Cập nhật nội dung chi tiết về Cố Đô Chào Mào Ký mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một nghệ nhân chim cảnh từng nhận xét, chào mào là loại chim hội đủ cả tướng văn lẫn võ. Tướng chim thon gọn, nhanh nhẹn, khi “xổ lồng” thì dữ dằn và lắm đòn miếng ấy là võ. Ngoài chiếc mũ ngất ngễu trên đầu, lúc hót cũng giọng đôi, giọng ba, biết luyến láy, biết “giăng”, biết “múa” ấy là văn. Rộn vang tiếng hót đầu XuânSáng 4 Tết, công viên Nguyễn Văn Trỗi chật kín người và chim. Gần 200 chú chào mào xuất sắc nhất của các hội viên CLB chim cảnh Thành Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng được xếp một dãy dài thi nhau đua tài, khoe dáng rộn rã cả công viên.
Với thể thức loại trực tiếp, qua 6 vòng (vòng đầu có thời gian 30 phút, những vòng còn lại đều 15 phút) cả công viên vang dội tiếng vỗ tay khi thấy những chú chim “làm nước, múa, giăng”, réo rắt giọng đôi, giọng ba hay xuýt xoa tiếc rẻ khi một chú chim dù bề ngoài khá đẹp nhưng bị loại do lộn mèo, rỉa lông, xuống đáy, tắm nắng hay “tham ăn”. Sau 4h đồng hồ thi tài, ban giám khảo gồm những nghệ nhân chơi chim có tiếng của Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh đã chọn ra được 10 chú chim “giữ lửa” lâu nhất để bước vào vòng trong.
Kết quả, với việc hội đủ các yếu tố của một chú chim xuất sắc, “thí sinh” mang số báo danh 001 của anh Nguyễn Đức Thạnh (ở số 9 đường Thanh Hương, Tp.Huế) đã vượt qua gần 200 chú chào mào dự thi để giành giải nhất, giải nhì thuộc về chú chào mào của anh Ngô Thanh Đại (26A/135 đường Đặng Văn Ngữ, Tp.Huế) và chú chào mào của anh Trần Quang Vũ (ở số 48 đường Hàn Thuyên, Tp.Huế) giành giải ba.
Một tay nâng niu chiếc lồng, anh Nguyễn Đức Thạnh cho biết: “Cách đây gần 3 năm, mình mua được chú chào mào có “hộ khẩu” Bình Điền này với giá 20 triệu đồng, sau 2 năm đứng lồng đã có người trả 90 triệu nhưng quyết không bán. Và nay, với việc giúp chủ nhân “nở mày nở mặt”, có lẽ mình càng không xa nó với bất cứ giá nào”.
Anh Phan Thanh Huy, trọng tài chính được CLB chim cảnh Thành Nội mời từ Tp. Hồ Chí Minh nhận xét: giới chơi chim chào mào Tp. Hồ Chí Minh chuyên nghiệp hơn về đầu tư, chăm sóc bởi họ có điều kiện hơn anh em ở Huế, nhưng bù lại, Huế là nơi có nhiều địa phương sản sinh ra những chú chào mào chiến mà khá nhiều tỉnh, thành trên cả nước phải công nhận.
Đằng sau thú chơi
Nói Huế là cái nôi của chào mào miền Trung, thậm chí cả nước cũng chẳng sai dẫu rằng cách đây chừng chục năm, một lần lên Gia Lai, tôi và anh bạn đồng nghiệp từng trợn tròn đôi mắt khi được dân bản địa mời uống rượu ong với món nhắm là khoảng 30 chục con chim… chào mào nướng sả ớt.
Cái lý do để dân chơi chim tôn sùng chào mào Huế là bởi nơi đây có nhiều địa phương có chim hay. Phong Sơn, Phong Mỹ, Diên Hòa, A Lưới, Hương Sơn, Phú Mậu, Bình Điền là những nơi xuất hiện chào mào hội đủ những yếu tố của một chú chim “đạt chuẩn” bởi giọng dài, đanh, luyến láy, đảo giọng, và đặc biệt nhất là dữ dằn mỗi khi xổ lồng hay đi bẫy. Trong đó nổi bật nhất vẫn là chim có “hộ khẩu” ở Bình Thành (Bình Điền) khi sở hữu tiếng thổ (trầm, đanh, rất có uy lực) to, vang, tướng dữ, máu chiến và rất bền chim.
