Cập nhật nội dung chi tiết về (Giải Đáp Thắc Mắc) Nhà Yến Sơn Màu Gì Để Dẫn Dụ Yến Tốt mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, tổ yến là loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao, mang đến thu nhập khá ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà yến không thực sự dễ dàng nếu bạn không nắm rõ đặc tính sinh thái tự nhiên của loài chim này. Vậy nhà yến sơn màu gì? Khi xây dựng nhà yến, bạn cần lưu ý đến những yếu tố quan trọng nào? Để rõ hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới.
Sơn nhà yến màu gì?
Khi xây dựng nhà yến, bạn không cần quá bận tâm về màu sơn bởi bạn chỉ cần quét tường bằng vôi trắng mà thôi. Mặt tường trong của ngôi nhà thì bạn chỉ cần tô trát tường mà không cần quét vôi. Bên cạnh đó, bạn nên xử lý bề mặt bằng những tấm lưới nhựa được treo sát vào tường. Với chất liệu này, chim yến vẫn có thể bám và làm tổ rất hiệu quả. Khi thu hoạch tổ, bạn chỉ cần gỡ lớp dưới xuống, mang lại sự tiện dụng nhất định.
Những yếu tố cần lưu ý khi xây dựng nhà yến
Bên cạnh việc chọn lựa địa điểm vàng để xây dựng nhà yến thì bạn cần quan tâm đặc biệt đến một số yếu tố sau:
Thông thường, hình dáng nhà yên được xây dựng giống một cái kho lớn, có thể là hình khối ống, hoặc hình khối chữ nhật tùy vào địa thế miếng đất. Nhà có thể lợp mái hoặc mái bằng.
Thông thường, nhà nuôi yến có kích thước 10mx20m, được chia làm 3 đến 5 tầng. Độ cao của mỗi tầng tối thiểu là 2 mét. Lưu ý, bạn không nên xây nhà yến 1 tầng bởi độ cao này quá thấp cho đường bay của chim, thêm vào đó là hạn chế của các yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm,…
Hướng nhà yến
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng mà bạn không nên xem nhẹ. Để xây dựng nhà yến đúng hướng, bạn cần quan sát kỹ đường bay của chim. Bạn phải chắc chắn làm nhà theo hướng đón đàn chim yến bay về mỗi chiều. Lỗ thu chim phải đặt đối diện đường bay của chim. Lưu ý, trong trường hợp có nhiều đường bay thì bạn nên ưu tiên chọn đường bay nhiều chim yến nhất.
Nhà yến cần tránh hướng mặt trời mọc chiếu trực tiếp vào hai bên hông của nhà bởi đây là nguyên nhân gây nóng và cản trở sự làm tổ của chim yến. Như vậy, nhà yến nên được xây theo hướng Đông – Tây hơn là hướng Bắc – Nam.
Lỗ vào nhà yến (cửa vào)
Đối với cửa ra vào của người thì chỉ nên xây 1 lối đi vào. Tốt nhất, sau khi đi vào nhà yến thì cần qua 1 phòng nhỏ, rồi mới đến cửa cho người đi vào phòng chim.
Cửa ra vào của chim thường được tạo tựa một cái hang với sơn màu đen. Để giảm ánh sáng, người ta làm thêm một ống bọc kéo dài ở cửa hoặc mái che.
Cửa phải đặt ở phía trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào. Thông thường, kích thước lỗ cửa nhỏ nhất là 30 x 20cm và lớn nhất là 45 x 30cm (rộng x cao). Nếu lỗ ra vào rộng quá thì căn phòng sẽ bị sáng, không thích hợp với chim.
Đối với nhà yến nhiều tầng, thì bao giờ cũng có một khoảng trống thông tầng thẳng từ trên xuống, rộng tối thiểu là 2,2 – 2,5m.
