Đề Xuất 5/2023 # Độc Chiêu Đèn Khò: Gà Già Đông Lạnh Thành Đặc Sản Đà Điểu # Top 13 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 5/2023 # Độc Chiêu Đèn Khò: Gà Già Đông Lạnh Thành Đặc Sản Đà Điểu # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Độc Chiêu Đèn Khò: Gà Già Đông Lạnh Thành Đặc Sản Đà Điểu mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ít ai ngờ, đặc sản đà điểu giá rẻ đang rất thịnh hành trong các bữa tiệc liên hoan, tiệc cưới… thực chất là gà đông lạnh.

Ít ai ngờ, đặc sản đà điểu giá rẻ đang rất thịnh hành trong các bữa tiệc liên hoan, tiệc cưới… thực chất là gà đông lạnh. Còn loại rượu ngô bao tử thì được chế từ nước lã cùng với cồn công nghiệp, phẩm màu.

Hô biến gà đông lạnh thành đà điểu, rượu ngô từ phẩm màu

Một vài năm lại đây, loại thịt đà điểu giá rẻ gắn mác đặc sản Ba Vì được bày bán tràn lan và rất hút khách. Đặc biệt, loại thịt đặc sản giá rẻ này đang rất thịnh hành trong các bữa tiệc liên hoan, tiệc cưới… tại nhiều vùng quê bởi nó không những rẻ mà còn ngon và lạ.

Trong khi đó, lợi dụng dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ rượu nhiều, một số đối tượng đã pha chế rượu kém chất lượng đưa ra thị trường.

Mới đây, tại Lào Cai, cơ quan chức năng đã phát hiện 2.080 lít rượu ngô bao tử được pha chế từ nước lã, phẩm màu, cồn công nghiệp tại nhà của Phạm Duy Hưng, ở số 92, đường Phùng Chí Kiên, phường Bắc Lệnh, thành Phố Lào Cai.

Hưng khai nhận đã mua các nguyên liệu để tự pha chế rượu kém chất lượng bán dịp Tết nhằm kiếm lời. Nước lã được pha chế cùng với cồn công nghiệp, phẩm màu sẽ tạo ra một loại rượu ngô bao tử có màu vàng chanh, tím và được đóng can nhựa lớn 20 lít để đưa đi tiêu thu. Mỗi can rượu được mang đi tiêu thụ trên thị trường có giá 380.000 đồng.

Phật thủ bonsai, cam ‘tiến Vua’, bưởi ‘khủng’ tiền triệu hút khách

Những ngày cận Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, người dân xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) lại nhộn nhịp đón khách từ khắp nơi về chọn mua phật thủ bonsai chưng Tết. Những cây phật thủ bonsai với hình dáng đẹp mắt, mang ý nghĩa tâm linh luôn được khách sành chơi tìm mua rất sớm. Đáng chú ý, có quả phật thủ bonsai thế tam được khách trả tới 24 triệu đồng nhưng chủ vườn vẫn chưa đồng ý.

Càng gần Tết, cam Xã Đoài, từng trở thành sản vật tiến vua, càng trở nên đắt khách. Khác với mọi loại cam bán theo ký trên thị trường, ở Nghệ An được bán theo quả ngay tại vườn, với giá bán từ 70.000-100.000 đồng/quả. Đắt đỏ là vậy nhưng khách phải đặt hàng trước mới mua được.

Không chỉ cam Xã Đoài, loại bưởi khổng lồ hay còn gọi là bưởi Kỳ Đà, nặng từ 5-13kg/quả, có nguồn gốc từ Tuyên Quang, Hà Giang, cũng được nhiều người ưa chuộng, tìm mua. Loại bưởi này được bán với giá dao động từ 80-120.000 đồng/kg. Một quả nặng khoảng 10kg có giá lên tới 1 triệu đồng/quả.

Bưởi ‘khủng’ hút khách. Đại gia chi chục triệu mua gà “độc” chơi Tết

Tết đến, gà Brahma hay còn gọi là gà kỳ lân, gà khổng lồ lại được nhiều người săn đón, mặc dù giá của chúng lên đến 14 – 18 triệu đồng/đôi. Gà Brahma được mệnh danh là “vua của các loại gà” bởi chúng có cân nặng khủng từ 6kg đến gần 10kg/con. Đây là giống gà xuất xứ từ châu Âu, được cho là “hiếm có khó tìm” ở Việt Nam.