Nói qua một chút về tỉnh bạn, xứ Quảng – Đà có một địa danh gọi là Trung Mang. Đây là vùng đất thuộc Quảng Nam giáp ranh với Đà Nẵng. Giới chơi chim hai miền Quảng – Đà nhận định đây là địa phương nhiều chim hay. Không cần biết to hay nhỏ, lứa hay trời, chỉ cần gắn mác chim Trung Mang là chỉ sợ không có hàng để bán. Vừa ra khỏi nơi bẫy, người bẫy đã được giới chơi lẫn buôn săn đón tận yên xe. Tùy theo tướng chim mà người bán lẫn mua ra giá, nhưng chí ít một con chim Trung Mang mới bẫy về thấp nhất là 1,5 triệu đồng, còn cao nhất thì… vô cùng.
Chim Bình Điền không đắt đến vậy. Thời điểm năm 2000-2002, thường chim bổi (mới bẫy về), nhiều lắm người mua chỉ trả 500 ngàn một con. Vậy nhưng, dù giá cả thấp hơn so với chim Trung Man nhưng chim Bình Điền khi đã “đứng lồng” thì kiểu gì vẫn có giải trong các hội thi, kể cả những khi phải “đem chuông đánh xứ người”. Cũng vì điều này, chào mào Bình Điền gần như giữ vị trí độc tôn trong giới chơi chim cảnh miền Trung, thậm chí cả nước.
Chim Bình Điền bẫy mãi cũng hết mà bẫy chim nơi khác lại bán không được giá bằng, để “tăng thu nhập”, người bẫy cũng bày lắm trò gian manh. Có người thức dậy từ 2 giờ sáng, ôm khoảng dăm ba con bổi ở nơi khác thả vào lồng chứa, rồi cũng mang vác đồ nghề đi bẫy như thường lệ. Đến Bình Điền, dạo một vòng rồi… kiếm nhà nghỉ làm một giấc. Trước đó, ở nhà đã sai phái người thân đi tung tin với giới chơi chim, kiểu như sáng nay anh A, anh B đi bẫy ở Bình Điền, chắc chiều về.
Người bẫy canh gần giờ về, lửng thửng chạy xe đến lại nơi bẫy, cũng mắc lồng bẫy, cũng “ngụy trang” y hệt như lúc bẫy chim bình thường. “Bố trí” xong xuôi liền trải chiếu nằm khểnh hút thuốc. Đến khi nghe tiếng xe máy, tiếng chân đạp lá, vạch lùm sột soạt thì bật dậy ra ngồi chùm hum dưới gốc cây, nghe tiếng chân người liền quay mặt tỏ vẻ khó chịu: thôi về, đang bẫy tụi bây tới chim sợ bay hết rồi. Người mua cười xòa, người bẫy thu lồng về, cái lồng chứa cố tình để nữa kín nữa hở rồi thủng thẳng buông một câu, sáng chừ bẫy có được mấy con. Kiểu ni chắc chưa về tới nhà là bị tụi nó mua hết rồi. Mấy thằng bạn réo hàng ghê quá, hứa lỡ rồi không có là không xong với nó.
Người mua nghe vậy hiển nhiên không muốn vuột khỏi tay. Năn nỉ ỉ ôi vẫn không thấy bán tức mình ra giá: anh bán họ mấy tui mua cộng thêm 300 ngàn. Người bẫy ui xà, chữ tín mới quan trọng, 300 ngàn là cái đinh gì! Rứa thì 500 ngàn, có nhiêu tui lấy hết. Người bán mặt nhăn mày nhó, vò đầu bóp trán một hồi rồi ra vẽ… bất đắc dĩ: nếu lấy thì lấy thì lấy hết, coi như ngày ni không đi bẫy. Người mua nhẫm tính một hồi, chọn con đẹp nhất để chơi, còn mấy bán lại, chim Bình Điền kiểu gì bán chẳng lời. Thế là thành giao. Tiền trao cháo múc đường ai nấy đi. Về đến nhà sang từng con ra lồng riêng, hí hửng gọi bạn bè khoe tíu tít. Nuôi đâu chừng dăm ba ngày, một ông chơi chim lão làng phán: mày bị lừa rồi, chim Bình Điền dáng là phải như này, hót phải như này. Hộc tốc đem đến vài CLB chim nhờ người chơi đánh giá, sau một hồi thẩm định, cả CLB đều chung ý kiến, chim nơi nào không biết chứ chắc chắn không phải chim Bình Điền.