Phòng của chim
Tùy thuộc vào điều kiện mà chủ nuôi yến có thể chia ngôi nhà thành nhiều căn với kích thước tối thiểu là 4mx4m. Trong trường hợp các phòng rộng thì cần xây thêm vách ngăn giả để chắn bớt gió, ánh sáng và chim cảm thấy an toàn. Giữa các phòng nhỏ có cửa thông với nhau. Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, kích thước lý tưởng là 20 x 20cm.
Nhiệt độ và độ ẩm
Trong môi trường tự nhiên, nhiệt độ và độ ẩm của các hang chim yến có tính đặc trưng khá ổn định. Trong nhà yến, người ta xây dựng được các thông số kỹ thuật phù hợp với môi trường để chim sinh sản phát triển. Nhiệt độ trong nhà nuôi tốt nhất là 27 – 29 độ C, độ ẩm 75 – 90%, ánh sáng 0,2 – 0,6 lux.
Hàng rào xung quanh nhà
Hàng rào xung quanh nhà yến cũng là một trong các yếu tố quan trọng mà chủ hộ kinh doanh không nên bỏ qua. Bạn nên chọn xây nhà yến trong khuôn viên rộng, có sân lượn rộng. Phía ngoài căn nhà hoặc phía ngoài sân nên xây tường bê tông hoặc hàng rào điện để chắn gió. Xung quanh tường nhà chim cần làm một rãnh nước nhỏ để tránh kiến bò vào. Trước nhà có thể trồng thêm cây như chuối, sung, keo dậu…
Hiện nay, có nhiều gia đình do thiếu kiến thức chuyên môn, áp dụng sai kỹ thuật xây dựng nhà yến nên mang lại hiệu quả không cao hoặc thậm chí là thất bại. Với kinh nghiệm 5+ năm trong lĩnh vực xây nhà yến, Bảo Quyên cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất. Công ty yến sào Bảo Quyên đã thi công hơn 50 công trình và 100% thành công ở nhiều địa phương ở miền Trung và Tây Nguyên. Với trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia, quy trình trình làm việc chuyên nghiệp,… Bảo Quyên đưa đến khách hàng dịch vụ tốt với giá xây nhà yến cạnh tranh nhất thị trường. Công ty yến sào Bảo Quyên cam kết nhà yến đạt số lượng chim từ 200 – 500 con và số tổ yến từ 50 – 100 tổ trong vòng 12 tháng kể từ ngày bật máy.
Quy trình xây nhà yến của Bảo Quyên
Liên hệ:
Trụ sở chính : 36 Nguyễn Tất Thành, Đại Lộc, Quảng Nam
Email: nguyen.yduoc@gmail.com
Hotline: 0708444479
(Giải Đáp Thắc Mắc) Chim Yến Sinh Sản Vào Mùa Nào ?
Nhiều mô hình nuôi chim yến đã và đang mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, việc nuôi chim yến không thực sự dễ dàng khi bạn không nắm được chu kỳ sinh sản cũng như đặc tính sinh sản của loài chim “khó tính” này. Vậy chim yến sinh sản vào mùa nào? Nuôi yến bao lâu thì thu hoạch? Để hiểu hơn về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới.
Chim yến sinh sản vào tháng mấy trong năm?
Thông thường chim yến sinh sản theo mùa, chim bắt đầu xây tổ vào giữa tháng 1 và bắt đầu đẻ trứng vào cuối tháng 3. Có thể xác định được trong năm, chim yến rất ít hoặc thậm chí không đẻ trứng vào các tháng 11, 12, và tháng 1. Điều này đồng nghĩa với việc các tháng còn lại là mùa sinh sản của yến nhà.
Nhịp độ sinh sản của chim yến phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ. Với điều kiện nuôi trong nhà, mỗi cặp chim yến chỉ đẻ khoảng 3 lần/ năm. Một chu kỳ sinh sản của chim yến sẽ dao động vào khoảng 3-4 tháng.