Trong khi đó, những chú gà vảy cá (hay còn gọi gà Sebright) lâu nay tượng trưng cho sự sung túc, may mắn và tài lộc, đang trở thành một món quà biếu tết đầy ý nghĩa. Xuất hiện tại Việt Nam được khoảng 7 năm, gà Sebright được nhiều người săn lùng với giá cao ngất. Những chú gà Sebright đoạt nhiều giải cao trong những cuộc thi còn có thể bán với giá vài chục cho tới trăm triệu đồng.

Một cặp gà vảy cá màu trắng bạc.

Ngoài gà vảy cá thì giống gà Tân Châu đuôi dài cũng được nhiều người tìm mua làm quà biếu tết. Đây cũng là một giống gà đẹp, giá cả cũng “mềm” hơn so với gà vảy cá. Giá trị của giống gà này phụ thuộc nhiều vào vẻ đẹp của chiếc đuôi dài sặc sỡ của nó.

Năm nay, bên cạnh các loại gà Đông Tảo, gà 9 cựa, loại gà gấc nuôi bằng các loại cây thảo dược quý cũng được nhiều người lùng mua. Giá của loại gà này dao động từ 200-400 nghìn đồng/ kg, đắt gấp 2-3 lần so với các giống gà thường.

Cây cảnh tiền tỷ được đại gia săn lùng chơi Tết

Một nhà vườn ở TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đang sở hữu rất nhiều gốc bonsai có tuổi đời 10 năm trở lên. Đặc biệt, tại khu vườn này, một gốc mận rừng có tuổi đời trên 50 năm và mỗi năm đều ra hoa, quả rất đẹp, đang được rao bán với giá 1 tỷ đồng.

Cây mận rừng rao giá gần 1 tỷ đồng.

Tại chợ hoa kiểng Bạc Liêu nằm trên đường Nguyễn Tất Thành (phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), một cây me hơn 100 năm và cây ổi gần 40 năm được rao bán với giá 55 triệu đồng và 35 triệu đồng.

Tết đến xuân về, mai vàng là cây không thể thiếu trong nhiều gia đình. Bên cạnh những cây mai nhỏ có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng, thị trường còn xuất hiện một số cây mai được rao bán với giá tiền tỷ.

Tại chợ hoa xuân trên đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, xuất hiện cây mai 200 tuổi định giá 2 tỷ đồng thu hút sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, các nụ hoa mọc thành chùm đến giờ mới chỉ nở đúng 1 bông duy nhất, có thể do chăm sóc bị trễ mùa nên cây chưa kịp ra hoa.

Cây mai hơn 100 tuổi, giá 3 tỷ lại xuống chợ hoa Tết Đà Nẵng

Còn tại chợ hoa Tết Đà Nẵng, cây mai “khủng” hơn 100 tuổi cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Đây là lần thứ 4, anh Trương Hoài Phong (trú tại TP Pleiku, tỉnh Giai Lai) đưa cây mai này xuống chợ hoa Tết Đà Nẵng. Năm nay, cây mai được anh ra giá bán 3 tỷ đồng, giá cho thuê là 100 triệu đồng. Năm ngoái anh ra giá bán 2 tỷ đồng. Hai năm trước nữa, có người trả 1,6 – 1,7 tỷ đồng nhưng anh không bán.

Chuối xanh 400 ngàn/nải, dưa hấu tăng giá gấp 4

Sát Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, thị trường trái cây trở nên nhộn nhịp, giá tăng chóng mặt, nhất là những loại trái cây thường được người dân lựa chọn mua về để bày mâm ngũ quả thờ Tết.

Đơn cử, nải chuối 21 quả gần 400.000 đồng, quả bưởi thờ Tết giá gần 150.000 đồng. Còn các loại trái cây khác cũng tăng giá theo từng ngày, có loại giá tăng gấp 2-3 lần ngày thường.

