Cập nhật nội dung chi tiết về Du Lịch Tây Ninh, Để Không Còn Là, Chim Cánh Cụt, Du Lich Tay Ninh, Tiem Nang Du Lich, Du Lich Nui Ba Den mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phát biểu tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và
Phát biểu tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và du lịch cho rằng, muốn bộ mặt du lịch Tây Ninh thật sự thay đổi, cần phải đầu tư cho ngành này theo chiều sâu. Đó là việc phát triển chất lượng dịch vụ du lịch , điều mà du lịch Tây Ninh đang thiếu. Theo đại diện của Tổng cục du lịch , về cơ bản Tây Ninh đã có chiến lược phát triển du lịch đúng hướng, tuy nhiên mỗi địa danh của tỉnh như núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng… cần phải phát triển thành thương hiệu. Mà muốn có thương hiệu thì ở mỗi nơi phải có những sản phẩm du lịch cụ thể để phục vụ du khách. Nói khác đi, cần phải tăng chất lượng công nghiệp du lịch , phát triển dịch vụ chứ không thể chỉ khai thác những cái đã có sẵn.
Có mặt trong cuộc họp, ông Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện nghiêu cứu và Phát triển du lịch cho rằng: Tây Ninh cần thu hút các nhà đầu tư từ nơi khác đến làm dự án du lịch – điều mà hiện tại còn rất hiếm. Tuy nhiên, vấn đề có tính quyết định là chính sách thu hút của tỉnh. Ông Siêu cũng cho rằng, Tây Ninh cần tìm cách thu hút khách du lịch của thành phố Hồ Chí Minh lên (chỉ cần khoảng 30% trong số này đã là thành công) đồng thời phải tìm cách giữ chân được họ. Muốn vậy, phải đầu tư cho hạ tầng du lịch . Theo ông, hiện nay chất lượng hệ thống nhà nghỉ gần các khu du lịch của Tây Ninh hãy còn rất thấp.
Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Chủ tịch UBND tỉnh nhìn nhận
Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Chủ tịch UBND tỉnh nhìn nhận du lịch Tây Ninh vẫn còn nhiều khó khăn. Dự án Khách sạn 4 sao do tập đoàn dầu khí đầu tư tại Tây Ninh đang gặp một số vướng mắc. Sản phẩm du lịch Tây Ninh còn nghèo nàn, đơn điệu. Tây Ninh có Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam nổi tiếng, thu hút đông du khách, song khách đến đây chủ yếu vào các dịp lễ lạt, về nguồn. Bà khẳng định: ngành du lịch Tây Ninh sẽ phát triển theo hai hướng chủ đạo: du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Hiện tỉnh đang có kế hoạch thay đổi công nghệ cáp treo lên núi Bà Đen hiện nay bằng công nghệ cáp treo hiện đại của châu Âu.
Theo lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và
Theo lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và du lịch Tây Ninh, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Tây Ninh đã triển khai 3 dự án quy hoạch tổng thể phát triển với 2 dự án du lịch Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát và hồ Dầu Tiếng. Ngoài 3 dự án trên, tỉnh cũng đã có quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Ma Thiên Lãnh (tổng diện tích của quần thể du lịch Ma Thiên Lãnh là 96 ha, tổng số vốn đầu tư là 300 tỷ đồng).
Ngoài các dự án đã triển khai kể trên, Tây Ninh hiện còn có 2 dự án đang triển khai thực hiện. Thứ nhất là dự án quy hoạch chung xây dựng phát triển
Ngoài các dự án đã triển khai kể trên, Tây Ninh hiện còn có 2 dự án đang triển khai thực hiện. Thứ nhất là dự án quy hoạch chung xây dựng phát triển du lịch Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam đến năm 2030 do Quân khu 7 và tỉnh đầu tư. Thứ hai là quy hoạch chung xây dựng Khu di tích lịch sử văn hoá và danh thắng núi Bà Đen đến năm 2025. Theo kế hoạch, quần thể du lịch núi Bà Đen khi được thực hiện xong sẽ có nhiều sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo du khách.
Đối với quần thể du lịch núi Bà Đen, việc lập quy hoạch phát triển cũng phải xin ý kiến của Bộ Văn hoá – Thể thao và
, việc lập quy hoạch phát triển cũng phải xin ý kiến của Bộ Văn hoá – Thể thao và du lịch . Quy hoạch này đã được UBND tỉnh có chủ trương đầu tư từ năm 2008. Sở VH-TT&DL cũng đã mời Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch thực hiện nhưng sự việc không thành do còn vướng mắc về vấn đề kinh phí. Sở Văn hoá – Thể thao và du lịch Tây Ninh đã gửi văn bản lên Bộ đề nghị hỗ trợ. Ông Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL cho biết sẽ tích cực hỗ trợ những đề nghị của Tây Ninh về phát triển du lịch và sẽ giao nhiệm vụ cho Tổng cục du lịch , yêu cầu phối hợp với các ban ngành của tỉnh Tây Ninh để xây dựng chương trình phát triển du lịch thật cụ thể và có hiệu quả trong thời gian tới.
Đ.V.T (Theo Báo Tây Ninh Online)
Du Lịch Ninh Bình: Cẩm Nang Từ A Đến Z
Chỉ cách Hà Nội chưa tới 100 km, du lịch Ninh Bình với nhiều danh thắng đẹp cả về cảnh quan và ý nghĩa lịch sử, đã trở thành điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.
Du lịch Ninh Bình: Cẩm nang từ A đến Z
Thời điểm lý tưởng du lịch Ninh Bình
Du khách có thể du lịch Ninh Bình vào tất cả các mùa trong năm, tuy nhiên thời điểm đẹp nhất để đi là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vào tiết xuân, nơi đây không quá lạnh hay quá nóng, đặc biệt du khách có thể kết hợp du lịch và du xuân vãn cảnh chùa, lễ chùa cầu may. Ngoài ra, vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 là thời điểm mùa lúa chín ở Tam Cốc, rất thích hợp cho những du khách thích chụp ảnh.
Di chuyển đến Ninh Bình
Cách Hà Nội 93 km về phía Nam – nơi có quốc lộ 1A, 10, 12A, 12B và cả đường sắt Bắc – Nam chạy qua, du khách có thể về Ninh Bình thông qua nhiều phương tiện khác nhau như tàu hỏa, xe buýt, ô tô riêng hoặc xe máy.
Trường hợp dùng xe khách, tuyến Hà Nội – Ninh Bình có hàng chục chuyến chạy mỗi ngày, bắt đầu từ 5h đến 23h do các nhà xe cung cấp, có thể kể đến như: Sao Việt, Cường Hưng, Hoàng Long, Vũ Thưởng, Gia Minh, Hiển Tình… Thời gian di chuyển trên chặng khoảng 2 giờ, giá thấp nhất khoảng 80.000 đồng một người.
