Cập nhật nội dung chi tiết về Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tham quan mô hình nuôi chim yến phụng của anh Võ Thanh Đoàn.Năm 2014, được một người bạn ở xã Tân Phong định hướng cho anh Đoàn tiếp cận với mô hình nuôi chim yến phụng. Đây là loài chim được nhiều người mua về làm cảnh vì màu sắc của chúng rất đa dạng, đẹp mắt lại có giọng hót hay. Anh Đoàn đến tỉnh Tiền Giang mua 60 cặp với giá 6 triệu đồng về nuôi. Anh Đoàn cho biết, chim yến phụng thuộc loại dễ nuôi, ít tốn thời gian chăm sóc, chi phí thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao. Sau khi nuôi hơn 3 tháng, chim bắt đầu sinh sản, mỗi chim mẹ cho ra từ 7 – 8 trứng với tỷ lệ nở hơn 50%. Tức là, mỗi cặp chim bố mẹ cho ra khoảng 2 cặp chim con. Chu kỳ sinh sản của cặp chim bố mẹ tiếp tục sau gần một tháng rưỡi.
Từ 60 cặp chim giống ban đầu, đến nay, anh Đoàn đã phát triển được 200 cặp chim yến phụng bố mẹ với đủ các màu sắc sặc sỡ, như: xanh, vàng, trắng, xám… Hiện nay, với giá bán dao động từ 150 – 200 ngàn đồng/cặp, mỗi tháng anh Đoàn bán ra thị trường khoảng 100 cặp, trừ đi chi phí anh còn lãi hơn 7 triệu đồng. Chim yến phụng được anh bán cho các cửa hàng chim cảnh tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An và cả TP. Hồ Chí Minh…
Thức ăn chính của chim yến phụng là hạt kê và lúa. Mỗi tuần, anh Đoàn bổ sung thêm chất xơ bằng bắp tươi, rau xanh, khoai mì… Thêm vào đó, để bổ sung can-xi cho vỏ trứng chắc khi chim sinh sản, anh cho chim ăn thêm nang mực. Về nguồn nước, anh Đoàn lưu ý, nước cho chim uống phải sạch và được theo dõi thường xuyên. Theo anh, nên cho chim uống nước lọc đóng bình, không nên cho chim uống nước mưa vì dễ bị tiêu chảy.
Trong các khâu nuôi chim, khâu sang chim khá quan trọng. Mỗi lồng nuôi chim yến phụng của anh có 30 ô nhỏ chứa 30 cặp chim. Theo đó, khi chim đến thời điểm tách mẹ, cần chọn những cặp chim cùng kích cỡ bỏ vào cùng một ô để chim mau lớn.
Để nhân rộng mô hình, gần đây anh cung cấp giống cho một thanh niên tại xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam 50 cặp để nuôi. Trong quá trình nuôi chim yến phụng, anh Đoàn tận tình chia sẻ về kỹ thuật, hướng dẫn các khâu chăm sóc để chim sinh trưởng, phát triển tốt. Đầu ra của chim yến phụng được anh Đoàn đảm bảo cho các thanh niên cùng thực hiện mô hình.
Cùng với việc nuôi chim yến phụng, hiện anh Đoàn còn nuôi thêm 20 cặp chim manh manh sinh sản. Chim có màu sắc đẹp, hót hay và dễ nuôi. Tuy nhiên, người nuôi cần có sự kiên trì, chăm sóc kỹ càng. Một cặp chim manh manh được nuôi hoàn toàn khỏe mạnh thì chỉ cần khoảng 3 tháng sau là chúng có thể đẻ trứng và ấp nở ra chim con. Chim có thể đẻ đến 10 quả trứng. Chim manh manh có giá trị cao gấp đôi chim yến phụng, mỗi cặp chim bố mẹ có giá khoảng 500 ngàn đồng.
Chị Nguyễn Thị Hồng Hoa – Bí thư Xã Đoàn Hòa Lợi cho biết, ngoài làm kinh tế, với vai trò là Phó bí thư Chi đoàn của ấp, anh Đoàn còn năng nổ tham gia các hoạt động của địa phương; tích cực vận động đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động của đoàn các cấp phát động.