Trong đó, dưa hấu là mặt hàng có triển vọng nhất trong thị trường Tết năm nay khi liên tiếp tăng mạnh. Theo dự báo, giá dưa vào các ngày 29-30 tháng Chạp có thể tăng gấp 3-4 lần và chạm ngưỡng 25.000-30.000 đồng/kg.

Theo VietNamNet

Gửi bài viết

Đắk Lắk: Những Chiêu Độc Tận Diệt Chim Trời

Trước đây, thú săn bắt chim trời chỉ được xem như trò giải trí, tiêu khiển của lũ trẻ hoặc giới nhiều tiền, ít việc. Thế nhưng vài năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu của muôn vàn “thượng đế”, cánh thợ săn chim chuyên nghiệp có mặt ở khắp mọi nơi, dùng đủ mọi cách để tận diệt “lộc trời”.

Độc chiêu tận diệt

Dạo một vòng quanh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, không khó để bắt gặp cảnh người dân chào bán công khai các loại chim trên đường. Chim to, chim nhỏ, con bay trên rừng, con lội dưới nước, con chui trong bụi, con treo lồng kiểng, con thả phóng sinh, con làm mồi nhậu… loại nào cũng có. Bày bán nhiều nhất là chào mào, cu gáy, khướu, két (kơ tia), đa đa, cuốc, cò, bìm bịp, mỏ nhát, se sẻ, le le… Giá cả thì thượng vàng hạ cám, đủ cả. Rẻ thì 7.000 – 10.000 đồng một con, đắt thì vài triệu.

Sau nhiều lần thuyết phục, Đ. – sinh viên năm cuối trường Đại học Tây Nguyên mới đồng ý cho tôi theo chân nhóm bẫy chim của cậu với điều kiện “tuyệt đối không được quay phim, chụp ảnh”. Một ngày cuối tuần, trên 3 chiếc xe máy, chúng tôi vượt hơn 100 km về xã Ia Rvê, huyện Ea Súp săn két. Sau khi bỏ lại xe ở nhà dân, chúng tôi lội bộ khoảng 3km đường mòn men theo bờ suối, đến một bãi đất trồng rất nhiều bắp (ngô) thì dừng lại.

Trong lúc tôi ngồi thở dốc vì mệt thì nhóm của Đ. bắt tay vào việc. Họ chặt hai cành le to rồi chọn vị trí cắm sào, căng lưới ở đoạn tiếp giáp giữa vườn bắp và một hàng cây. Lưới bẫy chim có chiều dài 25m, cao 4m khi căng lên giống một cầu môn khổng lồ, cuộn lại nhìn chẳng khác nào mớ tóc rối.

Hai con chim mồi được họ trói chân, buộc vào cây cọc sát vườn bắp, phía sau lưới khoảng 2m. Chiếc điện thoại có sẵn file ghi âm tiếng két kêu được mở với âm lượng tối đa, hai chú két mồi thi nhau “két, két, két” gọi bầy. Từ xa đã bắt đầu nghe tiếng chim rừng đáp trả.

Kéo tôi vào vị trí ẩn nấp, Đ. bảo: “Muốn bắt két phải đến những nơi trồng nhiều bắp vì món khoái khẩu của nó là cái nhân nhỏ trong mỗi hạt bắp. Két rất tinh khôn và cảnh giác, chúng thường tìm những ngọn cây cao rồi chụm lại quan sát, thấy an toàn mới bay xuống đánh chén nên phải chọn vị trí căng lưới giữa hàng cây cao với vườn bắp”. Đúng như lời Đ. nói, chưa đầy 15 phút, từ trong bụi cây tôi thấy rất nhiều két bay về, kêu râm ran vang trời. Chúng đậu trên ngọn cây, bay qua bay lại một hồi rồi bắt đầu sà xuống.

Trên đường về, T. – thành viên nhỏ nhất nhóm, năm nay mới 17 tuổi bảo tôi: “Chị đừng thấy két mắc lưới là tưởng dễ bắt. Mỏ nó sắc như dao và rất cứng, muốn bắt phải đeo bao tay nếu không sẽ bị mổ chảy máu. Bộ lưới bẫy cũng dùng một lần là bỏ vì thu lại thường bị rối, vả lại cũng rách tan hoang rồi.

