Cập nhật nội dung chi tiết về H7N9 Ẩn Họa Trong Lồng Chim Cảnh mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
LSO-Đến thời điểm hiện nay, dịch cúm A H7N9 xuất hiện tại Trung Quốc khiến 87 ca nhiễm, 17 ca tử vong. Dịch đang lan xuống các tỉnh giáp với Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới khẳng định, H7N9 xuất hiện từ gia cầm, chim di trú… Thế nhưng, chúng ta mới chỉ tập trung vào chống dịch từ gia cầm. Đây là một kẽ hở lớn bởi dịch có thể bắt đầu từ chim. Một điểm bán chim cảnh trên đường 17/10Mặc dù tại Lạng Sơn chưa xuất hiện xâm nhiễm dịch H7N9. Các đường xâm nhiễm qua các cửa khẩu đã được kiểm soát khá chặt. Các lực lượng chức năng đang dồn lực chống gà nhập lậu từ Trung Quốc. Đây là một trong những biện pháp tích cực và hữu hiệu nhất để ngăn chặn cúm A. Thế nhưng trong nội địa các nguy cơ xâm nhiễm, lây lan cúm chưa được kiểm soát đúng mức, và đấy sẽ là những nguy cơ dịch cúm có thể bùng phát ngay trong nội địa bất kỳ lúc nào. Một trong những nguyên nhân gây ra dịch cúm chính là ẩn họa trong việc nuôi chim cảnh và buôn bán chim cảnh, chim chọi. Theo thống kê của lực lượng chức năng, Thú y, Quản lý Thị trường, hiện trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có gần 20 điểm bán, chơi chim cảnh lớn theo hình thức câu lạc bộ, nhóm sở thích. Các điểm bán, nhóm sở thích này nuôi nhốt đến vài ngàn con chim cảnh. Nguy hại hơn lượng chim cảnh này thường xuyên được mua đi bán lại, di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Thậm chí qua tỉnh khác, quốc gia khác. Nhưng việc kiểm soát chim cảnh khá lỏng lẻo.
Dạo quanh một số điểm bán chim cảnh trên đường 17/10, đường Trần Đăng Ninh, đường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn và điểm nhóm sở thích chọi chim thuộc thị trấn Cao Lộc, chúng tôi thấy các điểm bán chim luôn nhộn nhịp người mua. Chim cảnh có đủ loại từ vẹt nhập ngoại, đến chào mào, họa mi rừng, chim chọi. Anh Phùng Văn Nga một chủ chim cho biết, chim cảnh chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, thường là vẹt 7 màu, vẹt Hồng Công. Còn các loại chim rừng khác thì bà con mang đến bán. Mỗi ngày trung bình một cửa hàng tiêu thụ được khoảng 30 đến 50 con chim cảnh: “Dạo này chủ yếu bán cho khách du lịch”. Anh Nga nói. Thế nhưng khi được hỏi về vệ sinh thú y, kiểm dịch thì hầu hết các chủ hàng đều lắc đầu. Nhiều chủ hàng rất hồn nhiên: “chim cũng phải kiểm dịch à”? Tại các cửa hàng bán chim cảnh, người đến mua có cả các em thiếu niên. Họ mua bán rất vô tư mà không cần quan tâm đến dịch bệnh rất dễ lây lan từ những lồng chim cảnh như đã khuyến cáo. Em Nông Trường Sơn, 12 tuổi đến mua chim còn khẳng định chim này khỏe lắm không bị cúm đâu, không sợ!
Chim cảnh được nuôi nhốt ở nhiều hộ gia đìnhÔng Phùng Thái Vẩng, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện biên giới Cao Lộc cho biết, nguy cơ mắc cúm A H7N9 ở chim cảnh có khi còn cao hơn ở gia cầm. Bởi chim cảnh ít được các cơ quan quan tâm kiểm dịch. Hơn thế mỗi ngày có hàng trăm người dân bắt, bẫy chim mang bán nhỏ lẻ ở chợ. Người chơi chim theo nhóm sở thích, câu lạc bộ chủ yếu là mua bán ngầm. Có những con chim giá hàng trăm triệu nhưng khó có thể kiểm soát vệ sinh thú y, thuế…Đó là những bất cập mà cơ quan quản lý nhà nước còn bỏ ngỏ. Và đây chính là kẽ hở lớn cho dịch bệnh xâm nhiễm. Không quản lý chặt chim cảnh, vì vậy phong trào nuôi chim càng nở rộ tại các gia đình. Nhiều khu dân cư người ta rất chú ý kiểm dịch, tiêm phòng cho gà, vịt, nhưng chim cảnh thì chưa thấy ai nói đến, quan tâm cho uống thuốc hay tiêm phòng bao giờ.
