Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Luyện Họa Mi Chiến Chọi Hay mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chim họa mi vừa hót hay lại biết đá. Tuy nhiên bạn nên luyện để chim có thể đá hay, trăm trận trăm thắng.Một vài kinh nghiệm luyện chim họa mi chọi có thể giúp bạn huấn luyện họa mi đá hay.
Tiêu chuẩn chọn một con chim đá, thường phải xét qua những phần sau đây :
– Phần đầu : Đầu chim đá trước hết phải to, nhưng to chưa phải là tốt, vì có thứ “to đầu mà dại” (!), phải chọn con đầu xà (đầu rắn), loại đầu hơi bằng, gần ngang với chiều của mỏ chim. Chim có loại đầu này vừa lanh lẹ, vừa lì lợm, tránh đòn hay mà trả đòn cũng lẹ.
– Phần mắt : Mắt phải tinh anh, ngời sáng. Chim mắt méo mau sung hơn chim mắt tròn.
– Phần mỏ : Mỏ dài vừa phải, chót mỏ hơi khum như mỏ sẻ. Mỏ này mổ đau, cắn mạnh.
– Phần chân : Chân chim đá phải to, khỏe, không thương tật, bàn chân lớn, ngón và móng toàn vẹn. Móng không cần dài, nếu dài phải cắt bớt.
– Phần thân mình : Lớn con, dài đòn, lườn không vạy, tướng oai phong.
– Phần đuôi : Lông đuôi đầy đủ, dài và dày, tạo thế đứng vững cho chim khi đá, và khi bay lên đáp xuống lách lái được dễ dàng.
– Phần lông : Mỏng lông, chim đủ lửa sung sức.
Đó là cách chọn ngoại hình của con chim đá. Ngoại hình mà vừa ý ta mới chọn đến tài nghệ của chim. Chim đá cũng như gà đá, mỗi con có những thế đá khác nhau. Có con đá độc hiểm, nhưng cũng có con lớn đòn mà địch thủ không đau. Có con ra đòn nhanh, có con lại rề rà chậm chạp. Có con lì đòn dù thương tật nhiều cũng lăn xả vào đá tiếp, nhưng có con lại nhát đòn chưa đá đã muốn thua…
Người nuôi chim đá tất nhiên phải có cặp mắt tinh đời, phải vận dụng kinh nghiệm chuyên môn của mình để chọn lựa ra những con chim hay, và loại bỏ những con chim dở. Việc này, mình phải tự khắt khe với chính mình. Vì nếu chọn lựa không kỹ ta sẽ bị hao công tốn của do nuôi phải những con chim dở.
Con chim đá khi đấu đá nhờ cậy nhiều nhất ở bộ chân và phần đầu. Chân khóa, mỏ mổ… Tuy nhiên những bộ phận khác tuy là phụ nhưng cũng phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mới tạo nên những thế đá hữu hiệu được. Chính vì vậy, việc chọn lựa phải kỹ lưỡng, tính toán chi li từng chút một.
Hoạ Mi là một loài chim hót hay nhưng cũng rất hiếu chiến để nuôi làm chim chọi
Thế đá của chim thường có những kiểu cách sau đây :
– Lấy móng, lấy gối địch thủ, bằng cách khóa chặt chân địc thủ bằng đôi chân rắn chắc như thép của mình, rồi dùng mỏ mổ lia lịa lên những chỗ nhược như đầu gối, ngón chân… Chim nào mà bị tấn công nhừ tử như thế này thì chỉ có nước què, làm sao tiếp tục đấu đá được !
– Khóa cổ, bóp đầu địch thủ, bàn chân khia khóa chân, khiến địch thủ như bị trói rọ không sao cựa quậy chống đỡ nổi. Đấu đá mà tài tình như vậy thì phần thắng chắc sẽ ngã về con chim khôn.
– Có con kết hợp nhiều thế trong một lúc hoặc buông thế này bắt thế kia, làm cho đối thủ múa may không kịp…
Khi đã lựa được cho mình những con có vóc dáng mạnh khỏe, có thế đá tuyệt hay thì chủ nuôi chỉ còn việc nuôi dưỡng chim, chăm sóc chim chu đáo để chim mập mạnh, sung sức (đủ lửa), và tập dượt chim đúng phương pháp để chim đủ lực mà ra đấu với chim người. Thức ăn của chim đá : Chim đá do phải tập dượt nhiều lại cần phải tẩm bổ cho khỏe mạnh thêm nên người nuôi phải cho chim hưởng một chế độ ăn uống tốt.