Két bắt về sẽ lọc thành hai loại, két mỏ đỏ, mỏ vàng riêng, két mỏ đen riêng. Két mỏ đen rẻ lắm, bỏ sỉ chỉ 40 – 50 ngàn một con. Két mỏ vàng, mỏ đỏ thì được giá gấp đôi. Trước đây, cứ tới mùa bắp két bay kín trời nhưng bây giờ phải đi cả trăm cây số, vào tận rừng sâu may ra mới có nhiều.Cách đây hơn một tháng, bên những đám ruộng lúa vừa gặt còn phơi gốc rạ ở xã Ea Bông, huyện Krông Ana hàng trăm con cò trắng vẫn nhởn nhơ kiếm ăn. Thế nhưng chỉ ít ngày sau khi các chim thủ xuất hiện, cả cánh đồng vắng hẳn bóng dáng cò. Với giới săn chuyên nghiệp, chuyện lên rừng, xuống ruộng đã quá bình thường.

Họ hiểu tập tính sinh hoạt, địa bàn cư trú của từng loài một. Các tay bẫy bây giờ ít dùng bẫy lồng, bẫy sập vì kém hiệu quả, họ thường dùng bẫy lưới, bẫy keo với sự hỗ trợ của các thiết bị thu phát âm thanh hiện đại để dụ chim về. Chim bẫy sau khi gom lại sẽ được phân loại và định giá, con nào tốt mã hót hay thì bán cho giới chuyên nuôi chim cảnh. Chim rẻ tiền thì bán cho các điểm cung cấp chim phóng sinh. Chim bổ dưỡng thơm ngon thì bán cho nhà hàng, quán nhậu.

Dù nghề chính là chạy xe ôm, nhưng trong những ngày vắng khách, anh P. (phường Khánh Xuân) vẫn thường rong ruổi đi bẫy chim sẻ nhậu chơi và kiếm thêm thu nhập. Bảo bối hành nghề của anh là những hộp keo dính có xuất xứ từ Trung Quốc. Chỉ cần một cây cần tự chế dài khoảng 5m, một cây nhôm làm thanh ngang bôi keo gắn vào cần và một máy điện thoại có tải nhạc tiếng chim kêu rít rít là những chim thủ như anh có thể tha hồ kiếm cơm.

Không vất vả như bẫy các loài chim khác, bẫy chim sẻ chỉ quanh quẩn trong thành phố vẫn có ăn. Tuy nhiên, anh P. phải thừa nhận: “Bẫy chim sẻ giờ khó rồi, chim ít lại nhát người. Mỗi nơi chỉ bẫy được một vài lần là bị chúng “bắt bài” ngay, lần sau quay lại khó mà dụ được”. Dịp rằm tháng 7 vừa rồi, anh P. kiếm được bạc triệu nhờ bán chim phóng sinh.

Bày bán đầy đường

Thâm nhập vào giới “nhậu chim”, tôi ngỡ ngàng khi chứng kiến những cách chế biến “độc” của hội này. Cò xáo măng, cu nướng sả ớt, sẻ rô ti, cuốc chiên vàng giờ đã quá tầm thường. Nếu chưa được nếm rượu tiết chim sẻ, thức uống được rỉ tai nhau “tráng dương, bổ thận, chồng uống vợ khen” thì coi như chưa phải dân sành sỏi.

Trong một lần trà dư, tửu hậu, anh Nguyên – Phó giám đốc một công ty xây dựng tư nhân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột chia sẻ: “Nghề của tớ thường xuyên phải giao lưu, ngày xưa đi tiếp khách mà có thịt thú rừng đã là sang lắm rồi, nhưng bây giờ thứ đấy chỉ là dạng vừa thôi, vì toàn đồ nuôi. Đặc sản của giới sành nhậu bây giờ là chim trời”. Rồi anh kể vô vàn món ngon được chế biến từ hàng chục loại chim khác nhau khiến bạn nhậu phải cúi đầu bái phục.

Tại ngã tư đường Lê Duẩn – Nguyễn Công Trứ (đoạn gần ngã 6, trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột) cảnh bán chim lưu động diễn ra công khai. Vừa dừng đèn đỏ, chị bán chim nhanh nhảu: “Em ơi mua chim mỏ nhát về nấu cháo ăn đi. Chim trời chị bẫy được, tuy nhỏ nhưng thịt thơm ngon lắm, chị bán mở hàng 30.000 đồng/con, mua cả chùm (10 con) thì chị lấy rẻ 250.000 đồng thôi”.