Cùng với việc tăng cường chống dịch cúm A H7N9, tăng cường chống gia cầm nhập lậu, kiểm soát giết mổ gia cầm. Đã đến lúc cần quan tâm đến việc nuôi nhốt, chơi, buôn bán chim cảnh. Bởi đây cũng là một nguồn xâm nhiễm dịch đang bị bỏ ngỏ. Nguy hiểm ấy đang ẩn họa trong những lồng chim cảnh.
Cúm Gà H5N1: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Cúm Gà H5N1
1. Bệnh cúm gà H5N1 là gì?
Bệnh cúm gà H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm lây từ gia cầm sang người. Có khả năng bùng phát thành đại dịch do virus cúm tuýp A chủng H5N1 thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, bệnh thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của nước ta.
Virus H5N1 là một loại virus cúm gia cầm, được phát hiện xâm nhiễm trên người vào năm 1997 tại Hồng Kông và tạo nên đại dịch gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính từ tháng 12/2003 đến 19/06/2008 đã có 385 ca nhiễm H5N1 trong đó 243 người tử vong, chủ yếu là các nước châu Á.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh cúm gà H5N1
Tác nhân gây bệnh:
Virus cúm gia cầm được phát hiện đầu tiên tại Ý, thuộc nhóm virus cúm A họ Orthomyxoviridae. Bản chất của vỏ virus H5N1 là glycoprotein gồm 2 kháng nguyên: protein hemagglutinin nhóm 5 (H5) và neuraminidae nhóm 1 (N1).
Ổ chứa:
Chim nước di trú chủ yếu là các loại vịt, là ổ chứa tự nhiên của virus cúm gia cầm và chúng thường đề kháng với nhiễm virus tức là mang virus mà không bị bệnh. Các loại gia cầm nuôi đặc biệt cảm thụ với virus cúm chim.
Nguyên nhân phổ biến của dịch là do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với loài chim nước di cư.
Các chợ chim sống cũng là ổ dịch làm lan truyền dịch bệnh.
Gia cầm bị nhiễm virus phóng thích H5N1 trong nước bọt, dịch mũi và phân, các loài khác tiếp xúc và bị nhiễm bệnh.
Đường truyền nhiễm:
Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, người.
Đường lây truyền chính: tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh, các dụng cụ chứa phân gia cầm nhiễm bệnh.
Bệnh cúm gà H5N1 lây truyền qua không khí do dịch tiết hô hấp và phân gia cầm bị bệnh, đất.
Lây truyền từ trại chăn nuôi này sang trại chăn nuôi khác.
Một số gây nhiễm qua thức ăn như ăn thịt gia cầm bị bệnh, nguồn nước, vận dụng và quần áo.
Nguy cơ nhiễm cúm gà H5N1:
– Người chăn nuôi, giết mổ và chế biến thịt gia cầm.– Người sinh sống trong vùng đang có dịch cúm.– Người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, nhiễm AIDS,…
3. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh cúm gà H5N1
Thời kỳ ủ bệnh thường 2 – 5 ngày sau đó có các dấu hiệu cúm H5N1 điển hình là sốt, ho, thở nhanh hoặc khó thở:
Sốt cao liên tục trên 39ºC.Đau đầu, nhức mỏi cơ.Ho, đau họng.Buồn nôn, khó thở, đau ngựcMột số có thể kèm tiêu chảy, viêm kết mạc.Bệnh có thể nặng lên khi có dấu hiệu viêm phổi, khó thở, thở nhanh, tím tái dẫn đến tử vong.
Biến chứng của bệnh cúm gà H5N1:
Biến chứng phổi: tắc nghẽn đường thở, viêm phổi do virus cúm, nhiễm trùng thứ phát.Biến chứng viêm cơ, viêm cơ tim, viêm não, tổn thương gan, hệ thần kinh,…
Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh cúm gà H5N1:
– Xét nghiệm dương tính với cúm gà H5N1.– Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm.– Chụp X – quang phổi.– Chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm phổi do virus khác hoặc vi khuẩn.
