trong tâm tưởng thành một ngôi chùa thực sự, đã dẫn Thầy Phước Toàn đến một khúc quanh tư duy đầy thử thách và kỳ thú. Thầy nhận định Phật tử Tacoma luôn luôn là một đạo tràng hộ pháp gắn bó, hy sinh và tinh tấn, tuy nhiên là một cộng đồng nhỏ, không đủ khả năng để đáp ứng một nhu cầu lớn lao về tài chánh. Thầy tâm sự:”Sự thể này làm cho tôi có những lúc ngồi thiền quán cũng như nhiều lần trong giấc ngủ, dường như có một tâm thức thứ hai đã nói vào tâm thức của tôi là tôi phải bưng bình bát đi vào cuộc đời. Và rằng phải trui luyện ý chí nhẫn nại nhiều hơn nữa, bởi vì trong khi bưng bình bát đi như thế thì cũng sẽ gặp lắm điều bất ý. Ngoài những hảo tâm hoan hỷ sớt bát ra, sẽ có những người sớt những thức ăn khó nuốt và những thức uống khó trôi.

Quả thật khi tôi dấn bước,đơn thân rời trú xứ để lên đường, đôi khi suốt cả 2 đến 3 tuần lễ hoặc cả tháng, phải đi gõ cửa từng nhà, khắp các tiểu bang của nước Mỹ và Canada, xa hơn nữa là qua đến Úc Châu. Hễ có người chỉ dẫn nơi nào có người Việt Nam là tôi cứ đến gõ cửa, ngoài chuyện nhịn đói nhịn khát, thức ngủ khi lỡ đường, còn bị được tặng cho những lời mà với người bình thường thì thật là khó nghe, khó nhẫn, nhưng với người tu thì hoàn cảnh nào cũng đều phải hoan hỷ là điều tiên quyết.”

Chính trong tình cảnh như vậy, tâm tình của Thầy lung linh như tâm tình của người lữ hành cô đơn cất bước đăng trình trên những nẻo đường vô định mặc cho có lúc mưa rơi, có lúc bình minh rực rỡ; ngắm nhìn trúc lay, chim hót; nhìn mây trắng bay lửng lơ trên cao xanh, tay ôm bình bát mà tưởng mình như bạch hạc nghiêng cánh bên trời thênh thang rộng mở. “Tay bưng bình bát. Dạo bước một mình. Mưa rơi lác đác. Trong nắng bình minh. Trúc lay, chim hót. Gió dạt khua linh. Sóng xô bãi cát. Cảnh trời lặng thinh. Nghiêng mình cánh hạc. Mây trắng thênh thênh. Một con bướm lạc. Đậu giữa vô hình.”(Cô Lữ-Thơ Tuệ Minh)

Phần khác, về hành chánh, xin phép xây dựng rất khó khăn, chùa đã phải theo đuổi suốt gần 4 năm với những đòi hỏi và thay đổi của sở điện lực của thành phố và luật của Quận Hạt Pierce. Cuối cùng, ngôi Chùa trong ước mộng đã xây dựng hoàn toàn viên mãn ; tuy nhiên, Chùa đã thiếu nợ nhà băng và Phật tử số tiền hơn $600.000.

Cảnh Trí Phước Huệ Thiền Tự

Giờ đây, khách đến chùa gặp ngay chính giữa đường vô là bảng hiệu Chùa là một khối sa thạch lớn; mặt trước để khắc tên chùa, mặt sau khắc bức phù điêu của Phật Di Lặc. Mục đích là để thiết trí cho liền lạc với những khối đá thiên nhiên đã được đặt trong sân, kế đó là để làm bình phong cho ngôi chùa và bức phù điêu Phật Di Lặc nói lên sự hoan hỷ tươi vui lúc bước vào đất Già Lam.