Thấy tôi không mặn mà lắm, chị tiếp tục mời mua sẻ đồng, chèo bẻo về rô ti, nướng sả ớt. Tương tự trên đường Nguyễn Tất Thành, Điện Biên Phủ, đường đi Quốc lộ 14 đoạn qua xã Cuôr Đăng (huyện Cư Mgar), thị xã Buôn Hồ nạn mua bán chim trời diễn ra khá nhộn nhịp. Họ chào bán công khai và chỉ tạm lánh mặt khi thấy xe đô thị và môi trường Đắk Lắk đi qua.

Đến hẹn lại săn, những thợ bẫy vẫn ngày đêm tất bật chuẩn bị lưới, lồng, keo bẫy… tận diệt chim trời. Mỗi ngày, có hàng ngàn con chim bị bắt, giết thịt. Việc quan tâm và bảo vệ các loài chim hoang dã là rất cần thiết, nếu không lượng chim trời sẽ giảm đi đáng kể, không những thế còn tăng nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái.

Công Viên Biển Đông Đà Nẵng

Giờ chẳng phải đi đâu xa mà có ngay ở nước ta, Công viên Biển Đông Đà Nẵng – công viên sở hữu những rặng dừa cao bên cạnh thảm cỏ xanh mượt và nhiều hơn thế nữa, rất thích hợp để bạn chụp ảnh cùng với người thương vào tuần trăng mật.

Công viên Biển Đông Đà Nẵng có gì?

Công viên Biển Đông Đà Nẵng có vị trí cực đắc địa, nằm ngay gần bãi biển Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng, cạnh vườn chim Hòa Bình và tượng đài mẹ Âu Cơ.

Chính vì có view nhìn ra đảo cùng với gần biển, phong cảnh non nước hữu tình nên nơi đây không chỉ có khách du lịch yêu thích mà kể cả những người dân xung quanh vẫn qua thường xuyên đều đặn.

Ngoài tên Công viên Biển Đông ra thì còn có nhiều tên khác như là công viên tình yêu, công viên hòa bình, công viên lễ hội, mỗi cái tên lại tương trưng cho 1 điểm đặc sắc của nơi đây.

Như đã nói ở trên, ngoài tên Công viên Biển Đông ra thì còn có tên gọi khác là công viên Hòa Bình. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì vào năm 2011, các hộ dân cùng với các doanh nghiệp chung tay thả 200 con chim bồ câu vào vườn chim có sẵn, đến nay tổng số chim đã lên đến hơn 1000 con, càng mang ý nghĩa nâng cao biểu tượng của hòa bình ( vì chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình mà ).

Được ngắm hàng nghìn con chim bồ câu bay lượn trên bầu trời rồi lại đậu trên khoảng sân rộng trông vô cùng đáng yêu và dễ thương là thú vui tao nhã của người dân nơi đây và cả khách du lịch thập phương.

Bạn có thể cho chim ăn và chơi cùng chim, chụp ảnh cùng với chúng, đi dạo cùng chúng, trông cũng hay đâu kém gì ở bên nước Anh đúng không nào ?

Trái ngược với những hình ảnh yên bình của bãi cát, bờ biển mà bạn xem trên mạng, Công viên Biển Đông Đà Nẵng còn có tổ chức lễ hội quanh năm, game show, team building hay nhiều hoạt động khác nhau ví dụ như kayaking, lướt sóng, dù lượn trên không…

Những lễ hội liên hoan ẩm thực, lễ hội đường phố hay các tour khám phá bán đảo Sơn Trà như câu cá, lặn biển ngắm san hô, tham quan bằng đường biển, đường bộ…được rất nhiều khách du lịch ưa chuộng.

Nếu như không thích tham gia các hoạt động thì bạn có thể ngắm những đoàn tàu chở dầu hay đoàn thuyền đánh cá từ xa đang ra khơi, mang lại những loại hải sản chất lượng tốt nhất đến với người dân trên mọi miền tổ quốc.