4. Điều trị bệnh cúm gà H5N1
Nguyên tắc điều trị:
Sau khi phát hiện bệnh cần điều trị ngay trong 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
Các loại thuốc dùng: thuốc kháng virus dùng để điều trị bệnh H5N1 có hai loại là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza). Thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, chốn viêm corticosteroid, kháng sinh.
Hồi sức hô hấp cho bệnh nhân khó thở.
Điều trị suy đa tạng (nếu có).
Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và chăm sóc kỹ bệnh nhân giúp mau chóng phục hồi sức khỏe.
Để ra viện bệnh nhân cần đảm bảo:
– Hết triệu chứng sốt 7 ngày sau khi ngưng kháng sinh.– Thực hiện các xét nghiệm máu, X – quang tim và phổi ổn định.– Xét nghiệm virus cúm gà H5N1 âm tính.
5. Phòng bệnh cúm gà H5N1
Các biện pháp giúp phòng ngừa hạn chế sự lây nhiễm H5N1:
Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại gia cầm ốm hoặc chết, cần thông báo với cơ quan chức năng.Mang đồ bảo hộ khi tham gia giết mổ gia cầm.Thực hiện nấu chín kỹ thức ăn từ thịt gia cầm, không ăn thịt còn màu đỏ, trứng chưa chín, tiết canh.Sau khi tiếp xúc gia cầm, trước khi chế biến và chuẩn bị thức ăn cần rửa tay sạch bằng xà phòng.Cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Biện pháp phòng dịch cúm gà H5N1:
Chính quyền địa phương tổ chức thành lập ban phòng chống dịch.Tuyền truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng về bệnh cúm gà H5N1.Quản lí, phát hiện sớm bệnh nhân, người tiếp xúc có thể mang mầm bệnh để cách ly và điều trị.Phòng chống đại dịch cúm ở người.
Biện pháp chống dịch cúm gà H5N1:
Xử lí khu vực ổ dịch: giám sát khu chăn nuôi gia cầm, tiêu hủy gia cầm bị bệnh có tổ chức và đúng cách.Phun hóa chất khử khuẩn trong vùng có dịch.Các phương tiện vận chuyển gia cầm cần được khử khuẩn.Xử lí trường hợp người bệnh tử vong do cúm H5N1 theo đúng quy trình.
Tuyệt Chiêu Thuần Hóa Vẹt Trong 7 Ngày
Trước khi đọc bài viết này, tôi cần lưu ý với các bạn một số điều:
Đây là phương pháp thuần hóa khi bạn vừa mua một con vẹt trưởng thành, nhưng phải là chim non nuôi lên.
Phương pháp này không áp dụng cho vẹt bổi hoặc chim nuôi dạng sinh sản. Về “Thuần Hóa Vẹt Bổi”, Pet School đã có một Series gồm 3 phần hướng dẫn rất chi tiết về phương pháp này.
PHÂN BIỆT VẸT BỔI VÀ VẸT TRƯỞNG THÀNH?
_ Chim bổi hay còn gọi là “chim mộc”, là những chú chim sống và trưởng thành ngoài thiên nhiên, bị con người bẫy được. Chúng có bản tính hoang dã rất cao và rất nhát người vì chưa được thuần hóa.
_ Một số người chơi vẹt cũng gọi những chú vẹt nuôi theo dạng tập thể trong lồng lớn hoặc để sinh sản (Aviary) và ít tiếp xúc với con người cũng là “Vẹt Bổi”
_ Vẹt Bổi vì là những con chim hoang dã, nên rất nhát người và chúng sẽ luôn chủ động tấn công bạn hoặc bay loạn xạ nếu bạn đến gần. Loại Vẹt Bổi thường cần từ 2 tháng đến 1 năm mới có thể thuần hóa được.
Vẹt Trưởng Thành (Nuôi Từ Chim Non Lên):
_ Là những chú vẹt được nuôi dưỡng từ nhỏ khi còn lông ống.
_ Được tiếp xúc và tương tác hàng ngày với con người.
_ Hoặc tối thiểu là chim phải được sống ở môi trường có nhiều người qua lại thường xuyên.