Nuôi yến bao lâu thì thu hoạch? là câu hỏi nhận được sự quan tâm hàng đầu từ người nuôi, đặc biệt là đối với những hộ nuôi yến lần đầu. Thông thường, sau một năm thì nhà yến bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên, mức thu nhập chưa cao. Vì vậy, khoảng vào năm thứ 3 trở đi, các nhà yến mới có thể thu hồi vốn và bắt đầu có lãi.
Bài nên đọc : ( Giải Đáp) Nên Xây Nhà Yến Vào Tháng Mấy Để Dễ Thành Công Nhất
Những điều bạn có thể chưa biết về đặc tính sinh sản của chim yến
Việc thu lãi cao từ việc nuôi yến khiến nhiều gia đình quyết định đầu tư xây dựng nhà yến. Tuy nhiên, để ít nhất không bị thua lỗ, các hộ nuôi yến cần hiểu được đặc tính sinh sản của loài chim này.
Làm tổ
Thứ nhất, khi bước vào thời kỳ sinh sản, chim đực sẽ làm tổ trước và kêu gọi chim mái về (đối với chim mới trưởng thành). Chúng làm tổ bằng nước bọt được tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hai bên má. Chúng dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên vách đá, vách tường hay khuôn dầm trần nhà để định hình tổ. Thời gian một lần quẹt tổ khác nhau, có thể dao động từ 30 giây đến 6 phú. Chúng làm tổ vào khung thời gian là 19h30, sau khi đã nghỉ ngơi. Trải qua từng giai đoạn khác nhau, số lần làm tổ và thời gian làm tổ không giống nhau. Đặc biệt, khi sắp đẻ trứng, cường độ này tăng lên, khoảng 16 lần trong ngày.
Chim làm tổ cho đến khi đẻ trứng thì chúng dừng lại, tuy nhiên để gia cố cho tổ yến thêm vững chắc thì thỉnh thoảng chúng vẫn quẹt vào chân tổ. Thời gian hoàn thành tổ còn tùy thuộc vào nhu cầu sinh sản của chim yến, thông thường khoảng 33 đến 35 ngày. Tổ có màu trắng hình bán nguyệt, kích thước khoảng R = 25mm đến 70mm.
Giao phối
Thứ hai, sau khi làm tổ xong, chim bắt đầu giao phối. Thông thường, trước khi đẻ trứng từ 5 – 8 ngày, chim thực hiện giao phối và chấm dứt quá trình này sau khi chim đẻ trứng thứ 2. Thời gian giao phối thường vào khoảng từ 21h00 – 23h00 và 1h00 – 3h00. Một ngày giao phối khoảng 3 – 4 lần, thời gian một lần giao phối khoảng 10 – 15 giây.
Đẻ trứng
Chim thường đẻ trứng trong khoảng thời gian từ 2h00 đến 4h00. Trứng chim yến có màu trắng, kích thước trung bình là 21,26 x 13,84 mm, trọng lượng 2,25g. Chim bắt đầu ấp khi đẻ trứng đầu tiên, cả chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp trứng và tiếp tục đẻ thêm trứng thứ 2. Thời gian đẻ của trứng thứ nhất và thứ hai cách nhau khoảng 1 đến 4 ngày.
Chăm sóc chim non
Sau khoảng 22 – 26 ngày thì trứng đầu tiên nở. Tùy vào điều kiện hang đáy cũng như độ ẩm trong hang mà thời gian nở của trứng thứ nhất và trứng thứ hai cách nhau khoảng 1 – 4 ngày. Khi chim con vừa nở ngày đầu tiên, chim bố mẹ không cho ăn mà nằm ủ ấm cho chim con từ 1 – 2 ngày, sau đó đi kiếm ăn về cho chim con ăn.