Cái “hộ khẩu” của chim Bình Điền không chỉ nổi tiếng ở dải đất miền Trung. Vài ba năm gần đây, sau họa my, vành khuyên, sơn ca, dân tình phía Bắc rộ lên phong trào chơi chào mào. Chào mào phía Bắc tuy đẹp mã nhưng những tố chất còn lại đều thua xa chim Huế, nhất là chim Bình Điền. Nhanh chóng nắm bắt “thị hiếu”, những lái chim phía Bắc mua chim ở Thái Bình (giống to), từ đó tuyển ra những con đẹp nhất rồi gửi vào Huế “tập huấn”, “ép giọng”. Sau một thời gian “du học”, số “học viên” này lại được “thuyên chuyển” ra Bắc với mác chào mào Huế và được bán với giá trên trời. Tất nhiên trong thời điểm “tập huấn”, những người mới tập tọe chơi cũng ăn phải quả lừa như thường. Chim mua ở Huế, to, lông mượt, giọng khỏe, giá lại rẻ, không kinh nghiệm bị lừa là chuyện thường. Nam – một “nạn nhân” ấm ức.
Mà chuyện chưa dừng ở đó
Dăm ba năm trước, giới chơi chim cả nước rộ lên phong trào chơi chào mào “đột biến gen”. Tỷ như lông mi tự nhiên có một vài chiếc lông đỏ, chân thì một trắng một đen, đôi cánh thay vì nâu đen thì cánh trắng hoặc chấm đen trắng hoặc hoành tráng hơn là chú chim trắng như kiểu “bạch tạng”. Những chú chim khác thường như vậy hẳn nhiên là ít, mà ít thì được xem là quý và đắt tiền, dù rằng vẫn chưa ai thẩm định được nhưng chú chim “đột biến” có hay hơn chim thông thường hay không.
Năm 2011, giới chơi chim chào mào Huế và một vài tỉnh lân cận cứ xôn xao về chú chim biến đổi gen của anh Trần Hữu Danh (phường Kim Long) khi có bộ lông đuôi nhiều màu, lòng bàn chân vàng nghệ. Chú chào mào này có người trả 100 triệu nhưng anh Danh vẫn không chịu bán. Tiếp đó, ở trên địa bàn thành phố, một người chơi cũng tậu về chú chào mào bạch tạng có giá 150 triệu đồng. Và điều này càng khiến giới chơi chim cảnh điên cuồng săn lùng khắp hang cùng ngỏ hẻm để sở hữu cho bằng được những chú chào mào khác thường.
Trước cơn sốt đó, giới lừa đảo cũng lập tức tung chiêu khiến người chơi chim ở Huế lao đao mấy vụ. Một ngày tự nhiên anh Hải thấy một tên “dặt dẹo” bước vào nhà, mắt láo liên. Chưa kịp tỏ thái độ, tên này tiến lại gần rồi thì thầm, em mới trộm được con “mi đỏ”, anh lấy em để rẻ 10 “chai”, đang “vã hàng” nên muốn bán gấp. sau một hồi quan sát con chim, lại nhìn tướng nghiện oặt xà lai đang ngáp nước mắt chảy dàn dụa, H tin tưởng rút ví một tay nhận hàng một tay giao tiền. Nuôi một thời gian, cho chim tắm vài ba bận, màu đỏ trên đôi mi cứ nhạt dần nhạt dần.