Tiến vào một đoạn nữa khách chiêm ngưỡng tượng Đức Quán Thế Âm sừng sững lộ thiên bằng cẩm thạch màu trắng, nơi đây mở đầu cánh cửa Từ Bi, đón nhận và chào đón tất cả mọi chúng sanh không phân biệt thân thù, không giai cấp; bình đẳng Phật tánh, luôn luôn lấy pháp thương yêu, hiểu biết của Phật, Bồ Tát để đùm bọc, che chở lẫn nhau.

Bên phải, từ ngoài nhìn vô là khu vực tượng trưng cho Vườn Lâm Tỳ Ni, là nơi Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời để đi đến thành Phật cách nay 2664 năm. Ở đây có Bà Hoàng Hậu Ma Gia, 1 tỳ nữ, hai Thiên Nữ và một đạo sĩ A Tư Đà được thiết kế trong vườn cảnh của hồ Tịnh Thuỷ, mang dáng hình thể bản đồ Việt Nam chữ S . Trên đỉnh có Đức Quán Thế Âm với bình Tịnh Thuỷ, dưới chân tượng là thác Bản Giốc, Thành Thăng Long-Hànội, giữa có cây cầu Hiền Lương. Vào một đoạn có thành phố Huế, đi vô nữa là thành phố Sàigòn. Và có cả tháp Di Lặc cốt để tạo dáng cho cảnh hồ.

Đi sâu vào bên trong là khung cảnh của Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thích Ca Thành Đạo. Có hai chị, em của tín nữ Tu Sa Đa dâng sữa và dâng trái cây lên Đức Phật, trước khi Ngài thành đạo. Bên cạnh cảnh Bồ Đề Đạo Tràng có tượng Địa Tạng để sẵn (sau này, Chùa có đủ tài chánh sẽ xây một bảo tháp để thờ những kim tĩnh của những Phật tử qua đời đã hỏa táng và gửi vô Chùa). Bên cạnh tượng Địa Tạng là Quan Âm Các để bảo vệ tượng Quán Thế Âm bằng ciment, thỉnh từ Việt Nam qua nhưng không chịu nổi thời tiết nắng , tuyết vùng Tây Bắc.

Bên trái từ ngoài nhìn vào, nằm giữa ngôi chùa và hội trường là khung cảnh vườn Lộc Uyển là nơi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như. Cũng từ phía này, đi ra ngoài, khách sẽ gặp tháp chuông. Quả chuông Đại Hùng này được đúc từ Huế đưa qua vào năm 2003, đến năm 2005, khi Thầy Viện Chủ đi dự lễ An Vị Phật ở Florida thì ở nhà, quả chuông bị mất trộm. Khoảng 1 tháng sau, có một gia đình Phật tử đã phát tâm đúc một quả chuông khác nhỏ hơn từ Hànội gởi qua, hiện được đặt tại chánh điện. Hai năm sau, vào cuối năm 2007, có người gọi điện thoại đến cho biết quả chuông bị mất đang ở trong kho hàng của ông. Thầy Viện Chủ đã đến coi và nhận diện đúng là quả chuông của chùa bị mất thì người chủ chở chuông trả lại chùa. Và đó là bảo tháp rất trang nghiêm để chưng quả chuông bị mất trộm đã trở về.

Phía ngoài táp chuông này có một gốc cây cidar, dưới gốc cây rợp bóng mát, là khung cảnh Đức Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn.

Sau cùng, bước vô chánh điện, khách sẽ đi dưới Đại Bi Hùng Điện, trên đó có chưng hàng trăm tượng Đức Bổn Sư Thích Ca nhỏ, rồi khách sẽ chiêm ngưỡng bức tượng Phật Bổn Sư bằng đồng, cao 3m5 và nặng 3 tấn, toát ra vẻ uy nghi, hùng tráng.