Tùy vào điều kiện thời tiết và từng giai đoạn phát triển của chim con mà mà chim bố mẹ cho chim con ăn cũng không giống nhau. Chim con càng lớn thì số lần chim bố mẹ cho chúng ăn càng giảm. Thông thường, chim con từ 1 đến 5 ngày tuổi, chim mẹ cho ăn khoảng 3 – 4 lần trong ngày. Chim con từ 6 đến 15 ngày tuổi thì cho ăn khoảng 2 – 3 lần trong ngày và không còn được chim mẹ ủ ấm nữa. Và từ 15 ngày tuổi đến khi biết bay thì cho ăn khoảng 1 – 2 lần trong ngày. Thời gian nuôi con kéo dài khoảng 40 – 45 ngày (trung bình là 42 ngày).
Từ cuối tháng 3 đến hết tháng 4 là mùa chim yến non bắt đầu ra ràng, bắt cặp và làm tổ. Đây được xem là mùa dẫn dụ chim yến tốt nhất trong năm.
Tìm hiểu thêm : Cách Xây Nhà Nuôi Yến Kết Hợp Nhà Ở Hiệu Quả – Yến Sào Bảo Quyên
Mô hình nhà yến mang lại giá trị kinh tế cao tại Việt Nam
Lợi thế phát triển của mô hình nhà yến tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng rất lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến bởi các lý do sau:
Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài và sự tập hợp của nhiều hòn đảo lớn nhỏ. Đây là yếu tố địa hình khá thuận lợi cho việc phát triển mô hình nhà yến tại Việt Nam.
Phương pháp nuôi yến nhà đã và đang phát triển với công nghệ và kỹ thuật cao, đáp ứng cả số lượng lẫn chất lượng.
Sản lượng cũng như chất lượng yến sào ở Việt Nam luôn nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn và người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Đơn vị xây nhà yến uy tín Bảo Quyên
Hiện nay, có khá nhiều đơn vị xây nhà yến uy tín, mang đến niềm tin cho khách hàng và trong đó không thể bỏ qua cái tên Bảo Quyên – đơn vị chuyên tư vấn xây dựng nhà yến uy tín và đưa ra những giải pháp vận hành, sửa chữa nhà yến mang lại hiệu quả cao.
Với hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà yến, Bảo Quyên đã hoàn thiện hơn 100 công trình trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật lành nghề, trang thiết bị hiện đại, Bảo Quyên luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện nhất.
Những dịch vụ hiện tại Bảo Quyên cung cấp bao gồm
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 36 Nguyễn Tất Thành, Đại Lộc, Quảng Nam
Website: https://yensaobaoquyen.com
Email: nguyen.yduoc@gmail.com
Hotline: 0708444479
( Giải Đáp) Tổ Chim Yến Được Làm Bằng Gì? Cách Ăn Yến Sào Tốt Nhất
Tổ chim yến được làm bằng gì? Chim yến xây tổ như thế nào
Cách làm tổ của chim yến: Bước vào mùa làm tổ, chim yến sẽ bắt đầu bay đi tìm vị trí thuận lợi để xây dựng tổ. Vị trí xây tổ có thể sẽ được giữ nguyên trong nhiều năm hoặc cả đời nên chim yến thường tìm những vị trí an toàn, vững chắc để xây tổ, chim Yến chọn một vị trí và xây tổ làm nhiều lần ở vị trí đó.
Quá trình làm tổ yến: Sau khi chọn được vị trí xây tổ, vào thời điểm nước bọt chim yến phát triển là lúc chim yến bắt đầu xây tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên thành vách tạo hình, sau 2-3 tiếng đồng hồ nước bọt của chim yến sẽ khô lại. Để hoàn thành một chiếc tổ, trung bình mỗi đêm chim yến chỉ xây được khoảng 1 mm. Vì vậy, chúng phải mất rất nhiều đêm và gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều sức lực khi xây tổ. Thậm chí khi xây, chúng còn phải nhắm mắt, xù lông rất vất vả để tiết nước bọt lên thành vách. Sau nhiều đêm dùng nước bọt xây tổ, chim yến sẽ nhảy lên mép tổ rồi tiết nước bọt vào lòng tổ yến để tạo nơi đẻ trứng.