Tùy theo giống chim mà thức ăn được pha chế riêng. Nhưng dù sao thì khẩu phần của chim đá cũng bổ dưỡng hơn khẩu phần của chim hót. Tùy theo kinh nghiệm và ý thích (!) của mỗi người mà công thức pha chế thức ăn có khác nhau, gần như không ai giống ai, và cũng ít ai chịu nhận người khác hơn mình !
Chăm sóc chim đá : Chăm sóc chim đá cũng như các chăm sóc chim hót, có khác chăng là cần mẫn và kỹ hơn một chút.
Trước hết là cho ăn uống no đủ, tắm táp đúng định kỳ, sau đó vệ sinh lồng, cùng những dụng cụ trong lồng như bố lồng, cóng thức ăn, cóng nước uống…
Tập dượt : Nuôi chim đá phải chú trọng đến phần tập dượt cho chim càng chu đáo càng tốt. Chim chỉ nuôi tại nhà (trừ trường hợp nhà có nuôi chim nhiều) không sao tiến bộ về mặt hót và đá được. Hằng ngày, hoặc vài ba ngày, quá lắm là một tuần một lần, ta phải đem chim đến những tụ điểm đấu chim, hoặc đến các câu lạc bộ nuôi chim để chúng có dịp nghe, thấy và học hỏi tài nghệ của các chim lạ. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi lần đi dượt về như vậy, chim sẽ sung hơn, hót nhiều giọng lạ hơn, và hay hót hơn trước. Việc mang chim đi tập dượt tất nhiên là tốn nhiều thì giờ, và cũng lắm phiền phức, nhưng nếu ta tự hỏi mình nuôi chim với mục đích gì, sẽ thấy thì giờ bị mất đi và công lao phải bỏ ra cũng chẳng thấm vào đâu !
– Dượt chim : Dượt chim là mang chim đến các tụ điểm chơi chim của một số đông nghệ nhân tụ họp, treo chim mình gần với nhiều chim lạ để chúng học hỏi những điều hay lạ của đồng loại chung quanh mà tạo “vốn liếng” riêng cho mình. Với chim hót thì nhờ vào sự tập dượt đó mà về hót hay hơn, luyến láy nhiều giọng hơn. Với chim đá thì nhờ sống cận kề với chim lạ nên hăng hái hơn, sung độ hơn.
Nuôi chim đá ngày nào cũng cho chim đi tập dượt như vậy mới tốt.
– Xổ chim: Xổ chim là cho chim đấu đá thực sự với chim lạ, mỗi tuần một lần để cho chim quen dần với trận mạc, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong việc đấu đá, do học hỏi những thế đá hóc hiểm lạ lẫm của các chim lạ. Tuần này cáp với chim này, thì tuần sau nên cáp với chim khác. Có điều là thời gian xổ chim nên thu ngắn lại so với thời gian thi đấu thực sự tại trường thi. Làm như vậy là để dưỡng sức cho chim, đồng thời tránh cho chim bị thương tích trầm trọng, hư con chim uổng phí.
Việc xổ chim thường xuyên cũng có điều lợi là nhờ vào đó mà ta biết rõ được tài năng con chim mình hay dở ra sau để lo liệu bổ khuyết… Trong việc tranh tài cao thấp, không gì tốt hơn là “biết mình biết người”… Phía người mình đã mù tịt, mà phía mình thực sự ra sao cũng chưa nắm vững thì còn mong cầm chắc cái thắng nỗi gì ?
Trước một tuần thi đấu thực sự, ta không nên tắm chim, và cũng không nên xổ chim. Chim đá nên nhốt trong loại lồng tổng lực (loại lồng thật lớn) để chim tự bay nhảy. Chim Họa Mi đá muốn ngừng hót thì nên thường xuyên phủ áo lồng, nhất là trước ngày thi đá chừng mươi ngày. Chim nuôi đá mà siêng hót thì kém sung.