Vào dịp cuối tuần thì trên sân khấu của công viên hay có các tiết mục biểu diễn văn nghệ. Công viên thì không mất phí vào cửa, tuy nhiên nếu bạn muốn ngồi ghế và uống nước để xem văn nghệ thì sẽ mất thêm chút phí đấy.

Buổi sáng nơi đây người dân thường chia thành từng tốp tập thể thao hoặc tập thể dục theo sở thích. Dưới ánh nắng bình minh những động tác thể dục uyển chuyển hòa lẫn với tiếng nhạc sôi động sẽ làm nên bầu không khí tươi vui, náo nhiệt

Chiều đến thì bạn có thể ngồi hóng gió tại những ghế đá dọc công viên hoặc đi thong dong tản bộ trên những con đường được che mát bởi 2 hàng cây bên cạnh.

Vừa đi bộ vừa ngắm mặt biển mênh mông, hưởng gió mát sẽ làm tâm hồn bạn thư thái hơn, những tiếng sóng vỗ rì rào tưởng chừng như sẽ xóa tan mọi âu lo cuộc sống trong tâm trí của bạn.

Không chỉ có những cặp đôi ở mà nhiều cặp ở xa cũng ráng về Công viên Biển Đông Đà Nẵng để ghi lại những tấm hình chụp cực đẹp tại nơi đây.

Bờ biển xanh trong nằm trải dài cạnh bãi cát vàng lung linh ánh nắng, phía trên là hàng dừa cao đung đưa trong gió và bãi cỏ xanh mượt thăm thẳm, tất cả sẽ tạo thành 1 khung cảnh nên thơ trữ tình, làm nền cho dấu ấn hạnh phúc trăm năm của các cặp đôi.

Không chỉ có khách du lịch mà các hộ gia đình gần đây cũng thường xuyên đưa con em mình ra đây thư giãn, ngắm cảnh.

Ở phía bên trái gần bãi tắm có nhiều tảng đá lớn cùng với bãi cỏ xanh mượt, chỉ cần trải chiếc áo mưa ra, đem theo ít đồ ăn cùng với vài lon nước ngọt là cả gia đình có thể ngồi quây quần bên nhau, cùng nhau trò chuyện chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, từ đó càng tăng thêm tình gắn kết yêu thương gia đình.

Giá vé công viên Biển Đông Đà Nẵng

Khách sạn gần công viên Biển Đông Đà Nẵng

Khách sạn À La Carte Danang Beach: địa chỉ tại 200 Võ nguyên Giáp, là khách sạn được nhiều người tin tưởng và đánh giá nhất tại Đà Nẵng không những có view đẹp mà chất lượng và dịch vụ cũng rất tốt. Khách sạn này có hồ bơi trên sân thượng có thể ngắm được toàn cảnh bãi biển và thành phố từ trên cao.

Khách sạn Grand Sea Hotel: Đây cũng là một khách sạn có view đẹp và chất lượng khá tốt nằm gần với công viên biển đông Đà Nẵng. Địa chỉ khách sạn tại 08 đường Hà Bổng.

Tạm kết

Các cặp đôi thì có thể chụp ảnh cưới, người cao tuổi tập thể dục buổi sáng, trẻ em vui chơi dưới những rặng dừa, nam thanh nữ tú thì có thể tham gia vào các hoạt động giải trí, lễ hội…Tất cả đã làm nên 1 công viên vừa bình yên vừa sôi động quanh năm suốt tháng.

Đường Đi Của Đặc Sản Chim Trời

Sau khi bắt được chim trời, các thợ bẫy chim đưa đến các khu chợ gần đó để “bỏ mối”. Từ các điểm trung chuyển này, chim trời và nhiều loài động vật hoang dã khác được đưa đến nhiều tỉnh, thành để giết mổ, chế biến thành mồi nhậu.

Bà U. ra giá bán chim cúm núm 350.000 đồng/kg

Hai khu chợ Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) và Thạnh Hóa (tỉnh Long An) được xem là “địa ngục chim trời” nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại nhiều năm nay.

