Đề Xuất 3/2023 # Gần 400 Giọng Hót Hay Tranh Cúp “Tiếng Hót Chim Chào Mào” # Top 9 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Gần 400 Giọng Hót Hay Tranh Cúp “Tiếng Hót Chim Chào Mào” # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Gần 400 Giọng Hót Hay Tranh Cúp “Tiếng Hót Chim Chào Mào” mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gần 400 giọng hót thi tài

Có gần 200 nghệ nhân với gần 400 chú chào mào có giọng hót hay được tuyển chọn để dự Hội thi lần này. Đây là một trong những hội thi chim lớn nhất miền Trung. Và, hoạt động này sẽ được Công ty CP Du lịch Long Phú phối hợp cùng với Hội Sinh vật cảnh tỉnh Khánh hòa hướng tới tổ chức thường niên hàng năm để trở thành sân chơi ý nghĩa phù hợp với tiêu chí của chương trình “Nơi hội tụ các nghệ nhân”.

Ông Lê Dũng Lâm – Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú, Trưởng ban tổ chức Hội thi khẳng định; Trong xã hội hiện nay, cuộc sống luôn bận rộn với nhiều lo toan, mọi người chúng ta sau những giờ làm việc mệt nhọc đã thường đến với thiên nhiên để tìm sự khuây khỏa thông qua nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Chơi chim chào mào vốn là loại hình nghệ thuật dân dã và gần gũi với tất cả mọi người, nay đã được lan rộng khắp nơi từ những vùng thành thị đến nông thôn trên cả nước. Các nghệ nhân dự hội thi lần này đều có chung tâm trạng; phấn khởi, hồi hộp và thấy yêu hơn với thú chơi chim chào mào.

Các giọng hót vào chung kết

Ban giám khảo được mời gồm những người am hiểu về chim chào mào từ khắp các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên.

Tốp 10 giọng hót hay nhất

Trao cúp và giải Nhất cho nghệ nhân Nguyễn Đình Vũ (thứ 2 từ phải qua) với chú chim có SBD 089

HÀ ĐẠO

Luyện Chào Mào Hót Giọng Hay Chuẩn, Giọng Rừng 15 Âm Kép, Luyện Giọng Chim Chào Mào Giọng Rừng

Đang xem: Luyện chào mào hót giọng hay chuẩn, giọng rừng 15 âm kép

Cách luyện chim chào mào hót hayKhi chim cất tiếng hót nghĩa là nó đã cảm thấy được bình yên trong cuộc sống, lấy lại được sự tự chủ, không còn sợ hãi gì nữa.Chào mào (chóp mào) là một loài chim thông dụng nuôi hót ở Việt NamNhư bạn đã biết giọng hót của chim (tất nhiên là chim trống) biểu tỏ sức mạnh của nó trước kẻ thù. Mỗi con chim hùng cứ một vùng, theo kiểu “rừng nào cọp nấy”. Nó chiếm cứ một vùng rừng núi nào đó, trọn quyền kiếm ăn trong lãnh địa của mình, không cho một đồng loại nào tranh cướp. Vì vậy, chim dùng tiếng hót làm một lợi khí để dọa nạt kẻ thù. Do đó, chỉ khi nào chim thật dạn dĩ, lấy lại được sự tự chủ nó mới siêng hót và hót hay. Giọng hót của chim cũng nhằm mục đích “chọc gái” trong mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, chim mái thường chọn cho mình những anh chàng hót hay để “gá nghĩa” một mùa. Vì vậy, để được người yêu ghé mắt xanh đến, chim trống chỉ còn cách cố hót thật hay để quyến rũ.Loài chim có khả năng bắt chước những âm thanh vừa lạ vừa hay để làm giàu cho âm điệu làn hơi của mình, do đó, chim càng sống lâu năm càng có giọng hót hay. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giọng hót của chim ảnh hưởng sâu đậm từ môi trường sống của chúng. Một con Chích Chòe Lửa sống ở rừng rậm cây cao bóng cả, có giọng hót véo von như gió ngàn xào xạc. Trong khi đó những con Chích Chòe Lửa sống cạnh vùng có núi cao thác lớn, giọng của chúng lại hơi nhặt rồi thôi thúc như tiếng nước réo gọi ầm ầm…Lợi dụng chim biết bắt chước mọi thứ âm thanh lạ quanh môi trường sống của chúng, nên từ xa xưa các nhà điểu học châu Âu đã dùng nhiều nhạc cụ như kèn đồng, đàn sáo thổi lên cho chim bắt chước, và họ đã thành công.Ngày nay, chúng ta có nhiều cách để tập cho chim có giọng hót vừa hay, vừa giàu âm điệu, siêng hót :- Năng tập dượt: Mỗi tuần vài lần, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. Nếu gặp được tay “kỳ phùng địch thủ”, chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mãi…- Nuôi chim “giáo sư”: Hầu hết các loại chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Sơn Ca … nếu có chim “giáo sư” dẫn dắt sẽ siêng hót và hót hay. Chim “giáo sư”, con chim hót bậc thầy (maitre de chante) khi cất tiếng hót lên sẽ khiến cho cả đàn chim chú ý bắt chước.