_ Chim đã lớn qua giai đoạn chim non (chim tơ), hoặc đã nuôi hơn 1 mùa (năm).
_ Có thể vì một lý do nào đó mà người chủ đó bán con vẹt lại cho bạn (có thể do không còn điều kiện, hoặc là con vẹt có vấn đề về tính cách nên chủ nó cảm thấy chán).
Đừng lo, vì bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một Tuyệt Chiêu để thuần hóa chú vẹt trưởng thành mới mua này trong vòng 7 ngày!
Bước 1: Làm Quen (2 Ngày)
Ở bước làm quen này, chúng ta sẽ chia ra làm 2 ngày để làm quen với chú vẹt.
Đơn nhiên đầu tiên là quá trình bắt chú vẹt ra khỏi “hộp vận chuyển”, tưởng như bước này là bình thường nhưng thật ra nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn và chú vẹt rất nhiều.
Bạn cần 1 cái khăn lông dày và có kích thước đủ lớn để bao trùm chú vẹt lại, một phần để cho chú vẹt không thể tấn công bạn, một phần là để trong quá trình cắt cánh hoặc đeo vòng chân thì con vẹt sẽ không thấy bạn là ai. Thao tác của bạn cần nhanh gọn và dứt khoát để tránh làm chim sợ hãi trong thời gian quá lâu.
Sau khi hoàn thành các bước Cắt Cánh hoặc Đeo Vòng Chân. Bạn lập tức cho chú vẹt vào một chiếc lồng (hoặc cầu đậu), và để nơi yên tĩnh, không có con người và động vật làm phiền nó (kể cả bạn). Thời gian này, bạn không cần phải bỏ đồ ăn vào lồng, nhưng phải luôn có nước sạch ở trong lồng. Và thời gian cho vẹt nghỉ ngơi và quen với môi trường mới phải ít nhất là 6 tiếng đồng hồ.
Lúc này chú vẹt của bạn đã dần ổn định tinh thần cũng như quen với môi trường mới. Và điều quan trọng là chú vẹt đang rất đói, đấy là lúc thích hợp để tiếp cận con vẹt và thôi miên nó bằng những món ăn ngon!
Lưu ý:
_ Thức ăn bỏ vào máng chỉ một lượng vừa đủ cho con vẹt phải ăn hết trong 45 phút, nếu sau thời gian đó mà vẹt không ăn hết thức ăn thì lập tức lấy ra khỏi lồng. Và lần sau bạn sẽ giảm lại lượng thức ăn. Đây gọi là phương pháp Quản Lý Thức Ăn.
_ Phần thưởng là món mà vẹt sẽ thích nhất và bạn không nên cho ăn trong bữa chính của nó. Món này chỉ được cho ăn khi vẹt làm một điều đúng xem như một phần thưởng mà chú vẹt cần cố gắng đạt được.
BƯỚC 2: HUẤN LUYỆN CHẠM MỤC TIÊU (Target Training) – 3 Ngày
Ở bước này chúng ta cần chuẩn bị các món “đồ nghề” sau:
Que Mục Tiêu: Bạn có thể dùng 1 cây đũa hoặc 1 cây ăng-ten, lưu ý là Que Mục Tiêu cần có 1 điểm ở ngọn rõ ràng để con vẹt chỉ được phép chạm vào điểm đó.
Mồi thưởng ngon: Mỗi thưởng cần nhỏ thôi, làm sao để con vẹt ăn trong 3 giây sẽ hết 1 miếng mồi nhằm tránh để vẹt bị phân tâm mà quên đi động tác vừa tập.
Mẹo: Bạn cần để que mục tiêu ngang với cầu đậu để chú vẹt chỉ có thể chạm vào đầu của que mục tiêu chứ không phải thân que.
