Đề Xuất 4/2023 # Hội Chào Mào Nghệ An Và Hà Tĩnh # Top 4 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 4/2023 # Hội Chào Mào Nghệ An Và Hà Tĩnh # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hội Chào Mào Nghệ An Và Hà Tĩnh mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hội Chào Mào Nghệ An và Hà Tĩnh

[10/02/19] Có e mũ dê hầu bò, ae ai kết ko😃

[01/07/15] cần bán e chào mào bổi già sơn tịnh quãng ngãi, dduocjw3 tháng lồng, tuongs tá đẹp, giọng to. ai thích liên hệ đến xem chim 0935298098

[01/03/15] can ban 2 em chim cheo lua luon long gia 2trieu500

[12/24/14] Những thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chào mào

Chào anh em

Để anh em mới có thể hiểu được các từ ngữ hay thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chào mào,giúp cho anh em mới bắt đầu chơi chim chào mào đọc các bài viết dễ hiểu hơn.Biết chim bổi là gì,chim má trắng,chim bạch tạng…Những thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chào mào :

_Chào mào má trắng ,chim chuyền: Là chào mào con mới ra tổ,đã đủ lông và cánh để tự bay đi kiếm ăn,chim này chưa ra tách ( má ) đỏ,chỉ có màu trắng.

_Chào mào má đỏ : Chào mào đã ra tách đỏ,từ này thì dùng chung nhiều,cứ con nào có tách đỏ thì gọi là má đỏ.

_Chào mào má lỡ : Đây là chào mào má trắng vừa mới lên tách đỏ,những con này còn non gần được một mùa ngoài thiên nhiên.Nên người ta thường nói cần bán chào mào má lỡ là như vậy đó.Để nói chú chim mới bẫy được đang trong giai đoạn từ má trắng ra má đỏ.

_Chào mào bổi,chào mào mộc : từ này dùng chung để nói chào mào đã ra đầy đủ lông,tách đỏ và sống ngoài thiên nhiên trên một mùa.Người ta thường dùng từ này để phân biệt với chào mào con,chào mào má trắng,chào mào má lở.

_Chào mào bổi già : dùng để chỉ những chú chào mào sống ngoài thiên nhiên từ 3 mùa trở lên.

_Chào mào bẫy đấu : Thường anh em vào vào các trang mua bán người ta hay nói,cần bán chào mào bẫy đấu,gốc…Là dùng để nói chú chim này được bẫy đấu bằng cách dùng chim mồi chứ không phải bẫy lưới,bẫy keo,bẫy điện.

_Chào mào thuần,chào mào thuộc : Để nói những chú chim bổi đã được con người thuần hóa.Gặp người ít bay nhảy hơn.

_Chào mào hót chuyện : Là chào mào hót giọng nhỏ trong miệng,cứ líu ríu không phát ra tiếng to,luyến láy trong cổ họng.Thường những chú chim con học được giong thường tập hót chuyện trước rồi mới hót thật sự.

_Chào mào căng lửa : Để nói đến chú chào mào đang trong thời kỳ sung mãn nhất,hót thường xuyên,gặp chim khác là hót đấu.

_Chào mào ché ,chét: Lúc chim sung mãn dẫn thường phát ra tiếng này để nạt nộ,thị uy những con khác.Đây không phải là hót.Ví dụ chim đang đấu,hót tự nhiên trong miệng phát ra âm ché…ché….ché…ché…Tùy con mà giọng ché dài hay ngắn.

_Chào mào mí đỏ ,mí lửa : chào mào phía trên mắt bình thường có màu đen,chào mào mí đỏ thì phía trên mắt có màu đỏ.Anh em nhìn tấm hình bên dưới sẽ thấy mí màu đỏ.

Chào mào bông Chào mào bông – Mí đỏ _Chào mào bông,chào mào mơ : Có nhiều loại,chim có lông trắng mọc khắp trên người,có con thì mọc trên đầu,có con mọc trên lưng,trên cổ,có con thì mọc khắp nơi trên cơ thể.Chào mào bông có loại mỏ hồng,chân hồng,mắt hồng.Cũng có con mỏ hồng,chân đen,mắt đen và ngược lại.Và đây là loại chim quý hiếm được anh em săn tìm rất nhiều có giá từ 5 triệu đến 200 triệu.Như ảnh phía trên là chào mào bông đầu, mí đỏ,mắt đen,chân đen,mỏ đen.