Chỉ có những con chim đủ lửa mới “cả gan” đấu tay đôi với chim bậc thầy, còn những chim khác thì bị “đe” không dám mở mồm hó hé. Thế nhưng, dẫu sợ chúng vẫn lắng tai học hỏi những âm điệu mới lạ để bắt chước sau này. Việc tập luyện này không nên kéo dài quá lâu, vì những con còn non lửa sẽ bị “đè” mãi sinh nhát, khó “nổi” lên được ! Sau thời gian luyện tập, ta có thể gửi chim “giáo sư” đến một nơi khác, hoặc treo thật xa để giọng hót của nó không làm cho bầy chim non “yếu lửa” khiếp sợ.- Băng cassette: Thay vì nuôi con chim “giáo sư” tốn kém, ta có thể thâu giọng nói của chim bậc thầy này vào băng cassette, để thỉnh thoảng chạy băng phát cho chim nghe. Phương pháp này đôi khi lại hiệu nghiệm nếu ta biết điều chỉnh volume xuống mức thấp, để chim non lửa khỏi khiếp sợ.- Nuôi chim mái : Chim mái không biết hót, nó có giọng “sùy nhè nhẹ, nhưng có tác dụng lớn là kích thích sự hăng say của chim trống.Một chim mái có thể kích thích được bốn năm con trống. Cứ mỗi lần nghe tiếng mái sùy là chim trống cất cao giọng hót.Chim mái rẻ tiền, nhưng cũng ít người chịu nuôi. Vì cứ nuôi mái mãi trong nhà thì con trống sẽ có thói quen tệ hại là nghe mái sùy nó mới hót. Đó là một sự phiền phức.Chim mái khôn bao giờ nên để gần chim trống, và nên treo chỗ khuất, tuyệt đối không cho trống thấy mặt, như vậy trống mới sung và chịu hót.Thường, gặp những con trống suy ta mới cho mái sùy độ một tuần để “vực” lên. Còn trống đã đủ lửa thì không cần đến chim mái.Vì vậy, chim mái chỉ dùng trong một giai đoạn, đúng ra, mỗi tháng chỉ cần có mặt vài ba ngày, sau đó tìm cách gửi nơi khác hoặc treo thật xa, như nhà trước nhà sau, hoặc dưới nhà trên lầu chẳng hạn.Với nhà chật chội, người ta ngại nuôi thêm chim mái, cũng vì lẽ này.Nhưng, với chim đá, nhất là Họa Mi, chim mái đóng vai trò quan trọng trong sự thắng bại của chim trống. Có con mái hay đến độ khi cất giọng “sùy” thúc giục con trống điên tiết lên, chỉ còn biết lăn xả vào kẻ thù mà đấu đá. Đấu chim Họa Mi mà thiếu lồng chim mái kèm theo thì khó lòng thắng được địch thủ.Tóm lại, mỗi con chim đều có giọng hót rừng tự nhiên của nó. Nhưng để cho giọng hót đó giàu âm điệu hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn. Cách tập luyện cơ bản như đã trình bày, có nhiều cách và không khó khăn vất vả gì. Chỉ cần chúng ta áp dụng do đúng phương pháp là sẽ đạt được kết quả như ý.

Chim Vàng Anh Ăn Gì Để Có Giọng Hót Hay?

