Đề Xuất 3/2023 # Chuyện Ly Kỳ Ở ‘Vương Quốc’ Chim Yến # Top 10 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Chuyện Ly Kỳ Ở ‘Vương Quốc’ Chim Yến # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyện Ly Kỳ Ở ‘Vương Quốc’ Chim Yến mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngay chợ, giữa rừng cao su đã trở thành “vương quốc” của chim yến. Từ 6 con chim yến trời cho bây giờ bà trở thành “nữ hoàng” nuôi yến với thu nhập mỗi năm trên 6 tỉ đồng. Đó là câu chuyện chỉ có ở xã Minh Tân (H.Dầu Tiếng, Bình Dương)

Nghe nói xã Minh Tân giờ đây giống như “vương quốc” của yến, nhiều người không tin. Một xã nằm rất xa biển lại là vùng đất xanh bạt ngàn cây cao su, có ai ngờ loài chim quý quen sống ở đảo xa đất liền này lại chọn làm tổ, sinh sôi và nhả ra vàng ròng, bạc tỉ.

Từ chúng tôi tôi lên Tây Ninh, khám phá hồ Dầu Tiếng rồi ngược về “vương quốc” yến vào buổi chiều tối. Vừa qua cổng chào của xã, tôi đã nghe văng vẳng tiếng chim yến lẫn máy gọi chim ríu rít khắp nơi. Ghé quán tạp hóa Thúy Kiều mua vài chai nước, tiện thể hỏi thăm những người nuôi yến ở đây thì chị chủ quán cho biết: “Bây giờ xã này nuôi chim yến đầy rẫy. Đi đâu cũng đụng nhà nuôi chim yến. Cũng có mấy trăm hộ nuôi yến rồi. Nhiều hộ khác cũng cấp tốc xây nhà nuôi chim yến. Ông xã tôi và con trai làm nghề xây dựng nhà ở cho người, giờ cũng chuyển nghề xây nhà cho chim yến mà làm không hết việc”.

Qua đêm tại nhà cô bạn tên Kim Huệ, câu chuyện nuôi chim yến trở thành cao trào ở Minh Tân cũng được cô “ríu rít” kể cả buổi tối. Huệ kể rằng, vùng đất này trước đây sốt là vì cây cao su, còn bây giờ sốt vì nuôi chim yến. Rồi cô nàng mách tôi, sáng mai cứ ra ăn sáng, cà phê hóng chuyện thì biết. Quả vậy, mới tinh mơ ra đầu ngõ ăn hủ tiếu, người dân địa phương đã cho nghe “bài ca hy vọng” về sự đổi đời từ nghề nuôi chim yến. Theo họ, từ xưa đến nay vùng đất này dân chủ yếu sống bằng thu nhập từ cây cao su, dù họ đã từng cười rồi đến lúc khóc vì giá mủ. Thế nhưng những năm gần đây, nhiều người đã bỏ hẳn hoặc phá luôn vườn cao su để làm nhà nuôi yến. Thậm chí, có người đang kinh doanh buôn bán cũng nghỉ để nuôi chim yến, không ít bạn trẻ tốt nghiệp đại học bỏ phố về quê theo tiếng gọi của chim yến. Với họ, ở đây bây giờ không thể trồng cây gì, nuôi con gì và làm nghề gì mà khỏe, lại giàu nhanh như nuôi chim yến. Họ bảo không hiểu sao vùng đất này lại quyến rũ chim yến đến vậy. Nhà yến nào mới xây lên, kể cả nhà cấp 4, chim yến cũng lũ lượt kéo về làm tổ.

Tiếp xúc với Nguyễn Minh Thuận, vị phó chủ tịch trẻ của xã Minh Tân, anh cũng hào hứng nói về mô hình nuôi chim yến đang phát triển nhanh chóng ở đây. “Năm 2010 chỉ có một hộ nuôi chim yến, nhưng giờ đây thấy nuôi chim yến thu nhập cao nên đã có hàng trăm hộ nuôi”. Rồi anh kể vanh vách những tỉ phú chim yến như bà Tuất, ông Thái Ngợi, anh Xuân Quyền… Khi tôi đến nhà của anh Quyền, vợ anh là chị Nguyễn Kim Luyến cho biết ông xã đi thi công nhà yến cho người trong xã. Đưa tôi đi thăm nhà yến, chị Luyến giới thiệu: “Năm 2014 tôi chặt cao su xây căn nhà đầu tiên 1 trệt 2 lầu để nuôi chim yến trên diện tích 80 m2. Xây xong một tuần thì yến đã về ở. Bây giờ yến về quá đông phải xây thêm nhà mới cho chúng, diện tích gấp mấy lần nhà cũ. Thu nhập nuôi yến không có gì bằng”.