Trường hợp đi bằng phương tiện cá nhân, từ Hà Nội, bạn theo đường Giải Phóng, qua bến xe Giáp Bát, rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, từ đó đi hướng Phủ Lý là tới Ninh Bình. Thời gian di chuyển không quá 90 phút.
1. Khách sạn Vissai Ninh Bình
Địa chỉ: 848 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Ninh Bình
2. Resort Emeralda Ninh Bình
Địa chỉ: Đầm Vân Long, Gia Vân, Gia Viễn, Ninh Bình
3. Thanh Binh Hotel
Địa chỉ: 31 đường Lương Văn Tụy, Ninh Bình
Những điểm đến tuyệt đẹp không thể bỏ qua khi du lịch Ninh Bình
Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đất ngập nước Vân Long còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn. Vân Long được mệnh danh là “vịnh không sóng” vì khi đi trên thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương khổng lồ. Bức tranh thuỷ mặc phản chiếu rõ từng nét tạc mạnh mẽ của những khối núi đá vôi mang hình dáng đúng với tên gọi như núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Nghiên, núi Mồ Côi, núi Cô Tiên…
Vườn Chim Thung Nham nằm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, là một trong những điểm du lịch hội tụ đầy đủ các yếu tố văn hóa, tâm linh, cảnh quan và đa dạng sinh học. Bên cạnh cảm giác thú vị khi ngồi trên thuyền, chiêm ngưỡng khu đầm, du khách còn được khám phá cuộc sống hoang dã của gần 40 loài chim với khoảng 50 ngàn con.
Vườn Quốc Gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường. Cúc Phương thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử. Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình.
Tràng An
Tràng An là một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của Ninh Bình hiện nay. Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp của Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới. Khung cảnh nơi đây được tạo nên từ dòng sông chạy uốn lượn qua các dãy núi đá vôi, tạo thành vô vàn những hang động tự nhiên huyền ảo, kỳ bí.
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như: chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á; chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,… Du lịch Ninh Bình ghé chùa Bái Đính, du khách sẽ được tham quan hang sáng, động tối, đền thờ Thánh Nguyễn, đền thờ thần Cao Sơn, Giếng Ngọc.
Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng đồng thời là 1 trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An. Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km² thuộc tỉnh Ninh Bình. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.
Nhà thờ Phát Diệm
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như “kinh đô công giáo” của Việt Nam.
Tam Cốc, có nghĩa là “ba hang”, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Tam Cốc là tuyến du thuyền được khai thác đầu tiên ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Hang Cả dài 127 m, xuyên qua một quả núi lớn, cửa hang rộng trên 20 m. Trong hang khí hậu khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng.
Bích Động
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là “động xanh”, là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773. Phía trước động là một nhánh sông Ngô Đồng uốn lượn bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa.
Núi Non Nước
Còn gọi là núi Dục Thúy nằm ở Đông Bắc thành phố Ninh Bình, cao khoảng 70m, đỉnh núi tương đối bằng phẳng. Núi nằm ở ngã ba sông Đáy và sông Vân Sàng đã tạo nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình cho thành phố Ninh Bình. Tại đây có hơn 40 bài thơ của các danh nhân lịch sử tạc trên vách đá.
Những món ngon không thể bỏ qua khi du lịch Ninh Bình
Cơm cháy
Cơm cháy là một trong những đặc sản ẩm thực nổi tiếng nhất của Ninh Bình. Địa bàn phát triển loại hình ẩm thực này chủ yếu là ở ven đường Quốc lộ 1, thành phố Ninh Bình và các khu du lịch. Cơm cháy Ninh Bình khác với các vùng khác từ cách chiên cho đến nước sốt đi kèm. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị bùi, béo mà không ngán.
Gỏi cá nhệch
Ở Ninh Bình có nhiều nơi giới thiệu món ăn này ngon, nhưng gỏi cá nhệch ở Kim Sơn được coi là tuyệt nhất. Để chế biến ra món ăn đặc sắc gỏi cá Nhệch này cần nhiều khâu hết sức kì công. Món ăn này mang hương thơm bùi bùi của gạo nếp rang, vị chua thanh thanh của dấm xen vào cái vị cay ấm của gừng với tỏi, ớt, tiêu, sả. Gỏi cá nhệch thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Cua đồng rang lá lốt
Cua đồng rang lá lốt, một món ăn dân dã và phổ biến tại Ninh Bình, mang đậm hương vị đồng quê mà du khách nên thử khi ghé qua đất cố đô. Cua đồng bắt về được làm cẩn thận, lá lốt rửa sạch thái sợi sau đó hai nguyên liệu chính này được rang chung với nhau theo một công thức nhất định. Chính vì không sử dụng cua nuôi mà món ăn này mang đến cho thực khách nhiều cảm nhận bất ngờ. Đó là vị giòn tan của cua đồng kết hợp cùng vị thơm đặc trưng của lá lốt. Món ăn này ngon nhất khi được kết hợp cùng cơm nóng.
Ốc núi luộc
Ốc núi là một đặc sản nổi tiếng tại Ninh Bình vì có vị ngọt tự nhiên, đậm đà do ốc ăn lá cây cỏ và một số loại thuốc quý. Bởi thế, ốc núi được chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng, xào me hay xào tỏi,… nhưng ưa chuộng nhất vẫn là món ốc núi luộc. Ốc núi sau khi bắt về được rửa sạch và đem luộc cùng sả. Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng món ngon dân dã này lại hấp dẫn nhiều người. Thực khách có thể ăn không để cảm nhận vị ngọt tự nhiên của ốc hoặc chấm cùng nước mắm chanh ớt.
Tái dê Hoa Lư
Bên cạnh tái dê, người Hoa Lư còn chế biến nhiều món khác như: Nem dê, dê hấp, dê nướng, tiết canh dê, mật,… nhưng món tái dê vẫn được xem là thơm ngon nhất. Cái ngon của tái dê ngoài bí quyết chế biến khéo léo còn ở gia vị đặc biệt. Đó là các loại lá, quả ăn kèm theo và đặc biệt là món tương gừng.
Nem chua Yên Mạc
Nhắc đến nem chua, nhiều người thường nghĩ tới Thanh Hóa, nơi nổi tiếng với những chiếc nem thơm ngon. Nhưng nếu có dịp ghé qua Ninh Bình, du khách cũng có thể thưởng thức hương vị có phần khác lạ của món ăn này. Nem chua Ninh Bình được làm từ thịt nạc mông lọc bỏ mỡ, bì lợn luộc, thính và một số gia vị như mì chính, muối,.. sau đó gói lại bằng lá ổi để tạo vị thơm đặc trưng và lá chuối để tạo vỏ ngoài đẹp mắt. Món ăn này được ăn cùng nước mắm pha chanh tỏi.