Thạnh Phú: Thanh Niên Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng
Thời gian qua, đoàn viên, thanh niên tại huyện Thạnh Phú tích cực tham gia Chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” do Tỉnh ủy phát động. Các hoạt động khởi nghiệp của huyện ngày càng đi vào chiều sâu, tạo điều kiện, khuyến khích thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp và làm giàu.
Một số mô hình khởi nghiệp khá hiệu quả của thanh niên của huyện đang được thực hiện như: sản xuất thiết bị nuôi trồng thủy sản, trồng kiểng lá, liên kết sản xuất dữa hữu cơ, trồng dưa lưới trong nhà màng…
Tại xã Hòa Lợi, anh Võ Thanh Đoàn, 31 tuổi, ngụ ấp Quí Thuận B bén duyên với nghề nuôi chim yến phụng đã 6 năm. Đến thời điểm hiện tại, mô mình này của anh Đoàn đã cho thấy hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.
Năm 2014, được một người bạn ở xã Tân Phong định hướng cho anh Đoàn tiếp cận với mô hình nuôi chim yến phụng. Đây là loài chim được nhiều người mua về làm cảnh vì màu sắc của chúng rất đa dạng, đẹp mắt lại có giọng hót hay. Theo đó, anh Đoàn đến tỉnh Tiền Giang mua 60 cặp với giá 6 triệu đồng về nuôi. Anh Đoàn cho biết, chim yến phụng thuộc loại dễ nuôi, ít tốn thời gian chăm sóc, chi phí thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao. Sau khi nuôi hơn 3 tháng, chim bắt đầu sinh sản, mỗi chim mẹ cho ra từ 7-8 trứng với tỷ lệ nở hơn 50%. Tức là, mỗi cặp chim bố mẹ cho ra khoảng 2 cặp chim con. Chu kỳ sinh sản của cặp chim bố mẹ tiếp tục sau gần một tháng rưỡi.
Từ 60 cặp chim giống ban đầu, đến nay, anh Đoàn đã phát triển được 200 cặp chim yến phụng bố mẹ với đủ các màu sắc sặc sỡ, như: xanh, vàng, trắng, xám… Hiện nay, với giá bán dao động từ 150 – 200 ngàn đồng/cặp, mỗi tháng anh Đoàn bán ra thị trường khoảng 100 cặp, trừ đi chi phí anh còn lãi hơn 7 triệu đồng. Chim yến phụng được anh bán cho các cửa hàng chim cảnh tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An và cả Thành phố Hồ Chí Minh…
Thức ăn chính của chim yến phụng là hạt kê và lúa. Mỗi tuần, anh Đoàn bổ sung thêm chất xơ bằng bắp tươi, rau xanh, khoai mì… Thêm vào đó, để bổ sung canxi cho vỏ trứng chắc khi chim sinh sản, anh cho chim ăn thêm nang mực. Về nguồn nước, anh Đoàn lưu ý, nước cho chim uống phải sạch và được theo dõi thường xuyên. Theo anh, nên cho chim uống nước lọc đóng bình, không nên cho chim uống nước mưa vì dễ bị tiêu chảy.
Trong các khâu nuôi chim, khâu sang chim khá quan trọng. Mỗi lồng nuôi chim yến phụng của anh có 30 ô nhỏ chứa 30 cặp chim. Theo đó, khi chim đến thời điểm tách mẹ, cần chọn những cặp chim cùng kích cỡ bỏ vào cùng một ô để chim mau lớn.
