Đề Xuất 3/2023 # Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào Tại Lục Ngạn # Top 6 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào Tại Lục Ngạn # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào Tại Lục Ngạn mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hoà trong các hoạt động văn hoá – thể thao chào đón ngày bầu cử Quốc Hội và HĐND các cấp; ngày 03/4/2016, tại sân khuôn viên huyện Lục Ngạn, Hội Sinh vật cảnh (SVC) thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thi tiếng hót chim chào mào lần thứ nhất (mở rộng). Dự và cổ vũ Hội thi có các đại biểu: Ông Trương Văn Năm, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn; Hội SVC huyện Lục Ngạn; Trung tâm Văn hoá – Thể thao; một số ban ngành của huyện; Đảng uỷ, UBND, các ban ngành của thị trấn Chũ; các CLB chim cảnh của 4 huyện bạn trong tỉnh: Lục Nam, Yên Dũng, Việt Yên, thành phố Bắc Giang và tỉnh bạn Thái Nguyên. Với tổng số 106 lồng chim chào mào của các nghệ nhân tham dự Hội thi cùng đông đảo nhân dân.

Tiêu chí để Ban giám khảo chấm điểm gồm: dáng đấu (dáng bộ, tư thế thi đấu), giọng đấu (giọng hót, âm độ tiếng hót), thái độ (hình dạng, thần thái khi thi đấu).Sau 12 vòng loại, ban giám khảo chọn tốp 10 chim vào vòng chung khảo. Kết quả: Ban tổ chức tặng phẩm cho các nghệ nhân có chim tham gia Hội thi; tặng phẩm cho tốp 20; giải thưởng lần lượt: Nhất, Nhì, Ba, Tư và 10 giải khuyến khích cho các nghệ nhân có chim vào chung kết. Giải Nhất thuộc về chú chim chào mào của nghệ nhân Nguyễn Thành Phong, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn; Giải Nhì thuộc về nghệ nhân Đỗ Tuấn Anh, huyện Lục Nam; Giải Ba thuộc về Phạm Ngọc Sơn, thành phố Bắc Giang.Với tài năng huấn luyện, niềm đam mê và sự chuẩn bị kỹ càng, các nghệ nhân đã đem đến hội thi những chú chim Chào Mào đẹp nhất, có giọng hót hay nhất và thần thái thi đấu dẻo dai nhất. Hội thi nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo điều kiện cho những người yêu thích chim Chào Mào được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Và điều đáng ghi nhận của cuộc thi là sự nỗ lực của Hội SVC thị trấn Chũ trong tổ chức Hội thi mà công tác xã hội hoá là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công này.

Quang cảnh Hội thi.

Bà Bùi Thi Tuyên, chủ tịch Hội SVC thị trấn Chũ, khai mạc Hội thi.

Ông Nguyễn Công Đồn, Phó chủ tịch Hội SVC tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Hội SVC huyện Lục Ngạn phát biểu và tặng hoa chúc mừng.

Ông Bạch Quang Hào, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Chũ, tặng giải thưởng cho nghệ nhân Đỗ Tuấn Anh.

Ông Trần Văn Hải, Phó chủ tịch Hội SVC huyện Lục Ngạn trao giải Nhất cho nghệ nhân Nguyễn Thành Phong.

Đại diện BTC chụp ảnh lưu niệm với các nghệ nhân có chim chào mào đoạt giải.

Bá Đạt- 169 Minh Khai, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, BG

Độc Đáo Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào

(Baonghean.vn) – Lễ hội đền Cờn hàng năm, ngoài những hoạt động mang ý nghĩa tâm linh như lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ cầu ngư thì hội thi Tiếng hót chim chào mào cũng là hoạt động thu hút đông đảo người chơi và khách tham quan. Đây cũng là nét độc đáo riêng chỉ có ở lễ hội đền Cờn (Thị xã Hoàng Mai)…

Ngày khai hội lễ hội đền Cờn năm nay trùng với đợt gió mùa về nên nếu xét về “thiên thời” quả là không thuận lợi cho những người chơi chim cảnh. Nhưng mặc cho những cơn gió buốt từ biển thổi vào, mặc cho cái lạnh tê tái làm cho cóng da cóng thịt, gần 250 lồng chim của người chơi ở thị xã Hoàng Mai, Thành phố Vinh, Tân Kỳ, Diễn Châu và một số tỉnh bạn như Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội vẫn tập trung đông đủ trước sân đền.