Dần dần, bạn rê Que Mục Tiêu ra xa dần để chú vẹt chủ động tiến lại Chạm vào đầu que. Sau đó bạn áp lệnh “Chạm” cho chú vẹt trước mỗi lần nó gặm vào đầu của que mục tiêu. (Bài “Chạm Mục Tiêu” này sẽ được nêu rõ trong 1 bài viết riêng biệt và sẽ trình bày chi tiết hơn)
Tập trong vòng 5 phút cho một buổi tập và nên tập 3 lần trong 1 ngày, cứ thế liên tục trong 3 ngày. Bài tập này một phần làm tăng tính tương tác của chủ và vẹt, để chú vẹt có thể tin tưởng vào bạn. Đồng thời đây là một bài tập quan trọng để điều hướng chú vẹt đến một hướng nào đó mà người chủ muốn (Ví dụ: xoay vòng tròn, bước lên tay, chui qua ống)
BƯỚC 3: TẬP SỜ VUỐT VÀ CƯNG NỰNG CHÚ VẸT ĐÚNG CÁCH
Có lẽ khi đến bước này, các bạn sẽ có thắc mắc “Vì sao không sờ vuốt và cưng nựng trong những ngày đầu tiên, mà phải đợi đến ngày thứ 6…?”. Vì các lý do sau đây mà tôi sẽ liệt kê ra cho bạn:
_ Khi con vẹt chưa có lòng tin từ bạn, nó sẽ cảm thấy rất sợ hãi khi thấy người lạ. Vì vậy nếu càng cố gắng đụng chạm vào nó, bạn sẽ càng làm nó hoảng sợ và mất hết niềm tin vào bạn, thậm chí tệ hại hơn là sẽ có ác cảm lâu dài với bạn sau này.
Vì vậy, hãy bình tĩnh chờ đến ngày thứ 6 rồi mới bắt đầu sờ vuốt con vẹt của mình.
Các bước để tiếp cận sờ vuốt sẽ lần lượt như sau:
BƯỚC 4 (BƯỚC CUỐI): HUẤN LUYỆN BƯỚC LÊN TAY ÁP DỤNG TỪ PHƯƠNG PHÁP CHẠM MỤC TIÊU
Đến giai đoạn này thì con vẹt của bạn gần như có niềm tin tuyệt đối với bạn (Nếu bạn làm đúng theo từng bước và kiên trì tập liên tục theo phương pháp của tôi hướng dẫn).
Chúng ta sẽ ôn lại các bài học cũ trong những ngày qua trước khi bắt đầu bài huấn luyện mới.
Cứ thế duy trì bài tập đến khi bạn vừa đưa tay ra và hô “Bước Lên” là con vẹt lập tức bước lên tay bạn thì lúc đấy mới thành công. Có thể tạo một chút độ khó bằng cách để tay xa hơn ở đầu bên kia của cầu đậu để vẹt đi lại và bước lên tay bạn. Đây đồng thời cũng là bài huấn luyện hổ trợ cho việc Gọi Tên Kêu Lại sau này!
9 Yếu Tố Giúp Nuôi Yến Trong Nhà Thành Công
Việc thiết kế xây dựng nhà nuôi yến và hoàn thiện quy trình nuôi yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi yến trong nhà trên toàn quốc.
Có 9 yếu tố quyết định thành công cho ngôi nhà yến: 1. Vị trí xây dựng nhà yến; 2. Thông số kỹ thuật nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến; 3. Ánh sáng trong nhà yến (lux); 4. Hướng nhà và hướng lô chim ra vào; 5. Kích thước vòng đảo lượn trong nhà; 6. Hệ thống giá tổ; 7. Hệ thống âm thanh; 8. Hệ thống tạo ẩm, thông gió, 9. Kỹ thuật vận hành nhà yến.
Ở Việt Nam, chim yến hàng (Aerodramus fuciphagus germani) sinh sống làm tổ trong các hang đảo tự nhiên, những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà (Aerodramus fuciphagus amechanus, Aerodramus fuciphagus vestitus) sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng.
Hiện nay, phân loài chim yến này được phân bố ở hầu hết các địa phương từ Thanh Hóa đến Cà Mau, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung đến các tỉnh Nam Bộ.Nghề nuôi yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng. Vì vậy, việc thiết kế xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà ở Khánh Hòa và trên toàn quốc.
Kiến thức nền tảng A. Đặc điểm nhận dạng chim yến
– Đuôi ngắn, không chẻ
– Lưng không có khoảng trắng
– Đập cánh liên tục khi bay
– Không bao giờ đậu
B. Vị trí thích hợp nuôi chim yến
– Gần một căn nhà Yến có sẵn
– Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường về tổ
– Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến.
