Đề Xuất 4/2023 # Hà Tĩnh: “Chim Tặc” Hoành Hành, Chủ Dự Án Nuôi Chim Yến Kêu Cứu # Top 10 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 4/2023 # Hà Tĩnh: “Chim Tặc” Hoành Hành, Chủ Dự Án Nuôi Chim Yến Kêu Cứu # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hà Tĩnh: “Chim Tặc” Hoành Hành, Chủ Dự Án Nuôi Chim Yến Kêu Cứu mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tin tức

Nhiều hộ nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh không biết kêu ai, bởi nhiều đối tượng dùng bẫy, lưới bắt chim tại một số xã Thạch Hội, Thạch Thắng, huyện Thạch Hà; Cẩm Dương, Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên; Đức Long, Đức Thanh, huyện Đức Thọ…

Đối tượng chim Tặc đang thu hoạch chim yến.

Nhiều tháng nay, tại địa bàn xóm Liên Quý, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện nhiều loa phát tiếng chim yến kêu rền trời; mỗi điểm phóng thanh đối tượng dụng 02 chiếc loa chét, một bình ắc quy, lồng đựng chim, 2 con mồi chim yến, một chiếc điện thoại để phát âm thanh; Chiếc bẩy làm bằng khung tre, phủ lưới, đường kính tầm 4m, diện tích khoảng 16m2 chờ sẳn.

Lồng đựng có trên 50 chim yến.

Theo đối tượng đang điều khiển bẫy bắt chim cho biết: Tại khu vực này có gần 10 bẫy, trên đoạn đê này đã có 3 điểm. Bọn tôi đã bắt hàng tháng nay không thấy ai nói gì? Cứ phát loa là chim yến trên trời nghe tiếng và thấy chim mồi là kêu ríu rít bay xuống, khoảng 2-5 con là kéo sập xuống, bắt hết chim, lại bật bẫy lên đợi. Cứ thế, mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm con, mỗi con bán ra thị trường khoảng 2 -3 ngàn đồng tùy theo buổi chợ.

Chim yến mồi và thảm lông của chim yến mới bị “hạ gục” trong ngày.

Anh Nguyễn Văn Đồng, Chủ Dự án nuôi chim tại xã Điền Hương, huyện Thạch Hà bức xúc nói: “Tôi đã làm dự án gần 3 năm, vốn bỏ ra đầu tư ban đầu hơn 1 tỷ đồng, mỗi tháng thu hoạch khoảng một kg tổ chim. Những tháng gần đây thường bị mất chim, có nhiều tổ chim con chết khô; tôi đã có ý kiến và bàn thống nhất các anh trong hội nuôi chim yến đề nghị kiểm lâm, công an vào cuộc giúp đỡ nếu không cứ đà này thì không lâu nữa chim yến sẽ bị các đối tượng dùng bẫy bắt hết chúng tôi sẽ rơi vào khó khăn”.

Sau 4 tháng hoạt động trải nghiệm và thu hoạch, các nhóm tham gia tham gia dự án là học sinh các lớp 10A2, 10A9, 10A10 và 12A2, Trường phổ …

Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế tại Việt Nam (HAI) vừa trao 2 gói hỗ trợ trị giá 213 triệu đồng cho Hội NCT các tỉnh Thừa Thiên Huế …

Hà Tĩnh: Thú Chơi Chào Mào

Để minh chứng cho lời nói, người thanh niên dẫn chúng tôi đến quan sát một chiếc lồng chim chào mào. Lông nâu xám lẫn màu trắng, đầu và mào đen, chùm lông dưới đuôi đỏ nhạt là đặc điểm nhận dạng của loài chim này. Sự uy nghi của “bậc quân vương” còn được thể hiện qua hai chấm đỏ son nơi khóe mắt cùng dải cườm đen xõa trước ngực.