Gợi ý lịch trình du lịch Ninh Bình 2 ngày 1 đêm Ngày 1: Hà Nội – Chùa Bái Đính – Tràng An
6h00 khởi hành từ Hà Nội, đến thẳng chùa Bái Đính – Ninh Bình sau 2 – 3 tiếng. Dọc đường dừng lai ăn sáng tại Phủ Lý (Hà Nam). Nên thử bánh cuốn chả hoặc bánh đa cua. Nếu bạn theo hướng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình rồi rẽ quốc lộ 10 thêm chừng 10km sẽ tới TP Ninh Bình thì thời gian đi chỉ khoảng 1, 5 tiếng (từ đây vào chùa Bái Đính còn 15 km nữa).
Tham quan chùa Bái Đính với các địa điểm cụ thể: chùa Bái Đính cổ (4km từ chùa mới), hang Sáng, động Tối, đền thờ Thánh Nguyễn, đền thờ thần Cao Sơn, giếng Ngọc… Tổng thời gian: 2 – 3 tiếng. Nếu muốn tiết kiệm thời gian và sức khỏe, bạn mua vé dịch vụ xe điện chở khách tham quan vì toàn bộ khu chùa diện tích khá rộng.
Ăn trưa và nghỉ ngơi từ 1 – 2 tiếng
Khoảng 2h00 đi khu du lịch Tràng An. Tổng thời gian tham quan: 3 – 5 tiếng. Điểm tham quan chính: Đền Trình, đền thờ nhà Trần, đền Cây Thị… Gần Tràng An có một nhà hàng tên Ba Cua ở trong ngõ sâu gần Đền Vua Đinh. Ở đây món thịt dê cơm cháy rất ngon. Bạn hỏi người địa phương để được chỉ dẫn thêm.
TP Ninh Bình cũng có nhiều điểm ăn vặt và dạo chơi buổi tối như: Quanh khu phố 8, nhà hàng Hương Mai, nhà sàn Cố Đô, các nhà hàng khu vực nhà thi đấu…
Ngày 2: Nhà thờ đá Phát Diệm – Vân Long – Hà Nội
Từ TP Ninh Bình đi nhà thờ đá Phát Diệm quãng đường 28 km. Ăn sáng rồi khởi hành tầm 7h00, đến nơi sau khoảng 1 tiếng. Lưu ý nếu đi nhà thờ thì nên đi vào sáng chủ nhật vì tầm 9h30 là bắt đầu có lễ, mọi người sẽ được tham dự Thánh lễ. Thời gian tham quan, chụp ảnh lưu niệm 2 – 5 tiếng.
Ăn uống và nghỉ trưa ngay gần nhà thờ đá hoặc quay lại thành phố Ninh Bình.
Chiều 1h00 khởi hành đi Vân Long.
Kết thúc chuyến du lịch Ninh Bình, bạn lên xe quay về Hà Nội.
Lựa chọn khác:
– Có thể thay lộ trình một trong 2 ngày trên bằng hành trình tham quan Cúc Phương (tuy 1 ngày đi được rất ít điểm, 2 ngày thì thoải mái hơn).
– Du khách đã từng đi Tràng An có thể chọn danh thắng khác có nhiều nét tương đồng là Tam Cốc Bích Động. Vì Tam Cốc – Bích Động cũng như Tràng An đều ngồi đò, thuyền thăm các hang, động. Khác ở chỗ Tràng An có một vài hang động dài hơn so với Tam Cốc. Gần Tam Cốc Bích Động có làng Việt cổ Cố Viên Lầu cũng có nhiều điều thú vị.
Quà mang về
Đến Ninh Bình, bạn có thể mua đặc sản cơm cháy, rượu Kim Sơn hoặc những vật lưu niệm nhỏ như bùa may mắn, vòng tay, hạt đậu… ở chùa bái Đính về làm quà.
Lưu ý
Vào mùa du lịch, bạn nên gọi điện đặt phòng trước để tránh tình trạng cháy phòng.
Thắng cảnh Ninh Bình đa phần là quần thể hang động, vì thế nếu muốn tham quan tất cả trong một chuyến du lịch, bạn nên đi khoảng 3 – 4 ngày để khám phá hết vẻ đẹp nơi đây.
Theo Tiểu Lam (Tổng hợp)
***
Du Lịch Châu Đốc: Cẩm Nang Du Lịch Từ A Đến Z Bỏ Túi
Nếu bạn muốn “trốn” những bộn bề công việc nơi đô thị phồn hoa, hay chỉ đơn giản là tạm quên đi những xô bồ thành phố, còn gì tuyệt vời hơn khi tìm về với vẻ đẹp miền sông nước chân quê, giản dị mà thân thương đến nao lòng của Châu Đốc, thành phố biên cương thuộc tỉnh An Giang.
I. Tổng quan chung về Châu Đốc
Châu Đốc ngày xưa vốn là tỉnh lị, nay trở về là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, nằm bên ngã ba sông thơ mộng, nhìn sang Cồn Tiên và xóm Châu Giang cây trái xanh rờn. Vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang nói riêng cũng như Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cuộc sống nơi đây vừa có vẻ nhộn nhịp, tấp nập của những phiên chợ sung túc, vừa có vẻ bình yên đặc trưng của miền Tây với sông nước mênh mông, đồng ruộng phì nhiêu, cá tôm, đất đai màu mỡ.
Thành phố Châu Đốc hiện có dân số là 119 nghìn người với 5 phường bao gồm: Châu Phú A, Châu Phú B, núi Sam, Vĩnh Mỹ, Vĩnh Ngươn; và 2 xã: Vĩnh Tế, Vĩnh Châu. Bao năm xây dựng đổi mới cùng với việc quan tâm nhiều hơn đến phát triển du lịch, thành phố thôn quê ngày nào đã trở mình phát triển với tiêu chí “xanh – sạch – đẹp” được đưa lên hàng đầu và nâng cao hiểu biết của người dân, mở cửa đón chào khách thập phương bằng thái độ ngày càng hiền hòa, thân thiện.
II. Nên đến Châu Đốc vào thời điểm nào?
Thời tiết thuận hòa khiến việc du lịch Châu Đốc trở nên dễ dàng dù là vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tháng 5 là lúc mùa mưa bắt đầu, nếu bạn muốn ngắm nhìn trọn vẹn cuộc sống sông nước miền tây thì thời điểm từ tháng 8 đến tháng 11 sẽ là thời gian phù hợp nhất với các hoạt động tiêu biểu của mùa nước lên như là chợ nổi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm nguy cơ bị đội giá thì nên tránh đi vào thời điểm Tết vì lúc này lượng người đông, dễ dẫn đến tình trạng giá cả bị đẩy lên cao.
III. Đi bằng gì đến Châu Đốc
Đối với các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh, Châu Đốc cách khoảng 250km nên nếu bạn hoàn toàn có thể phượt Châu Đốc bằng xe máy, nhớ chú ý an toàn và nên đi theo nhóm để đảm bảo, hoặc di chuyển bằng ô tô để đảm bảo an toàn hơn.