Hình dáng tổ yến: Tổ yến thường gặp sẽ có hình dạng như nửa chén trà úp hoặc giống hình dáng chiếc tai, nên còn được gọi là tai yến, thường nặng từ 5 – 10g đối với tổ làm lần đầu, và 7 – 15g đối với tổ được làm thêm vào lần thứ hai. Sau nhiều lần làm lại thì tổ yến sẽ càng to và tròn đẹp hơn.
Các dạng tổ yến thường gặp
Về nguồn gốc: có 2 loại là tổ yến sào tự nhiên (yến đảo) và tổ yến nhà. Về màu sắc, tổ yến sào có 3 loại chính là huyết yến, hồng yến, bạch yến… Trong đó huyết yến là đắt và hiếm nhất, còn bạch yến là phổ biến nhất.
Về màu sắc: có 3 loại chính là huyết yến, hồng yến, bạch yến… Trong đó huyết yến là đắt và hiếm nhất, bạch yến là loại phổ biến nhất. Nhiều người thường thắc mắc huyết yến hình thành như thế nào, theo nhiều câu chuyện lưu truyền cho rằng huyết yến được hình thành từ nước bọt và máu của chim yến khi làm tổ, tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng đây chính là do sự tác động của thời tiết, nhiệt độ.
Các loại màu sắc của tổ yến
Nên dùng tổ yến như thế nào là tốt
Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của tổ yến với nhiều công dụng quý giá đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý sử dụng đúng cách để có thể phát huy lợi ích tối đa:
– Ăn yến lúc nào tốt nhất: Buổi sáng được cho là thời điểm ăn tổ yến tốt nhất. Việc sử dụng yến sau khi ngủ dậy sẽ giúp cơ thể được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho hoạt động trong suốt cả ngày dài. Nếu không có thời gian, bạn có thể uống một ly nước yến hoặc ăn yến vào buổi tối trước lúc đi ngủ khoảng 30 phút cũng rất tốt cho sức khỏe.
– Số lượng và tần suất sử dụng tổ yến: Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, có thể ăn tổ yến từ 2 – 3 lần/ tuần. Lượng yến dùng tùy theo lứa tuổi:
Trẻ từ 7 tháng – dưới 1 tuổi: Mỗi lần 1 thìa canh nấu chung với cháo hoặc chưng cho bé ăn.
Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Ăn 1 – 2g một lần
Trẻ từ 2 – 10 tuổi: Ăn 2 – 3g tổ yến một lần
Người trưởng thành, bệnh nhân cần bồi bổ sức khỏe: 3 – 5g mỗi lần.
– Những ai không nên ăn yến:
Người đang bị cảm mạo, đau đầu, tay chân lạnh
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi
Người từng bị dị ứng với các sản phẩm từ yến
Bệnh nhân tiểu đường, viêm tụy.
– Sơ chế và chế biến tổ yến đúng cách: việc sơ chế và chế biến đúng cách sẽ giúp cho yến giữ được dinh dưỡng tối đa
Nếu dùng yến thô chưa qua sơ chế thì bạn đem ngâm cho mềm, nhặt sạch lông yến và tạp chất trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh.
Hạn chế việc chế biến yến ở nhiệt độ quá cao để bảo toàn được đầy đủ các dưỡng chất quý có trong yến. Tốt nhất nên chế biến yến với các món chưng, hấp cách thủy. Thay đổi khẩu vị bằng cách nấu riêng những món ăn kèm và dùng chung với yến sau khi chế biến. Tránh hâm nóng yến bằng lò vi sóng hoặc nấu ở nhiệt độ trên 100 độ C.
Không cho quá nhiều đường (dù là đường phèn) khi chế biến. Bởi nếu lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ và dưỡng chất có trong yến.