– Gần ao, hồ, mặt nước;
– Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn
C. Kết cấu và kích thước nhà nuôi chim yến
– Nhà khung bê tông cốt thép, mái đổ bê tông, tường xây gạch 20cm
– Nhà cấp 4 – cột gạch, tường xây gạch 20cm, mái lợp tôn cách nhiệt
– Nhà khung thép tiền chế, tường và mái bằng tôn cách nhiệt
– Kích thước nhà nuôi chim yến trung bình là 5m x 20m, kích thước lý tưởng là 8m x 20m và tối thiểu là 4m x 10m
D. Kích thước lỗ ra vào và các phòng trong nhà yến
– Lỗ ra vào có chiều cao từ 30 – 40cm, chiều ngang từ 50 – 70cm .
– Kích thước phòng lượn tối thiểu 4m x 4m, chiều cao từ 2m – 2.5m
– Kích thước các phòng trong nhà tối thiểu 4m x 4m, tối đa 8m x 16m. Chiều cao tối thiểu 2.2m, tối đa 3m .
– Lỗ thông tầng từ 1m x 1m đến 4m x 4m
E. Nhiệt độ – độ ẩm & ánh sáng
– Nhiệt độ thích hợp từ 26-30 độ, lý tưởng là 28-29 độ
– Độ ẩm thích hợp từ 70%-85%, lý tưởng là 75%-80%
– Ánh sáng thích hợp từ 0.02 – 0.10 lux
F. Âm thanh và mùi bầy đàn
– Phải có hệ thống thông hơi, thoáng khí
– Âm thanh dụ chim yến hiện nay có rất nhiều loại tiếng, nhưng nói chung gồm có 3 loại : Loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại ; Loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà và loại tiếng trong để dụ chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở .
– Tiếng ngoài và tiếng hút được mở từ 5h sáng – 8h tối . Tiếng trong được mở từ 5h sáng – 12h đêm. Không nên mở tiếng qua đêm .
Điều kiện làm nhà nuôi yến
– Dùng các dung dịch tạo mùi để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở . Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch tạo mùi như : Bột rải sàn KW3, PW-Cair, PW Concentrate, Love Potion .v.v…. và phân chim yến thật . Tùy theo công trình và điều kiện mà chọn lựa cho phù hợp.
a/Nhà có diện tích 100m2 trở lên, nhà nuôi yến thành phố phải cao hơn nhà xung quanh nhà kế bên, phải có chuồng lượn của yến theo mô hình tự nhiên, nhà vùng quê thoáng thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn và nguồn thức ăn nhiều hơn.
b/ Người muốn nuôi yến có điều kiện thực hiên nuôi yên trong nhà, nên mời bên tư vấn đến khảo sát kiểm tra thực tế, vùng muốn nuôi yến đạt số lượng chim yến có khả quan mới đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến, tiếp theo các bước thực hiện xây dựng như thế nào chuẩn tạo mô hình như thiên nhiên và thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi yến sào trong nhà.
c/ Nhà đang ở nâng thêm tầng để nuôi, bên công ty tư vấn đến khảo sát thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lổ thông thoáng đúng qui cách, và kiển tra hướng chim ra vào theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. (Ví dụ: với căn nhà một trệt, một lầu. Tầng trệt dùng làm phòng giao dịch, tầng lầu trên tiến hành nuôi chim yến vẫn tốt.)
d/Nếu nhà xây mới hoàn toàn riêng cho việc nuôi chim yến, bên công ty tư vấn cử người đến hướng dẫn theo giỏi trong quá trình xây dựng đúng qui trình nuôi chim yến,theo đúng mô hình đạt chuẩn gần như tự nhiên, để chim yến khám phá thích nghi, tìm nơi an toàn cho chim yến ở lại làm tổ.
Kỹ thuật thiết kế và xây dựng nhà yến
Chọn địa điểm khu vực xây dựng nhà nuôi yến gần sông hồ, đồng ruộng là môi trường lý trưởng thích nghi nhất cho chim yến
Kích thước ngôi nhà yến
Thiết kế ngôi nhà yến dựa trên kết quả khảo sát khu vực, địa điểm dự tính xây nhà yến. Khi thiết kế, xây dựng nhà nuôi yến cần chú ý đến tiểu khí hậu của vùng được chọn để xây nhà yến. Theo các dẫn liệu về môi trường, vùng xây nhà yến được chia ra thành 2 loại chính: Nhà yến ở vùng có nhiệt độ trung bình là ≥ 270C, trần nhà cao tối thiểu so với mặt sàn là 3m, cao nhất là 4,5m. và nhà yến ở vùng có nhiệt độ trung bình < 270C, chiều cao tối đa từ sàn nhà đến trần là 3,5m; thấp nhất là 2,5m.