Đối với các bạn muốn thử cảm giác phượt, có 2 tuyến đường chính cho các bạn lựa chọn:
Tuyến 1: Từ Sài Gòn bạn đi theo quốc lộ 62 hướng Bình Hiệp – đi đường dọc biên giới hướng Hồng Ngự – Tân Châu – Châu Đốc (tuyến đường này tuy dài nhưng cảnh xung quanh lại rất đẹp, bạn vừa có thể vi vu lại vừa được thưởng ngoạn).
Tuyến 2: Sài Gòn – Quốc lộ 1A – Cầu Mỹ Thuận – Quốc Lộ 80 – Sa Đéc – Phà Vàm Cống – Long Xuyên – Quốc lộ 90 – Châu Đốc.
Đối với những bạn muốn lựa chọn an toàn hơn thì có thể lựa chọn các xe khách như:
Xe khách Phương Trang (08 38333468): xuất phát ở bến xe Miền Tây, giá vé khoảng 170k/lượt.
Xe khách Huệ Nghĩa (08 39553353): xuất phát ở văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh, giá vé khoảng 140k/lượt.
Xe khách Kim Mai (08 54052575): xuất phát từ bến xe Miền Tây, giá vé khoảng 120k/lượt.
Còn đối với các bạn ở Hà Nội hay các tỉnh thành khác thì cần đến Hồ Chí Minh trước rồi mới di chuyển đến Châu Đốc
IV. Phương tiện đi lại ở Châu Đốc
Có rất nhiều phương tiện cho bạn chọn để di chuyển trong thành phố.
Đạp xe trên những cung đường miền Tây hẳn là một trải nghiệm rất đáng để thử, cho bạn nhiều thời gian hơn để cảm nhận cũng như ngắm nhìn một cách trọn vẹn nhất từng góc phố Châu Đốc. Còn nếu bạn muốn ngắm nhìn thành phố thật chậm nhưng không muốn mất sức đạp xe thì nơi đây cũng có một kiểu xe đạp vô cùng riêng mà hiếm có nơi nào sở hữu: xe đạp lôi.
Thường tham quan các điểm đến ở Châu Đốc khá gần nhau nên có thể dùng xe đạp hoặc xe máy nhưng tại Châu Đốc có tuyến xe bus đi từ trung tâm đến Núi Sam, Tịnh Biên nên bạn có thể sử dụng phương tiện này. Các trạm xe bus ngay ở trung tâm cũng rất dễ tìm.
Cũng như các thành phố khác, bạn có thể thuê xe máy ở các công ty du lịch ở trung tâm thành phố, hoặc đặt tour tại các khách sạn. Nếu bạn muốn đi taxi có thể liên hệ
Taxi Mai Linh – Tel: 076 3922266
Taxi Sài Gòn Hoàng Long – Tel: 076 3688688
Hãng taxi Long Xuyên – Tel: 076 3858788
Taxi Đức Thành – Tel: 076 3852403.
Để tham quan một số khu vực như Búng Bình Thiên, Làng chài, Làng người Chăm ở Châu Giang,…bạn sẽ cần đến giao thông đường thủy. Bạn có thể đón phà hoặc thuê thuyền tại Cảng Du lịch Châu Đốc – 03 Lê Lợi, P. Châu Phú, Tel: 0763550949.
Về đến núi Sam là về đến miếu Bà Chúa Xứ, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Tây tọa lạc ngay dưới chân núi Sam, mỗi năm đón khoảng 2 triệu lượt khách hành hương. Du khách thập phương thường về với miếu vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch để cầu bình an, xin lộc đầu năm.
Để phục vụ nhu cầu của khách thập phương, người dân nơi đây cũng cung cấp các dịch vụ như bán đồ cúng, cho thuê heo quay, thả chim phóng sinh, xem quẻ đầu năm… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hỏi kĩ giá trước khi mua hàng để có được giá tốt nhất nha.
Cùng tọa lạc trên triền núi Sam, được xây dựng vào khoảng năm 1840 – 1845, chùa Hang (hay còn gọi là Phước Điền Tự) là ngôi chùa cổ vừa là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh An Giang, vừa là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nằm ở nơi trang nghiêm thanh tịnh, chùa Hang trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại, truyền thuyết được truyền tụng từ đời này sang đời khác, là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm về với nét vọng xưa trầm lặng, cổ kính.
Nhắc đến sông nước là nhắc đến rừng tràm, và sẽ là một thiếu sót vô cùng nếu bỏ lỡ rừng tràm Trà Sư, điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với nhiều loài động vật quý hiếm. Còn gì tuyệt vời hơn việc chẳng cần suy nghĩ gì cả, cứ thả mình theo chiếc thuyền gỗ trôi theo dòng nước, đắm chìm dưới bóng mát của cây tràm. Trên đầu là lá, dưới thuyền là thảm bèo li ti dập dềnh theo làn nước, thiên nhiên như ôm trọn con người vào lòng, nhẹ nhàng vỗ về với tiếng chim ríu rít trên cao, thứ âm thanh nổi bật trong cái yên tĩnh mà bình yên mà ta khó lòng tìm thấy nơi đô thị bộn bề.
Làng nổi Châu Đốc có lẽ là biểu tượng điển hình nhất cho nét văn hóa duyên dáng rất riêng đậm chất miền Tây. Mỗi buổi sớm bình minh lên, cả ngôi làng như nhuộm vàng trong sắc trời sớm mai. Cuộc sống lênh đênh trên con nước không làm người ta xa nhau mà như gắn kết mọi người lại gần nhau hơn với chiếc xuồng, chiếc ghe. Người dân miền Tây thật thà chất phác, có khi cả gia đình hai, ba thế hệ cùng gắn liền trên một chiếc ghe. Cuộc sống tuy không đủ đầy nhưng họ sống chậm với hạnh phúc giản đơn.
Làng người Chăm Châu Giang là ngôi làng nổi tiếng của cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang, không chỉ lôi cuốn bởi nét dân tộc mà còn bởi nét đẹp văn hóa của miền đất trời địa linh nhân kiệt này. Với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, con người đồng bào Chăm thì đây hẳn là điểm đến không thể bỏ qua.
Làng người Chăm Châu Giang nổi bật lên khung cảnh những ngôi nhà sàn gỗ với kiến trúc độc và lạ. Những ngôi nhà sàn ở đây thường nhỏ nhắn, kiến trúc khá đặc biệt và được làm từ các loại gỗ quý có độ bền rất cao.Trước nhà, có một cái thang gỗ, cửa cái ra vào thấp hơn đầu người có hàm ý, khách vào nhà phải cúi chào nhà và chủ nhà.
Tại làng Chăm Châu Giang này hiện có khoảng mười căn nhà sàn nhiều năm tuổi, rất quý. Đó là nét đẹp được bảo tồn và lưu giữ trong một khoảng thời gian dài mà đến bây giờ vẫn còn tồn tại và được bảo vệ. Không chỉ phục vụ du lịch, mà đây còn là một phần của lịch sử, cội nguồn để giúp mọi người hiểu thêm về nền văn hóa Chăm và con người Chăm.