Sơ chế và chế biến đúng cách sẽ giúp cho yến giữ được dinh dưỡng tối đa
( Giải Đáp) Nên Xây Nhà Yến Vào Tháng Mấy Để Dễ Thành Công Nhất
Tiêu chuẩn nhà yến thành công đầu tiên phải kể đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xây nhà yến. Nhà xây đúng thời điểm sinh sản của chim yến sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và tận dụng khai thác tối đa. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nên xây nhà yến vào tháng mấy để đạt năng suất thu hoạch cao nhất.
Nên xây nhà yến vào tháng mấy để đạt hiệu quả cao nhất
Ở Việt Nam, mùa sinh sản của chim yến thường bắt đầu vào mùa mưa và kéo dài đến hết mùa mưa, thời gian còn lại chỉ có một số cá thể sinh sản do bị tác động của thời tiết hay có thể do biến đổi sinh lý.
Trong mùa sinh sản của chim yến, có hai khoảng thời gian đạt đỉnh điểm cao nhất khi yến làm tổ là vào tháng 3 và tháng 10 âm lịch, chu kỳ kéo dài hai tháng. Vì vậy, nếu xây dựng nhà yến mới thì cần được hoàn thành ít nhất hai tháng trước khi mùa mưa đến vì đây là thời gian có nhiều chim yến non trẻ sẽ tìm kiếm bạn tình kết đôi và tìm nơi ở mới để làm tổ. Nơi ở mới của những đôi chim yến non trẻ không phân biệt là nhà yến cũ hay mới. Thông thường các nhà yến cũ sẽ có lực hấp dẫn mạnh hơn so với các nhà yến mới vì môi trường trong nhà yến đã được vận hành ổn định phù hợp với sinh lý của chim yến.
Những trường hợp chim yến vào nơi ở mới
1. Trong mùa sinh sản, chim yến non trẻ tìm đến
Nên tính toán xây dựng hợp lý để có thể hoàn thiện nhà yến trước 2 tháng khi mùa sinh sản của chim yến đến. Thời gian vào nhà yến vào tháng 1-2 và vào tháng 8-9 (trong khoảng tháng 10 đến tháng 1, 2 năm sau dương lịch) âm lịch sẽ đón được nhiều cặp chim yến trẻ mới kết đôi đang tìm nơi ở mới để xây tổ.
Cần lưu ý rằng nhà yến mới hoạt động từ tháng 3-7 và từ tháng 10-12 âm lịch không nằm trong mùa sinh sản nên sẽ có khá ít cặp chim yến non trẻ mới kết đôi đến, vì vậy bạn chỉ nhận được một mùa sinh sản.
Xây dựng nhà yến mùa sinh sản
2. Trường hợp các con chim yến khác về
Để tăng số lượng chim yến trong nhà yến, bạn có thể hoàn thành nhà yến vào một số thời điểm khác như:
Khoảng ½ số chim yến bị lẻ đôi khi trên đường bay về nghe tiếng kêu đồng loại sẽ nhầm tưởng đấy là nhà của mình và bay vào ở, những con này không làm tổ vì không kết đôi nữa.
Một số khác sẽ rời đi tìm kiếm nơi ở mới nếu nhà cũ quá đông đúc, không còn chỗ cho các chim non trẻ mới vào làm tổ.
Nếu gặp phải trường hợp bị biến động sinh lý, một số chim yến sẽ không làm tổ vào thời điểm sinh sản chung mà rải rác trong năm, số chim này có thể về nơi ở mới trong bất kỳ thời gian nào trong năm.
Các nhà yến có lỗ ra – vào nhà ở vị trí không phù hợp, trong thời tiết xấu như bão lụt, mưa to, gió lớn khiến chim non khó tiếp cận bay vào nên phải đi tìm một nơi ở khác.