Ngoài dáng vẻ độc đáo, chào mào rất siêng hót, tiếng hót thánh thót với nhiều âm tiết và giọng điệu biến chuyển liên tục. Chào mào rất dễ thuần dưỡng, không cần công phu và tỉ mẩn như chăm sóc các loài chim “quý tộc” sơn ca, chích chòe, họa mi và giá cả cũng phải chăng. Có lẽ đây chính là lý do mà những năm gần đây, chào mào càng được giới chơi chim cảnh ưa chuộng.

Thú vui tao nhã

Những ngày cuối tuần hay dịp rảnh rỗi là thời gian người chơi chim tụ tập xem chim chào mào “thi đấu”. Chim “lên sàn” thường là chim đực. 5 chú chim được đặt cạnh nhau giữa khoảng cách 20 cm với thời gian thi hót trong 10 phút, 30 phút, thậm chí 1 tiếng. Riêng “tiết mục” lên “võ đài”, hai chú chim thi đấu trong khoảng 3 phút và nếu “lỡ” chọi thua, chào mào sẽ tự động bỏ chạy để “cứu mạng”.

Một con chim đẹp phải có điệu bộ lanh lợi, thân hình dài, lông mượt, hai viền lông đen bên ngực phải to và dài gần đụng nhau, miệng mỏng, ngắn, mũ (mào) phải cao và có gốc mũ dày (có 3 loại là mũ rơm, mũ đinh, mũ lân). “Chào mào mũ lân thường được ưa chuộng hơn cả bởi gốc mũ dày nhưng phần đỉnh lại vót nhọn và cong như sừng đầu lân. Một chú chim đẹp thì khi hót có dáng đứng chữ C, tức là thân thẳng nhưng đuôi quắp vào”, anh Long cho biết thêm.

Việc chăm sóc một chú chim chào mào không cầu kỳ như nhiều loài khác nhưng rất cần niềm đam mê và độ khéo léo, kiên trì. Để sở hữu một chú chào mào không quá khó khi người chơi chỉ cần bỏ ra 50, 70 hay cao nhất 100 nghìn đồng là đã có một chú chim ưng ý. Nhưng cũng có nhiều “bậc quân vương” cao giá khi lên đến vài triệu hay hàng chục triệu đồng.

Người chơi phải đặc biệt chú ý đến cách thức chăm sóc, từ việc chuẩn bị thức ăn đến tắm cho chim. Ngoài bột, chào mào còn được cho ăn thêm cào cào hay hoa quả chín. Theo quan niệm, để giữ màu đỏ nơi khóe mắt và đít của chào mào, phải cho ăn những quả màu đỏ vàng như cà chua, ớt tây, cam, chuối, cà rốt hấp mềm. 10-12h trưa được coi là thời gian lý tưởng để chào mào chải chuốt. Chim được vẩy nước nhẹ lên mình rồi đưa ra chỗ nắng để tiếp tục rũ và sưởi lông.

Chơi chim là hình thức giải trí lành mạnh, không quá khó nhưng người chơi phải thực sự đam mê. Để thuần được một chú chim đem thi đấu, thường phải mất 5-6 tháng, có khi 1 năm. Trong đó, chim bổi (chim trưởng thành ngoài thiên nhiên được bắt về) có tiếng hót hay nhưng lâu dạn người và khó thuần hơn chim chuyền (chim tơ). Song, chim bổi lại được ưa chuộng hơn cả. Với loài chim này, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, chỉ treo lồng chim ngang ngực người lớn và phủ áo lồng xung quanh, trừ mặt lồng tiếp xúc với người để chim mau dạn.

Hiện nay, trào lưu chơi chim nở rộ và trở thành thú vui tao nhã, việc hình thành các CLB không còn quá xa lạ, các cuộc “dượt” chim cũng tổ chức thường xuyên hơn. Ngoài chơi chim thì những phụ kiện đi kèm như lồng, cống đựng thức ăn… ngày càng phong phú và đa dạng hơn về kiểu dáng, chất liệu và giá thành cũng khác nhau. Bên cạnh việc có một chú chim đẹp, nhiều dân chơi còn chọn nhiều phụ kiện “độc” để làm tôn lên dáng vẻ của chú chim.