Núi Cấm, hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, tọa lạc tại xã An Hảo huyện Tịnh Biên, với độ cao khoảng 710m so với mực nước biển, có vị thế núi non hùng vĩ và là vùng sơn địa đặc thù hết sức độc đáo. Được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu quanh năm mát mẻ nên cả một vùng núi luôn được bao phủ bởi rừng xây xanh ngút tầm mắt xen lẫn vô vàn loài hoa khoe sắc. Bạn hoàn toàn có thể chọn qua đêm để có thể tận hưởng trọn vẹn một đêm với bồng bềnh mây gió, với sự tĩnh lặng như cõi bồng lai trên đỉnh núi.
Ngoài ra, ngọn núi này cũng sở hữu công trình kiến trúc tôn giáo quy mô như tượng Phật Di Lặc khổng lồ lớn nhất Châu Á, cao gần 34m, hay là chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn…
Đến với nơi đây, du khách hoàn toàn có thể đi cáp treo để thu vào tầm mắt cảnh vật của cả vùng núi.
Trong các tour du lịch Châu Đốc nói riêng lẫn các hành trình khám phá du lịch miền Tây nói chung, Kênh đào Vĩnh Tế Châu Đốc là một câu chuyện dài đầy cuốn hút du khách từ khi hình thành, đến những giá trị còn lưu lại đến tận ngày hôm nay mà con kênh này mang lại cho cuộc sống của người dân miền sông nước.
Kênh Vĩnh Tế nằm ở địa phận của cả hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, được đào song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia với điểm bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc. Kênh được vua Gia Long cho lệnh đào từ năm 1819 và đến năm 1824 thì hoàn thành, với chỉ huy trực tiếp công trình là danh tướng Nguyễn Văn Thoại, hay còn gọi là Thoại Ngọc Hầu. Con kênh có chiều dài tổng cộn là 80km, rộng 30m cùng chiều sâu trung bình khoảng 3m.
Với quy mô của mình, Kênh Vĩnh Tế có đóng góp cự kỳ lớn lao trong việc phát triển hệ thống giao thông thủy lợi cũng như nông nghiệp, lẫn thương mại và biên phòng của khu vực miền Tây. Cho đến hôm nay Kênh Vĩnh Tế Châu Đốc vẫn có những giá trị của riêng mình và đóng góp không nhỏ trong việc giao thông đường thủy lẫn phát triển kinh tế của người dân sông nước trong thời hiện đại.
Người đến Châu Đốc thường mải mê với một trời non nước, chùa chiền, rồi viếng Miếu Bà Chúa Xứ, mà đôi khi quên mất những di tích vô cùng giá trị khác như lăng Thoại Ngọc Hầu, nằm trong cụm di tích dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc.
Lăng Thoại Ngọc Hầu, hay còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam, mang nhiều ý nghĩa cả về văn hóa cũng như lịch sử. Nơi đây lúc nào cũng mang trong mình vẻ đẹp lặng lẽ, trang nghiêm, mà thành kính. Lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, một vị quan triều Nguyễn được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang, cũng là người chỉ huy trực tiếp công trình Kênh Vĩnh Tế.
Đình thần Châu Phú (phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc) là công trình còn lưu lại nhiều dấu ấn văn hóa đặc sắc, phản ánh nét đẹp tín ngưỡng của người dân địa phương.
Đình thần Châu Phú có quá trình hình thành khá đặc biệt, gắn liền với gia tộc Lê Công (còn gọi là Cửu Long Nhà Lớn). Vốn được xây dựng với mục đích tỏ lòng biết ơn với danh thần Nguyễn Hữu Cảnh, người có công rất lớn trong quá trình “mang gươm mở cõi” đất phương Nam, gia tộc Lê Công đã đứng ra vận động người dân và đóng góp tiền của, công sức cất ngôi miếu bằng gỗ lợp lá (tại vị trí Bệnh viện Đa khoa Khu vực Châu Đốc cũ) để thờ phụng ông. Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc, vì mục đích xây dựng bệnh viện mà ngôi đình bị di dời và xây mới lại ở vị tri hiện tại.
Đình thần Châu Phú vừa có giá trị lịch sử lại vừa mang nét đẹp kiến trúc độc đáo. Đình được xây dựng theo kiểu ba gian hai chái đúng phong cách Nam Bộ. Nóc đình có lầu mái tam cấp, trên nóc gắn biểu tượng nhiều linh vật, như: Lưỡng long chầu nguyệt, công, phụng, sư tử…tất cả đều thể hiện nét khỏe khoắn, uy nghi. Đình có khá nhiều cửa sổ được tạo hình theo lối kiến trúc Pháp. Bên trong có 40 cột cái bằng gỗ quý. Trên cột có nhiều đôi liễn sơn son thiếp vàng với nội dung ca ngợi công đức Chánh thần Nguyễn Hữu Cảnh.
Chùa Tây An, hay còn gọi là Tây An cổ tự, là biểu tượng cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ, tọa lạc ngã ba ngay dưới chân núi Sam (nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc) cùng khuôn viên rộng rãi có diện tích 15.000 m2. Lấy màu xanh của núi Sam làm nền, điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa. Chùa cất theo lối chữ “tam”, có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt, được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng.
Về với miền Tây nghe câu hò vọng cổ, thăm chợ nổi Châu Đốc với những nét đẹp xưa độc đáo của vùng sông nước An Giang. Những chiếc ghe mộc mạc, lớn nhỏ đủ loại đưa người dân cũng như khách đến len lỏi mua hàng. Đối với người dân địa phương, họ ít khi dùng đến cụm từ “chợ nổi Châu Đốc” mà chỉ quen với hai tiếng “ra ghe”. Đó là hai từ vắn tắt để chỉ việc trao đổi, mua bán tại chợ nổi Châu Đốc. Điểm đặc biệt khi đến với khu chợ này là chủ ghe không chào hàng bằng tiếng rao, mà bằng cách “bẹo hàng”, cắm xuống sông rồi treo món đó lên, ai bán chuối thì bẹo chuối, ai bán dưa thì bẹo dưa. Sản vật phong phú đậm chất địa phương mà tiêu biểu nhất là trái cây miệt vườn.
Bạn nhớ dậy sớm để tham gia phiên chợ lúc đông đúc nhất vào khoảng 6 – 7 giờ sáng.
Bánh bò thốt nốt là món ăn ưa thích của người miền Tây đồng thời cũng là đặc sản An Giang nổi tiếng. Vị thơm ngon, ngọt béo của đường thốt nốt khiến du khách dù chỉ một lần nếm thử thôi cũng phải gật gù khen ngợi. Bánh tuy là món ăn dân dã nhưng lại được xem là đặc sản của vùng đất Châu Đốc, được làm từ những nguyên liệu gần gũi, giản dị có tại địa phương, do chính bàn tay của những người “thợ” là những người nông dân chân chất thật thà vùng Bảy Núi làm nên.