Chợ thực phẩm thành “chợ chim”

9g sáng, sau nhiều giờ đặt bẫy ở một cánh đồng gần Vườn Quốc gia Tràm Chim, người đàn ông tên K. mang một giỏ chim cò đến quầy của bà Út nằm trong chợ thực phẩm Tam Nông (H.Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) để bán, thu được 250.000 đồng. “Hôm nay xui nên bẫy được ít, chứ mọi hôm bẫy được gấp đôi số này” – ông K. tỏ ra thất vọng.

Do ông K. dùng bẫy câu trời nên hầu hết số chim bẫy được đều đã chết. Nhiều con cò bị móc câu dính vào mắt, da thịt bị cắt một đường dài tứa máu. Nhận hàng từ người bẫy chim, bà Út phân loại rồi cột thành từng xâu, mỗi xâu chừng năm con, tương đương khoảng 1kg. Thấy khách đến, bà Út đon đả chào mời: “Em mua cúm núm hay cò? Chim ngoài tự nhiên cả đó, cúm núm chị lấy một ký 350.000 đồng thôi”.

Quầy bán chim của bà Út nằm bên hông chợ thực phẩm Tam Nông. Chim ở đây được cột thành từng xâu hoặc bỏ trong một chiếc mâm lớn, bày bán công khai. Thấy khách lạ đến, bà Út chào mời nhưng có vẻ e dè và dặn: “Không được chụp hình, mấy ổng biết là rầy dữ lắm”. Bà Út bán chim trời ở chợ Tam Nông đã được hơn mười năm. Vài năm gần đây, cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm việc buôn bán động vật hoang dã ở chợ nên thương nhân phải “vừa bán, vừa dòm”.

Sau một hồi trò chuyện, biết chúng tôi là khách ở TPHCM mới xuống du lịch, bà Út cởi mở: “Khách Sài Gòn hay ghé chỗ chị. Em muốn mua ăn tại chỗ cũng được, muốn chị gửi lên tận nơi cũng được. Chị mần gửi khách Sài Gòn hoài chứ gì”.

Bà Tám nói: “Dạo này, mấy ông kiểm lâm làm gắt quá nên tui chỉ mang ra đây một ít thôi. Chú muốn mua mấy chục ký, tui cũng có hết. Tui gửi lên Sài Gòn hằng ngày cho khách mối hoài à”. Thấy khách đứng loay hoay ở quầy hàng Tám Rắn khá lâu, người đàn ông ở quầy hàng Tư Đỉnh vội ra hiệu mời chúng tôi đến chỗ mình. Tuy quầy của ông Tư Đỉnh chỉ để biển hiệu bán khô cá nhưng ông liên tục mời chúng tôi mua rùa, rắn hổ hành, rắn ri voi: “Chỗ tui toàn đồ đồng, con lớn không à”.

Khi chúng tôi đòi xem hàng, ông Tư Đỉnh vội mở nắp “mật thất” ngay chỗ mình ngồi rồi kéo lên mấy con rắn lớn. Ông cho biết, đây là hàng “nhạy cảm” nên phải giấu kỹ mới buôn bán lâu dài được. Nếu ở quầy hàng Tám Rắn bán rùa với giá 500.000 đồng/kg thì ông Tư Đỉnh cho biết sẽ lấy hữu nghị 400.000 đồng/kg.

Chưa dẹp được “địa ngục chim trời”

Rời chợ thực phẩm Tam Nông, chúng tôi đến chợ nông sản Thạnh Hóa (H.Thạnh Hóa, tỉnh Long An). Năm 2018, sau khi Báo Phụ Nữ TPHCM đăng loạt bài “Địa ngục chim trời” ở miền Tây, cơ quan chức năng tỉnh Long An đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra ở chợ này để chấn chỉnh nạn buôn bán động vật hoang dã. Hai năm sau, vấn nạn buôn bán động vật hoang dã ở đây vẫn còn, chỉ khác là người bán thận trọng hơn trong giao dịch.

Biết chúng tôi là khách ở TPHCM đến, bà Chín rỉ tai: “Chỗ chị có bán rùa, rắn, kỳ đà, nhím đủ cả. Ở đây có cả rùa sen vàng, sen đen, ba gờ. Em muốn ăn, chị mang ra cho”. Để chúng tôi tin, bà Chín lấy ra cuốn sổ ghi chép, khoe ngày hôm qua vừa giao mấy tạ rùa, chim, rắn, trị giá 38 triệu đồng cho mối đi Sài Gòn. Chỗ của bà Chín có nhiều mối quen chuyên mua sỉ để đưa hàng đi TPHCM.