Mai Phương – Thùy Dương

Thú Chơi Chim Ở Tp Hà Tĩnh

Nghề chơi cũng lắm công phu

Chào mào Hồng y giáo chủ (Cardinalis cardinalis) – một trong 10 loại chim đẹp nhất hành tinh. Ảnh: Scienceray.com

Như thường lệ vào mỗi buổi sáng thứ 7 tại quán Cà phê Chim cảnh Khánh Linh trên đường Cao Thắng- TP. Hà Tĩnh lại diễn ra hội dợt chim. Tại đây tất cả những người chơi chim trên địa bàn thành phố và các vùng phụ cận lại tập trung mang chim đến đây để tập dợt cho những chú chim của mình hót hay hơn, căng hơn và tập được nhiều giọng hơn. Có dịp ghé vào đây ngồi nhâm nhi ly cà fê chúng ta sẽ được nghe hàng trăm chú chim với đủ các loại khác nhau như chào mào, chích choè, hoạ mi, vành khuyên… cùng nhau “đua” tiếng hót. Với những người có thâm niên trong nghề chơi chim thì họ sẽ phân biệt được giọng hót của từng chú chim. Còn đối với những người vừa mới tập tễnh bước vào trò chơi tao nhã này thì ít ra khi nghe tiếng chim hót cũng thấy vui tai và thích thú.

Anh Nguyễn Tân Lý là chủ quán cà phê Chim cảnh Khánh Linh và cũng là một “cao thủ” chơi chim “có số má” ở Hà Tĩnh. Hiện anh đang sở hữu một dàn chim đủ loại cộng với những chiếc lồng chim có tổng trị giá hơn vài trăm triệu đồng. Theo anh Lý, ở thành phố Hà Tĩnh, hiện người chơi chim lên tới con số hàng trăm người. Người chơi ít nhất cũng sở hữu đôi ba con, vừa vừa cũng dăm bảy lồng, còn nhiều thì phải là hàng chục con. Các loại chim được ưa thích nhất là chào mào, chích choè than, chích choè lửa, hoạ mi, vành khuyên, khướu, cu…Cũng là một người say mê chim, tôi thường hay la cà tại các tụ điểm mua bán chim, vì thế tôi đã gặp Cường, một tay chơi chim có thâm niên tại thành phố Hà Tĩnh, mà giới chơi chim gắn cho cái tên nghe qua đủ biết là sành chim đó là Cường chim. Tuy là một cán bộ công tác tại Ban QL chợ thành phố Hà Tĩnh, nhưng phần lớn thời gian rảnh Cường đều dành cho chim. Hiện bộ sưu tập chim của Cường có đến dăm chục con đủ loại. Cường chim cho biết: Việc mua được cho mình một chú chim bổi (chim vưa mới bẫy về) như chào mào, chích chòe hay vành khuyên thì rẻ thôi, chỉ mất vài trăm ngàn đồng nhưng để luyện chim hay, đấu tốt, đặc biệt là có “số má” trong làng chim cảnh thì người chơi không chỉ cần có nhiều kinh nghiệm mà còn phải mất không ít thời gian chăm bẵm, tập luyện rất công phu. Để có một chú chim hay đúng nghĩa theo Cường thì phải hội đủ 4 tiêu chí sau đây: Thanh, Sắc, Bộ, Bền. Thanh có nghĩa là dọng hót; Bộ là điệu bộ khi mà đứng hót nó nhảy múa, bật cầu, vẩy đuôi…; Bền là có sức chơi từ đầu đến cuối; Sắc là đẹp hài hòa.

Công đoạn chọn chim phải cực kỳ tỷ mẩn. Chẳng hạn, để chọn được một chú chim Vành khuyên phải là những chú khuyên có đầu to, trán rộng, mỏ vàng, hàm sâu, lông óng… Vì đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót (líu) và líu nhiều. Chọn chim, mới chỉ là công đoạn đầu. Tiếp theo là công đoạn chăm sóc và tập luyện, mỗi người có một bí kíp riêng. Công đoạn chăm sóc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ từ việc chọn thức ăn, bổ sung các dưỡng chất để tăng sức đề kháng, cũng như chế độ tắm đặc biệt. Cường chim cho biết thêm đối với chim Vành khuyên chế độ chăm sóc hết sức công phu và cẩn thận nếu không chúng sẽ xuống rất nhanh, không bao giờ cất tiếng líu.