Nguồn cung chim yến phụng cho các cơ sở đang thiếu hụt nên anh Đoàn dự định mở rộng thêm mô hình. Anh Đoàn bộc bạch: “Lúc trước tôi cũng đi làm nhiều nghề sau đó bắt đầu nuôi chim yến phụng. Ban đầu tôi nuôi chỉ 60 cặp giờ nhân rộng được khoảng 200 cặp. Thu nhập hiện tại đủ trang trải cuộc sống gia đình. Nếu đoàn viên, thanh niên khác có ý định cùng thực hiện mô hình này, sẽ hỗ trợ để nhân rộng cùng nhau phát triển kinh tế, tăng nhu nhập cho bản thân, gia đình”.
Nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình nuôi chim, anh Võ Thanh Đoàn tự kết lồng chim, tổ chim. Đồng thời, anh còn làm lồng, tổ để bán cho những người có nhu cầu. Để nhân rộng mô hình, gần đây anh cung cấp giống cho một thanh niên tại xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam 50 cặp để nuôi. Trong quá trình nuôi chim yến phụng, anh Đoàn tận tình chia sẻ về kỹ thuật, hướng dẫn các khâu chăm sóc để chim sinh trưởng, phát triển tốt. Đầu ra của chim yến phụng được anh Đoàn đảm bảo cho các thanh niên cùng thực hiện mô hình.
Tham quan mô hình nuôi chim yến phụng của anh Võ Thanh Đoàn. (Ảnh: Minh Mừng)
Cùng với việc nuôi chim yến phụng, hiện anh Đoàn còn nuôi thêm 20 cặp chim manh manh sinh sản. Chim có màu sắc đẹp, hót hay và dễ nuôi. Tuy nhiện, người nuôi cần có sự kiên trì, chăm sóc kỹ càng. Một cặp chim manh manh được nuôi hoàn toàn khỏe mạnh thì chỉ cần khoảng 3 tháng sau là chúng có thể đẻ trứng và ấp nở ra chim con. Ổ của những cặp chim đẻ có thể lên đến 10 quả trứng. Chim manh manh có giá trị cao gấp đôi chim yến phụng, mỗi cặp chim bố mẹ có giá khoảng 500 ngàn đồng.
Chị Nguyễn Thị Hồng Hoa, Bí thư Xã đoàn Hòa Lợi cho biết, ngoài làm kinh tế, với vai trò là Phó Bí thư Chi đoàn của ấp, anh Đoàn còn năng nổ tham gia các hoạt động của địa phương; tích cưc vận động đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động của đoàn các cấp phát động.
“Mô hình nuôi chim yến Phụng của anh Võ Thanh Đoàn đang thực hiện là mô hình sinh kế mới tại địa phương, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Nhận thấy tín hiệu tích cực từ mô hình, trong thời gia qua, Xã đoàn cũng như Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã có sự quan tâm, hỗ trợ hướng dẫn anh Đoàn để tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển, nhân rộng mô hình. Thời gian qua, có nhiều thanh niên trong và ngoài xã đến tham quan mô hình này và có ý định thực hiện mô hình để tạo việc làm, kiếm thêm thu nhập. Định hướng của xã đoàn trong thời gian tới sẽ tranh thủ các nguồn vốn để tạo điều kiện cho anh Đoàn cũng như các thanh niên khác nhân rộng mô hình, làm phong phú thêm các mô hình trong thực hiện Chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh” tại tỉnh Bến Tre” – Chị Nguyễn Thị Hồng Hoa cho biết thêm.
Để khởi nghiệp, lập nghiệp và làm giàu, đoàn viên thanh niên cần phát huy tinh thần, sức trẻ, không ngại khó, có hướng đi bền vững tương lai. Theo đó, những mô hình kinh tế như anh Võ Thanh Đoàn thực hiện cần được nhân rộng. Từ đó, khẳng định vai trò tuổi trẻ huyện Thạnh Phú trong thực hiện Chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” trong thời gian tiếp theo./.