Chim vành anh mẹ cho chim non ăn

Cùng tìm hiểu về đặc điểm của chim vàng anh

Chim vàng anh hay còn được gọi với cái tên chim hoàng anh, là loài chim duy nhất trong họ vàng anh thuộc bộ sẻ. Đây vốn là loại chim sống ở xứ ôn đới bắc bán cầu, vào mùa đông loài chim này sẽ di cư về những miền ôn đới nơi có khí hậu ấm áp hơn.

– Chim vàng anh có bộ lông sặc sỡ, màu vàng là chủ đạo, điểm xuyến thêm màu đen.

– Chim trưởng thành có kích thước tầm 15cm. Trong tự nhiên chúng có tuổi thọ kéo dài tới 10 năm, nhưng chim vàng anh nuôi nhốt thì chỉ sống đến tầm 5 năm.

– Đây là loại khá nhút nhát nên chỉ sống ở vùng rừng thưa, với kỹ năng nguy trang khá tốt nên rất hiếm khi con người nhìn thấy.

– Chim vàng anh thường sinh sản vào mua hè từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, mỗi lần thường sinh từ 2 – 4 trứng, trứng chim có tỷ lệ thành công cao và chim non từ 4 – 6 tháng sẽ bắt đầu thay lông.

Hiện nay ở Việt Nam phát hiện có 4 loại chim vàng anh là vàng anh đỏ, vàng anh mỏ mảnh, vàng anh gáy đen, vàng anh đầu đen. trong đó phổ biến hơn cả là loại chim vàng anh đầu đen và gáy đen, thường suốt hiện nhiều ở các cánh rừng miền Trung và Đông Nam Bộ.

– Vàng anh đỏ (còn được gọi là chim tử anh): có đôi chân ngắn, bộ lông vàng óng mượt với hai bên cánh màu đen, với giọng hót đặc biệt nên được nuôi phổ biến tại Việt Nam và các khu vực của Trung Quốc, Campuchia, Pakistan, Ấn Độ, Lào, Thái Lan…

– Chim vàng anh mỏ mảnh: Là loài sống chủ yếu ở Thái Lan, Việt Nam, Lào, Ấn độ, Bhutan…

– Vàng anh đầu đen: Với bọ lông chủ đạo là màu đen, đan xen phần lông ở lưng màu đỏ rực, loài chim này sinh sống chủ yếu ở Ấn Độ, Inddonesia.

– Chim vàng anh gáy đen: Loài chim này thường có màu lông sặc sỡ, xung quanh vùng hốc mắt và mỏ màu đen, loại chim này sống chủ yếu ở vùng Nam Ấn Độ.

Áp dụng kỹ thuật nuôi chim vàng anh khỏe mạnh

1. Nên cho chim vàng anh ăn gì?

– Đối với những người nuôi thú cứng , chắc hẳn mọi người đều quan tâm đến thức ăn, chế độ ăn thế nào phù hợp, vậy thì chim vàng anh cũng vậy.

– Vàng anh không phải là loài chim kén ăn, nhưng vì đặc tính nhút nhát nên khi còn non khả năng cao chúng sẽ bỏ ăn, vậy nên người nuôi nên để ý tới chế độ ăn, đặc biệt là khi chim còn non, hay mới bắt về nuôi.

– Thức ăn trong tự nhiên khá đa dạng, chúng có thể ăn nhiều loại trái cây, bất kỳ loại rau củ quả nào, ngọt chúng đều ăn. Chim vàng anh thường ăn táo, đu đủ, chuối ngọt…

Chim vàng anh thường ăn các loại trái cây

– Ngoài ra, cũng có thể luộc củ cà rốt sau đó tẩm mật ong cho chim ăn. Không chỉ có rau củ quả, chim vàng anh còn có thể ăn nhiều loại giun nhỏ, sâu bọ nhỏ, cào cào.

– Đối với thức ăn tổng hợp, chim vàng anh có thể ăn được các loại cám gạo, cám ngô, bột đậu xanh… chim vàng anh ăn gì tùy thuộc vào các mùa trong năm hoặc thể trạng của chim như mùa hè thì nên cho chim vàng anh ăn nhiều loại hoa quả mọng nước, mùa đông ăn hoa quả như cà chua.

– Lưu ý là trong khoảng thời gian chim thay lông thì cần lượng thức ăn côn trùng tươi và hoa quả trong thực đơn.