Hàng trăm con chim cùng tụ hội cũng khiến cho khoảng sân rộng bỗng chốc trở thành một bức tranh sinh động bởi chú “thí sinh” nào cũng được chủ ủ ấm và trang trí bằng những chiếc khăn rực rỡ sắc màu. Nhìn vào đó, cũng đã thấy được người chơi rất trân trọng cuộc thi, xem đây là một giải đấu thực sự dẫu nhân vật thi thố chính chỉ là… những chú chim.

Các “thí sinh” tham gia hội thi

Là một người chơi có thâm niên khá lâu năm, anh Nguyễn Vinh Quang đến từ phường Vinh Tân, Thành phố Vinh được xem là người chơi “mát tay” nhất trong số những người tham dự. Bởi chỉ riêng con chim chào mào có tên gọi dí dỏm là Toshiba của anh đã 7 lần đăng quang ngôi vô địch ở các giải đấu trong và ngoài tỉnh. Trong đó giải đấu lớn nhất là cuộc thi tổ chức ở Đông Anh, với hơn 500 lồng và có sự tham gia của nhiều tay chơi lão làng của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy đã được trang bị khá toàn diện nhưng đến với hội thi năm nay, anh Quang vẫn không khỏi lo lắng bởi số lượng người tham gia khá đông, có nhiều chú chim rất có tiềm năng. Anh Quang nói rằng: Chơi chim lắm công phu, từ cách làm thức ăn cho chim đến cách chăm sóc, tắm rửa. Mỗi người cũng có những sở thích khác nhau, người thích chào mào, người thích vành khuyên, người lại thích sáo. Ngoài ra cũng như nghe ca sỹ hát, người thích giọng trầm, người thích giọng cao, người lại thích nghe hát chúng tôi cũng có con hót cao, con hót giọng thấp. Chú nào hót bền bỉ, dẻo dai và có giọng trong vút thường là dành được ưu thế.

Để chọn được một con chim chào mào trao giải, các “thí sinh” phải trải qua 10 phần thi, trong đó tối thiểu phải là những chú chú chim không quá nhát, chao chim chưa đứng lồng, chim thiếu quá nhiều lông hoặc chim có tật. Phần thi vòng 1 kéo dài nhất, chừng 20 phút, gọi là vòng loại không hạn chế. Sau vòng này, những con nào đứng yên, xù lông, không thích ứng được với thời tiết sẽ bị loại. Tương tự các vòng sau, mỗi vòng chừng 10 phút sẽ loại dần những con tương ứng để cuối cùng chọn ra 5 con tham gia vòng thi cuối cùng.

Con nào đạt các tiêu chí về giọng và đấu giọng ( ra giọng đều đặn, tối thiểu giọng phải đủ 3 âm tiết trở lên), thái độ thi đấu (linh hoạt, biết nhảy cầu, chuyển cầu, rung cánh), độ bền thi đấu (chim biết hót nhiều giọng), dáng bộ (chim thon gọn, rắn chắc, nhanh…) sẽ là chú chim dành chiến thắng. Đưa đến một đội quân khá hùng hậu, trong đó có “đương kim vô địch” trong cuộc thi Tiếng hót Chim chào mào huyện Tân Kỳ, anh Hoàng Thanh Nam – Hội trưởng Câu lạc Bộ chim cảnh Tân Kỳ cho biết: Vài năm trở lại đây, phong trào chơi chim cảnh ở Tân Kỳ khá phát triển. Đây là thú chơi lành mạnh, ngoài giải trí còn giúp cho người chơi quên đi những tệ nạn, tránh xa các thói hư tật xấu và tạo cơ hội để những người chơi giữa các vùng miền giao lưu học hỏi với nhau.