Cặp chào mào chọi đang chuẩn bị cuộc chiến

Đối với thức ăn cho chim vành khuyên phải làm hết sức cầu kỳ mà Cường chim tiết lộ: Đậu xanh đãi vỏ, đồ chín, nghiền mịn, lòng đỏ trứng gà, nhộng tằm, mật ong trộn đều cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và cho vào lò vi sóng quay khoảng 15 phút khi đã quay chín đem ra tiếp tục cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ rồi sấy khô và cất vào tủ lạnh cho chim ăn dần. Ngoài thức ăn này ra phải thường xuyên cho khuyên ăn hoa quả để chim mượt lông và nhanh nhẹn, siêng líu. Còn đối với các loại chim khác như họa mi, chào mào, chích chòe thì đơn giản hơn: Chỉ cần mua thức ăn đã được làm sẵn bán tại các điểm bán chim cho chúng ăn là được. Thời điểm chim thay lông là lúc chúng xuống sức nhất vì thế cần phải tăng cường chất đạm cho chúng. Đối với chim họa mi thì chúng ta có thể cho thêm lòng đỏ trứng gà, tôm đất xay nhuyễn trộn vào thức ăn đã có sẵn và sấy qua lò vi sóng cho thức ăn chín là được. Còn đối với chào mào thì cho ăn thêm cào cào, hoa quả chín, chích chòe thì cho ăn thêm sâu quy…Riêng đối với họa mi và chào mào thì tuyệt đối không nên cho ăn sâu quy nếu cho chúng ăn sâu quy thì sẽ bị quăn lông trông chim rất xấu. Cũng theo Cường chim thì trong quá trình nuôi chim người nuôi cần phải chú ý thay nước, thức ăn thường xuyên tránh để tình trạng thức ăn quá lâu sẽ dẫn đến thức ăn bị mốc, chim ăn sẽ bị tiêu chảy. Nước uống cũng vậy, nếu để quá lâu nước sẽ bị chua do chim làm rơi thức ăn vào nước gây tiêu chảy và dẫn đến chim chết. Việc treo chim cũng phải thật để ý, nếu treo chim ở chỗ ánh sáng quá nhiều và lâu thì chim dễ bị mù.

Tắm cho chim cũng là một công đoạn hết sức quan trọng không thể thiếu đối với người nuôi chim. Theo Cường chim thì bất kể mưa hay nắng đều phải tắm cho chim 2 ngày một lần, không những sau khi tắm chim sẽ mượt lông, loại bỏ ký sinh trùng trên mình mà trong khi cho chim tắm chúng ta có thời gian để vệ sinh lồng sạch sẽ, bổ sung thêm thức ăn, nước uống cho chúng. Ngoài ra muốn cho chú chim của mình nuôi mau dạn (quen) và mến chủ ngoài việc chăm sóc hàng ngày thì phải cho nó tắm thường xuyên thì nó mới nhanh quen người. Chuồng tắm cho chim cũng phải được chia thành nhiều loại, mỗi loại chim chỉ thích tắm một chuồng quen thuộc nếu cho nó vào chuồng lạ thì nó sẽ không chịu tắm.

Chim “độc”, chuồng “độc”

Chiếc lồng chim này có giá 25 triệu đồng

Thông thường, các hội chim đều có những cuộc thi cho riêng mình. Những cuộc thi chim thu hút đông đảo người chơi chim tham dự và các chú chim đoạt giải sẽ được định giá rất cao. Anh Nguyễn Tân Lý cho biết, chú họa mi Hương Sơn của anh Hoàng Văn Hổ (thị trấn Đức Thọ), hiện đã được định giá 35 triệu đồng bởi đã nhiều lần đoạt giải trong các hội thi chọi chim đến nay trên địa bàn tỉnh ta vẫn chưa có đối thủ.