Tóm lại, nuôi chim đá công phu hơn nuôi chim hót. Sự thắng bại của chim năm phần là do ở người nuôi, vì vậy nếu không đam mê, không chịu khó thì sự thất bại của chim cũng chính là sự thất bại của chính người nuôi.
Cách Chọn Chim Họa Mi Chọi Chiến
Thứ Bảy – 03/10/2015
Chim họa mi vừa hót hay lại biết đá. Tuy nhiên bạn nên luyện để chim có thể đá hay, trăm trận trăm thắng.Một vài kinh nghiệm luyện chim họa mi chọi có thể giúp bạn huấn luyện họa mi đá hay.
Thông thường các bạn bắt chim họa mi mộc nên lựa chọn:
– Đầu: Đầu táo , rộng tảng, trán rộng, cút đầu dài tròn, lông đầu mỏng (nếu là chim già thì hoa đầu sẫm sắc nét, bản lông cứng to) – Cổ: Cổ to – Họa mắt: chọn loại họa chỉ, sắc nét đóng vào mí mắt trên và cong xuôi theo cổ đầu ( phía đuôi họa mở theo gáy) – Mắt: Chim họa mi mộc khi chưa chọi thông thường lam mắt không rộng ( thường chỉ chim non mới có lam mắt rộng ) nên chọn chim có mắt bé, chặt mắt, mắt đặc, điểm đóng mắt cao, mí mắt sun dày. -Thông thường khi nhìn mắt chim đã có linh cảm là con chim dữ. – Thân người: dài bắp chuối ức nở rộng, hạn chế bắt chim mình củ đậu. – Đuôi: Bản lông đuôi dày, khấu đuôi to, lông phao hậu dầy không cần thiết đuôi dài. – Chân: Da chân chim mỏng, đanh, ngón chân to dầy, móng dầy, Móng hậu cong chắc. Con chim chọi bền là con chim có đôi chân to khỏe, thế đứng vững ( không nên chọn chân cao quá), Lông đầu gối phủ kín. – Nhìn tổng thể con chim họa mi khi đứng vươn lên có những đường cong mềm (đầu có độ gồ: con chim căng; người bắp chuối lưng quy: con chim có lực bền; đuôi dập mềm xếp quân bài: con chim có lối đánh hay).
Mắt chim Họa mi: Trong bảng mắt chim Họa mi trên thì ô số 2 trong 15 ô nói trên chính là màu mắt Thiên Lam thanh ( mắt thiên thanh ) Thông thường màu mắt phổ thông của chim chọi tại VN là màu của ô số 1 ( Lục đầu thanh) và mắt kim sa. Trong bảng màu mắt trên là mắt của chim Họa mi đã nuôi được rất căng (mắt đã chuyển màu đến đỉnh cao )
Về cát mắt chim thì không phải trong mắt chim có những hạt nhỏ li ti, trong trường hợp ô số 10 là trường hợp đặc biệt nhưng rất hiếm dố là mắt Đạm lục sa ( nhìn mắt chim như miếng thủy tinh rạn vỡ nhỏ li ti)
Về màu mắt cũng không có loại Huy sa nhãn mà chỉ có Khôi nhãn ( mắt màu tro -số 13) Thông thường màu mắt thiên thanh rất hiếm, tôi đã từng được nhìn một con chim có màu mắt thiên thanh có thể tả cho các bạn như sau: khi chưa căng màu này xanh rất thẫm ( màu xanh dương ) chỉ khi con chim thật căng mắt lại xanh nhạt đi một chút và có độ hơi đục ( màu xanh như mầu da trời mùa thu không có mây).
Về chọn chim thì cũng lưu ý khi chọn con chim mộc và con chim đã căng rồi. Đối với con chim đã căng rồi thì tương đối dễ nhìn vì vẻ đẹp của nó đã lộ ra hết. Nói chung đối với cả chim thuộc và chim mộc sau khi đã từng nuôi chim một thời gian sẽ có kinh nghiệm nhất định thì sẽ so sánh được các loại màu mắt, bộ chim, lông chim dễ chơi, dễ chọi.