2. Vệ sinh lồng nuôi chim vàng anh

– Vì bản tính chim vàng anh nhút nhát nên thời gian đầu che kín 3 mặt và không nên cho tiếp xúc với người lạ.

– Bạn nên đặt lồng chim ở những nơi có tán cây xanh, bóng râm và yên tĩnh. không nên đặt lồng chim ở những nơi ồn ào, nhiều người qua lại, vì phải mất một khaorng thời gian chim vàng anh mới quen với môi trường mới.

– Lồng chim nên đặt sạch sẽ, thông thoáng, cần vệ sinh lồng thường xuyên, và chuẩn bị thức ăn nước uống nhiều lần trong ngày. Ngay cả khi vệ sinh lồng chim cũng nên nhẹ nhàng, tránh làm hoảng sợ.

Vậy áp dụng kỹ thuật nào để nuôi chim vàng anh hót hay?

Chim vàng anh vất nhút nhát, vì thế không nên có bất kỳ hành động nên kỳ quặc khiến chim sợ hãi, rụt rè thêm như vậy bạn sẽ mất nhiều thời gian để huấn luyện chúng.

Vì bản tính này nên loài chim này thường cứng đầu và lâu hót hơn các loài chim khác, nếu muốn nuôi chim vàng anh và hót hay thì cần sự kiên trì, và cần chiều chuộng chúng.

Vàng anh có giọng hót trời ban, chúng có thể hót được 16 phân khúc giọng khác nhau, vô cùng đặc sắc, thậm chí chúng có thể hót được hai giọng ru khi nuôi chim con.

Với tiếng hót vô cùng trong trẻo, lúc thăng lúc vút, trầm đều ấn tượng, người nuôi chim vàng anh có thể rèn tiếng hót bằng cách mở nhạc tiếng chim hót mỗi ngày. Chỉ cần kiên trì trong quá trình luyện cho chim vàng anh hót, thành quả bạn sẽ không khỏi thất vọng. Sau đó chó chim vàng anh đi giao lưu với đồng loại.

Vì tính nhút nhát nên người nuôi cần kiên trì khi rèn chim vàng anh hót

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được những thông tin về chim vàng anh ăn gì, kỹ thuật nuôi chim hót hay và khỏe mạnh. Mong rằng các bạn sẽ có những kiến thức cơ bản để nuôi và huấn luyện chú chim vàng anh của mình hiệu quả.

Nguồn: https://happyvet.vn/

XEM THÊM:

Luyện Giọng Chào Mào Như Thế Nào Để Chào Mào Hót Hay?

Luyện giọng tại trường chim

Đây chính là nơi luyện giọng chào mào vô cùng tốt. Nơi đây không thể thiếu được đối với những chú chào mào mới lớn, chào mào bổi. Nơi đây luôn tụ hội những lão làng chơi chim và những con chim chào mào cực hay. Chim của bạn sẽ học hỏi được rất nhiều và bạn cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm hay từ các cao thủ lão làng.

Khi mang chim đến trường chim anh em cần hết sức chú ý một điều. Đó là chào mào của anh em là chào mào đang đi học hỏi. Do đó hãy treo chào mào ở nơi có những con chào mào non và yếu hoặc hãy để chào mào của bạn ở dưới đất. Điều này sẽ giúp chào mào học hỏi và không bị mất tự tin khi phải gặp những con chào mào cội. Sau thời gian chim quen thì mới cho nó luyện giọng và đấu với những con già hơn.

Về thời gian đầu thì anh em cho chim dợt cường cường độ ngắn và khoảng 3, 4 ngày 1 lần mỗi lần 1 tiếng. Sau một thời gian hãy tăng dần cường độ lên để chim học dần dần. Như thế nó mới có thể phát triển và khả năng chơi tốt được.

Luyện giọng qua chim thầy

Anh em treo chào mào thầy ở gần chim của mình nhưng không cho thấy mặt. Trong quá trình học thì anh em thấy chào mào của mình sổ ra tầm 4~5 âm là gần như thành công rồi. Sau khi đã sổ được âm thì anh em có thể cho chào mào của mình đấu với chim thầy để luyện tập thêm.

Cho chào mào nghe tiếng ghi âm

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Gần 400 Giọng Hót Hay Tranh Cúp “Tiếng Hót Chim Chào Mào” trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!