Trong những dịp hàn huyên sau buổi lễ chính của ngàu Chủ Nhật hàng tuần, Thầy Viện Chủ tâm tình: “Chúng tôi cũng như tất cả quí Phật tử Tacoma nói riêng, Phật tữ thập phương nói chung, xa hơn nữa là người Việt tha hương đều mang một tâm trạng tha hương buồn, và chắc chắn rằng đều có một tâm nguyện như nhau, đó là đem hết khả năng của mình để bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam, vì nếu Văn Hóa Vìẹt Nam còn thì người Việt còn. Nếu là đúng tâm nguyện như thế thì chúng ta không phân biệt tôn giáo, hãy xích lại gần với nhau hơn và nâng đỡ lẫn nhau, tạo đoàn kết để giữ gìn và phát huy cả nền văn hóa tâm linh lẫn văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Xin tất cả mọi người bỏ qua tất cả những dị biệt để trở về Chùa, là Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam để cùng hỗ trợ, bảo tồn và phát huy, hầu truyền trao lại cho các thế hệ con cháu của chúng ta mai hậu.”

Chủ Nhật, ngày 5 tháng 9 năm 2010, một ngày trọng đại ghi lại một dấu ấn của Phật Giáo Việt Nam trên Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Xin nồng nhiệt chào mừng một công trình phát huy văn hóa Phật Giáo Việt Nam đã hoàn thành. Xin cảm niệm công đức của ngững người con Đức Phật Thích Ca đã đem trí tuệ, tấm lòng và tận hiến công sức để góp phần cùng Thầy Viện Chủ hoàn thành tâm nguyện xây dựng Ngôi Già Lam nơi đây.

Xin được trang trọng kính gửi đến quí vị lời chúc lành nồng nhiệt.Tacoma, ngày 24 tháng 8 năm 2010. Mùa Vu Lan Báo Hiếu.

Hỏi Từ “Thành Phố” Chào Mào

TTH – Không ai thống kê hết cả nước có bao nhiêu con chào mào ria đỏ (Pycnonotus jocosus) đang nuôi nhốt phục vụ sự đam mê của con người. Chỉ biết người chơi thường tổ chức những giải đấu rầm rộ, với hàng trăm, hàng nghìn người mang chim đến tham gia. Để có chim quý, họ có hẳn một hệ thống chân rết tìm mua những con chào mào hay, mà hay nhất vẫn là chào mào Huế, bất chấp giống chim này là động vật hoang dã đã được pháp luật bảo vệ.

Thi chào mào từng được tổ chức trong kỳ festival, nhưng tới đây sẽ dừng lại

Giống chim chào mào nhỏ nhắn xinh xắn, có cái mũ nhô cao, từ xưa đã hút hồn các bậc vương tôn, công tử ở Huế. Tài liệu cũ để lại vẫn nhắc đến thú chơi gà, cá, chim của khách tao nhân. Ngày xưa họ không nuôi nhiều như bây giờ. Những người có điều kiện thường tuyển, chăm một đến hai con thành chim mồi, ngày ngày nghe hót, lấy cảm giác thảnh thơi. Sau tết, họ hẹn nhau mang chim vào rừng để bẫy, chọn những con tốt mang về thuần dưỡng.

Thú chơi chim ngày xưa kể ra cũng nhã. Đó là ngoài việc vào rừng, chọn một thân cao đặt lồng chim mồi lên trên rồi vạch cỏ, nghểnh tai nằm nghe hót đấu, người chơi còn phải tự chuốt những thanh tre già, làm nhà cho những chú chim yêu quí. Hoặc tự tay rang gạo, trộn trứng gà mang phơi nắng thật khô để nuôi. Ông Hoàng Tú Nam, một người sống gần phủ Vương trên đường Nguyễn Sinh Cung vẫn nhớ: Ngày xưa các mệ vẫn thường hẹn mang chim vào phủ để thi đấu. Chim được nuôi trong những chiếc lồng tre rất đẹp, ngoài phủ áo lồng bằng vải lụa. Các mệ đi trước, người hầu mang lồng theo sau. Đến nơi, mệ tự tay thả chim vào lồng. Đấu chào mào xưa thường đấu theo từng đôi, các mệ ngồi xem và đặt cược… Cũng vì máu mê với chim, cá… nên thi thoảng các mệ vẫn bị vua quở trách.