Lông chim họa mi: Thông thường người chơi thường chọn lông mềm, tơi, mỏng lông để được con chim dễ chọi. Các bạn cũng nên lưu ý: đối với chim họa mi non, bánh tẻ ( tuổi rừng thấp) thường có bộ lông trên. Có những con chim tuy là chim bánh tẻ rất hay tuy nhiên đa phần là chơi không được bền , độ dữ của con chim giảm dần và rất nhanh khôn ( thường là sau một vài trận lối đánh sẽ chuyển không quyết liệt nữa và chỉ đứng ngoài cắn móng chân, trông rất khó chịu. Nếu bị một con chim rất dữ, già rừng có thể lực tốt trong lúc chọi liên tục đè sấn vào cửa công thì những con nói trên sẽ bỏ đánh chỉ đứng ngoài hót).
Về mắt chim bảnh tẻ thông thường có lam mắt rất rộng, mí mắt mhỏng và thường là méo hạt chanh, Thông thường chi chưa đổi mắt có hai màu: vảng ánh đỏ ( màu nước mắm) và Lục nhạt (xanh nhạt). Chỉ sau một thời gian ngắn đã chuyển mắt ra màu ghi xám ( đây là lúc con chim đã rất ổn định). Đối với chim Họa mi khi mắt con chim bạn nhìn đã thấy tận đáy mắt không còn độ đặc và đồng nhất một màu thì gần như không sử dụng được nữa ( đây là hiện tượng con chim đã bị lũa , mắt gọi là hiện tượng Mắt đáy giếng) khi cho chọi thì chỉ đánh một lúc là bỏ đòn và đứng hót.
Đối với những người chơi lâu và có kỹ thuật nuôi tốt thường chọn lông cứng, bản to, lông bụng mỏng mềm, hoa văn sẫm, bó chặt theo cơ thể. ( thường là những chú chim họa mi già rừng mới có được), thông thường loại này rất chậm chơi nhưng khi chơi được thì chơi rất hay và bền (Những con chim nổi tiếng trong thời gian gần đây thường có có chất lông này).
Post by: Minh Tuệ – Nguồn: ST
Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Họa Mi
Người đời xem loài Hổ , Sư tử là chúa sơn lâm , xem chim Phượng Hoàng là vua của loài chim , và đánh giá tiếng hót của chim Họa Mi xứng đáng là giọng hót bậc thầy của các loài chim rừng.
Người Trung Quốc, cũng như các nước khác trên thế giới trong đó có người Việt Nam ta, ai cũng thích chim Họa Mi hót . Ca sĩ nào có giọng hát hay cũng được khen là “Con Họa Mi ” của ban nhạc…
Tiếng hót của chim Họa Mi đã đem lại cho người nghe một sự thích thú, ngay người khó tính cũng không thể chê vào đâu được.
Xuất Xứ : chim Họa Mi là loại chim rừng , sống rất nhiều ở TQ . Ở việt nam mình, chim nầy sống nhiều nhất ở Sơn La , Lai Châu, Lạng Sơn , Móng Cái … Chim thích sống ở các nới rừng rậm núi cao , có khí hậu mát lạnh.
Hình Dáng : chim Họa Mi lớn gần bằng con chim Cu ngói, mang trên mình bộ lông màu nân sẫm , lông ngực và bụng màu vàng hung , mắt có viền trắng bao quanh , và viền kéo dài ra phía sau thành một vệt dài độ phân rưỡi. Bề dài thân chim tử mỏ đến chót đuôi độ 20 cm . Mỏ và chân có mầu nâu lợt.
Nhìn bề ngoài thì con chim Họa Mi không có nét gì hâp dẫn cả. Đến nỗi nhiều người vốn tai nghe , hay được người khác khen nhiều về tiếng hót độc đáo của chim Họa Mi , nay nhìn thấy lần đầu , họ không tin chim Họa Mi lại xấu đến thế !
Người đời vốn nghĩ rằng chim hót hay tất chim phải có bộ mã rất đẹp . Với giọng hót lảnh lót ngân vang của chim Họa Mi , đáng lẽ nó phải được khoác trên mình một bộ lông sặc sỡ, ít ra cũng như chim Công , Chim Trĩ mới tương xứng được !
Chim Họa Mi mái thân mình nhỏ hơn chim trống , sắc lông hung nâu , viền trắng ở mắt nhỏ hơn , và vệt trắng đuôi mắt ngắn hơn . Chim mái không hót như chim trống mà chỉ kêu “sè…sè” (dân chơi chim thường gọi là “xùy”).