_Chào mào bạch tạng : Đây là loại chim đột biến gien,có lông trên người trắng hết,và thường có mỏ hồng,chân hồng,mắt hồng,mí lửa.Giá của em nó cũng khoảng 100 đến 300 triệu.

_Chào mào ngũ đoản,chào mào ngũ trường : chào mào ngũ đoản gồm có 5 đoạn ngắn : mào ngắn,mỏ ngắn,chân ngắn,mình ngắn,đuôi ngắn.Còn chào mào ngũ trường thì ngược lại là 5 đoạn đều dài.Đây cũng là loại chim hiếm trong tự nhiên.

_Chào mào An Lão, chào mào Sông Kôn,chào mào Cam Ly,chào mào A Lưới : Đây là thuật ngữ dùng để chỉ xuất xứ vùng miền của chú chim.Như chào mào An Lão thuộc huyện An Lão tỉnh Bình Định,hay chào mào A Lưới thuộc huyện A Lưới của Huế.

_Chào mào vảy cá : Dùng để chỉ những chú chào mào có lông mình giống như vảy của con cá.

_Chào mào cánh gián : hay còn gọi là chào mào cánh trắng.Đây là loại chào mào có 1,2 sợi lông cánh trắng hai bên cánh.

_Chào mào đi thi : người ta bán chim thường mô tả chú chim của mình chơi giàn,chơi cội 2 tiếng trở lên.Những từ này dùng để nói những chú chim mang đi chơi với các con khác ở cội chim,địa điểm dợt chim thường chơi từ 2h trở lên không nghỉ.

_Chào mào Ốc tiêu,quạt ba tiêu,chào mào hôi nách,chào mào babi lắc : Đây là những từ mà chủ nhân của chú chim đặt cho.Kiểu như chào mào hôi nách là nó chơi cứ giang cánh hoài không chịu khép lại ( gọi là hôi nách).

_Chào mào đuôi tôm,chào mào xòe cánh bướm : Có lẽ anh em cũng dễ hình dung ra,chào mào đuôi tôm tức là nó cụp lại giống như đuôi con tôm,chào mào xòe cánh bướm là lúc xòe cánh ra giống như con bướm.Chào mào chơi cánh,sàn đấu để nói chim chơi siêng dùng cánh và sàn cầu,chạy cầu.

_Chào mào xổ bọng,đổ bọng,sổ bọng : Để nói lúc chào mào hót ra giọng từ 4 – 7 âm như wiu wu wiu quýt wìu,hay là giọng khác,nói chung là xổ bọng.

_Chào mào lộn mèo,lộn cầu,ngoái,bu lông : Để nói các tật của chào mào,chào mào lộn mèo là chim nhảy từ cầu dưới lên chưa tới nóc lồng rồi lộn 1 vòng xuống cầu lại ( kiểu như chim sơn ca ),chim bu lồng,ngoái lộn có lẽ anh em đã biết chim chơi hay bu lồng,ngoái cổ.

Ngoài ra còn có chào mào múa,chào mào bơi để nói lúc chào mào múa cánh để gọi mái.Chào mào hót giọng người để chỉ những chú chim học theo tiếng huýt sáo của con người như huýt hù hiu…

Đó là thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chim chào mào,và cũng còn nhiều thuật ngữ khác do anh em đặt ra,hi vọng sẽ giúp anh em hiểu thêm chút ít.Thân chúc anh em sức khỏe.

Hội Thi Chim Chào Mào Lần Hai Tại Hà Nội

Bao năm nay vẫn đều đặn như vậy, cứ đến sáng chủ nhật hàng tuần là Đảo quán Hoàng Cầu lại trở thành nơi tụ hội của nhóm chơi chim chào mào thuộc Hội Sinh vật cảnh Hà Nội. Phần đông người vào quán đều xách theo một lồng chim có phủ vải điều để che nắng mưa cho những chú chim cưng của mình.

Anh Kiên (hiện đang công tác tại Báo Pháp luật Việt Nam), một hội viên đến quán cùng hai chú chim chào mào, cho biết: “Có nhiều hội chơi các loại chim cảnh ở Hà Nội nhưng chơi chim chào mào thì mới có vài năm nay”.