Hải không phải là trường hợp duy nhất. Một chiều nhập nhoạng, Quang (chủ tiệm sửa xe máy trên đường ĐTH) tiếp một vị khách đến từ… miền núi. Sau một hồi trò chuyện, Quang hí hửng đem chú chào mào có đôi cánh trắng toát vào phòng ngủ rồi khóa cửa cẩn thận. Trong vòng một tuần, khách đến chiêm ngưỡng chú chim lạ thường này đông như trảy hội. Một tuần sau, khách thưa hẳn đi và Quang không còn đem chim vào phòng ngủ, chú chim hàng trăm triệu cứ treo tòng teng ở gốc cây đối diện quán như mời chào kẻ trộm. Hỏi một hồi Quang văng tục:… bị lừa đau quá. Đi mất 50 triệu. Nó đem chim tới nói là người nhà đang nằm viện nên mới bán. Thấy nó nói giọng lơ lớ (?!) nên mình tin. Nuôi một tuần mới biết chim nó nhuộm trắng. Mà công nhận nó nhuộm hay ghê, đã cẩn thận vạch từng chiếc lông đến tận gốc mà vẫn bị lừa mới tài…
Clb Chim Chào Mào Đô Lương Tổ Chức Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào.
Vừa qua, tại Khu đô thị Vườn xanh- nam Thị trấn -Đô Lương, CLB chim Chào mào Đô Lương đã tổ chức hội thi tiếng hót chim chào mào. Đây là lần thứ 4 hội thi được tổ chức với qui mô hơn hơn 70 chú chim chào mào được những người nuôi chim tuyển chọn để dự thi.
Quang cảnh hội thiHội thi đã diễn ra sôi nổi, với sự đua tài giọng hót giữa các chú chim. Hầu hết các chú chim tham dự đều đã được tôi luyện nhiều năm. Khán giả tại hội thi đã được thưởng thức giọng hót trời phú của chào mào, mãn nhãn với nhiều chú chim có hình thức đẹp.
Để có được hội thi như thế này, những người nuôi chim chào mào đã rất dày công chăm sóc từng lồng chim. Bởi nuôi chim chào mào hiện nay đang là một trong những thú chơi tao nhã khá phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Chim chào mào còn được tôn là bậc quân vương – đệ nhất các loài chim cảnh.
Tiêu chí chấm điểm tại hội thi lần này dựa trên những yếu tố căn bản là dáng bộ, tư thế thi đấu- giọng hót, âm độ tiếng hót- hình dạng, thần thái khi thi đấu. Hội thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nghệ nhân và thu hút sự quan tâm, cổ vũ của những người đam mê nuôi chim chào mào.
BGK trảo giải thưởng cho chủ nhân của những chú chim chào mào có giọng hót hay nhấtTrải qua 12 vòng đấu loại, BGK đã chọn chim chào mào xuất sắc đạt giải nhất của anh Vũ Đức Thắng với phần thưởng là chiếc lò vi sóng, giải nhì thuộc về chim chào mào của anh Hoàng An, giải ba chim chào mào anh Trần Hữu Lợi. Giải khuyến khích chim chào mào của anh Lê Hồng Nguyên.
Ngoài các giải này, ban tổ chức cũng đã trao phần thưởng và giấy chứng nhận cho các chủ nhân có chim chào mào dự thi lọt và vòng 10.