Không kém các bậc vương tôn, thú chơi chào mào lan rộng, phổ biến khắp lớp thị dân và dân sống vùng ven TP Huế. Kí ức nhiều người già vẫn còn lưu nhiều mẩu chuyện ra đồng đuổi bắt chào mào đến đen da, cháy tóc. Con chào mào mang về có khi chỉ được nuôi trong cái chẹp bắt cá dân dã. Các cụ vẫn tự làm bột nuôi chim, tất nhiên không nhiều chất dinh dưỡng như bột của các bậc vương tôn, nhưng bù lại, “thực đơn” cho chào mào của họ được bổ sung thêm nhiều loại châu chấu, cào cào. Trong những ngày tết, cạnh những trò bầu cua, hò giã gạo… người dân xưa vẫn có không gian cho những trò đá chim, đá gà, đá cá. Phần thưởng lúc này có khi chỉ là những cái vỗ tay tán thưởng.

Đến ngành “công nghiệp”… chào mào

Dù đã phải trải qua thời gian dài, nhiều biến động nhưng thú chơi chào mào ở Huế đến nay vẫn vẹn nguyên và phát triển hơn bao giờ hết. Dẫn chứng là, cửa hàng chim chào mọc ra khắp nơi. Trên những con đường ven thành phố như Nguyễn Sinh Cung, Tăng Bạt Hổ, Hùng Vương nối dài, nếu đếm từ đầu đến cuối, mỗi đường có từ ba đến năm điểm bán. Vào trung tâm thành phố, dường như ở đâu cũng thấy chim được nuôi nhốt trong những chiếc lồng tre. Từ cửa hàng sửa xe, quán cà phê, bún, thậm chí là cửa hàng vàng bạc, ở đâu cũng có chào mào. Giống chim nhỏ nhắn, đầu có mũ này hút hồn từ người lao động phổ thông, đến công chức, bác sĩ, quân nhân trong lực lượng vũ trang… ở Huế. Bởi vậy không quá ngạc nhiên khi đâu đó trên các diễn đàn chim cảnh, người ta gọi Huế là thành phố chào mào.

Ông Nguyễn Đức Hậu, người chơi chim lâu năm ở phường An Cựu, TP Huế khẳng định, dọc đất nước hình chữ “S”, ở đâu cũng có chim chào mào, nhưng giọng của con chim chào mào Huế là hay, là đỉnh nhất. Hỏi hay làm sao? ông Hậu gật gù: Chim Huế nhiều giọng, to, đanh, luyến láy rất dài, nghe rõ ràng. Thứ đến là dáng con chim. Dù chim Huế không to như ngoài bắc, nhưng nó được thân hình dài. Lúc chơi, chim nhảy nhót chuyền cành, ra giọng đều, xòe đuôi, nhấp cánh liên tục nhìn rất đẹp và dữ. Cũng vì chim chào mào Huế hay nên ngày càng được nhiều người chọn nuôi, được dân chơi cả nước đặc biệt săn tìm. Vì giá chào mào Huế cao hơn, nhiều người dân các tỉnh đánh bắt, mang chào mào về Huế bán. Từ Huế, mỗi lúc chiều tối, từng đàn chào mào được chuyển theo xe vào nam, ra Bắc phục vụ người chơi. Theo giá hiện tại, mỗi con hay nếu rẻ cũng năm, bảy triệu đồng. Không bù cho cách đây khoảng 10 năm, mỗi con chim hay chỉ dao động trong khoảng 30- 50 nghìn đồng.

Từ ngày chim chào mào được săn đón, nhiều người dân địa phương đổ xô săn bắt. Từ bẫy đấu, mỗi ngày được một đến hai con, đến nay, họ chuyển sang đánh lưới. Một cán bộ ở chi cục kiểm lâm TP Huế hài hước: “Nói không ngoa, ở Huế đã có hẳn một ngành công nghiệp phục vụ chào mào. Đó là những người dệt lưới để bẫy chim, làm lồng từ bắt, dưỡng, nuôi các kiểu. Lồng rẻ thì 200 – 300 nghìn đồng. Cái cầu kì như gỗ mun cẩn xà cừ thì không dưới 20 triệu đồng”.

