Đề Xuất 4/2023 # Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Yến Trong Nhà Theo Kỹ Thuật Tiên Tiến # Top 8 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 4/2023 # Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Yến Trong Nhà Theo Kỹ Thuật Tiên Tiến # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Yến Trong Nhà Theo Kỹ Thuật Tiên Tiến mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Th.S Nguyễn Trọng Lực, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ (UDCGCN) tỉnh vừa báo cáo kết quả thực hiện dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhà nuôi chim yến và quy hoạch vùng, làng nghề nuôi chim yến tại Phú Yên”. Dự án vừa kết thúc trong tháng 9/2017, gồm có 4 mô hình nuôi chim yến áp dụng kỹ thuật tiên tiến, cho hiệu quả cao lần đầu tiên được cơ quan có chuyên môn phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa (gọi tắt là Công ty Yến sào Khánh Hòa) khảo sát, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến

Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để nuôi chim yến đảo thiên nhiên và trong nhà. Trước hiện trạng người dân phát triển xây dựng nhà yến mang tính tự phát, tự làm, không nắm vững kỹ thuật và không mang lại hiệu quả kinh tế, công ty đã cùng với Trung tâm UDCGCN chuyển giao kỹ thuật nuôi chim yến tiên tiến, giúp các hộ nuôi yến đạt hiệu quả cao.

Trước khi lựa chọn vị trí hộ tham gia mô hình, Trung tâm UDCGCN và Công ty Yến sào Khánh Hòa đã điều tra tổng thể vùng có khả năng nuôi chim yến để lựa chọn các hộ đăng ký trong vùng có tiềm năng và tiềm lực kinh tế. Qua quá trình khảo sát thực tế từ tháng 8-9/2014 về điều kiện tự nhiên khí hậu, vùng kiếm ăn của chim, đường bay kiếm ăn hàng ngày, sự phân bố nhà yến hiện hữu… Công ty Yến sào Khánh Hòa đã đề xuất các khu vực, vị trí được xếp vào thứ tự các vùng ưu tiên để việc xây nhà yến cho hiệu quả cao nhất và chọn 4 hộ tham gia mô hình có các điều kiện như: nằm trên đường chim bay, gần khu kiếm ăn thường xuyên của chim yến, có đồng ruộng và dọc các dòng sông lớn…

Bên cạnh việc chọn vị trí xây dựng và môi trường phù hợp để đàn chim yến phát triển, đơn vị tư vấn còn xác định diện tích xây dựng nhà yến để đạt hiệu quả kinh tế; thiết kế điều kiện kỹ thuật, lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ chuyên dụng cho nhà yến do chính Công ty Yến sào Khánh Hòa nghiên cứu chế tạo như: hệ thống giá tổ bằng gỗ cho chim, hệ thống âm thanh dẫn dụ chim yến, hệ thống phun sương và các hợp chất dẫn dụ tạo mùi bầy đàn cho nhà yến. Các trang thiết bị này được lắp đặt theo quy trình và tạo môi trường thuận lợi tối ưu cho sự phát triển của chim yến.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà yến, phía cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ (Công ty Yến sào Khánh Hòa) và hộ tham gia mô hình vận hành, theo dõi nhà yến. Mỗi mô hình dự án, trung tâm cử 1 cán bộ kỹ thuật giám sát, theo dõi và định kỳ, cơ quan chủ trì cùng với chủ nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung công việc của dự án.