Chia Sẻ Một Vài Sự Cố Khi Đem Khuyên Đi Thi
1. Trước ngày thi thì phải om chim chăm chim. Cái này tùy vào kinh nghiệm từng người và quan trọng nhất là tùy vào con chim cụ thể và tình trạng con chim ấy vào thời điểm cụ thể. Muốn điều được chim phải biết rõ con chim và muốn biết rõ thì thông thường phải cầm ( nuôi) con chim đó 1 năm trở lên. Mình có 1 con khuyên mua lại của chủ chim-người ta đã kiếm được nhiều cờ từ chú chim này. Mình muốn mua nó nhưng chủ chim không bán. Khi có ý định mua Mình cố tình đến nhà chủ chim trước khi thi 1 -2 ngày thì thấy chim được treo tại phòng khách cách mặt đất 1m và trong lồng 1 lồng đầy dế lột để cho chim ăn kèm hoa quả-trong lòng nghĩ đây là bí quyết đây ghi nhớ luôn. Sau đó ít lâu mình mua được nó và khi chuẩn bị mang nó đi thi lần đầu tiên áp dụng đúng kinh nghiệm học lỏm mắt thấy tai nghe với chú chim cụ thể này lcho ăn dế lột thả phanh trước ngày thi. Kết quả em nó thi rớt chỉ vào hết vòng 2 thì hết pin. Về nhà suy nghì và ngộ ra như phần trên đã nói phải biết đánh giá tình trạng chim cụ thể mà điều chim. Trước ở nhà chủ cũ chim quá căng – nói chính xác là điểm rơi phong độ đén sớm hơn ngày thi nên mới phải dùng dế- đến lượt mình đáng phải dồn cho căng đỉnh thì lại dùng dế nên phản tác dụng
Ðề: Chia sẻ Một vài sự cố khi đem khuyên đi thi
2. Lần khác khi thi khuyên mình trong ban giám khảo-ban tổ chức. Om chim ok hết rồi. Giờ thi chim là 9h sáng. Vì trong ban tổ chức nên phải đến sớm chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc thi, sát giờ thi còn phải bán số báo danh nữa nên mình có mặt từ sớm. 5h30 sáng có mặt ở địa điểm thi rồi , đến nơi là tất bật công việc. 2 con Chim đóng áo lồng đặt đất để bên dưới dàn treo chim thi từ lúc 5h30. Dù đóng áo đồng và đặt đất nhưng chim căng và ở đó có vài em khuyên của các đ/c khác cũng thuộc ban tổ chức. Thế là đóng áo lồng và cứ líu đấu. mình cũng không để ý. nhưng một số anh em để ý thì nói với mình sát lúc thi là chim anh ngon quá căng xé líu suốt khi để đất. Đến khi thi 2 con vào đến vòng 3 lại hết pin. Ngẫm lại là do để chim líu đấu từ 5h30 đến 9h dù đóng áo lồng nên chim mất ức . Đến lúc thi hết 2 vòng không còn thể lực nữa. kinh nghiệm rút ra là đi thi đến vừa đúng giờ- đến sớm nghe tiếng chim lạ thế nào nó găng nó cũng líu đấu trước khi thi mất sức. nếu trước khi thi chim cứ líu dù đóng áo lồng thì mở áo lồng ra cầm trên tay hoặc vỗ nhẹ vào lồng để chim không líu, giành sức cho chim khi bắt đầu thi mới để líu
Ðề: Chia sẻ Một vài sự cố khi đem khuyên đi thi
3. lại lần khác trước hôm thi 1ngày theo thông lệ phải cho chim ăn cam . nhưng nhà không có cam nên lấy 1 múi bưởi cho em nó ăn. Hôm áy thi đến vòng đấu loại trực tiếp vào top 10, nếu qua vòng này là có cờ rồi ( cờ top ten). thời gian đấu loại là 5 phút. treo lên em khuyên sổ được 2 – 3mỏ thì không nhìn thấy đâu nữa trên cầu không có khuyên. Đến phút cuối cùng lại thấy em nó lên cầu bắn như điên nhưng tất nhiên không kịp. Bị loại. Hóa ra hôm trước cho ăn bưởi nên có tép bưởi rơi ở đáy lồng . sáng ra đã bỏ múi bưởi ra nhưng lười không thay lồng và giấy lót nên dưới còn tép bưởi rơi ở đáy lồng. Đi thi trời nắng nóng tháng 7 đến vòng đấu loại trực tiếp em nó thèm bưởi nên đáng ra đứng cầu mà bắn thì rúc đáy nhặt tép bưởi rơi để ăn. Kinh nghiệm rút ra là truớc khi thi để ống nước dạng mút thôi không để cóng nyước và hoa quả -nếu tranh thủ lúc nghỉ giữa các đợt đút hoa quả vào rồi ăn xong lấy ra ngay không để hoa quả trong lồng khi đang thi -tránh trường hơp nóng đói chim ăn hoa quả hoặc tắm cóng khi đang thi như mình là gay. Khi nào rảnh sẽ” post tiếp. Thân
Thông Tin Tỷ Giá Ngoại Tệ Đô La Mỹ Mới Nhất
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cố Đô Chào Mào Ký trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!