3. Do các sai sót kỹ thuật, nơi ở cũ không phù hợp
Là loại chim khá nhạy cảm trong vấn đề chọn nơi làm tổ, chim yến có xu hướng đi tìm nơi ở mới nếu môi trường sống hiện tại đang bị tác động xấu, khiến nhiệt độ và độ ẩm thay đổi bất thường, nấm mốc xuất hiện, luồng khí trong nhà không lưu thông được khiến không gian bị mùi hôi khó chịu, các tấm ván ngang dọc bị lung lay, ánh sáng lọt vào nhiều, địch hại xuất hiện.
Điều kiện để xây nhà yến thành công
1. Chọn địa điểm nuôi yến
Lựa chọn vị trí và khu vực tốt trước khi xây nhà yến là điều vô cùng quan trọng, quyết định đến chi phí xây dựng, tốc độ phát triển bầy đàn trong ngôi nhà yến cũng như năng suất, chất lượng tổ yến về sau. Hãy ưu tiên tìm kiếm khu đất nằm trên đường bay của chim yến, thường xuyên có yến bay qua bằng cách sử dụng máy máy thử chim để kiểm tra, hoặc nếu không có thì bạn có thể bỏ thời gian quan sát mỗi buổi chiều chim yến có bay về đó hay không.
Không nên chọn vị trí ở các vùng dân cư đông đúc, trường học, cơ quan…. Bởi những khu vực này thường không được phép chăn nuôi và khi số lượng đàn chim về nhiều sẽ gây phiền nhiễu cho người dân xung quanh. Hơn nữa, tiếng ồn từ sinh hoạt của dân cư cũng có thể ảnh hưởng đến tập tính, sinh lý của chim yến.
2. Có nên xây nhà yến to không?
Để mang lại hiệu quả tối ưu khi xây dựng nhà yến thì diện tích đất để xây dựng tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có một số nhà yến được các gia chủ quyết định đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn.
3. Lỗ vào nhà yến cần đảm bảo yêu cầu gì?
Từ kinh nghiệm của các nhà nuôi yến chuyên nghiệp thường cho thấy hầu hết các nhà yến có xu thế đặt theo hướng Đông – Tây hoặc Nam – Bắc. Đặt lỗ vào nhà yến theo hai hướng này sẽ hỗ trợ tránh các tác động về kiến trúc, không gian và các vật dụng xung quanh nhà yến như cây lớn, nhà liền kề đồng thời sẽ giúp giảm bức xạ nhiệt vào nhà.
4. Hướng của nhà yến
Khi thiết kế để xây nhà yến, gia chủ cần chú ý quan sát đường bay của chim yến thật kỹ lưỡng, bạn phải chắc chắn làm nhà theo hướng đón trọn đàn chim yến. Lỗ thu chim phải đặt đối diện đường bay của chim bay vào trong các phòng ở trong nhà. Nếu trường hợp có nhiều đường bay thì nên chọn đường bay nào có thể có nhiều chim yến nhất.
5. Chiều cao của nhà nuôi yến
Ở Việt Nam, tuỳ vào chi phí xây nhà nuôi yến mà chiều cao nhà nuôi yến có nhiều loại như nhà nuôi yến cấp 4, 2 tầng, 3 tầng. Trên thực tế cho thấy nhà nuôi yến 3 tầng có kết quả rất tốt. Chiều cao nhà nuôi yến phải phù hợp với tập tính của loài yến như treo mình trên cách thanh gỗ để làm tổ, trước khi bay thường thả mình rơi tự do khoảng 2.1m. Vì vậy chiều cao hợp lý cho mỗi tầng từ 3m – 4,5m tuỳ theo điều kiện môi trường, khí hậu từng địa phương.
Xây nhà nuôi yến vị trí ít dân cư
Bạn đang đọc nội dung bài viết (Giải Đáp Thắc Mắc) Nhà Yến Sơn Màu Gì Để Dẫn Dụ Yến Tốt trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!