Kết quả khả quan

Chúng tôi đến nhà yến của ông Phạm Huỳnh Nam (thôn Phú Vang, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa) vào một buổi trưa nắng gay gắt, cũng là thời điểm nhiều chim bay ra khỏi tổ để đi kiếm ăn. Nhà yến của ông Phạm Huỳnh Nam được xây dựng từ tháng 8/2015, với diện tích nuôi 400m 2 và đi vào hoạt động không lâu sau đó. Để tạo môi trường sinh thái phù hợp cho sự phát triển đàn yến, ông Nam đã trồng các loại cây xanh như chuối, mãng cầu, cỏ, cây keo lai và xây hồ nước… xung quanh khu vực nhà yến. Khi điều kiện sống được chuẩn bị kỹ lưỡng, phía đơn vị chuyển giao công nghệ đã di đàn chim yến ấp nở nhân tạo vào nhà yến 3 đợt với số lượng 183 con. Sau khi di đàn 2 tháng, chim yến đã ở và bắt đầu làm tổ và sau 24 tháng, đã xây được 97 tổ. Trong đó, nhiều tổ chim bắt đầu làm lớp tổ thứ 2 trên lớp tổ cũ. Các tổ yến này bắt đầu khai thác được khi chim không còn sử dụng tổ để sinh sản hoặc sau khi chim con đã bay hết.

Với sự nỗ lực của cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và các hộ dân, sau hai năm hoạt động, các nhà yến đều có chim ở lại sinh sống và sinh sản. Số lượng tổ đạt được từ 15-97 tổ/nhà, lượng chim từ 50-300 con/nhà. Trong đó, có 2 nhà yến được đánh giá số lượng chim yến phát triển nhanh; hai nhà yến còn lại mức độ phát triển ở mức trung bình. Dự án đã đạt, vượt quy mô và số lượng thuyết minh phê duyệt.

Theo ông Nguyễn Trọng Lực, hiện tại chưa đánh giá hiệu quả kinh tế nhưng đến khi mô hình phát triển ổn định thì mỗi năm 1 cặp chim yến có thể làm tổ, đẻ trứng từ 3-4 đợt, các chú chim non sau này lớn lên thường tìm về nơi sinh ra để làm tổ. Vì vậy, sau khi xây nhà yến, cần 1-2 năm để gầy dựng đàn yến và phải chờ 3-5 năm sau, khi đàn chim yến phát triển tốt thì mới mang lại lợi nhuận. Theo kết quả điều tra khảo sát, nếu nuôi chim yến thành công, chỉ khoảng 5-7 năm là có thể thu hồi vốn.

Nhận xét về ý nghĩa mà dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhà nuôi chim yến và quy hoạch vùng, làng nghề nuôi chim yến tại Phú Yên” mang lại, bà Đặng Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm UDCGCN cho rằng, nuôi chim yến lấy tổ đóng góp vào nguồn thu ngân sách cho nền kinh tế của tỉnh nhà, mở thêm hướng mới cho phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Phú Yên, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở địa phương và góp phần đa dạng hóa vật nuôi, tạo ra thêm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân.

Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Nuôi Chim Yến Hiệu Quả

Tổ chim yến là một trong những thực phẩm vô cùng quý giá. Với nhiều công dụng mà tổ yến mang lại cho sức khỏe con người nên yến sào đã trở thành món thực phẩm siêu lợi nhuận. Vì nhu cầu sử dụng yến của con người ngày càng cao, mà khả năng cung cấp yến tự nhiên ngày càng khan hiếm.

Phải tìm nơi có nhiều yến tập trung, thoáng đãng, không có vật cản cho đường lượn của yến. Nhiệt độ, khí hậu thích hợp.

Dựng nhà yến đảm bảo đúng kĩ thuật theo tiêu chuẩn:

Có thể xây một ngôi nhà mới hoặc tận dụng ngôi nhà đang ở để làm chỗ nuôi yến. Sao cho chi phí xây dựng ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn.

Độ cao của mỗi tầng nhà yến ít nhất là 2m đối với vùng lạnh, trên 2m đối với vùng có nhiệt độ cao hơn. Có các khoang thông tầng, làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như các hang, vách đá tự nhiên. Số tầng tối thiểu là 2 tầng. Không nên xây 1 tầng vì nó quá thấp, không thuận tiện cho đường bay của yến, không đẩm bảo nhiệt độ.