Khi về Châu Đốc, bạn nên tới thăm khu chợ nổi tiếng với các loại mắm, khô cá, bánh, hoa quả… đặc trưng của miền Tây. Đặc sản nổi tiếng nhất của chợ Châu Đốc là mắm. Chợ có một khu dành riêng bán các loại mắm, từ mắm chốt, mắm sặt, mắm trèn, tới mắm thái, mắm rô… Các thùng mắm tỏa mùi đặc trưng, được đặt trên các kệ cao sạch sẽ, đề giá rõ.
Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi – An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím. Gỏi sầu đâu được biết đến như đặc sản đặc trưng nhất khi nhắc đến cây sầu đâu, từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.
Khô cá lóc sau khi nướng chín, xé ra từng miếng nhỏ rồi trộn chung với đọt sầu đâu, đem chấm chung với nước mắm me đậm đặc, cay, chua nhưng vừa ăn, không mặn, nhằm làm tăng thêm hương vị đậm đà. Vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá quyện với nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.
Bò bảy món núi Sam gồm lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khía bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc và bò bít tết. Nguyên liệu chính để làm nên các món này là thịt bò vùng Bảy Núi, mềm, ngọt mà vô cùng thơm ngon. Điểm đặc trưng khi làm bò bảy món là người ta ít mua thịt làm sẵn ở chợ mà mua nguyên con bò còn sống và phải là bò tơ (hay là bê, bò con, chỉ một con bò còn non hoặc sắp trưởng thành). Sau khi làm bò xong thì dùng rơm thui cho da bò săn lại gọi là bê thui, miếng thịt còn cả da ăn mới ngọt và bùi.
Ai từng đi du lịch Châu Đốc hẳn không lạ gì với loài hoa đặc trưng nổi tiếng của sông nước miền Tây này. Tháng 8 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, mùa nước nổi là lúc bông điên điển có nhiều nhất, đặc biệt là ở rừng tràm Trà Sư. Bông điên điển Châu Đốc cánh cũng dày hơn những vùng khác một chút, được xem như một loại rau đặc biệt, là nguồn nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon mang đậm hương vị xứ sở như dưa chua điên điển, canh điên điển, gỏi điên điển và phổ biến nhất là dùng kèm các loại ra khác trong các món lẩu cá đậm hương vị miền Tây.
Châu Đốc An Giang được xem là xứ sở của thốt nốt, nên có rất nhiều món ăn chế biến từ thốt nốt làm cho ẩm thực Châu Đốc thêm phần phong phú hơn rất nhiều.
Món đơn giản nhất từ thốt nốt mà du khách có thể gặp bất cứ đâu là nước thốt nốt ngọt thanh, với ít cùi thốt nốt dẻo dẻo trong trong ngon đến lạ lùng. Thốt nốt tươi là một món giải khát tự nhiên thơm ngon chẳng thua kém gì nước dừa. Thốt nốt không chỉ được dùng tươi như thế, mà còn được dùng để nấu chè và đường thốt nốt thơm ngọt dùng như các loại đường phổ biến khác. Đường thốt nốt Châu Đốc có màu vàng nhạt, thơm và còn có vị béo được sử dụng rất nhiều trong nấu ăn, làm cho các món ăn có vị thơm đặc biệt ngọt thanh rất đặc trưng.
Tung lò mò, từ cái tên đã gây nhiều tò mò cho du khách thập phương, là món ăn đặc trưng đậm chất truyền thống của dân tộc Chăm xứ An Giang, hay còn được biết đến là lạp xưởng bò. Người Chăm theo đạo hồi và kiêng thịt lợn nên món Tung lò mò họ làm chỉ dùng nguyên liệu từ bò.
Vào đến khu vực người Chăm sinh sống ở Châu Đốc, du khách sẽ thấy trước sân nhà phơi đầy dây cuộn dài trên những cây sào hay sạp gỗ tre màu đỏ sẫm. Đó chính là món tung lò mò nổi tiếng của người Chăm.
Tung lò mò có hai loại, loại chua và không chua. Loại chua được bỏ thêm cơm để tạo hèm cho vị chua nhẹ nên có mùi và vị rất lạ miệng. Loại không chua dành cho những du khách không quen khẩu vị.
Đem miếng tung lò mò nướng trên bếp, khi vừa chín tới, đem xuống cắt nhỏ rồi gắp một miếng đang nóng hổi chấm với nước tương, ta sẽ cảm nhận được đủ dư vị lạ trong miệng. Từ mùi thơm của thịt bò nướng, vị béo bùi của mỡ bò, vị chua nhẹ của lạp xưởng đến vị ngọt, mặn, cay của nước tương hòa cùng mùi thơm của rau quế, hơi cay xé của hạt tiêu sọ, tất cả tạo nên hương vị độc đáo và thú vị.
Món Cơm nị – cà púa cũng là món ăn truyền thống nổi tiếng của làng Chăm Châu Giang. Hai món ăn này là sự kết hợp hài hòa, bổ sung cho nhau, cách nấu tương đối cầu kì, độc đáo và khá lạ đối với cả du khách Việt và du khách quốc tế. Cơm nị thì nấu gạo chung với sữa, còn cho thêm trái nho khô tùy theo sở thích riêng biệt của mỗi người, còn món cà púa thì dùng thịt bò để chế biến, chế biến theo một cách tẩm ướp gia vị rất riêng, sử dụng nhiều nguyên liệu như rượu, gừng, nước cốt dừa, cà ri, hành,…tạo nên nét độc đáo cho món ăn dân tộc.
VII. Khách sạn đáng lưu ý khi du lịch Châu Đốc
Tiêu chuẩn: 3*
Địa chỉ: Vĩnh Đông 1, Núi Sam, Thành phố Châu Đốc, An Giang
Nằm ngay trên sườn núi Sam, thành phố Châu Đốc, cách trung tâm An Giang khoảng 60km về phía tây, VIctoria Nui Sam Lodge nằm nép mình giữa núi non Châu Đốc cùng một hệ thống kênh rạch, đình chùa núi Sam bao quanh.
Khách sạn này quyến rũ khách thập phương bởi những tiện nghi hiện đại nhưng vẫn không phá hủy mà hòa quyện vào nét mộc mạc, giản dị của cảnh vật xung quanh, cho bạn không gian yên tĩnh mà ấm cúng vô cùng cho những chuyến nghỉ dưỡng.
Tiêu chuẩn: 4*
Địa chỉ: 1 Lê Lợi, Cái Dầu, Thành phố Châu Đốc, An Giang
Được xây dựng theo phong cách thuộc địa với lối kiến trúc thấp tầng của Pháp, Victoria Châu Đốc là sự giao thoa tuyệt vời với khung cảnh tự nhiên xung quanh. Nằm bên bờ sông Hậu, trên ngã ba sông thuộc vùng Châu Đốc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi đây vẫn luôn là điểm khởi nguồn lý tưởng cho hành trình khám phá cảnh đẹp trong vùng. Từ Khách sạn Victoria Châu Đốc, ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ khung cảnh sống trên sông, từ những khu làng chài nổi với những người dân cần mẫn, cho đến khu chợ nổi nhộn nhịp với các hoạt động giao thương hay làng Chăm yên bình và hiền hòa.