Nhưng chỉ chơi những loại chim thông thường như vừa kể, thì chưa đủ. Gần đây, giới mê chim cảnh Hà Tĩnh còn săn lùng những chú chim “độc”, lạ và đặc biệt là giá trị của mỗi con lên đến hàng chục triệu đồng. Ở Hà Tĩnh, người đam mêm chim cảnh không thể không kể tới anh S. Gần chục năm nay, anh đã bổ sung vào bộ sưu tập chim cảnh độc đáo của mình dàn chim chào mào từ bông, đốm, màu sôcôla đến hoàng, bạch, hay chỉ trắng phần đầu…có giá đến hàng trăm triệu đồng. Tiếp đến là bộ sưu tập Khuyên (hoàng khuyên có lông màu vàng), chào mào xanh, họa mi chiến của anh Võ Văn Sinh, thị trấn Đức Thọ; dàn chào mào chọi của anh T. thành phố Hà Tĩnh tạo ra một thú chơi chim cảnh “độc”, “không đụng hàng” ở Hà Tĩnh, rất phong phú, đa dạng.

Quay lại câu chuyện mà Cường chim kể với chúng tôi, anh bảo rằng, người chơi chim cảnh không chỉ “ganh” nhau trong mỗi cuộc thi, xem chú chim nào líu hay, líu khỏe mà họ còn ganh nhau trong việc “độ” lồng son cho những chú chim quý của mình. Giá cả các loại lồng phụ thuộc vào độ tinh xảo trong cách xử lý chất liệu chế tạo lồng. Lồng đục chạm càng cầu kỳ giá càng cao. Nếu thêm các chất liệu quý như ngà voi, đồi mồi, sừng, xương để thay một số hay toàn bộ tre trúc thì giá càng đắt. Ngay như những chiếc lồng được làm bằng tre già, có chạm trổ tinh tế cũng ở mức từ 25 triệu tới cả trăm triệu đồng/chiếc.

4 chiếc lồng có giá hơn 100 triệu đồng

Hiện ở thành phố Hà Tĩnh chỉ có anh Lý chủ quán cà phê chim Khánh Linh là có cặp lồng Tàu bằng tre ngà chạm trổ hết sức cầu kỳ tinh xảo trị giá 50 triệu đồng, ngoài ra Lý còn sở hữu vài chục chiếc lồng khuyên, họa mi, chào mào có giá từ 5-10 triệu đồng. Theo anh Lý thì: “Con chim quý phải ở lồng son”. Mặc dù con chim đẹp, giọng hót hay không phụ thuộc vào chiếc lồng nhưng dẫu sao chiếc lồng đẹp thì sẽ tôn chú chim lên rất nhiều.

Ngoài việc chọn chơi chim đẹp, hót hay, lồng đỉnh, giới chơi chim Hà Tĩnh còn đầu tư tiền triệu cho những phụ kiện đi kèm như cống đựng thức ăn, nước uống cho chim. Có những bộ cống có giá gần chục triệu đồng như những bộ cống được làm bằng ngà voi, đồi mồi, xương, sừng, gỗ quý… còn đối với các loại cống bình dân được làm từ sứ, thủy tinh, nhựa có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.

Đức Thiện

Báo Hà Tĩnh

Thanh Niên Đầu Tư Xây Dựng Mô Hình Nuôi Chim Yến Đầu Tiên Tại Hà Tĩnh

Chim yến vốn chỉ có thói quen sinh sống, làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc những hang, động ven biển. Thế nhưng, ở Hà Tĩnh, một thanh niên đã mạnh dạn đầu tư gần 1,5 tỷ đồng làm nhà nuôi chim yến trên núi và đang dụ thành công hàng nghìn con chim yến về sinh sống.

Đó là mô hình nuôi chim yến tại xã Nam Hương (Thạch Hà) của anh Nguyễn Văn Đồng (SN 1986). Tận mắt chứng kiến ngôi nhà 2 tầng với quy mô sàn hơn 300m 2 được xây dựng giữa đồng, với những bức tường 2 lớp, cửa ra vào bịt kín. Trên mái nhà, từng đàn yến chao lượn, vào, ra.