Ở xã Minh Tân, bà Vũ Thị Tuất được coi như “nữ hoàng” chim yến. Chuyện nuôi yến của người phụ nữ sinh năm 1958 này cũng rất ly kỳ. Bà Tuất tiếp tôi bên ngoài sân vì căn nhà 3 tầng trước đây dùng để buôn bán giờ đã dành hẳn cho… chim yến rồi. Bà Tuất cho biết trước đây bà là giáo viên. Sau khi nghỉ dạy thì bán nước mía và làm đủ nghề kiếm sống. Nhờ sống tằn tiện và tích cóp cũng như vay mượn thêm, sau này bà làm được cái nhà để ở và buôn bán. Thế nhưng, từ tháng 8.2010, một đàn chim yến 6 con không biết từ đâu bay về chao lượn một hồi trên mái nhà, sau đó sà xuống tầng trên cùng của căn nhà kêu ríu rít trên đó rồi… bay đi mất. “Lúc đó tôi nghĩ trong bụng, yến mỏi cánh “ghé chơi” chứ làm gì chọn ở trong căn nhà nằm sát đường, lại bên cạnh chợ đông đúc của mình. Song thật bất ngờ là mấy hôm sau từng đàn yến kéo về kêu tha thiết rộn vang cả căn nhà. Cứ vậy, mỗi ngày yến lại đến đông hơn và ở lại luôn”, bà Tuất kể.

Có lẽ “nể tình” lắm nên bà Tuất mới cho tôi được “động phòng” chim yến. Qua ánh đèn pin, tôi sững sờ trước cảnh tượng trên trần nhà dày đặc tổ yến màu trắng. Nhiều chim mẹ đang ấp trứng, ủ con non giật mình bay lên kêu loạn xạ. Bà Tuất cho biết, hiện có hơn 3.000 tổ trong các nhà yến. Nhưng khi thu hoạch phải chọn những tổ yến đã đủ chuẩn và tuyệt đối không lấy những tổ mà yến đã làm nhưng chưa sinh con. Vì nếu như vậy yến mẹ sẽ đâm đầu vào tường… tự tử. Với số lượng tổ yến đạt chuẩn thu hoạch được, mỗi năm bà Tuất có thể thu về khoảng 6 tỉ đồng. Bà Tuất hớn hở giới thiệu căn biệt thự hoành tráng đang xây bên cạnh nhà yến và nói vui: “Yến xây biệt thự cho vợ chồng tôi đó”. Bà cũng tiết lộ thêm, con trai bà học Đại học Ngân hàng nhưng về đây lo kỹ thuật nuôi yến, con gái cũng theo nghề nuôi yến. Bà Tuất còn khoe với tôi la liệt giấy khen, bằng khen… từ cấp địa phương đến trung ương mà bà được trao tặng.

Truyện: 36 Chiêu Ly Hôn

Edit: 4ever13lue

Hắn lập tức mở cửa ở phía góc cầu thang, cửa bị kéo ra, tôi nương theo ánh đèn ở hành lang, thấy rõ người kia.

Tôi kêu lên sợ hãi: “Loris?”

Loris, giám đốc một chi nhánh nước ngoài? Một người Mỹ?

Hắn nghe được tiếng tôi, lập tức quay đầu lại, hắn cũng nhìn thấy tôi.

Tôi kinh ngạc: “Ông Loris, ông ở trong này làm gì?” Tôi lại nhìn người đang nằm dưới đất, “Jacqueline?” Là đồng nghiệp của tôi, cô ấy nằm trên mặt đất, quần áo xộc xệch, nút áo trước ngực bị bung ra, váy bị vén tới thắt lưng, quá rõ ràng là cô ấy say rượu, vừa mới bị tên nước ngoài này xâm phạm.

Tôi tức giận nghiến răng, tên đàn ông vô sỉ này lại dám có hành động khiếm nhã với một cô gái bị say rượu.

Tôi gọi hắn: “Ông đứng lại, vừa rồi ông đã làm gì?”

Hắn dừng bước, lạnh lùng nhìn tôi, hừ một tiếng, sửa sang lại trang phục trên người một chút, làm như không có việc gì mà bước đi.

Tôi chạy theo: “Quay trở lại đây.” Tôi đi bắt lấy hắn: “Sao ông lại có thể khi dễ một cô gái chứ?”

Hắn gạt cánh tay tôi ra, dùng tiếng Hán ít ỏi của mình trả lời tôi: “Cô ta say rượu, tự mình ngồi lên đùi tôi, quyến rũ tôi, tất cả các đồng nghiệp đều nhìn thấy, cô nói tôi khi dễ cô ta sao? Cô có chứng cứ không?”

“Nếu không phải là ông khi dễ cô ấy, sao lại có thể kéo cô ấy đến chỗ này? Ông muốn nói các người là tình nguyện sao?”

Loris hất mặt, thô lỗ nói với tôi: “Câm mồm, người đàn bà này.” Sau đó hắn nhấc tay lên, đẩy tôi thật mạnh về phía sau, tôi không đứng vững, ngã trên mặt đất.

Thắt lưng tôi bị đánh ngã rất đau, thừa lúc này, hắn xoay người nghênh ngang mà đi.