Để mang lại hiệu quả thì diện tích đất để xây dựng nhà yến tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có những nhà yến được đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn. Khi đầu tư xây dựng nhà yến, thì kích thước và số tầng phụ thuộc vào quần đàn chim yến sinh sống ở khu vực đó để tính được thời gian thu hồi vốn sau khi nhà yến hoạt động để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhà yến ở Bình Dương. Lối chim vào nhà yến
Nhà yến được xây thành nhiều tầng, chiều cao mỗi tầng từ 3m – 4,5m, tùy theo điều kiện môi trường khí hậu ở từng vùng. Ở những vùng nhiệt độ và biên độ nhiệt cao thì chiều cao tầng từ 3,5m – 3,9m để tạo sự thông thoáng và nhiệt độ tối ưu. Ở những vùng biên độ nhiệt thấp như khu vực miền Tây Nam Bộ thì chiều cao tầng 3,2m – 3,4m.
Mô hình và vật liệu được sử dụng trong xây dựng nhà yến
Vị trí của các lỗ chim bay ra bay vào rất quan trọng trong việc thu hút chim yến đến ở và đó là điều kiện quyết định trong sự phát triển số lượng chim. Có hai phương án mở lỗ chim là sử dụng giếng trời để khoảng trống cho chim bay xuống nhà yến và phương pháp mở lỗ từ chuồng cu. Kích thước mở lỗ chim bay ra vào nhà yến tùy theo từng kiểu nhà, nhưng tối thiểu là 30x40cm.
Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 loại mô hình nhà yến như sau:
+ Mô hình xây nhà yến bằng gạch, bê tông cốt thép là mô hình phổ biến nhất hiện nay, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam, đặc biệt khu vực các tỉnh miền Trung thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của bão lụt. Ngoài vật liệu gạch truyền thống thì hiện nay một số nhà yến còn ứng dụng vật liệu gạch không nung (vật liệu nhẹ). Mô hình này có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo tốt điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến.
Nhà yến ở Nha Trang.
+ Mô hình xây dựng 3D đang được các nhà đầu tư thực hiện tạo mô hình cấu trúc hấp dẫn trong các khu du lịch. Hiện nay một số nhà yến ở miền Nam sử dụng mô hình này để thiết kế xây dựng mô hình núi nhân tạo nuôi chim yến. Nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là đan khung thép rồi phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia. Mô hình này tuổi thọ thấp, có nhiều công trình 5 -7 năm đã có dấu hiệu xuống cấp rất khó khắc phục, chi phí đầu tư cao.
+ Mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh là mô hình được thực hiện theo hình thức thiết kế khung sắt, lợp mái và bao bọc tole, tấm lợp thông minh. Bên trong nhà được cách nhiệt bằng xốp 10cm và tấm Prima/Cemboard dùng làm tường bên trong. Mô hình này chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam (một số nhà yến ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Mô hình này có ưu điểm là thi công nhanh, vật liệu nhẹ, phù hợp với vùng địa chất yếu như đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhược điểm là độ bền thấp, khó điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến.
Ngoài ra còn có một số mô hình xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới và nuôi chim yến ở tầng trên.
Kỹ thuật xây dựng nhà và nuôi yến tại Việt Nam phải được thiết kế phù hợp với điều kiện đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta. Do đó người thiết kế, đơn vị tư vấn phải thực sự nắm rõ các yếu tố địa lý tại các địa phương, vùng miền để hoàn thành thiết kế và thực hiện kỹ thuật xây dựng nhà yến hiệu quả.
Các nhà khoa học, các chuyên gia, các đơn vị tư vấn nỗ lực trong nghiên cứu khoa học, giải pháp sáng tạo kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn để bổ sung tổng hợp quy trình kỹ thuật xây dựng nhà yến ngày càng hoàn thiện đạt hiệu quả cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam theo định hướng bền vững.
Nguồn tin: Farmvina
Bạn đang đọc nội dung bài viết H7N9 Ẩn Họa Trong Lồng Chim Cảnh trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!