Hình ảnh tại Hội thi chim chào mào lần thứ nhất

Gọi cho mình một ly cà phê sáng, tôi cũng hòa mình vào sinh hoạt của các hội viên chơi chim chào mào. Những người có mặt trong quán đều không rời mắt khỏi các chú chim đang nhún nhảy trong những chiếc lồng treo dọc thành một hàng phía trên đầu. Các lồng chim cũng được treo xen giữa các dãy bàn để khách tiện nhìn và trao đổi. Những câu chuyện trong quán thật rôm rả và đều xoay quanh đề tài chim chào mào, chuyện lồng chim, bí quyết giữ lửa cho chim, chuyện cuộc thi chim lần thứ hai sắp diễn ra… Chốc chốc lại có một chú chào mào “nổ” một tràng lảnh lót khiến mọi người phải trầm trồ…

Anh Dũng, một người chơi chim chào mào và là khách thường xuyên của Đảo quán Hoàng Cầu vui vẻ nói: “Hiện hội viên của hội chơi chim chào mào có hơn 20 người, có ban cố vấn, ban cán sự hội để cùng nhau tạo nên một nơi sinh hoạt cho anh em mỗi khi rảnh rỗi”.

Được biết, nhóm chơi chim chào mào thuộc Hội Sinh vật cảnh Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức đi dã ngoại để bẫy những chú chim hay hoặc để mua những chiếc lồng đẹp. Hiện nay, có bốn dòng chim chào mào chính phân theo vùng ở miền Bắc, miền Nam, Huế và miền Trung.

Đa số các anh thường bẫy chim đã lớn ở nhiều nơi, sau đó về nuôi sẽ nhanh chóng đạt ý muốn hơn là nuôi chim từ lúc chúng còn non.

Bên cạnh những hoạt động đó, hàng năm Hội Sinh vật cảnh còn đứng ra tổ chức một cuộc thi chim chào mào. Năm ngoái, tại cuộc thi lần thứ nhất, ngôi vị quán quân thuộc về chú chim chào mào Yếm Lam. Đây là chú chào mào có bộ lông trước ngực mang màu sắc rất đặc biệt, giống như một dải yếm màu lam. Đặc biệt hơn, chú chim này còn sở hữu một giọng hót dài, khả năng đổi giọng cũng như giữ được lửa trong suốt cuộc thi. Hiện nay, Yếm Lam được chăm sóc bởi một nghệ nhân ở Hội An, tuy chất lửa đã không còn như trước nhưng vẫn được biết đến như là một chú chim chào mào quý hiếm trong giới sinh vật cảnh cả nước.

Sắp tới, ngày 22-8-2010, Hội thi Chim chào mào sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Khuôn viên sân sau của Khách sạn Tây Hồ. Dự tính của Ban tổ chức sẽ khống chế tối đa khoảng 150 lồng chim tham gia giải. Ban tổ chức đã phát đi thiếp mời tới các Hội sinh vật cảnh trong cả nước. Cuộc thi dành cho mọi đối tượng từ những người đã nghỉ hưu và những bạn học sinh đam mê nuôi chim chào mào.

Hàng Trăm Nghệ Nhân Chơi Chim 4 Tỉnh Về Dự Hội Ở Nghệ An

(Baonghean.vn) – Sáng 23/4, tại sân vận động khối 7, thị trấn Đô Lương, CLB chim chào mào Đô Lương đã tổ chức Hội thi tiếng hót chim chào lần 4 năm 2017.

Hàng trăm chú chim chào mào từ 4 tỉnh về tham dự hội thi. Ảnh: Huy Thư.

Tham gia Hội thi tiếng hót chim chào mào tại Đô Lương năm nay có hàng trăm nghệ nhân chơi chim, tuổi đời từ 13 đến hơn 70 tuổi, đến từ nhiều CLB chim cảnh của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Phòng.

Ngay từ sáng sớm, 284 lồng chim, tập hợp những giọng hót hay ở các tỉnh đã tập trung về sân vận động khối 7, treo thành 4 dãy ngay ngắn giữa sân, cùng nhau đua hót.