Kinh Nghiệm Nuôi Chim Yến Phụng Đẻ Nghiệp Dư
Tính đến ngày hôm nay (15/6) mình đã nuôi chim Yến Phụng tròn 8 tháng (14/10/2012- 14/6/2013). Dù yến phụng đã đẻ 3 đợt nhưng tới giờ vẫn chỉ có 9 con chim yến phụng như lúc đầu (6 con mua ở trại nuôi giống chim Yến Phụng, 3 con mua ngoài tiệm bán chim)
Thực ra mình hoàn toàn ko có kinh nghiệm hay kiến thức gì về nuôi chim yến phụng đẻ cả. Đơn giản là ra tiệm nhờ ghép 2 cái lồng lại thành 1 cái lồng lớn 50cm x 60cm x 100cm cho chim thoải mái nhảy nhót. Ăn uống thì thấy trong trại cho ăn gì bắt chước cho ăn cái đó, nhà mình vốn cưng động vật thấy tụi nó khoái gì là mua cho ăn.
Thức ăn chính: hạt kê + nước sạch (chim vừa uống vừa tắm, thay nước mỗi ngày) Thức ăn phụ: vỏ hàu, rau muống (200-300gram cọng rau muống bào, ăn hàng ngày, tụi nó ghiền món này); bắp (mỗi ngày 1 trái ăn tới khi chán thì ngưng, lâu lâu cho ăn lại), xà lách
Sau khi nuôi khoảng 2 tháng cho chim quen lồng (lúc đầu tụi nó còn nhát lắm), ra tiệm mua 2 cái hộp tổ chim yến phụng về gắn vô (giá rẻ lắm, chỉ 10k-12/tổ)
Mấy con chim tự bắt cặp, tự đẻ trứng ấp chim con. Hoàn toàn không can thiệp gì cả. Rất tiếc là lần đầu tiên thất bại thảm hại dẫn đến 2 con chim non phải đem hỏa táng dù đã cố gắng bằng mọi cách nuôi tụi nó ( câu chuyện đau lòng http://chuotnhatbexiu.blogspot.com/2013/02/cau-chuyen-ve-be-yen-phung-bi-me-bo-roi.html )
Lần thứ hai, dư âm nỗi buồn 2 bé chim non nên trong khoảng 2 tháng trời chẳng thèm đếm xỉa tới tụi nó, mỗi ngày chỉ thay nước, châm đồ ăn mới. Hok dè cuối cùng 2 tổ chim cho ra đời 5 bé chim yến phụng xinh đẹp. 3 con màu vàng, 2 con màu xanh dương (tất cả đều là phiên bản copy 99% màu lông của chim bố mẹ) Được 1-2 tuần thì tụi nó lần lượt bay đi hết (9 con chim cũ thì có mở cửa lồng tụi nó cũng chẳng thèm bay ra, trong khi 5 con chim yến phụng con thì mới hở cửa lồng đã bay vù đi hết, thế là công cốc)
Hiện tại mỗi tổ cũng có 2-3 yến phụng con, tụi nó đã mọc lông rồi, chắc khoảng 2 tuần nữa sẽ trưởng thành và rời tổ.
Quan sát 3 lần chim đẻ thì kinh nghiệm của mình tổng kết lại là: – Từ khi đẻ trứng, ấp trứng cho đến khi chim yến phụng con rời tổ khoảng 2-2,5 tháng – Khi thấy vỏ trứng rơi ra khỏi tổ là biết có chim con, từ đó mỗi ngày từ sáng tới tối nhớ thường xuyên thăm lồng, thấy chim con rớt ra khỏi tổ thì ngay lập tức bỏ trở lại vào tổ liền để tránh chim con bị mấy con chim lớn mổ bị thương (lần nào chim non cũng rớt ra 2-3 lần do mình mua tổ nhỏ) – Hạn chế lại gần lồng quá lâu hoặc nhìn vào tổ chim – Cung cấp nhiều thức ăn như rau xanh, vỏ hàu,… – Sau khi rời tổ thì 2-3 ngày đầu chim bố vẫn tiếp tục đút cho chim con ăn
Ngoài tiệm chim thì họ có nhiều kinh nghiệm hơn, ra đó hỏi sẽ được hướng dẫn chi tiết. Mình cũng search đọc rất nhiều tài liệu trên mạng nhưng cuối cùng nuôi chim theo cảm giác riêng, ko làm theo như hướng dẫn lý thuyết được.