Kĩ thuật nuôi chim yến trong nhà cần nhớ là phải đảm bảo được độ ẩm từ 75-90%, tức là nhiệt độ 27-29 độ C. Để tạo được độ ẩm như trên, chúng ta cần tạo độ cao của căn nhà yến hợp lí. Muốn giữ được nhiệt độ ổn định, phải chú ý đến hệ thông thông gió. Ống thông gió phải được lặp đặt đúng kĩ thuật. Cũng có thể sử dụng quạt thông gió.

Nguyên liệu bằng giá gỗ. Đảm bảo độ mềm, không được có mùi để chim dễ dàng bám đậu. Khoảng cách chiều ngang ô khoảng 45-50cm, chiều dài khoảng 90-110cm. Chiều dài của giá tổ được lắp đặt vuông góc với đường truyền của ánh sáng và đảm bảo sao cho giảm thiểu tối đa ánh sáng phản chiếu lên giá tổ. Có thể làm giá tổ bằng bê tông hoặc đá tự nhiên….

– Dùng âm thanh ngoài để quyến rũ yến. Âm thanh lắp đặt vào chỗ ra vào và đường luồng thật hiệu quả để dụ yến vào phòng. Chọn những thiết bị âm thanh thật giống với tiếng chim yến là kĩ thuật cần thiết nếu bạn muốn .

– Làm tổ giả để lừa chim yến.

Yến sào Tùng Dương với hơn 10 năm nghiên cứu về đặc tính loài chim Yến chúng tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế, thi công và dẫn dụ chim trong nhà yến cũng như cung cấp những tổ yến sào có giá trị chất lượng cao cấp nhất tới tay khách hàng. Với phương châm: “Sức khỏe của bạn là niềm vui của chúng tôi. Phục vụ cho các bạn như chính cho gia đình mình”. Sứ mệnh của chúng tôi là giúp cho tất cả các chủ đầu tư đều thành công trong nghề nuôi yến, và tất cả mọi người thuộc các tầng lớp dù giàu hay nghèo, đều có thể sử dụng được những tổ yến có giá trị chất lượng cao nhất để nâng cao sức khỏe của bản thân và cho gia đình.

Mô Hình Nuôi Cá Trắm Cỏ Hiệu Quả

Điển hình như mô hình nuôi cá trắm cỏ của anh Trần Văn Nhân ở thôn Tây, xã Tịnh Sơn- huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Gia đình anh có 3 lồng nuôi cá, mỗi lồng có thể tích khoảng 7 – 8 m

Để tận dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương như diện tích mặt nước, vật liệu làm lồng bè, nguồn thức ăn xanh và kinh nghiệm nuôi các loại cá nước ngọt của bà con nông dân, qua đó giúp bà con phát huy các lợi thế vốn có góp phần cải thiện và nâng cao đời sống, tăng thu nhập của hộ gia đình, trạm Khuyến nông ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đã triển khai mô hình nuôi cá trắm cỏ thành công.

3 nước. Khi tham gia mô hình anh được hỗ trợ 100% về con giống, vật tư và 30% thức ăn, sau khi thu hoạch anh sẽ được hưởng 100% tiền bán cá. Đến nay, cá trắm cỏ trong lồng của anh đã đạt trọng lượng bình quân 1kg/con. Anh tin tưởng sau khi thu bán, gia đình sẽ có lãi cao và sang năm sẽ có thêm kinh nghiệm để nuôi tốt hơn.

Gia đình chị Phạm Thị Huế, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang – Hải Dương nuôi thâm canh cá trắm cỏ với 2 ao nuôi, trong đó 1 ao có diện tích 2 sào làm ao ương cá giống, ao to với diện tích 7,5 sào để nuôi thâm canh. Chị Huế lựa chọn công thức nuôi ghép 700 con cá trắm + 200 con cá chép + 300 con cá trôi trong mỗi đợt nuôi. Thức ăn cho các loại cá đều là cỏ non và thóc mầm. Do cá giống đã được ương nuôi với kích cỡ to hơn, nên khi đưa sang ao nuôi thương phẩm chỉ sau 6 tháng đã cho thu hoạch. Cá trắm cỏ đạt trọng lượng 3,5 kg/con. Tổng nguồn thu từ 2 ao nuôi, chị Huế thu được 140 triệu đồng, trừ chi phí còn cho thu lãi 80 triệu đồng/lứa. Như vậy, mỗi năm gia đình chị thu lãi trên 100 triệu đồng từ mô hình này.