Tiêu chí của cuộc thi là chọn ra những con chào mào đẹp có giọng hót hay, khỏe để trao giải. Mỗi vòng thi sẽ loại dần những chú chào mào lộn vòng, tắm nắng, xỉa lông quá sâu. Những chú chào mào hót hay sẽ được được chọn dần vào các tốp 40, 30, 20, 10…

Niềm vui thắng cuộc của chủ nhân những “giọng hót vàng”. Ảnh: Huy Thư

Sau 14 vòng thi, Ban tổ chức đã chọn được những chú chim xuất sắc để trao giải. Giải Nhất thuộc về ông Trần Hữu Lợi (Đô Lương) phần thưởng là cup và 1 chiếc tivi 52 inch. Giải Nhì được trao cho anh Nguyễn Quang ở phường Vinh Tân (TP Vinh), phần thưởng là 1 chiếc tivi 32 inch. Giải Ba thuộc về anh Phương Anh (Đô Lương) phần thưởng là 1 tủ lạnh 120 lít. Ngoài ra còn có các giải cho tốp 10, 20, 30, 40, giải khuyến khích… cùng nhiều phần quà có giá trị khác.

Huy Thư

Chào Mào Hội Tụ Quy Nhơn

Để đảm bảo tính khách quan, chính xác, Ban tổ chức Hội thi chim chào mào TP Quy Nhơn mở rộng lần thứ II đã mời 20 nghệ nhân chơi chim chào mào giàu kinh nghiệm, có uy tín ở nhiều tỉnh, thành cùng tham gia vào ban giám khảo.

1.

Chim chào mào dự thi được chia thành nhiều bảng, thi đấu cùng lúc tại Trung tâm Hội chợ-Triển lãm tỉnh, mỗi bảng có các giám khảo được phân công theo dõi riêng. Ông Hà Tấn Khanh, hội viên CLB chào mào TP Quảng Ngãi, một giám khảo Hội thi, cho biết: “Chấm điểm chim dựa trên ba tiêu chí. Thứ nhất, chim thi đấu phải có thái độ linh hoạt, nhảy cầu, chuyền cầu, dáng đứng vươn mình, ra đuôi, ra cánh dọa đối thủ. Thứ hai, chim ra giọng đều đặn bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu, chim hót đổ nhiều giọng, đảo giọng, luyến láy âm tiết rõ ràng, chim ra giọng quát hoặc giọng chét thị uy dọa nạt đối thủ. Thứ ba, chim dự thi có hình dáng đẹp, bóng bộ, cân đối, rắn chắc, nhanh nhẹn. Hội thi có số lượng chim rất nhiều nên mỗi giám khảo phải hết sức tập trung, có khả năng quan sát nhanh để chọn đúng chim vào vòng trong, loại ra những chim mất hình bỏ nước chơi”.

Sau 8 vòng thi đấu theo hình thức loại dần (mỗi vòng 10 phút), chỉ còn lại 20 chim chào mào lọt vào danh sách “Top 20” được nhận giải thưởng của Ban tổ chức Hội thi. Vòng thi thứ 12 diễn ra đã 12 giờ 30, nhưng rất đông người vẫn ở lại say mê theo dõi 3 chim chào mào tranh giải cao nhất. Nhiều người chơi chim ở Quy Nhơn đã hồi hộp mong cho “chim nhà” mang số báo danh 299 đoạt giải cao. Thật tiếc, do mắc lỗi “quay lưng” đến hai lần khi thi đấu với các chim khác trong vòng chung kết, chào mào 299 chỉ đoạt được giải Nhì. Chim chào mào mang số báo danh 235 của anh Trương Thanh Vũ (CLB Chim cảnh Việt Cường, TP Nha Trang) đã đoạt giải Nhất.

“Sự đón tiếp nồng nhiệt, tổ chức thi đấu bài bản, chấm điểm công bằng đã tạo điều kiện cho chim chào mào của tôi có nguồn gốc từ vùng Đồng Bò ở TP Nha Trang chiến thắng trước nhiều đối thủ cũng rất hay”, anh Trương Thanh Vũ vui vẻ cho biết.

2.

Hội thi đã đánh dấu sự phát triển vững mạnh của phong trào sinh vật cảnh TP Quy Nhơn nói chung và bộ môn chào mào nói riêng. Người chơi chim ở nhiều tỉnh, thành đã tuyển chọn những chú chim hay nhất về tham dự, tạo nên chất lượng cao cho Hội thi.

Ông VÕ VĂN NGỌC, Phó Trưởng ban tổ chức Hội thi chim chào mào TP Quy Nhơn mở rộng lần thứ II.

Hội thi chim chào mào hót Quy Nhơn năm 2013

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hội Chào Mào Nghệ An Và Hà Tĩnh trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!