Lồng chim yến phụng của mình ngày nào cũng có rau muống, rau xà lách, tụi yến phụng mê rau muống hễ thấy là bu lại ăn liên tục. Xà lách thì treo lên cho tụi nó rỉa chơi Trong lồng chim có 1 cái vòng làm xích đu, lúc mới bắt về thì chỉ con chim xanh lá sọc đen dạn dĩ nhất là leo vô chơi được. 2 con chim xanh dương sọc đen nhút nhát nhất, bây giờ tất cả tụi nó đều chơi xích đu thành thục, suốt ngày giành nhau đứng trong cái vòng đó.
Hai con yến phụng này mua ngoài tiệm, 90k/con, lúc này trong tổ đang có trứng chim
2 tổ chim trong lồng, chỉ là tổ nhỏ đơn giản ko phải loại tổ lớn có 2-3 ngăn
Chim non mới nở bé xíu xiu đỏ hỏn
Mấy con chim nhàn rỗi chuyên phá tổ chim, suốt ngày ngó nghiêng bên trong
Bé rớt ra khỏi tổ rồi nè, mới mọc vài lông măng nhìn lọm khọm xấu xí
Bé này hơn 1 tháng tuổi, lông đã mọc gần đầy đủ, ko hiểu sao cái mỏ đen thui
Chim non mới ra khỏi tổ, lông mượt mà sáng sủa đẹp hơn mấy con chim già
3 con chim non giống y hệt nhau, là bản sao của chim trống
Đây là con chim trống bố của 3 con chim non ở trên
Nghỉ ăn bắp 2 tháng, giờ thấy trái bắp là ôm ăn suốt
Chim yến phụng non trong tổ
Lại gần lồng chim thì chim mái ngay lập tức nhảy vào tổ bảo vệ chim non
Hai con chim yến phụng con trong tổ
Chim trống đứng bên ngoài
Cách Nuôi Yến Phụng Sinh Sản Từ A
Chọn giống tốt từ cửa hàng thú cưng uy tín
Để chọn được những chú yến phụng có gen tốt, bạn hãy đến tận cửa hàng bán chim cảnh để kiểm tra chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ chủ cửa hàng và các khách hàng trước đó. Hãy chọn những chú chim khỏe mạnh. Như thế đời con sau khi lai tạo mới phát triển tốt.
Chọn những con chim không có quan hệ huyết thống
Những con chim có quan hệ huyết thống với nhau khi giao phối có thể sinh ra yến phụng non bị dị tật bẩm sinh, dễ bị nhiễm bệnh, thậm chí bị chết.
Một cặp chim đã quen mặt hoặc từng giao phối là lựa chọn tốt
Những chú yến phụng trống và mái từng ở chung chuồng với nhau (không có quan hệ huyết thống) và những cặp yến phụng đã được lai tạo thành công là lựa chọn tốt. Những con chim đã quen thuộc với nhau trước đó khiến cho chúng thoải mái với nhau hơn. Thời gian làm quen từ đầu sẽ được cắt giảm bớt đi.
Chọn vẹt yến phụng trống và mái trong độ tuổi nào?
Đối với yến phụng trống, độ tuổi thích hợp sinh sản là từ 1 – 6 tuổi. Thời gian sinh sản của con mái ngắn hơn, chỉ trong 3 năm từ 1 – 3 tuổi. Khoảng thời gian trên là độ tuổi dễ sinh sản nhất đối với yến phụng trống và mái.
Quan sát cặp yến phụng sau khi thả vào lồng
Sau khi đã lựa được cặp chim, hãy đặt chúng vào chung lồng và tách biệt với những con chim khác (nếu có). Điều này sẽ giúp cặp chim dễ làm quen và thoải mái với nhau hơn.