Có chim, có lồng, còn phải có thức ăn (gọi là bột), đồ đựng bột, nước (gọi là cóng), chỗ cho chim nhảy (gọi là cầu). Tại những điểm bán chim cảnh, người ta nhận làm bột cho chim theo công thức của người nuôi. Có người trộn ngũ cốc, tôm sông, lòng đỏ trứng gà, nhưng có những người cầu kì hơn, ngoài những thứ kể trên họ còn cho cả hạt í dĩ, bột cào cào châu chấu, cốt để giúp con chim của mình có sức khỏe, chơi hăng trên các sàn đấu. Người đam mê chào mào thường tự làm bột theo công thức riêng, không bao giờ cho chim ăn những gói bột sản xuất công nghiệp bán trên thị trường. Có một điều thú vị, là đàn ông Huế có thể nhường hết việc nhà cho vợ làm. Song bột nuôi chim nhất định phải do một tay ông hong, sấy vì sợ vợ đụng vào hỏng mất bột của chim.

Một thú chơi sắp trở thành có tội

Là người mê chim từ nhỏ, hàng ngày khi nắng lên cao, ông Nguyễn Đức Hậu cẩn thận nhấc từng lồng chim ra khỏi nhà, mở áo lồng, đưa ra sân cho chim tắm nắng, hót đấu với nhau. Đến trưa, ông lại tỉ mẩn cho từng con vào lồng tắm, đồng thời quay sang dọn lồng thật sạch, thay nước, thức ăn để đón chim về. Chim tắm xong lại được phủ áo lồng, treo ở góc nhà, rất cẩn thận.

Như những người chơi chim khác, ông Hậu làm công việc này như một nghi thức, lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, không hề nhàm chán. Trong suốt thời gian cho chim tắm nắng, tắm nước, ông Hậu vẫn ngồi cạnh, vừa nghe chim hót, vừa canh phòng. “Từ ngày người người chơi chim, tỉnh nào cũng chơi chim, Huế rộ thêm tội phạm trộm chào mào. Chỉ cần lơ đễnh là nó giựt, chạy ngay”, ông Hậu thở dài.

Theo thống kê, cả TP Huế hiện có 15-16 câu lạc bộ chào mào, trong đó hạt nhân là CLB chim cảnh TP Huế với số hội viên sinh hoạt thường xuyên lúc cao điểm là 80 người. Cạnh đó, Huế còn có một lực lượng người chơi chim tự do hùng hậu, khó thống kê hết. Vào những dịp lễ tết, đầu xuân, những người chơi chào mào lại tổ chức hội thi chim. Để tham gia, các chủ chim phải đóng phí từ 250-350 nghìn đồng/một lồng chim. Mỗi hội thi thu hút từ vài trăm, cá biệt như festival, có lúc lên đến hơn 1.000 chú chim tham dự. Chim đoạt giải được ban tổ chức thưởng lớn, từ nguồn các chủ chim đóng góp. Thường là chiếc xe máy, trị giá khoảng 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, thú chơi chào mào ở Huế nói riêng và cả nước nói chung đến đây sẽ phải khép lại, bởi theo ông Lê Viết Ngọc Vinh, Hạt trưởng kiểm lâm thành phố Huế thì, dù được đánh bắt từ rừng hay đồng bằng, con chim chào mào thường nuôi vẫn là loài có nguồn gốc hoang dã. Điều này có nghĩa, dù nuôi động vật hoang dã thông thường (không có tên trong các danh mục bảo vệ), nếu không chứng minh được nguồn gốc sinh sản tại các cơ sở chăn nuôi sinh sản, đều được xem là có tội, bị phạt hành chính, tịch thu theo điều 234, bộ luật hình sự 2015 và Nghị định 157/2013 của Chính phủ. Điều này khác với luật cũ, chỉ xử phạt những hành vi nuôi, săn bắt, kinh doanh động vật hoang dã có trong danh mục.