Tôi vừa tức vừa vội, lập tức gọi điện thoại cho Bùi Vĩnh Diễm, tín hiệu thông, nhưng đầu dây bên kia là giọng nói của tổng đài.

Trong gian thang bộ, Jacqueline phát ra tiếng rên nho nhỏ, tôi lại nhìn phía trước, Loris đã chạy mất rồi. Tôi rơi vào đường cùng, nhưng trước tiên tôi phải đứng lên, quay về chỗ cầu thang kéo Jacqueline.

Tôi vỗ mặt cô ấy, muốn cho cô ấy tỉnh lại, “Jacqueline, tỉnh lại đi.”

Cô ấy thậm chí không tỉnh lại chút nào, trước tiên tôi chỉ có thể sửa sang lại quần áo cho cô ấy, hiện tại tôi còn không tin có phải là cô ấy bị người đàn ông này thất lễ hay không, mọi chuyện chỉ có chờ cô ấy tỉnh lại mới biết được.

Vậy làm sao bây giờ? Nếu gọi người đến, ngộ nhỡ để cho đồng nghiệp khác biết, sẽ không tốt cho thanh danh của một cô gái, nghĩ tới nghĩ lui, tôi chỉ có thể níu lấy quần áo cô ấy, nâng cô ấy đứng lên.

Cô ấy say rượu cả người nhũn ra, sắc mặt ửng hồng, lúc kéo cô đến hành lang, tôi mới phát hiện ra là cô ấy tuyệt đối không đơn giản là chỉ uống rượu.

Tôi vô cùng căm hận, nhân lúc tiệc rượu còn chưa kết thúc, trước tiên tôi dìu cô ấy xuống lầu, đưa cô ấy đến nhà trọ của tôi cái đã.

Đến sáng sớm ngày hôm sau, Jacqueline mới hoàn toàn tỉnh lại.

Cô ấy nghe xong những gì tôi kể thì cũng rất hoảng sợ, lui vào trong chăn, ốm lấy cái gối, hoảng sợ nhìn tôi.

Tôi nói với cô ấy: “Cô yên tâm, tôi sẽ không nói cho người khác biết, nhưng chuyện này không thể để cho kẻ ngoại quốc kia nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật được. Cô cho tôi biết, hắn có làm gì cô hay không, nếu hắn thật sự lợi dụng lúc người ta gặp khó khăn mà làm bậy thì chúng ta phải tố cáo hắn, hắn đây là ****. Còn nữa, hắn đã cho cô uống cái gì vậy? Tôi thấy cô không chỉ đơn giản là uống rượu thôi đâu.”

Jacqueline bị dọa, liên tục xua tay: “Bỏ đi, bỏ qua đi. Tôi nghĩ tối qua thật sự là tôi uống quá nhiều, tôi cũng không có uống gì khác, chỉ là uống rượu mà thôi.”

Trong lòng tôi hiểu được, cô ấy sợ hãi, nếu chuyện này lan truyền ra ngoài, Loris là đàn ông nên chẳng phải kiêng dè gì cả, nhưng cô ấy là phụ nữ, ngộ nhỡ bị người khác nói này nói kia phóng đại lên thì thanh danh người con gái không phải sẽ bị hủy hay sao.

Hoàn toàn là do xã hội khắc nghiệt, khiến cho người phụ nữ không có chỗ đứng.

Tôi cũng không hỏi nhiều, mà chỉ bình tĩnh an ủi cô ấy: “Thôi được rồi, sau này thì tránh xa loại đàn ông này đi.”

Tôi đi ra ngoài chuẩn bị bữa sáng cho cô ấy.

Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định nói chuyện này với Bùi Vĩnh Diễm, cho nên sau khi đi làm, tôi đi tìm Bùi Vĩnh Diễm ngay.

Có thể là tối qua trong cuộc họp hằng năm, Bùi Vĩnh Diễm uống nhiều rượu, nên anh ta đi nghỉ rất sớm, cho nên mới không nhận điện thoại của tôi. Tôi đã nghĩ tôi sẽ nói chuyện với anh ta như thế nào đây, ngày hôm qua đã xảy ra một chuyện như vậy, rất xấu hổ, nhưng chúng tôi còn phải đối mặt mới nhau, ít nhất thì chúng tôi vẫn còn ở cùng một công ty, vẫn là bạn bè, tôi không muốn mất đi người bạn này.

Điện thoại reo sáu tiếng, tôi đang chuẩn bị gác máy thì anh ta nhận điện.

Tôi vừa định nói chuyện thì bên kia truyền đến giọng nói của thư kí Trần.

Giọng của cô ấy rất nhỏ: “Đinh Đinh? Cô gọi sớm như vậy có chuyện gì?”

Là cô ấy? Tôi hơi bất ngờ, sau đó tôi lại nghĩ, thư kí Trần là thư kí của Bùi Vĩnh Diễm, cũng không phải là lần đầu tiên cô ấy nghe điện thoại cho anh ta.