Cách nuôi chim bổi : chim Họa Mi là chim rừng , nên khi bắt về rất nhát . Chim Họa Mi bổi đem về , ta nhốt ngày vào lồng, sâu khi đã sẵn sàng để thức ăn và nước uống đầy đủ cho chim . Bên ngoài phủ áo lồng kín mít , và treo nơi yên tĩnh vắng người qua lại một thời gian khá lâu.
Nếu viêc nuôi chim bổi đúng phương pháp thì độ nữa năm, chim đã dạn người . Ngược lại , nếu không cẩn thận trong những tháng đầu , thì sự nhút nhát của chim sẽ kéo dài có khi cả nhăm , lại bể đầu xệ cánh rất khó coi nữa !
Với những nghệ nhân , người miền Nam thì nuôi chim Họa Mi bổi tương đói đỡ vất vả hơn . Vì , chim Họa Mi bắt được từ núi rừng miền Bắc mang về , người ta rộng lại đôi khi cả tuần để có số nhiều mới mang vào . Cộng vào đó , di chuyển tàu hỏa, xe đò cũng mất hết mấy ngày , nên con chim vào đến trong Miền Nam đều đã biết “ăn mồi”, nuôi không còn sợ chết nữa . Con chim Họa Mi nào cứng đầu không chịu ăn thì đã die ở dọc đường rồi.
Nuôi được chừng một tuần ,thấy chim bớt nhát, người nuôi có thể hé áo lồng ra từ từ , và treo lồng chim gần chỗ có bóng người qua lại để chim quen dần với người…
Chim họa mi bổi vẫn cho tắm như thường , có điều những ngày đầu cho chim tắm , ta nên có cử chỉ nhẹ nhàng để chim khỏi hốt hoảng.
Muốn tập chim Họa Mi ( bổi ) trống mau dạn , ta nên nuôi một con chim mái , để khi nghe tiếng “xùy” của chim mái,chim Họa Mi trống hăng lên và dạn dĩ dần.Có thể nhờ đó mà chim Họa Mi trống bổi mở miệng hót sớm hơn.
Xin lưu ý với là lồng chim mái nên treo xa lồng chim trống khuất mặt nhau càng tốt . Một con chim Họa Mi mái đủ sức giúp hai , ba con chim Họa Mi trống “tăng lửa”.
Thức Ăn : Trong số chim hót rừng , chim Họa Mi và khướu ăn thức ăn giản dị nhất.Chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là đủ .
Cách chề biến gạo trứng như sau
Lấy một lon sữa bò tấm (khoảng 250gram) bắc lên chảo rang vàng . Xin lưu ý là rang hơi vàng thui, đừng để vàng khét . Xong , bắc chảo xuống, đập vào gạo rang ấy độ bốn lòng đỏ trứng gà ( hay vịt) rồi trộn cho đều để trứng quyện vào tấm , sau đó đem phơi nắng độ vài giờ cho khô. Nếu gặp lúc trời không có nắng thì có thế bắc chảo lên bếp sấy với lủa riu riu cho đến khi các bột tấm rời ra là được.
Chim Họa Mi tuy lơn con , nhưng ăn uống không tốn bao nhiêu . Mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ . Muốn cho chim sung , phải cho ăn cào cào , mỗi ngày vài ba chục con.
Lồng chim và cách chăm sóc :
Lồng nhốt chim Họa Mi khoảng 60 nan là vừa, đường kính đáy lồng khoảng 40 cm . Có thể dùng nhỏ hơn cũng được .Ta có thể dùng lồng mây hay tre.
Đây là giống chim lớn, uống nhiều nước, do đó, ta nên coi chừng cóng nước, hễ thấy cạn là châm ngay.
Mỗi lần cho chim tắm là mỗi lần ta vệ sinh lồng cho nó. Phải kỳ cọ cóng nước cho sạch . Phải thay bố lồng , và dụng cọ quét sạch những rác rến ở đáy lồng cho kỹ.
Tóm lại , nuôi chim Họa Mi không tốn công phu nhiều và đồ ăn thức uống cũng giản dị , rẻ tiền.