Nếu một trong hai con tỏ ra thái độ tiêu cực và bắt đầu gây chiến thì hãy đưa một con ra ngoài. Đặt hai con vào hai lồng riêng biệt và treo cạnh nhau. Các hành vi liên kết như chơi đùa hoặc trò chuyện sau đó sẽ khiến chúng trở nên hòa thuận hơn. Khi này, hãy cho chúng vào chung một chiếc lồng như ban đầu.
Một khi cặp chim đã thực sự gắn kết, chúng sẽ chơi đùa, ngủ, chăm sóc, ăn uống cùng nhau. Lúc này, bạn chỉ cần đợi đến thời gian đón nhận yến phụng non chào đời mà thôi.
Thiết kế lồng cho cặp yến phụng giao phối
Một chiếc lồng chim có kích thước lớn cho phép cặp yến phụng có nhiều không gian bay và giữ khoảng cách với nhau. Mặc dù chim đã gắn kết thân thiết nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn cần không gian riêng. Điều này hỗ trợ rất tốt cho tinh thần của chim, giúp chúng trở thành ông bố, bà mẹ tốt.
Nếu bạn có ý định giao phối nhiều cặp yến phụng thì hãy đặt từng cặp vào từng lồng riêng. Việc nhốt chung tất cả chim vào một lồng khiến xác suất giao phối giảm đi.
Một cặp yến phụng chuẩn bị giao phối cần không gian riêng tư và ấm áp. Bạn hãy chọn giấy báo để che chắn cho cặp chim của mình. Báo có thể cản được ánh sáng bên ngoài chiếu vào mà không gây vướng cho chim. Ngoài ra, đây cũng là vật liệu có giá thành rất rẻ trên thị trường.
Đặt cành cây và xích đu trong lồng
Số lượng cành cây và xích đu phải đủ cho hai con chim cùng sử dụng một lúc. Nếu lồng lớn, bạn có thể cho vào 2 – 3 cành cây và 2 chiếc xích đu. Nên chọn chất liệu gỗ cho các cành cây để tránh làm tổn thương chân chim.
Làm tổ cho yến phụng mái đẻ trứng
Để thuận tiện cho việc làm tổ, bạn nên chọn một chiếc lồng có thể mở cửa trên nóc. Sử dụng một chiếc hộp có lỗ tròn ở bên hông để chim mái có thể đi vào bên trong. Khi đến thời gian, yến phụng mái sẽ chui vào chiếc hộp đẻ trứng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm tổ cho yến phụng với hình dạng giống như những tổ chim trong tự nhiên. Đơn giản hơn, bạn có thể mua hộp làm tổ cho chim ở cửa hàng chim cảnh hoặc đặt trực tuyến.
Đặt một chiếc đĩa lõm vào bên trong hộp
Một chiếc đĩa với phần đáy lõm đặt bên trong hộp giúp trứng nằm gọn bên trong. Yến phụng non sẽ nở trong phần lõm này. Chất liệu của đĩa nên là thủy tinh hoặc gỗ để bảo vệ đôi chân chim non không bị gãy.
Làm sạch lồng thường xuyên
Đừng quên làm sạch lồng ít nhất 1 lần/tuần để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho yến phụng. Bát nước, bát thức ăn, chậu tắm và đồ chơi cũng cần làm sạch để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Nếu bạn đặt dăm gỗ ở bên dưới lồng thì phải thay mới toàn bộ mỗi tuần.
Nếu có trứng bên trong tổ thì bạn đừng thay đổi hay làm sạch bất cứ thứ gì trong đó. Điều này có thể khiến chim mẹ ngửi thấy mùi lạ và từ chối những quả trứng đó. Hãy để nguyên cho đến khi trứng nở toàn bộ rồi mới thực hiện vệ sinh.
Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình giao phối
Chọn lựa thời gian sinh sản
Vẹt yến phụng có mùa sinh sản rơi vào khoảng tháng 10 – tháng 3 năm sau. Nếu bạn sống ở bán cầu Bắc thì thời gian sinh sản của yến phụng sẽ bắt đầu từ tháng 4 – tháng 9.