Tôi hỏi cô ấy: “Tổng giám đốc Bùi có ở đó không?”

Bên kia cô ấy chần chừ một chút rồi mới trả là tôi: “Anh ta không có ở đây, cô có chuyện gì không?”

Suy nghĩ xong tôi nói: “Tôi không có chuyện gì cả. Đúng rồi, hôm nay Tổng giám đốc Bùi sẽ quay về HongKong đúng không? Tôi chỉ là muốn chúc anh ấy thuận buồm xuôi gió mà thôi.”

Cô ấy trả lời tôi rất chuyên nghiệp: “Tôi sẽ chuyển lời của cô tới anh ta.”

“Được, tốt.”

Tôi cúp điện thoại.

Mãi cho đến khi Bùi Vĩnh Diễm đi rồi, anh ta cũng không hề gọi điện thoại cho tôi. Tôi đã nghĩ rằng anh ta sẽ giống như trong tiểu thuyết, gọi điện thoại cho tôi, ít nhất là nói mấy câu dịu dàng thắm thiết? Nhưng tôi cảm thấy ngượng ngùng, nếu thực sự phải đối mặt, chúng tôi có thể nói gì đây?

Tôi lắc lắc đầu, không thèm nghĩ nữa.

Ở văn phòng, tôi lại thấy Loris, hắn lạnh lùng nghiêm mặt, cụp mí mắt nhìn tôi, tôi hung dữ trừng mắt liếc hắn..

Đàn ông thối, tôi không sợ đâu.

Nhưng không ngờ rằng sóng yên biển lặng không quá ba ngày, Jacqueline cũng tới tìm tôi.

Tôi đang rửa tay ở trong nhà vệ sinh, Jacqueline bước vào, cô ấy vừa vào cửa, trong nháy mắt xoay người khóa cửa lại.

“Đinh Đinh.”

Nước chảy ào ào, tôi tò mò vừa rửa tay, vừa hỏi: “Làm sao vậy?” Tôi thấy sắc mặt cô ấy không bình thường.

Không ngờ cô ấy đi tới, lúc tay tôi hoàn toàn không kịp đề phòng, cô ấy đẩy tôi ra phía sau, chúng tôi lập tức bổ nhào vào trong bồn nước.

Tôi bị chọc tức, đứng thẳng dậy hỏi cô ấy: “Jacqueline, cô điên rồi à?”

Ngực cô ấy phập phồng kịch liệt, trong mắt đã ngập nước, “Cô nói xem, cô vì cái gì phải đi rải tin đồn chứ, nói tôi cùng Loris quan hệ bất chính ở cầu thang?”

Tôi trừng lớn mắt “Cô đang nói bậy bạ gì đó? Tôi đi rải lời đồn như thế khi nào chứ?”

Cô ấy xông lên, càng làm tôi ngã trên bồn rửa, tôi bị ngã ngửa về phía sau, thét chói tai, tôi bị ướt.

Cô ấy mắng tôi: “Không phải cô thì là ai? Người biết chuyện này chỉ có cô, tôi và Loris. Chẳng lẽ là Loris? Hay là tôi? Là hai người trong cuộc chúng tôi ư?”

Tôi sợ hãi ngây người, chuyện gì đây?

Tôi cấp bách dậm chân giải thích “Tôi không có, tôi chẳng nói gì cả, chuyện của cô, tôi chưa hề nói với ai cả, tôi biết rõ thanh danh của người con gái là quan trọng nhất, tôi……”

“Cô im miệng cho tôi.”

Cô ấy chỉ vào tôi mà mắng: “Loại phụ nữ này, tôi đã nhìn rõ cô rồi, mặt ngoài cô an ủi tôi, làm bộ quan tâm, nhưng mà sau lưng lại liều mạng nói móc tôi, thêm mắm thêm muối vào, cô thật sự khiến cho tôi cảm thấy ghê tởm.”

Tôi ngây dại.

Cô ấy mở cửa đi rồi, tôi tức giận chống tay trên bồn nước, trước mắt biến thành màu đen.

Tôi cơ bản hiểu ra chuyện này, chẳng trách gần đây trong văn phòng luôn có người xầm xì. Ban đầu thì tôi không để ý, bây giờ tôi đã hiểu được, thì ra họ đang nói chuyện về Jacqueline, nhưng sự việc này làm thế nào mà truyền ra được? Tôi rất giữ mồm giữ miệng, một chữ cũng chưa nói, là ai tung chuyện này ra ngoài?

Jacqueline khẳng định chuyện này là do tôi tung ra, tôi hết đường chối cãi. Tôi muốn tìm cô ấy giải thích, nhưng căn bản là cô ấy không thèm nghe, cô ấy khẳng định chính là tôi. Rõ ràng là có người hãm hại tôi, chỉ là tôi không tìm ra người kia là ai, nhưng hiện tại tôi phát hiện ra rằng kẻ chủ mưu không chỉ nhắm vào Jacqueline, mà còn chỉ thẳng vào tôi.