Điểm qua những chú chim dự thi cũng cho thấy, ngoài những thí sinh đã có thành tích nhất định và có nhiều kinh nghiệm thi đấu cũng đã xuất hiện nhiều thí sinh tiềm năng, có những con chim có giá thị trường đến vài chục triệu đồng. Đây cũng là cơ hội để người chơi giới thiệu đến hội thi những chiếc lồng tinh xảo, có cái được làm bằng gỗ sưa, do nghệ nhân có tay nghề cao thể hiện có giá trên dưới 100 triệu đồng/chiếc.

Trao giải cho các chủ nhân thắng cuộc

Tính đến thời điểm này, cũng đã gần 5 năm, hội thi tiếng hót chim chào mào được tổ chức trong khuôn khổ của Lễ hội đền Cờn. Tuy vậy, những cuộc thi trước đây phần lớn được tổ chức tự phát, do các câu lạc bộ đứng ra vận động. Riêng năm 2014, thị đoàn thị xã Hoàng Mai là đơn vị chủ trì và kêu gọi các câu lạc bộ, các hội quán cùng tham gia. Cũng chính nhờ đó nên quy mô hội thi, công tác tổ chức và các thành viên tham dự đông đủ hơn – anh Lê Văn Lương, Bí thư đoàn thị xã Hoàng Mai cho biết. Thành công của hội thi năm nay cũng là cơ sở để thị xã Hoàng Mai đưa cuộc thi Tiếng hót chim chào mào là cuộc thi thường niên trong lễ hội đền Cờn. Đây cũng là một nét văn hóa, vừa là trò chơi dân gian những cũng là một trào lưu được nhiều người chơi, nhiều thế hệ ưa thích…

Hội Thi Chim Chào Mào Hót Đấu

Sáng ngày 9/6/2019 tại Quảng trường thị xã Từ Sơn Bắc Ninh, Hiệp Hội Chim Chào mào miền Bắc và Hiệp Hội Chim Chào mào miền Nam tổ chức “Hội thi chim Chào Mào hót đấu – Siêu cúp Việt Nam năm 2019”

124 chú chim Chào mào xuất sắc của ba miền Bắc, Trung, Nam lọt vào cuộc thi chung kết Siêu cúp Việt Nam 2019 chuẩn bị bước vào vòng thi đấu

Đến dự có Ông Phạm Ngọc Tạo – UV Ban thường vụ, Chánh VP Hội SVC Hội SVC Việt Nam, Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Ông Nguyễn Ngọc Nguyên – Phó văn phòng Hội SVC Việt Nam, Ông Trần Việt Dũng UV BCH Hội SVC Việt Nam, Ông Phong Nguyễn bảo trợ Hội thi, Ông Trần Hữu Thuận – chủ tịch Hiệp Hội Chào mào miền Bắc, CLB Osaka Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Quán SVC Hà Nội, phóng viên Tạp chí Việt Nam Hương sắc cùng chủ nhân của 124 Lồng chim Chào Mào đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam đã đạt giải và lọt vào vòng chung kết Siêu cúp Việt Nam 2019, trong đó có 4 chú chim đạt giải cao nhất tại cuộc thi Chim Chào Mào hót đấu “Chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Hội SVC Việt Nam” tổ chức tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam – Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Các đại biểu và đại diện của các chủ lồng hồi hộp theo dõi cuộc thi qua các vòng đấu

Những chiếc cúp danh giá được Ban tổ chức chuẩn bị trao cho chủ nhân của chú chim xuất sắc nhất của Siêu cúp 2019. Chiếc cúp mang biểu tượng ba bàn tay phía dưới (thể hiện cho ba miền của Việt Nam) đang đỡ chú chim Chào Mào đang tung cánh phía trên.