Anh Đồng chia sẻ: “Năm 2009, anh tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp TP. HCM và trở về quê hương lập nghiệp. Sau những năm đầu công việc không thuận lợi, anh nghĩ đến việc khởi nghiệp từ nông nghiệp, vận dụng những kiến thức được học để làm giàu. Đi khảo sát, học hỏi nhiều nơi, anh thấy mô hình nuôi chim yến ở các địa phương khác phát triển, cho thu nhập lớn nên nảy sinh ý tưởng nuôi chim yến tại Hà Tĩnh.

“Năm 2018, sau khi đi xem mô hình ở các tỉnh phía nam, tôi thuê chuyên gia về khảo sát vùng yến tại khu vực vùng núi huyện Thạch Hà, kết quả cho thấy chim yến xuất hiện khá nhiều nên mạnh dạn đầu tư kinh phí làm nhà dẫn dụ yến về ở. Để cách âm, cách nhiệt tốt, nhà phải xây dựng 2 lớp tường, ngoài ra là chi phí công nghệ, thanh gỗ làm tổ, công nghệ dẫn dụ … May rằng, mô hình được Trung tâm chuyển giao KHKT&BVCTVN huyện Thạch Hà hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật nuôi.” Anh Đồng nhớ lại.

Anh kể tiếp, mặc dù trước đây, chim yến thường chỉ sinh sống ở các đảo hoặc vùng ven biển nhưng thực tế yến đi kiếm ăn trên địa bàn khá rộng. “Đất lành chim đậu”, Nam Hương là địa phương có nhiều đồi núi và khe suối nên có hệ sinh thái phong phú, trong lành, thu hút nhiều yến về kiếm ăn. Theo một số kinh nghiệm cho thấy, vùng núi cũng có nhiều loại côn trùng – là thức ăn cho chim – nhiều và tốt hơn vùng biển. Đây có thể cũng là nguyên nhân khiến chim yến về đây sinh sống nhiều.

Đến nay, sau hơn 8 tháng hoàn thành xây dựng, đã có khoảng hơn 1.000 con chim yến về đây làm tổ, sinh sản.

“Tuy nhiên, ở năm đầu, tôi chưa thu hoạch mà tạo không gian tự nhiên tiếp tục dẫn dụ chim yến. Bởi với 300m 2 sàn, nhà nuôi hiện tại có thể làm chỗ cho 10.000 con yến sinh sống. Đến khoảng giữa năm 2020, tôi mới bắt đầu thu hoạch, dự kiến mỗi tháng cho sản lượng từ 3 – 5 kg, giá thành tổ yến thô hiện nay khoảng 25 triệu đồng/kg. Nếu thuận lợi, doanh thu hàng tháng sẽ có thể lên đến gần trăm triệu đồng – anh Đồng tính toán.

Anh Đồng cũng cho biết thêm: “Nghề nuôi yến cũng gặp không ít khó khăn, dù không phải chăm sóc nhưng để chim sinh sản, làm tổ đòi hỏi những quy trình nghiêm ngặt, đặc biệt trong việc khử mùi, tạo độ ẩm trong nhà. Mỗi lần người vào thu hoạch hay thăm nom đều phải xử lý, bởi phát hiện có mùi lạ chim yến sẽ bỏ đi. Nghề nuôi yến cũng cần phải có kiến thức, hiểu tập tính của giống yến cũng như cách phòng thiên địch, bảo vệ đàn yến…

Song, nuôi yến dù chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng bù lại không tốn tiền mua con giống hay thức ăn; môi trường tự nhiên trong lành nên dễ phát triển. Mặt khác, các địa phương lân cận như Nghệ An, Thanh Hóa hay Hải Phòng… đã có những mô hình đạt hiệu quả cao nên là cơ sở để tôi quyết tâm đầu tư. Trong khi đó, Hà Tĩnh chưa có mô hình khác nên dễ thu hút chim về làm tổ. Do vậy, hiện tại tôi đang có kế hoạch xây dựng thêm một nhà nuôi yến khác với diện tích, quy mô lớn hơn.”