Trong lòng tôi buồn phiền, trước kia khi không đi làm, tôi ở phía sau làm người phụ nữ của Gia Tuấn, mỗi ngày tôi chỉ nghĩ thế nào khiến người đàn ông của mình vui vẻ. Hiện tại tôi ra ngoài xã hội bần cùng thối nát này, tôi mới phát hiện ra phải lấy lòng mọi người, thật sự quá khó khăn, cho dù bán danh dự để lấy lòng, cũng không hẳn là có thể làm cho tất cả mọi người vừa lòng.

Tôi tức giận, chỉ có thể chịu đựng vậy thôi.

Thật trùng hợp, đúng lúc tôi tan ca, Gia Tuấn liền gọi điện thoại cho tôi.

Hiện tại tôi cũng không muốn phát giận với anh, tôi rất bình tĩnh nhận điện thoại.

“Em có khỏe không?”

“Không tốt lắm, anh thì sao?”

“Cũng không tốt lắm.” Anh trả lời “Không ngại tâm sự với anh chứ.”

“Được.”

Chúng tôi gần như nói cùng lúc: “Anh nói trước đi/Em nói trước đi.”

Thật quá châm chọc, hai người chúng tôi vậy mà lại khách sáo đến thế.

Tôi ra lệnh: “Anh nói trước đi.”

Giọng anh trong điện thoại nghe hơi buồn: “Hôm nay anh buồn quá, tháng trước có một phiên tòa, anh là đại diện cho bên nguyên đơn, khởi tố đối phương tội cố ý đánh người. Bên anh thắng, đối phương thua kiện, bị phạt giam. Nhưng hôm nay anh biết được một tin, kẻ phạm tội kia ở trong ngục không chịu nổi gánh nặng tư tưởng, hắn nuốt cái thìa, mà cái thìa là cán nhọn, đâm xuyên qua dạ dày hắn, bây giờ hắn được đưa vào bệnh viện.”

“Không có, hắn được cứu sống.”

“Hừ, ban đầu em nghĩ đến phụ nữ là loại động vật ngu xuẩn, hiện tại xem ra đàn ông càng thêm ngu không ai bằng.”

“Đinh Đinh, nếu lúc ấy thái độ của anh không quá cứng rắn, có lẽ quan tòa sẽ phán hoãn lại.”

Tôi không hề khách khí nói, “Làm chuyện xấu xong thì nói xin lỗi, xem như không có, giống như vào ngục giam rồi còn muốn tự sát, rõ ràng là nên chết đi cho rồi, tiết kiệm đạn cho quốc gia.”

“Tội hắn không đáng chết, nhiều lắm chỉ là ngồi tù vài năm.”

“Anh không hề sai, anh chỉ là làm công việc của mình thôi, anh là đại diện cho công lý. Nếu lúc ấy anh lơi lỏng một chút, hắn lại được hoãn lại, như vậy sẽ lại hại người? Anh có từng suy nghĩ cho lập trường của người bị hại không?”

Anh nhẹ giọng nói: “Nói chuyện với em kiên quyết như vậy, trước kia em không như thế.”

Tôi bất đắc dĩ nói: “Trước kia? Trước kia em là như thế nào? Thêu thùa, chỉ ngồi trong nhà thêu hoa sao? Em thật sự chỉ là một cái gối thêu hoa mà thôi, Gia Tuấn, hiện tại em không giống thế. Em là chú thỏ nhỏ, bên ngoài chim ưng công kích quá mạnh mẽ, em chỉ có thể khiến cho bản thân mình càng mạnh mẽ.”

“Em thay đổi rồi.”

Tôi than nhẹ: “Đúng, là em thay đổi, lòng em ngày càng mạnh mẽ, da mặt ngày càng dày, hiện tại ý chí sắt đá, không tim không phổi, em cũng có thể cười ha ha mà sống.”

Anh nhẹ nhàng cười ở trong điện thoại, sau một lúc lâu mới nói: “Nghe được giọng của em, khiến sương mù trong lòng anh tan đi mất, thật tốt quá.”

Cơn Sốt Săn Chim Cảnh Ở Xứ Nghệ (Kỳ 1)

Hiện nay, tại Nghệ An, nhiều người (gồm cả cán bộ, đại gia, dân chúng…) thích chơi chim cảnh, nên giá chim tăng vọt, có con lên tới hàng chục triệu đồng.

Nghề săn bắt chim cảnh có thể kiếm được bộn tiền, nhưng cũng thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy rình rập, có khi bỏ xác chốn rừng thiêng. Vì mưu sinh nên nhiều người đã coi nhẹ tính mạng, sắm đồ nghề đi khắp các vùng rừng núi cao hiểm trở để bắt chim bán.

Ồ ạt săn chim

Tại làng Vườn, xã Văn Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) – nơi còn nhiều luỹ tre và cây cối lâu năm, một sáng giữa tháng 8, chúng tôi chứng kiến 6 tay bẫy đang mai phục để bắt bằng được những chú chim tội nghiệp.