Nhận tin, những người nuôi chào mào lâu năm không mấy ai vui. Ông Nguyễn Đức Hậu lo lắng: “Tới đây chưa biết làm răng. Thú chơi chim có cả mấy trăm năm nay rồi, không dễ gì bỏ được. Trong quá trình nuôi, chim và người cũng có tình cảm với nhau. Có những con đã mất bản năng kiếm ăn ở ngoài tự nhiên, nếu thả ra thì có hại cho nó hơn là có lợi”.

Băn khoăn không kém, anh Lê Thịnh Khánh, chủ nhiệm CLB chào mào Huế thở dài: “Không riêng Huế, mà cả Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… thậm chí là cả nước người ta chơi lâu rồi. Bây giờ cấm ngay chắc là khó. Có điều, các cơ quan chức năng cần gửi công văn hay thông báo gì đó đến các hội chơi chim, hội sinh vật cảnh để người ta biết. Không thể luật thì cấm, nhưng các hội, các địa phương vẫn tổ chức thi chim thì phản cảm quá”.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2016 khi hay tin cũng “giật mình”. Ông Dung nói, sẽ cho anh em kiểm tra lại. Vì trong chương trình “OFF” của festival Huế 2016 dự kiến có hội thi chào mào toàn quốc. Nếu luật đã cấm thì mình sẽ hủy để bảo vệ động vật hoang dã. Còn lâu dài, tỉnh cũng sẽ nghiên cứu nhằm hạn chế tình trạng săn bắt, buôn bán chim chào mào nói riêng, động vật hoang dã nói chung.

Huế sẽ như thế nào khi thành phố vắng bóng chào mào? – người viết tự đặt cho mình câu hỏi rồi lãng đãng theo những con đường chào mào ở Huế. Vắng bóng-tất nhiên rồi. Sẽ không còn những con chào mào bị nhốt trong lồng, treo trước ban công nhà cao tầng. Nhưng bù lại, sẽ có những đàn chào mào lớn tìm quả chín trên các tán cây. Tiếng hót của con chim tự do lúc nào cũng vang, xa, thanh bình hơn chim bị nhốt. Điều đó, liệu có hay hơn không?

Bài, ảnh: DƯƠNG QUANG TIẾN

Thông Tin Thời Tiết Tại Thành Phố Nam Định Mới Nhất

Ra Mắt Đại Lý Cám Tuấn Mi Tại Huyện Tràng Định

RA MẮT ĐẠI LÝ CÁM TUẤN MI TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH – TỈNH LẠNG SƠN

Chia sẻ lên MXH:

ĐẠI LÝ CÁM TUẤN MI TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH – TỈNH LẠNG SƠN

Anh Trọng Quỳnh

Hotline:

0979.883.352

Đ/c: Xã Đề Thám , Huyện Tràng Định, Tỉnh Lạng Sơn

HÃNG CÁM TUẤN MI THƯƠNG HIỆU ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Sản phẩm Cám Tuấn Mi với hơn 40 Đại lý trên Toàn quốc, sản phẩm được quý anh em nghệ nhân chấp nhận và tin dùng. Đặc biệt sản phẩm được sự phản hồi của rất nhiều quý ae nghệ nhân trên toàn quốc khi những chú chim yêu quý tham gia các Hội thi lớn đã đạt thành tích cao và đem lại niềm vui Đam mê.

Đây là sản phẩm Việt công bền cho chim và có thể dùng xuyên suốt. Để bảo vệ sản phẩm độc quyền của Nhà sản xuất cũng như bảo quyền lợi sử dụng của quý ae nghệ khi dùng Cám Tuấn Mi chính hãng. Nhà SX đã đăng ký và nhận quyết định về việc công nhận sản phẩm thương hiệu Cám Tuấn Mi được Bảo vệ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Vì vậy Nhà SX cũng như quý ae sẽ yên tâm để Đam mê!

Trân trọng được giới thiệu.