Dương Chiến – Anh Tấn (báo Hà Tĩnh)

Chào Mào Gốc Lâm Hà Hót Hay

Mời các bạn xem chú chim chào mào gốc Lâm Hà – Lâm Đồng hót. Clip này quay lúc đang nuôi dưới chúng tôi nên nó không được sung lắm – chật hẹp vs ít đi tập dượt.

Video quay 11/2017.

Hiện tại chú chim này đang được ghép đẻ chào mào với 1 em mái bông đầu, chưa sinh sản lứa nào. Mình đang tìm hiểu cách ghép sao cho nó đẻ được, sắp đến mùa sinh sản, hi vọng có vài em bông đầu chơi 👍

Kinh nghiệm ghép đẻ mình tham khảo nhiều diễn đàn và đúc kết lại:

Kinh Nghiệm ép đẻ Chào Mào Xám + Bông….

1) Xây dựng lồng ép : Cơ bản của lồng nuôi chim ép đẻ phải đủ lớn để bố mẹ và các con sau này sinh hoạt dễ dàng, it người qua lại ( quan trọng nhất ), có cây che mát. Làm sao tương tự như thế này là ok. Tận dụng những gì sẵng có……Cái lồng này chi phí làm chưa tới 400k.

2) Chọn đôi phu thê : Con mái thì không quan trong lắm, thấy tướng đẹp, phâu câu to,tính tình hiền lành ( quan trong nè, nếu dữ là giận chồng ném con ra khỏi tổ đó), biết chiều chồng là OK. COn trống thì phải ra Men nha, chim có mùa, tướng tá đẹp,ko nên bỏ chim má trắng vì trả biết xây dưng tổ ấm đau, nói chung là như thế này là chúng tôi Clip

3)Thả chim vào động phòng : Nên thả chim cồ vào chuồng trước, thời gian thả ep vào tháng nắng…..ko nên thả vào mùa mưa. Rồi cách khoảng 10 đến 30 ngày thả mái vào sau. ( Giai thích , vì cho cồ vào làm cội trước, thả mái vào sau cho tránh trường hợp Vợ đánh chồng thì chồng lên đường………….còn chồng đánh vợ thi xin chúc mừng,đánh ko đc bao lâu đau,…….Anh Hùng khó qua ải mỹ nhân chúng tôi đá…Cá trừng).

4) Làm Tổ : Sau khi thả chim vào ở chung nhanh thì 2 tháng đẻ…con lâu thì 4,5 tháng. Còn quá 5 tháng ko thấy dấu hiệu gì thì nên xem có em nào bi ô môi ko? . Chon chổ kín gió,it nắng,mưa ko ước,thoáng khí. Rồi lấy cái gáo dừa cưa đôi hay cái rổ…..đẻ chim nằm đẻ,ấp. Thời gian đó chim sẽ có dấu hiêu tha rơm rát. Thì mình nên giúp em nó 1 chút là lấy rơm hoặc đót trổi quét nhà cuộn lại bỏ vào ổ……rồi để bên ngoài lồng 1 it, rồi để tui nó tự sử.

5) Ấp trứng + Thức ăn : Thời gian chim ấp từ 12 đến 14 ngày tùy theo thời tiết. Khi chim con nỡ nên phủ kính avari. Bỏ nước uống và đồ ăn đầy đủ và ko dòm nghó hay rình rập làm chim sợ, Cho ăn đồ tươi nhiều như trứng kiến,sâu,cào cào,dế.

Nếu nuôi đủ chất thì chim mẹ khoảng 2 tháng sau sẽ đẻ lại, lúc đó mình nên bắt chim con ra, nếu ko bắt thì nên theo dõi chim mẹ có đối sử tệ bac với con ko ( chim mái mình cắn cổ chim con khi bắt đầu đẻ lai).

Một số hình ảnh mới cập nhập 04/2019

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hà Tĩnh: “Chim Tặc” Hoành Hành, Chủ Dự Án Nuôi Chim Yến Kêu Cứu trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!