Ngoài ra, chim yến phụng sẽ dễ giao phối và sinh sản sau những cơn mưa. Bởi trong tự nhiên, loại thức ăn kích thích sinh sản của yến phụng rất tươi tốt sau mưa. Do đó, yến phụng có thể sinh sản bất kỳ lúc nào trong năm nếu trời đổ mưa.
Giữ nhiệt độ phòng ổn định
Nhiệt độ hoàn hảo cho chim sinh sản trong khoảng 18 – 24 độ C. Do đó, hãy giữ cho căn phòng nuôi yến phụng nằm trong vùng nhiệt độ này. Lò sưởi và quạt gió là những công cụ duy trì nhiệt độ ổn định cho căn phòng.
Đắp khăn che lồng 12 giờ/ngày
Cặp chim yến phụng trước khi giao phối cần thời gian nghỉ ngơi để tinh thần được thoải mái. Việc đắp khăn trên lồng giúp cản bớt ánh sáng chiếu vào, tạo ra môi trường ấm áp và riêng tư. Sau khi đủ 12 tiếng, bạn có thể mở khăn ra để chim đón nhận được ánh sáng.
Ví dụ: Nếu bạn che lồng vào lúc 6h tối thì đến 6h sáng mới được mở ra. Thời gian che và mở lồng phải được thực hiện đồng nhất để chim quen dần.
Yến phụng mái trước khi sinh sản và làm tổ thường rất căng thẳng. Hãy sử dụng vụn gỗ tươi, sạch lót dưới đáy lồng để chim nhai, thỏa mãn sở thích của nó. Đây là hành vi yến phụng mái thường làm trong tự nhiên để kích thích khả năng sinh sản.
Cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim
Bạn cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho vẹt yến phụng trong mùa sinh sản. Cung cấp các loại trái cây như táo, chuối, việt quất, nho, ổi, kiwi, xoài, dưa, cam, đu đủ, đào, lê, dứa, dâu tây, … Các loại rau xanh như bông cải xanh, măng tây, cà rốt, súp lơ, cần tây, dưa chuột, cải xoăn, bí ngô, củ cải, rau bina, bí, khoai lang, cà chua chín và khoai mỡ.
Vẹt yến phụng sẽ cần nhiều thức ăn hơn khi giao phối và đẻ chim non. Vì vậy hãy đảm bảo thức ăn của chúng luôn có sẵn và phải thật phong phú.
Theo dõi hành vi giao phối
Khi yến phụng trống muốn giao phối, chúng sẽ tiếp cận con mái bằng âm thanh ríu rít. Sau đó, chim trống sẽ gõ mỏ của chúng vào mỏ chim mái. Nếu yến phụng mái đồng ý chuyện giao phối, chúng sẽ cúi đầu xuống và nâng đuôi lên. Quá trình giao phối kéo dài trong vòng vài phút.
Tuy nhiên, không phải cứ giao phối xong là trứng chắc chắn được thụ tinh. Do đó, cặp đôi yến phụng sẽ lặp lại quá trình này thường xuyên để tăng khả năng thành công.
Dùng bình phun sương để kích thích yến phụng sinh sản
Yến phụng rất thích giao phối sau mưa. Vì thế, một chiếc bình xịt phun sương sẽ kích thích tâm trạng của chúng. Mỗi ngày bạn hãy xịt vài lần vào lồng để khuyến khích chúng giao phối. Bộ lông óng ánh nhờ nước sẽ gia tăng hứng thú cho cặp đôi.
Tôn trọng không gian riêng tư của chim
Nếu muốn yến phụng giao phối nhanh, bạn không nên quá tò mò mà phải biết kiên nhẫn chờ đợi. Việc thường xuyên mở nắp lồng kiểm tra sẽ khiến chúng bị phân tâm. Thay vào đó, hãy để cặp đôi thoải mái tiến tới với nhau.
Ngoài ra, không nên đặt lồng ở những nơi ồn ào. Bởi những âm thanh lớn sẽ làm phiền đến vẹt yến phụng, khiến chúng trở nên khó chịu hơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!