NHỮNG PHẢN HỒI CỦA QUÝ AE NGHỆ NHÂN TRÊN TOÀN QUỐC SỬ DỤNG CÁM TUẤN MI

HÃNG CÁM TUẤN MI ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Mở đầu niềm đam mê cho năm 2017 Nghệ nhân Tuyên đã đạt GIẢI NHẤT MI CHIẾN 16/1/2017 (Âm lịch, tức 12/2/2016 DL)  tại TT ĐỒNG MỎ – LẠNG SƠN khi anh chăn Chiến binh bằng CÁM TUẤN MI

Nhà SX CÁM TUẤN MI đã mang chiến binh khai xuân 2017 và đạt thành tích GIẢI NHẤT GIẢI MI CHỌI HỘI QUÁN tháng 1/2017

  

CÁM TUẤN MI NHÀ TÀI TRỢ VÀNG SIÊU CUP CÁC CLB HỌA MI VIỆT NAM

NGHỆ NHÂN XUÂN HƯNG ĐÌNH LẬP – LẠNG SƠN SỬ DỤNG CÁM TUẤN MI ĐẠT GIẢI NHẤT Tháng 6/2017

Nghệ nhân Phú (Lai Châu) sử dụng CÁM TUẤN MI cho chính chiến binh Họa Mi do Tuấn Mi tuyển chọn đạt GIẢI NHẤT giải liên tỉnh MI CHỌI LAI CHÂU.

Nghệ nhân Lâm (Điện Biên) sử dụng CÁM TUẤN MI cho chính chiến binh Họa Mi của anh và đạt GIẢI NHẤT + Điện Quân giải mi chiến Tp Điện Biên 2017.

Nghệ Phùng Anh (Tiền Giang) sử dụng CÁM TUẤN MI cho 2 chiến binh Họa Mi của anh và đạt GIẢI NHẤT và GIẢI NHÌ giải mi chiến Tiền Giang.

NGHỆ NHÂN THÁI BẢO TIỀN GIANG ĐẠT GIẢI NHẤT GIẢI MI HÓT Tháng 5/2017

Nghệ nhân Tài (Mộc Châu – Sơn La) sử dụng CÁM TUẤN MI cho chính chiến binh Họa Mi của anh và đạt giải Ba thuyết phục tại giải mi chiến Mộc Châu – Sơn La 2017.

Nghệ nhân Thành (Bắc Ninh) sử dụng CÁM TUẤN MI cho ca sỹ Họa Mi do Tuấn Mi của anh đạt TOP trong giải Mi hót các CLB mở rộng 2017.

Khai xuân năm 2017. Nghệ nhân Tuyên đã đạt GIẢI NHẤT MI CHIẾN 5/1/2017 tại HỮU LŨNG – LẠNG SƠN khi anh chăn Chiến binh bằng CÁM TUẤN MI

Nghệ nhân ĐÀI (ĐIỆN BIÊN) sử dụng CÁM TUẤN MI cho chính chiến binh Họa Mi do Tuấn Mi tuyển chọn đạt GIẢI NHẤT giải MI CHỌI TP ĐIỆN BIÊN.

NIỀM VUI THƯƠNG HIỆU CÁM TUẤN MI TẠI TIÊN YÊN – TỈNH QUẢNG NINH

NGHỆ  NHÂN KHỞI SỬ DỤNG CÁM TUẤN MI ĐẠT THÀNH TÍCH TẠI TỈNH HÀ GIANG

Nghệ nhân TUYỂN (LẠNG SƠN) sử dụng CÁM TUẤN MI đạt GIẢI NHẤT giả MI CHỌI – BÌNH GIA LẠNG SƠN.

HÃNG CÁM TUẤN MI THAM GIA HỘI THI VÀ ĐẠT GIẢI NHẤT – ĐIỆN QUÂN

Nghệ nhân CƯỜNG (LẠNG SƠN ) sử dụng CÁM TUẤN MI cho chiến binh đạt GIẢI NHÌ.

Nghệ nhân THÀNH ( BẮC NINH) sử dụng CÁM TUẤN MI đạt giải NHÌ gải MI HÓT.