Để áp dụng thành công mô hình này, các hộ nuôi thuỷ sản cần tuân thủ đúng quy trình xử lý môi trường ao nuôi. Trước hết, khâu tẩy dọn ao phải làm thật tốt. Chuẩn bị ao theo các bước:

Tẩy dọn ao:Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều. Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10 kg vôi bột cho 100 m2 đáy ao.

Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 – 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh). Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao. Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 – 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét. Cần phải lọc nước vào ao bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.

Thả cá giống: Có 2 thời kỳ thả cá giống :Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3;Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9. Cần thả cá giống lớn, khoẻ mạnh, không sây xát, không có bệnh. Mật độ thả từ 1 – 2 con cho 1 mét vuông. Cỡ cá thả 8-10cm

Thức ăn: Thức ăn xanh gồm các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn nên cho cá ăn đủ hàng ngày. Sau khi cá ăn cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được. Cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô… Cứ 100 con cho ăn từ 2 đến 3 kg thức ăn xanh, sau tăng dần theo sự lớn lên của cá bằng cách theo dõi hằng ngày.Muốn tăng trọng 1kg thịt cá trắm cỏ cần từ 30-40kg thức ăn xanh như: rong, cỏ, bèo…Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

Quản lý ao: Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào các buổi sáng.Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không. Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào chúng tôi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác cần hỏi cán bộ kỹ thuật hoặc khuyến ngư để biết cách xử lý.

Thu hoạch: Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá giống để tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá).

Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau). Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau

Mô Hình Kết Hợp Nuôi Ruồi Lính Đen Trong Nhà Yến

Thức ăn cho yến trong những ngày rét lạnh luôn là một bài toán khó cho các nhà đầu tư, đặc biệt những nhà yến từ các tỉnh Bắc Trung Bộ trở ra miền Bắc. Những năm gần đây do biến đổi khí hậu, mùa mưa thường kéo dài hơn và rét đậm, rét hại liên tục dẫn đến hiện tượng yến chết hàng loạt do lạnh và thiếu thức ăn. Với thời tiết mưa rét kéo dài như vậy thì thức ăn tại chỗ cho yến rất quan trọng, giúp yến có đủ thức ăn để chống chọi với thời tiết giá rét kéo dài.

Lâu nay mọi người vẫn thường sử dụng bột tạo côn trùng để làm thức ăn cho yến và phần nào cho thấy tác dụng, giúp yến chống chọi tốt hơn với mưa lạnh kéo dài. Nhưng một vấn đề lại xuất hiện đó là chi phí để mua bột tạo côn trùng không hề rẻ. Với thời tiết mưa rét thường kéo dài 3-4 tháng như vậy chi phí mua bột tạo côn trùng là rất lớn. Câu hỏi đặt ra cho những người làm kỹ thuật như chúng tôi “Có cách tạo thức ăn tại chỗ cho yến mà chi phí thấp không?” để giúp các chủ nhà yến hạn chế rủi ro, và cũng là bảo tồn số lượng đàn yến. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng thử nghiệm, đến nay chúng tôi có thể khẳng định mô hình nhà yến kết hợp nuôi ruồi lính đen là một mô hình chăn nuôi bền vững, tạo nguồn thức ăn hoàn toàn tự nhiên cho chim yến mà chi phí rất thấp. Mô hình kết hợp này đặc biệt rất hữu ích cho những nhà yến vùng lạnh, có mùa rét kéo dài.

Quy trình nhà nuôi yến kết hợp nuôi ruồi lính đen

Để nắm rõ hơn về quy trình, công thức kết hợp,.. vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí Công ty TNHH NHÀ YẾN TẦM CAO VIỆT Hotline: 0916 146 805 (Mr. Cường)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Yến Trong Nhà Theo Kỹ Thuật Tiên Tiến trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!