Bản tính của chim Họa Mi rất hung hăng , háu đá . Chính vì cái tính hung hăng này , người ta mới dễ bẫy nó , và dùng nó để đấu đá với chim Họa Mi khác.
Nuôi chim Họa Mi đá rất công phu , không dễ dàng như nuôi chim để hót.
Trước hết , người ta phải chọn giống chim :
– Theo kinh nghiệm của giới nuôi chim Họa Mi đá thì phải chọn chim ở Vùng Lạng Sơn ,Móng Cái mới là loại chim dữ.Cũng như nuôi gà cựa ,người ta phải chọn gà Cao Lãnh vậy.
Bắt chim về rồi phải chọn nhưng con có màu lông gạch cua, chân và các ngón cứng cáp , móng đầy đủ và sắc nhọn , mắt lanh và mỏ cứng.
Xong , người ta tập cho chim có thể lực tốt. Tập bằng cách nhốt chim vào “lồng thể lực” , tức là loại lồng lớn , chiều cao hơn thước, đường kính đáy lồng rộng 60 cm, để chim được tự do bay nhảy. Cầu để cho chim đứng là loại cầu nhám (nếu không thì các bạn có thể lấy giấy nhám dán vào ) để khi chim Họa Mi đậu mài móng cho thêm sắc bén.
Với chim Họa Mi dùng để đá , người ta phải nuôi thật yên tĩnh, để chim bớt hót . Chim bớt hót mới sung.Ngoài ra , người nuôi chim còn cho chim ăn những thức ăn bổ dưỡng. Đây là bít quyết của nhà nghề, không ai chịu truyền lại cho ai . Có kẻ dùng thịt ó cho chim ăn , có người cho ăn dái gà trống tơ…
Đây là chuyên bàn thêm để các bạn xem chơi thui , chứ mình không ngầm khuyến khích nha.
Xin nói thêm là một con chim Họa Mi đã đá xong, dù thắng hay bại , thân hình cũng xơ xơ xác xác nhìn thãm, tính dưỡng lại sẻ mất một thời gian khá dài.
Chim họa mi thay lông xong – tức đã đủ lửa – sẻ hót suốt ngày . Tiếng hót lảnh lót vang xa , như thách thức những ai dám ngang nghiên vào xâm lăng giang son cẩm tú của nó.
Hai con chim “đồng sức ngang tài ” để gần nhau , chúng sẻ hót vang lên như một ban hợp ca trên sân khấu vậy.
Xin lưu ý : chim Họa Mi hợp với những nới có khí hậu mát, lanh, vì vậy ta không nên tắm nắng quá lâu, chim dẽ bị “hốc” suy yếu. Cũng không nên để ở chổ có gió lùa, chim dễ bị chết yểu . Tốt hơn hết tối ngủ phải trùm áo lồng kín đáo cho chim.
Tác Giả : Thiên Đường Chim Cảnh
Cách Huấn Luyện Họa Mi Hót Đấu, Hót Chiến Đơn Giản Nhất
Cách nuôi họa mi hót đấu không phải chuyện đơn giản. Bởi lẽ loài chim rừng này khá nhút nhát nên sẽ mất nhiều thời gian để thuần hóa. Trong chuyên mục bài viết lần này, Yêu Chim chia sẻ tới bạn kỹ thuật nuôi chim họa mi hót đấu hay nhất. Mời bạn đọc tham khảo.
Để chọn được một con họa mi chiến hót hay thì phải mua được giống tốt. Họa mi chiến giống tốt khi lựa chọn phải dựa vào các yếu tố khác nhau của hình dạng. Một chú họa mi tốt sẽ có hình dạng đầu rắn. Nghĩa là khi nhìn ngang mỏ trên, trán, đỉnh đầu của chim nằm một đường thẳng. Lông chim họa mi chiến phải tơi, xốp, mềm.
Lông đầu chim mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Bạn nên ưu tiên chọn những con chân cẳng to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn và có hình móng mèo.
Để nuôi được một chú họa mi hót đấu, bạn cần phải chọn được con có giống tốtMắt họa mi chiến sẽ không có giác mạc, thay vào đó là lồng đen có nhiều màu. Bạn phải chọn những con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử sẽ lóe ra 4 tia mắt, bạn sẽ chọn tia càng to, càng rõ và càng dày càng tốt.