Nghệ nhân TÚ ( HẢI PHÒNG) dùng CÁM TUẤN MI đạt tốp đầu GIẢI MI HÓT SIÊU CUP HỌA MI VIỆT NAM các CLB tại Tp HOA PHƯỢNG ĐỎ.

Chính bản thân TUẤN MI tự tuyển chiến binh HỌA MI và chăn chính sản phẩm của mình đã đạt GIẢI NHẤT ĐIỆN QUÂN GIẢI MI CHIẾN HỘI QUÁN HỌA MI XỨ THANH.

Nghệ nhân TUẤN ( MÓNG CÁI) dùng CÁM TUẤN MI đạt giải BA giải MI CHỌI – MÓNG CÁI QUẢNG NINH

Nghệ nhân Minh ( Đà Nẵng) chăn CÁM TUẤN MI và đạt giải Ba tiếng hót chim Họa Mi Tp Đà Nẵng.

Nghệ nhân Minh Tuấn ( Lạng Sơn) chăn CÁM TUẤN MI và đạt giải NHẤT Mi Chọi tại Lạng Sơn ngày 27/11/2016.(Ảnh anh đứng bên trái)

HÃNG CÁM TUẤN MI TÀI TRỢ GIẢI ĐẤU TAIn CLB HỌA MI THANH TRÌ – HÀ NỘI

HÃNG CÁM TUẤN MI TÀI TRỢ GIẢI MI CHỌI TỈNH CAO BẰNG

NIỀM VUI ĐẾN VỚI NGHỆ NHÂN TÀI – MỘC CHÂU SƠN LA KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM CÁM TUẤN MI

HÃNG CÁM TUẤN MI TÀI TRỢ TẠI GIẢI MI CHIẾN MỘC CHÂU SƠN LA

Nghệ nhân Ngọc Tú ( Hải Phòng) chăn CÁM TUẤN MI và đạt Top 10 Hội thi tiếng hót chim Họa Mi Tp Hải Dương ngày 11/12/2016

Và rất nhiều những phản hồi về sản phẩm CÁM TUẤN MI của ae nghệ nhân trên toàn quốc.

Và đây là 1 số hình ảnh của niềm đam mê “ NHỮNG HẠT CÁM VƠI ĐI NIỀM ĐAM MÊ Ở LẠI” Tuấn Mi đồng hành cùng niềm đam mê Họa Mi & Chinh phục đỉnh cao.

CÁM TUẤN MI SẢN PHẨM CỦA NIỀM ĐAM MÊ HỌA MI

HÃY DÙNG ĐÚNG SỐ CÁM CHO ĐÚNG VỚI GIAI ĐOẠN CỦA CHIM HỌA MI ĐỂ CẢM NHẬN SỰ KHÁC BIỆT RÕ RỆT

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THẬT ĐƠN GIẢN KHI 2 SẢN PHẨM CỦA TUẤN MI ĐỒNG GIÁ

CHIM YẾU DÙNG SỐ 1 & CHIM KHỎE DÙNG SỐ 2, KHÔNG LẠM DỤNG NHIỀU MỒI TƯƠI

Mọi chi tiết sản phẩm đã có mặt tại Website: chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp Nhà sản xuất CÁM TUẤN MI 0973.448.669 – 0967.448.669

THƯƠNG HIỆU CÁM TUẤN MI CÓ MẶT TRÊN TOÀN QUỐC VÀ ĐẠT THÀNH TÍCH TRONG CÁC GIẢI ĐẤU LỚN. TUYỆT ĐỐI KHÔNG KÍCH SỔI CHO CHIM HỌA MI NHƯ SẢN PHẨM CỦA CÁM TÀU (TRUNG QUỐC), MÀ CÔNG BỀN CHO CHIM HỌA MI, GIÚP CHIM CHƠI PHONG ĐỘ TRONG NHIỀU VỤ.

CÁM TUẤN MI đồng hành cùng niềm đam mê & chinh phục đỉnh cao!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chùa Phước Huệ Tại Thành Phố Tacoma, Tb Washington: Đạo Tràng Của Tuệ Giác Và Tâm Từ Ái trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!