Chim trời được bày bán công khai tại chợ nông sản Thạnh Hóa khi vắng bóng lực lượng chức năng

“Chị có khách mối ở Q.1 tuần nào cũng mua chim trích cồ. Mới hôm qua đây, chị giao cho mối ở đường Tên Lửa (Q.Bình Tân – PV) mấy con kỳ đà to. Chị làm ăn uy tín, em cứ lấy số điện thoại đi, chị giao tận nơi” – bà Chín nói.

Theo những người bán chim trời ở chợ Thạnh Hóa, mỗi ngày, trên tuyến Quốc lộ 62 có hàng chục chuyến xe từ Vĩnh Hưng (tỉnh Long An) đi TPHCM. Nếu khách ở TPHCM có nhu cầu mua rắn hoặc chim, người bán sẽ gửi hàng theo các chuyến xe này và chỉ tốn phí vận chuyển 80.000 đồng.

Bà Chín cho biết, cửa hàng của bà có giấy phép mua bán chim cảnh. Bà chỉ mang một ít chim trời ra “trưng bày”, còn nguồn hàng chính vẫn phải để ở nơi khác. Bà thầm thì: “Bán ở đây, họ phạt dữ lắm, nếu sơ hở là bị phạt cả chục triệu lận đó”.

Cách quầy hàng bà Chín vài bước chân, một phụ nữ tên N. đang ngồi vặt lông hàng chục con chim cuốc để giao cho khách. Bà N. cho biết, người dân bẫy được số chim này ở chúng tôi Nông, mang sang đây bán. Hiện loài chim này có giá bán 350.000 đồng/kg.

Chúng tôi giả vờ nghi đây là chim nuôi, bà N. nói: “Trời, chị nói dóc em làm gì. Chim nuôi hay tự nhiên, dân sành ăn nhìn là biết ngay. Ở đây bán rắn là có rắn nuôi, bán có giấy phép, còn chim là bán chui hết”.

Hiện ở chợ nông sản Thạnh Hóa bán rất nhiều loài chim trời như: cò, le le, gà nước, chim mỏ nhác… Theo người bán, chim này do người dân đánh bẫy, mang đến đây bán lại. Các khu chợ bán chim trời như Tam Nông, Thạnh Hóa nằm gần hai khu Ramsar (vùng đất ngập nước được bảo tồn) Tràm Chim và Láng Sen ở tỉnh Đồng Tháp và Long An. Ngoài gây phản cảm, việc mua bán, giết mổ chim trời nói trên chắc chắn ảnh hưởng xấu đến công tác bảo tồn hệ động vật.

Chợ nông sản Thạnh Hóa là điểm nóng về buôn bán động vật hoang dã nhiều năm nay. Nhưng, theo ông Lê Hữu Lợi – Quyền chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An – hiện tỉnh Long An chưa có chủ trương dẹp bỏ khu chợ này do đây là nơi mua bán nông sản, động vật nuôi. Cơ quan chức năng sẽ cố gắng làm cho việc buôn bán ở đây hợp vệ sinh, không phản cảm và không vi phạm pháp luật. Hiện UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo lực lượng công an điều tra các đường dây mua bán động vật hoang dã số lượng lớn.

“Cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra việc buôn bán động vật ở chợ nông sản Thạnh Hóa, qua đó ghi nhận việc buôn bán tương đối ổn định. Không biết lúc lực lượng chức năng rút đi, họ có lén lút buôn bán động vật hoang dã hay không. Ở chợ, có hơn 30 hộ kinh doanh, chúng tôi đã cho làm cam kết không buôn bán động vật hoang dã không có nguồn gốc rõ ràng” – ông Lợi nói.

Theo Phụ Nữ TP.HCM

Gửi bài viết

Bạn đang đọc nội dung bài viết Độc Chiêu Đèn Khò: Gà Già Đông Lạnh Thành Đặc Sản Đà Điểu trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!