2. Lồng nuôi họa mi chiến hót đấu
Lồng chim nuôi họa mi khoảng 60 nan là hợp lý. Đường kính đáy lồng sẽ rộng khoảng 40 phân, hoặc cũng có thể nhỏ hơn. Trong quá trình nuôi dưỡng, mỗi lần tắm bạn cần phải vệ sinh lồng chim thật sạch sẽ, quét hết rác ở phía đáy lồng sao cho thật kỹ.
Họa mi là loài chim yêu thích khí hậu lạnh. Do vậy, bạn không cần phải cho chim phơi nắng quá nhiều và thường xuyên. Nếu để lồng chim ở những nơi nhiều gió, chim họa mi rất có thể sẽ bị chết đột ngột. Tốt nhất, vào buổi tối bạn nên dùng màn che đậy kín lại.
Lồng nuôi chim phải đảm bảo kỹ thuật mới mang tới cho chim môi trường sống thoải mái3. Cách dạy chim họa mi hót đấu
Họa mi cũng giống như nhiều loài chim khác, có biệt tài bắt chước giọng hay và lạ của những loài chim lạ. Có thể khi nghe những chú chim thầy hót nó sẽ rất sợ, im lặng không phản xạ, tuy nhiên nó vẫn sẽ chú tâm học tập. Sau thời gian học tập nhuần nhuyễn, chúng ta sẽ thấy giọng hót của nó sẽ khá dần hơn. Có những chú họa mi học giọng lạ từ tháng trước, nhưng đến tháng sau nó mới nhớ rồi phô diễn ra y hệt.
Có một cách luyện hót đấu khác cho chim họa mi là bạn sẽ cho chúng nghe băng, đĩa. Đây là cách mà ở phương Tây đã thực hiện từ lâu. Bạn hãy thu băng giọng của những con chim hót hay, căng lửa và phát lại hằng ngày cho những cho họa mi nghe. Mỗi ngày chỉ cần cho nghe khoảng 15 tới 20 phút. Chim họa mi chỉ thích học những giọng lạ, do đó bạn có thể thay đổi thường xuyên giọng hót để cho họa mi học theo.
Để những chú chim họa mi hót căng lửa bạn phải dành nhiều thời gian luyện tậpMột cách hiệu quả khác để cho họa mi hót căng lửa đó là bạn phải nuôi họa mi mái. Tiếng xùy của họa mi mái có kết quả rất tốt, giúp cho những chú họa mi trông yêu đời, cất giọng hót hăng say và căng lửa hơn. Đồng thời, chính sự kích thích này sẽ giúp cho họa mi phát huy được năng lực, tài năng có sẵn của mình. Những tiếng hót mà họa mi trống học được, sẽ phô diễn hết trước mặt chim họa mi mái.
Ngoài ra, để cho họa mi hót đấu được rạn, máu lửa bạn phải thường xuyên cho chúng đi tập rượt ở các câu lạc bộ chim. Được thường xuyên giao lưu tiếng hót sẽ giúp họa mi hót nhiều và hay hơn.
4. Chế độ nuôi dưỡng họa mi hót đấu
Để có được một chú họa mi hót đấu căng lửa bạn phải bổ sung cho chim một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Ngoài thức ăn chính là tấm gạo trộn trứng, bạn nên bổ sung thêm nhiều thức ăn phụ khác như cào cào, sâu tươi hoặc trứng kiến. Những loại thức ăn chứa nhiều đạm động vật này sẽ cung cấp cho chim nhiều vitamin cần thiết, bồi bổ sức khỏe tốt cho họa mi.
Một chế độ chăm sóc hợp lý sẽ giúp chim khỏe mạnh và hót căng lửaHọa mi là loài chim ưa khí hậu lạnh, do vậy chúng rất thích tắm. Vào mùa hè bạn có thể tắm cho chúng 2 ngày 1 lần, mùa đông thì có thể tắm vào những ngày nắng ấm. Nhớ tắm vào những lúc xế trưa, lúc trời đứng gió để tránh cho chim bị cảm lạnh. Ngoài ra, thi thoảng bạn cũng nên cho chúng tắm nắng. Được tắm nắng họa mi có tinh thần thoải mái, phấn chấn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Luyện Họa Mi Chiến Chọi Hay trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!