Phương – một tay bẫy hí hửng cầm con chào mào mới bắt được reo lên: “Trúng rồi, ha ha, trúng rồi”. Theo Phương thì anh ta đã mai phục đôi chào mào “mi nhon” có vương miện hoa hậu và hót rất hay này đã lâu, bây giờ nó mới sập bẫy. Con này nếu bán đi sẽ không dưới 5 triệu đồng. Chúng tôi giật mình bởi mức giá như vậy thì Phương bảo: “Con này hót hay, các đại gia sẽ không tiếc tiền mua, hoặc là các thợ săn mua làm chim mồi để dụ chim khác, chẳng mấy ngày mà lấy lại vốn”.

Hai phụ nữ đang bẫy chim sơn ca tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành

Chúng tôi đến một điểm được chọn đặt bẫy, thấy các tay bẫy trèo lên treo lồng chim mồi ở giữa lùm cây, xung quanh cắm 5-10 que nhựa. Xong đâu vào đó mọi người vào chỗ nấp chờ đợi, còn con chim mồi trong lồng hót dụ chim về.

Ít phút sau đã thấy bóng dáng những chú chim ập đến. “Xạch” thế là “dính” bẫy. Các tay bẫy chỉ việc nhặt chim bỏ vào lồng. Phương nói: “Bây giờ người bẫy nhiều nên chim cũng khôn, chỉ đứng ngoài quậy chứ không vào lồng, nên phải dùng nhựa để dính”.

Hơn 3 tiếng đồng hồ, chúng tôi chứng kiến 6 tay bẫy đã tóm được hơn 20 chú chim các loại như chào mào, chích choè, cu gáy…

Phương cho biết, hiện anh ta làm cho một cơ quan nhà nước, nhưng lương chẳng đáng là bao, nên cứ thời gian rỗi là xách bẫy đi bắt chim. Mỗi ngày anh ta cũng săn được 5 – 10 con chim cảnh, bán khoảng 500.000 – 1 triệu đồng.

Cụ Thế Viên – chủ một trang trại ở vùng núi Hùng Thành, Yên Thành, tâm sự: “Những năm trước, vườn tui có nhiều loài chim về làm tổ, suốt ngày bay lượn, hót líu lo, nhưng nay tịnh không thấy một bóng chim. Thi thoảng mới thấy một vài con chim lạc bầy kêu như ai oán nghe thật buồn”.

Khi gặp may tóm được chim mỹ nhân như chào mào hoa hậu, yểng, hoạ mi thì được bộn tiền. Anh ta hào hứng giới thiệu đồ “nghề” săn chim rất đa dạng: Nào bẫy lồng, bẫy mổ, bẫy treo, lưới trùm, keo dính, thậm chí còn tận dụng cả vải mùng để bắt chim vào ban đêm. “Bọn mình vẫn thuộc dạng bẫy du kích, chứ có những tay thợ săn ở Nam Định dùng bẫy lưới trùm có lúc bắt được cả vài trăm con chào mào, hoặc vành khuyên” – Phương nói.

Chúng tôi đi đến nhiều huyện khác như Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên… đều thấy người người đi săn chim cảnh, đông chưa từng có. Nhưng đó cũng mới chỉ là đội quân săn chim làng, còn đội quân săn chim núi mới gọi là thợ săn siêu đẳng. Họ mang “đồ nghề” và chim mồi lên các huyện miền núi bám trụ hàng tháng trời để săn chim.

Nghề nguy hiểm

Tôi đã sởn gai ốc khi nhìn những tay săn chim rừng cột dây đu mình lơ lửng giữa những vách núi dựng đứng như người nhện để bắt sáo, yểng và hoạ mi ở vùng núi Môn Sơn, huyện Con Cuông. Phi – một thợ săn tâm sự: “Loài chim yểng, sáo thường làm tổ lưng chừng núi. Muốn leo lên bắt được 2 loài chim này, thợ săn phải dùng dây thừng, khoan đá đặc chủng.

Giá mỗi chiếc khoan đá đặc chủng ấy cũng hơn chục triệu đồng. Khi phát hiện tổ chim, thợ săn phải nghiên cứu kỹ vách đá để quăng dây. Đồng thời, các mũi khoan tự động rất cần thiết giúp người thợ tạo điểm đứng ở những vách đá trơn trượt, chênh vênh. Nghề này là một nghề nguy hiểm, thợ săn phải vững tinh thần. Khi lên cao nhìn xuống phía dưới thấy sâu hun hút, người yếu bóng vía dễ run tay và ngã”.

Theo Phi thì ở khu vực núi ở các huyện Con Cuông, Quế Phong, Tương Dương, số người bị chết do leo núi bắt chim không phải là ít. Còn những người ngã núi bị thương thì nhiều lắm. Phi vén quần, áo cho chúng tôi xem những vết sẹo vằn vện trên cơ thể: “Chiến tích leo núi đó anh, tui bị rắn cắn cũng nhiều và trượt ngã bị thương cũng lắm. Kỷ niệm ớn nhất là lần leo lèn Voi ở Anh Sơn, bị đứt dây. May tôi bám vào được cành cây không thì tan xác rồi”.