Cuối cùng Ban tổ chức đã tìm ra chú chim đạt giải Vàng của cuộc thi mang mã số 032 chủ sở hữu là Ông Đỗ Mạnh Ngọc – CLB Chào mào Đoàn Kết – huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội. Giải thưởng là chiếc cúp, giấy chứng nhận của BTC và chiếc xe máy nhãn hiệu Honda

Chú chim đạt giải Bạc mang mã số 086 chủ sở hữu là Ông Nguyễn Văn Thắng – CLB Chào Mào Đô Lương – tỉnh Nghệ An. Giải thưởng là chiếc cúp, giấy chứng nhận của BTC và chiếc xe máy nhãn hiệu Honda

2 chú chim cùng đạt giải Đồng mang mã số 035 chủ sở hữu là Ông Nguyễn Thế Cường – CLB Chào Mào Anh – Em, Tp Hà Nội, và 105 chủ sở hữu Phan Tuấn Hùng – Hội quán SVC Hà Nội, Tp Hà Nội. Giải thưởng là chiếc cúp, giấy chứng nhận của BTC và chiếc xe máy nhãn hiệu Honda.

Kết thúc cuộc thi theo đánh giá chung của BTC, cuộc thi đã diễn ra sôi nổi, hồi hộp, tạo được sự đoàn kết giữa những người chơi chim trên cả nước, các chú chim được lựa chọn thực sự xứng đáng với danh hiệu. Đặc biệt cuộc thi đã thu hút rất đông người dân từ nhiều tỉnh thành về theo dõi và khích lệ được phong trào chơi chim trên các vùng miền của cả nước.

Bài và ảnh: Mạnh Tuấn – Khanh Nguyễn

Hội Thi Đấu Hót Chim Chào Mào

Hội thi đấu hót chim chào mào “Vòng tay nhân ái”

Ngày 5-7, Câu lạc bộ Chào mào Đạt Lý (TP. Buôn Ma Thuột) đã tổ chức Hội thi đấu hót chim chào mào “Vòng tay nhân ái” năm 2020.

Tham dự có 79 lồng chim của các nghệ nhân nổi tiếng đến từ các tỉnh: Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum, Bình Dương, Bình Thuận, Thừa Thiên – Huế, TP. Hồ Chí Minh và Đắk Lắk.

Các chú chim chào mào phải trải qua hơn 20 vòng thi đấu, với những tiêu chí khắt khe, như: tư thế thi đấu, giọng hót, âm độ tiếng hót, thần thái khi thi đấu. Sau mỗi vòng thi sẽ loại dần những chú chim yếu, bỏ đấu để chọn ra những chú chim có hình thể đẹp, giọng hót khỏe, hay, sức bền bỉ, dẻo dai vào vòng chung kết.

Các chú chim chào mào được đưa đến tham gia đấu trường.

Hội thi được tổ chức dưới hình thức xã hội hóa nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các nghệ nhân yêu thích, đam mê chim chào mào trong cả nước giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nuôi, chăm sóc loài chim này. Đây cũng là dịp để những nghệ nhân cùng chung tay góp sức tổ chức các chương trình, hoạt động từ thiện, tặng quà cho người gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Ban tổ chức trao giải cho các nghệ nhân có chim chào mào đoạt giải Nhất, Nhì, Ba.

Kết thúc hội thi, giải Nhất đã thuộc về chủ chim chào mào Lê Dũng (Đắk Lắk); giải Nhì: Mai Thành Đạt (Gia Lai); đồng giải Ba: Nguyễn Ánh (Gia Lai) và Trương Phạm Minh Đại (Đắk Lắk). Ngoài ra Ban tổ chức còn trao 6 giải khuyến khích. Tổng cơ cấu các giải thưởng của hội thi lên đến 230 triệu đồng.

Nhân dịp này, Ban tổ chức đã quyên góp trao 10 suất quà (mỗi suất 1 triệu đồng) tặng các em học sinh vượt khó học chăm của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào Tại Lục Ngạn trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!