Đã đi du lịch thì hẳn ai cũng muốn mang về chút quà mang đậm dấu ấn, bản sắc của nơi mà mình đến. Đi Châu Đốc về mà không mang theo chút mắm khô hay vài dây tung lò mò thì quả là điều thiếu sót.
Đối với việc mua sắm đặc sản địa phương, bạn nên tìm đến chợ Châu Đốc, khu chợ tấp nập với bạt ngàn các loại mắm cho bạn lựa chọn.
Trong hành trình du lịch miền Tây có ghé Châu Đốc, du khách chẳng khi nào quên mang về những khoanh đường thốt nốt Châu Đốc rất thơm ngon để làm quà, như một món quà đặc sản vùng miền rất quý mà ai cũng trân trọng.
Du lịch Châu Đốc, du khách dễ bị “mê hoặc” bởi những trái me Thái chín ngọt lịm, thơm lừng bày bán khắp nơi. Thỉnh thoảng, du khách cũng sẽ bắt gặp những sạp hàng bán quả mây gai (hay còn gọi là mây Thái, mây sa lắc), một loại quả hiếm và chỉ phổ biến ở An Giang. Dọc theo các tuyến đường về Châu Đốc có rất nhiều sạp hàng bày bán quả mây gai.
15 Điểm Đến Du Lịch Miền Tây Ai Cũng Phải Check
Bỏ hết những mệt mỏi của thành thị, xách ba lô lên và về với mảnh đất miền Tây bạn sẽ có những khoảng thời gian thư giãn đúng nghĩa.
15 điểm đến du lịch miền Tây ai cũng phải check-in một lần trong đời
Cánh đồng quạt gió, Bạc Liêu
Là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhưng Bạc Liêu là điểm đến ít được khách du lịch chú ý, nhiều người biết đến Bạc Liêu chủ yếu bởi các giai thoại xoay quanh nhà “Công tử Bạc Liêu”, nhưng với việc nơi đây sở hữu cánh đồng quạt gió có quy mô lớn nhất Việt Nam cũng khiến bạn phải suy nghĩ đến một chuyến đi tới đây càng sớm càng tốt.
Từ thành phố Bạc Liêu theo đường Cao Văn Lầu đi ra phía biển, ở địa phận ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông là Nhà máy điện gió. Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến nhà máy khoảng gần 20km, nhưng từ cách xa cả chục cây số, bạn đã có thể nhìn thấy những trụ turbine lắp cánh quạt quay đều như những chong chóng khổng lồ in trên nền trời. Đây là điểm chụp ảnh yêu thích của nhiều bạn trẻ khi đến với Bạc Liêu.
Rừng tràm Trà Sư, An Giang
Rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, có diện tích khoảng 850 ha với hệ sinh thái phong phú, là biểu trưng cho vẻ đẹp mùa nước nổi An Giang. Trải nghiệm đi thuyền giữa thảm bèo xanh ngút ngàn, len lỏi trong các ngóc ngách của rừng tràm, nghe tiếng chim chóc đùa giỡn trên tán tràm sẽ rất khó quên.
Vào đến rừng tràm Trà Sư các bạn liên hệ với nhân viên để mua vé. Giá vé 75.000 đồng/1 người. Xuồng máy sẽ đưa bạn vào sâu trong rừng sau đó bạn sẽ được đi xuồng nhỏ hơn để tham quan, tha hồ chụp ảnh. Theo lời những người hướng dẫn ở đây thì có có thể đến Trà Sư vào tất cả các ngày trong năm,nhưng đẹp nhất là vào mùa nước nổi từ tháng 9 đến tháng 11.
Làng nổi Tân Lập, Long An
Làng nổi Tân Lập hay còn gọi là rừng tràm Tân Lập, thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Đây là một địa chỉ còn rất mới trên bản đồ du lịch, nhưng lại khá lôi cuốn du khách bởi họ đến đây để tìm cảm giác thư thái, đắm mình giữa thiên nhiên rừng tràm xanh ngắt cũng như trút bỏ những gánh nặng của cuộc sống nơi thành thị xô bồ.
Đến làng nổi Tân Lập, du khách sẽ được khám phá con đường mòn xuyên rừng tràm dài 5 km, ngắm nhìn vẻ đẹp của những rặng tràm cao ngút trời, xanh mát. Du khách còn được ngồi thuyền du ngoạn thăm thú cảnh đẹp của vùng đầm lầy, lưu lại khoảnh khắc đẹp của những cánh đồng hoa sen, hoa súng đang mùa rực nở.
Có hai cách để tiếp cận khu rừng nguyên sơ này. Thứ nhất, từ TPHCM bạn đi theo quốc lộ 1A hướng về thành phố Tân An (Long An) khoảng 40km, sau đó đi tiếp theo quốc lộ 62 về huyện Mộc Hóa khoảng 62km nữa là đến làng nổi. Thứ hai, bạn có thể xuất phát từ trung tâm thị trấn Củ Chi chạy theo hướng huyện Bến Lức (Long An) chừng 70km cho tới khi gặp ngã ba cuối đường rẽ phải thêm 35km nữa là đến nơi.
Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp
Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, trở thành khu bảo tồn từ năm 1994. Đây là nơi có diện tích đất ngập nước lớn nhất của vùng Đồng Tháp Mười, được công nhận là khu dự trữ sinh quyển (ramsar) thứ 4 của Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới với hơn 232 loài chim với nhiều loại quý hiếm như công đất, giang sen, điên điển, cò quắm, cò thìa…, đặc biệt là sếu đầu đỏ – loài chim có trong danh sách đỏ thế giới về những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Hàng năm mỗi khi con nước tràn về, Tràm Chim lại khoác lên mình tấm áo mới đầy sắc màu cùng vũ điệu rực rỡ của thiên nhiên. Thay vì chọn lúc bình minh như đại đa số, bạn có thể bắt đầu hành trình khám phá vào lúc buổi chiều để tận hưởng những khung cảnh tuyệt diệu.
Trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang
Trại rắn Đồng Tâm hay còn gọi là xí nghiệp dược phẩm Quân khu 9, nằm tọa lạc bên bờ sông Tiền, có diện tích khoảng 30 ha, có không gian xanh mát thoáng đãng. Đây là một trong những trại nuôi rắn lớn nhất Việt Nam với hơn 400 chủng loài và được xem như một bảo tàng về rắn đầu tiên ở Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.
Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ
Nhắc đến Cần Thơ chắc chắn rằng ai cũng biết đến chợ nổi Cái Răng đã quá nổi tiếng. Đây gần như là địa điểm không thể không đi khi đến du lịch Cần Thơ. Chợ nổi là một nét văn hoá đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ mà bạn khó có thể tìm thấy ở những địa phương khác. Đặc biệt chợ nổi Cái Răng là một trong năm chợ nổi lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bạn nên đi vào lúc tờ mờ sáng bởi vì đây là thời điểm chợ hoạt động sôi nổi và đông vui nhất. Tất tần tật những sinh hoạt mua bán hay ăn uống đều diễn ra trên sông, nhất định bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị ở đây.
Nhà công tử Bạc Liêu
Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Với thiết kế theo phong cách Pháp và vật liệu chuyển từ Pháp sang, đây được xem là ngôi nhà bề thế nhất Nam Kỳ lục tỉnh đầu thế kỷ 20. Du khách đến đây ngoài việc tham quan, tìm hiểu kiến trúc, hiện vật lịch sử, du khách còn có dịp nghe kể về cuộc đời “dân chơi” của công tử giàu nhất miền nam thời bấy giờ. Đây là một điểm đến mà bất cứ du khách nào tới Bạc Liêu đều muốn ghé tham quan.
Cù lao Thới Sơn, Tiền Giang
Cù lao Thới Sơn còn gọi là cồn Thái Sơn hay cồn Lân, nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Điều làm nên sự hấp dẫn và quyến rũ của Thới Sơn không chỉ ở chỗ đây là vùng đất của các loại trái cây thơm ngon, mà còn là một địa điểm du lịch miệt vườn lý tưởng cuối tuần.
Đến với cù lao Thới Sơn, du khách sẽ được trải nghiệm hình thức du lịch đặc trưng của miền sông nước, đó là đi xuống đò xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi tản bộ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái sum suê, ngồi nghỉ trong những nhà vườn uống trà mật ong và nghe đờn ca tài tử.
Khu sinh thái Xẻo Quýt, Đồng Tháp
Nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 30km, trên địa bàn hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, khu di tích lịch sử kết hợp khu sinh thái Xẻo Quýt sẽ mang đến cho du khách cảm giác như lạc vào rừng nguyên sinh với khung cảnh tuyệt đẹp.
Với diện tích khoảng 50ha, trong đó có 20ha rừng tràm, còn lại là hệ thống cây rừng ngập mặn, dây leo… Xẻo Quýt có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với một màu xanh mát rượi. Tham quan khu di tích, du khách có hai phương tiện để di chuyển. Nếu thích len lỏi dưới những tán cây rừng, du khách có thể đi bộ theo con đường độc đạo trong khu di tích, dài khoảng 1,5km. Nếu không, bạn có thể trải nghiệm cảm giác sông nước miền Tây, bằng cách ngồi thuyền ba lá, chầm chậm len theo các con lạch nhỏ để khám phá toàn bộ khu di tích này.
Thông thường, du khách đi qua ngã ba An Hữu thuộc huyện Cái Bè (Tiền Giang) đến cầu Long Hiệp, rồi từ đó đón đò đi Xẻo Quýt, hoặc có thể đi đường bộ từ quốc lộ 1 rồi rẽ vào quốc lộ 30, đến thẳng Xẻo Quýt.
Chợ nổi Ngã Năm, Sóc Trăng
Chợ nổi Ngã Năm nằm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Nét đặc biệt của chợ là nằm ở giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Đây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Du khách tới đây sẽ được tìm hiểu lối sinh hoạt của người dân địa phương với cảnh mua bán sầm uất trên xuồng ghe. Ngoài ra, đây là dịp để bạn thưởng thức những trái cây đặc sản của miền sông nước.
Chùa Xiêm Cán, Bạc Liêu
Ngôi chùa đặc trưng của người Khmer tại Bạc Liêu, tọa lạc tại Ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông được xây dựng vào thế kỷ 19 trên khuôn viên rộng đến 50.000 m². Xuyên qua hàng cây xanh mát từ quốc lộ vào, du khách đều ngỡ ngàng bởi chùa được trang trí nhiều họa tiết, hoa văn, cùng với những đường nét chạm trổ, điêu khắc hết sức độc đáo.
Chùa Dơi, Sóc Trăng
Chùa Dơi tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thành phố Sóc Trăng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Sóc Trăng, với kiến trúc đẹp mê hồn, cảnh quan trong lành và điều kỳ lạ là hàng ngàn con dơi treo mình trên cây vào ban ngày trong khu vườn của chùa. Đường đến chùa Dơi đẹp và thơ mộng, ở đây còn có dịch vụ thuê xe đi thăm quan. Khách đến viếng chùa ngoài mục đích du lịch tâm linh còn để ngắm những con dơi khá lớn.
Hồ bơi view cánh đồng lúa khách sạn Victoria Núi Sam Lodge, An Giang
Được đánh giá là khách sạn “sang chảnh” nhất ở An Giang, Victoria Núi Sam Lodge nằm trên sườn núi Sam, nép mình giữa cảnh vật thiên nhiên hoang sơ, và được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch và đền chùa tôn nghiêm cổ kính. Không chỉ được thiết kế gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, Victoria Núi Sam Lodge còn sở hữu nhiều phòng nghỉ và các bungalow riêng biệt cùng với nội thất tinh tế.
Quần đảo Hải Tặc, Kiên Giang
Đảo Hải Tặc ở Kiên Giang được xem là một điểm đến lạ lùng ngay từ tên gọi. Thực chất đây là tên của một quần đảo gồm 16 hòn đảo mà lớn nhất là đảo Hòn Tre (Hòn Đốc), nằm ở xã Tiên Hải, huyện Hà Tiên. Nơi đây cách bờ biển Hà Tiên gần 28 km và đảo Phú Quốc 40 km. Đa phần diện tích đảo là cây rừng che phủ, nơi giáp với nước mặn là ghềnh đá trơ trọi và hoang sơ. Tại đây, ngoài việc được tìm hiểu và nghe những người bản địa kể lại những câu chuyện về nguồn gốc, xuất xứ tên gọi của quần đảo Hải Tặc, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên với những vẻ đẹp hoang sơ, mát ngọt và trong lành.
Mũi Cà Mau
Mũi Cà Mau nằm ở xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Đây là mảnh đất nhô ra phía biển Đông ở cực Nam của Tổ quốc, vị trí này có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với dân tộc ta. Không quá đẹp, không quá say đắm lòng người bởi sự nên thơ hay hùng vĩ nhưng Đất Mũi vẫn quyến rũ du khách bởi sự đơn sơ, mộc mạc và nơi đây còn đánh dấu một cột mốc quan trọng – vùng đất tận cùng Tổ Quốc.
Vì chịu ảnh hưởng của nước biển dâng nên “mũi Cà Mau” thật sự rất khó để xác định chính xác, do đó vị trí của tọa độ có hình con tàu được xem như một điểm đến thiêng liêng. Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức người Việt, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Du Lịch Tây Ninh, Để Không Còn Là, Chim Cánh Cụt, Du Lich Tay Ninh, Tiem Nang Du Lich, Du Lich Nui Ba Den trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!