Hỏi Phi mỗi ngày kiếm được bao nhiêu tiền từ nghề này, gã thợ săn cho biết: Một chuyến đi gần 1 tháng trung bình cũng kiếm được khoảng 10 triệu đồng/người. Nếu may mắn bắt được vài chục con hoạ mi, yểng, công thì ăn đủ. Hoạ mi chưa huấn luyện cũng 1-2 triệu đồng/con, công 5 triệu đồng/con”…

Phi vấn điếu thuốc sâu kèn, châm lửa rít một hơi dài rồi lắc đầu: “Thợ săn có khi cầm trong tay bạc tỷ từ tiền bán chim nhưng cũng có khi bỏ xác chốn rừng thiêng. Nghề này sơ suất một chút là tính mạng đi đứt. Nhưng vì mưu sinh chúng tôi phải chấp nhận thôi”.

Chuyện Về Đàn Chim Bồ Câu Nổi Tiếng Ở Nhà Thờ Đức Bà

Nhắc đến nhà thờ Đức Bà (Q.1 TP. HCM), hình ảnh đầu tiên người ta nhớ đến là những chú chim bồ câu tự do bay lượn trên bầu trời. Thỉnh thoảng, chúng sà xuống, duyên dáng làm kiểu với khách du lịch và không hề e sợ mỗi khi họ đến gần…

Có thể trong ký ức của mọi người dân thành phố, những cánh chim là một phần không thể thiếu. Bên cạnh vẻ đẹp yên bình ấy là những con người ngày ngày âm thầm nuôi dưỡng và bảo vệ chúng, với hy vọng thành phố luôn đẹp, luôn có một nét riêng. Trong đó, không thể không kể đến chị Quang Thanh – người xem bồ câu như một phần cuộc sống của mình.

Gương mặt chị Nguyễn Ngọc Quang Thanh (ngụ ở Điện Biên Phủ, Q.10) luôn rạng rỡ xen lẫn niềm tự hào khi nói về tình cảm gắn bó của chị với chim bồ câu ở nhà thờ Đức Bà trong suốt hơn 10 năm qua: “Ban đầu tôi ghét đàn bồ câu ấy vì hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, cả nhà đều trông chờ vào tiền lãi từ hàng nước nhỏ tôi bán hàng ngày bên cạnh nhà thờ Đức Bà. Thế nhưng, anh Dũng chồng tôi lại là người yêu mến bồ câu. Mỗi lần anh nhờ mua lúa, thóc cho bồ câu ở nhà thờ là tôi… giận. Đẩy xe nặng, lại thêm bao thóc, không ít lần tôi… giận lây qua cả bồ câu”.

Thế nhưng mỗi lần cho bồ câu ăn, chị lại thấy lòng thanh thản lạ, chúng đậu thành từng cụm xung quanh chị, khiến chị quên hết mệt nhọc, có những chú bồ cầu còn tinh nghịch mổ vào chân chị, bay cả lên tay chị để tranh nhau từng hạt thóc. Dần dần, chị yêu chúng lúc nào không hay.

Nhắc đến bồ câu, chị không thể không nhắc đến anh Nguyễn Phi Cường (ngụ ở Q. Bình Thạnh, TP. HCM), và ông Điệp (thợ chụp ảnh tại nhà thờ) là những người tiên phong trong việc bảo vệ và duy trì đàn bồ câu ở nhà thờ. Sau này, chồng chị cùng anh Cường thay phiên nhau quản lý chúng ngày 2 buổi. Sáng từ 5h đến 7h là “ca trực” của anh Cường, vợ chồng chị Thanh sẽ “trực” từ 10h đến 15h. Mỗi “ca” họ sẽ cho chúng ăn từ 3 đến 5kg thóc, bảo vệ chúng khỏi những người bắt trộm, và ra hiệu cho chúng bay lên khi khu vực có nhiều xe qua lại. “Thế nhưng vẫn nhiều người vô ý chạy xe lên vỉa hè với tốc độ nhanh, đàn bồ câu mải ăn nên nhiều con không kịp bay lên và bị cán phải, tôi nhìn mà thương lắm…”, chị Thanh nói.

Ở khu vực trung tâm, người cho bồ câu ăn bữa chính là anh Cường, và vợ chồng chị Thanh, những người xung quanh nếu có lòng thì tùy tâm, cho lúc nào cũng được. Khách ra đây nếu không mang theo thóc thì có thể mua đậu xanh của chị Thanh với giá 10.000 đồng/ly. Lý giải điều này, chị Thanh cho biết lúc trước chị không bán, tuy nhiên khách đến cứ lấy rồi rải rất nhiều, họ rải theo ý thích chứ không nghĩ bồ câu có ăn hay không nên chị bán để một phần giới hạn số lượng khách vô ý thức, phần có chi phí mua thêm thóc cho bồ câu.

Anh Lưu Phan Diệu Xương (ngụ ở quận 4, TP. HCM) cho biết: “Con tôi học gần đây, ngày nào con tan học tôi cũng mang theo thóc, hoặc đậu rồi chở con ra đây chơi với đàn bồ câu này, khi con gái đùa giỡn với chúng, tôi thấy lòng mình rất vui. Tôi thường dạy cháu cách cho bồ câu ăn, khi nào tôi quên mang thóc, thì sẽ qua chị bán nước mua đậu xanh cho chúng. Có thể con tôi chưa hiểu, nhưng tôi thường nói với cháu là bồ câu rất đẹp, con nên bảo vệ chúng”.

Để huấn luyện đàn bồ câu có nhiều cách, có thể huýt sáo, lắc chuông, hoặc lắc hộp thiếc để phát ra tiếng kêu báo hiệu đến giờ ăn, mỗi lần như vậy đàn bồ câu sà xuống, hết lớp này đến lớp khác trông rất đẹp. Khi muốn cho chúng bay đi, chị chỉ cần gõ chai nhựa vào hộp thiếc, chúng sẽ ngoan ngoãn bay lên đậu trên những cành cây xung quanh. Tùy theo mùa, hoặc phát hiện chúng bị bệnh mà chị pha sẵn thuốc vào trong nước để kịp thời chữa trị cho chúng.

Với chị Thanh, muốn duy trì đàn bồ câu, chỉ cần yêu thương chúng là đủ. Có lần, một con bồ câu bị xe cán phải, nội tạng lòi cả ra ngoài nhưng vẫn còn thoi thóp. Ai cũng bảo chị vứt đi nhưng chị Thanh vẫn mang về chăm chút, ai gặp cũng nói nó sống không nổi, nhưng chị thấy nó chưa chết nên không nỡ bỏ, nghĩ nuôi nó được bao nhiêu ngày thì nuôi. Chị mua thuốc về trị cho nó, tự tay đút cho nó ăn, xoa dịu nó những lần đẩy lại nội tạng vào bên trong. Như có phép màu, sau mấy tuần, con bồ câu đó lành vết thương, dần sống trở lại.

Lúc mới làm quen với đàn bồ câu, có những con còn nhỏ, chị rắc thóc mãi mà vẫn không hết, chị không biết nó còn non mà nghĩ nó đang bệnh, cứ nghĩ vài ngày sau nó sẽ ăn, thế nhưng càng ngày sức nó càng yếu dần, không đi lại được, chị phải bỏ quầy nước, đút cho chúng từng hạt thóc, đến khi chúng tự biết ăn chị mới ngẫm ra và… có kinh nghiệm. Những lần như thế, chị càng thêm yêu chúng và không thể xa rời. Đến bây giờ, cho dù bận cách mấy, mỗi ngày ít nhất chị cũng phải ra đây gặp chúng một lần mới yên tâm.

“Thấy thì dễ nhưng để bảo vệ chúng khỏi những người săn trộm rất khó. Vì bồ câu khá dạn dĩ với con người nên họ thường đến giả vờ ngồi chơi sau đó bắt mang đi, khi tôi phát hiện có người trả lại, nhưng cũng có người phản ứng với mình. Họ cho rằng bồ câu không có chủ, họ được quyền bắt. Những lần như vậy tôi từ việc cố gắng giải thích đến khi phải làm căng họ mới chịu trả lại. Bồ câu không của riêng ai, nhưng nếu ai cũng có lòng bảo vệ chúng thì tốt biết mấy”.

Yêu quý chúng là thế nhưng đối với chị Thanh, bồ câu không của riêng ai, chúng là loài chim của tự do, của sự yên bình mà nhà thờ Đức Bà không thể thiếu được. Vì thế vợ chồng chị, anh Cường và những người dân nơi đây đều ra sức bảo vệ. “Cháu rất thích ra đây chơi với bồ câu, chiều nào cháu cũng cùng bà đến đây cho chúng ăn, chơi đùa với chúng, bà ngoại thích nhìn cháu đứng giữa đàn bồ câu, bà bảo lúc đó cháu rất đẹp trai”, bé Trần Hải Triều thích thú.

Nhờ chị Thanh, anh Cường và những người yêu quý loài chim này, mà chúng đã phát triển thành đàn lớn với số lượng hơn 400 con. Thời gian gần đây, anh Dũng đã mua 1 đàn bồ câu giống Nhật, Pháp thả chung, hy vọng sẽ duy trì số lượng và làm đa dạng chúng bởi bồ câu là một biểu tượng của sự bình yên, kéo mọi người ra khỏi sự náo nhiệt của thành phố mỗi khi nhìn những cánh bồ câu bay lượn trên bầu trời.

Theo Trithuctre

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyện Ly Kỳ Ở ‘Vương Quốc’ Chim Yến trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!