Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Làm Chuồng Nuôi Lợn Rừng # Top 7 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Làm Chuồng Nuôi Lợn Rừng # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Làm Chuồng Nuôi Lợn Rừng mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

– Xây chuồng hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất. Nên xây chuồng tại nơi cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh. Chuồng nuôi phải đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

– Nguyên vật liệu: Sử dụng gạch, lưới B40, mái bro hoặc tôn, tre hoặc cột bê tông làm cột chống…

2. Thiết kế chuồng lợn rừng

Có 2 kiểu chuồng nuôi lợn rừng: Chuồng nuôi lợn thương phẩm và chuồng nuôi lợn rừng sinh sản.

2.1. Thiết kế chuồng nuôi lợn rừng thương phẩm.

Xây chuồng cho lợn rừng thương phẩm rất đơn giản. Ta chuẩn bị 1 khoảng đất rộng, xung quanh quây lưới B40 cao khoảng 1,8m. Ở cuối khu đất ta xây 1 nhà (lán) để cho lợn vào trú mưa, nắng. Đối với chuồng nuôi lợn thương phẩm ta không cần phải xử lí nền mà để nền đất tự nhiên cho lợn ủi.

2.2. Thiết kế chuồng nuôi lợn rừng sinh sản

Chuồng nuôi lợn rừng sinh sản được xây theo mô hình bán hoang dã, 1 chuồng bao gồm 2 ô: 1 ô chuồng nhốt bên trong có mái che để cho lợn trú mưa, trú nắng, tránh rét vào mùa đông và 1 ô sân chơi.

(*) Chuồng nuôi lợn đẻ

– Ô nhốt bên trong: Diện tích xây dựng khoảng 6m2, tường gạch xây cao 1,5m, nền chuồng nên lát gạch đỏ để chống nồm, ẩm ướt, dễ dàng dọn rửa sạch sẽ.

– Ô sân chơi: Diện tích xây dựng khoảng 5m2, sử dụng lưới B40 quây làm tường ngăn cao 1,5m, giúp tạo độ thoáng mát cho ô chuồng. Đối với ô sân chơi ta có thể láng nền xi măng cát vàng để tiết kiệm chi phí.

(*) Chuồng nuôi lợn nái tập trung

Sử dụng để nuôi lợn nái tập trung, diện tích xây dựng khoảng 25 – 40m2/1 chuồng (bao gồm cả sân chơi) nhốt 10 – 15 con lợn nái. Quy cách xây dựng giống chuồng nuôi lợn đẻ.

(*) Lưu ý: Lợn đực và lợn cái nhốt riêng.

3. Mật độ nuôi (bao gồm cả sân chơi)

– Lợn rừng đực giống: 5-7m2/1con. Có thể nuôi chung 3-4 con trong 1 chuồng nhưng tốt nhất tách riêng từng con, tránh lợn nhảy lẫn nhau ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.

– Lợn rừng nái: 3-4m2/1con đối với chuồng nuôi tập trung; 10 – 12m2/1 con đối với chuồng đẻ.

– Lợn rừng thương phẩm: 5 – 10m2/1con.

4. Máng ăn, máng uống

– Máng ăn: Có thể xây hoặc sử dụng máng cao su (cắt từ lốp xe ô tô) để dễ dàng vệ sinh.

– Máng uống nước: Nên sử dụng hệ thống ti bú tự động

Bảng giá lợn rừng giống tại trang trại lợn rừng Anh Dũng(*) Giống nuôi sinh sản

– Tuổi đời: 1,5-2 tháng tuổi.

– Cân nặng trung bình: 10 -15kg/1 con.

– Loại 1: 150,000đ/1 kg.

– Loại 2: 140,000đ/1 kg.

– Loại 3: 120,000đ/1 kg.

(*) Giống nuôi thương phẩm.

– Tuổi đời: 1 – 1,5 tháng tuổi.

– Cân nặng trung bình Từ 7 – 10kg/ 1con.

– Loại 1: 4.000.000đ/1 đôi lợn.

– Loại 2: 3.500.000đ/1 đôi lợn.

Kỹ Thuật Nuôi Dê Nhốt Chuồng

Dê là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có hàm lượng đạm cao. Thị trường tiêu thụ rộng lớn kéo theo nghề nuôi dê ngày càng phát triển.

Kỹ thuật nuôi dê không khó, chỉ cần bỏ tâm huyết quan tâm đến đàn dê thì bà con sẽ được trả công xứng đáng. Trong bài viết này, #wikiohana sẽ gửi tới bà con kỹ thuật nuôi và chăm sóc đàn dê hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

1. Chuẩn bị trước khi nuôi dê thịt

Trước khi bắt tay vào nuôi dê, cần tìm hiểu có những giống dê nào trên thị trường. Hiện nay, có 2 giống dê được nhiều địa phương lựa chọn chăn nuôi là dê Bách Thảo và dê Boer. Mỗi giống có những ưu nhược điểm, và phù hợp với từng vùng riêng.

Dê Boer hay còn gọi là Dê Nam Phi, có nguồn gốc từ Nam Phi du nhập vào nước ta. Đặc điểm của loài dê này là lớn rất nhanh, cho lượng thịt lớn, đồng thời thịt chứa lượng mỡ cao. Trung bình, một con dê Boer trưởng thành nặng khoảng 100kg và cho ra hơn 40kg thịt.

Một đặc tính nữa của loại dê này là mắn đẻ và nuôi con khá giỏi. Dê cái động đực lần đầu tiên từ khi 5-7 tháng tuổi. Tuy nhiên, để phối giống phải chờ đến khoảng 15 tháng tuổi, lúc này trọng lượng của dê cái khoảng 30-40kg. Chu kỳ động đực kéo dài khoảng 18-21 ngày.

Thời gian mang thai từ 145 – 155 ngày. Lần đầu tiên thường sinh 1 con, những lần sau sinh khoảng 2-3 con tùy theo. Trung bình trong 1 đàn, 1 con dê đực có thể quản lý và phối giống 25-30 con dê cái.

Dê Bách Thảo được cho là có nguồn gốc từ tỉnh Ninh Thuận. Là loài dê thuần Việt, có khả năng cung cấp cả thịt và sữa.

Dê Bách Thảo có kích thước lớn hơn so với dê cỏ. Một con đực trưởng thành nặng khoảng 75 – 80kg, chiều cao khoảng 85 – 90cm. Con cái nhỏ hơn, có trọng lượng 40 – 45kg, cao khoảng 65 – 70cm.

Để có một đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển đàn nhanh thì việc lựa chọn dê giống khá quan trọng.

Đối với dê đực, bà con nên lựa chọn những con có ngoại hình khỏe mạnh, vạm vỡ. Đồng thời 4 chi vững chắc, hăng hái, nhanh nhẹn và có 2 quả tinh hoàn to đều.

Đối với dê cái, chọn những con có thân hình nở nang cân đối, bộ lông bóng mềm, có ngực sâu kèm bầu vú nở rộng. Ưu tiên chọn những con mà quanh khu vực bầu vú có nhiều mạch máu nổi nhìn rõ được. Nếu có thể, hãy chọn những con dê cái có quá trình sinh trưởng và phát triển vượt trội hơn từ lúc sinh đến khi trưởng thành.

Nhìn chung, làm chuồng nuôi dê thịt hay dê sinh sản đều có đặc điểm chung về hướng chuồng, nền và sàn chuồng.

Chuồng nên xoay hướng Đông Nam hoặc hướng chính Nam, nơi mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Không nên làm chuồng xoay hướng Bắc, dễ làm dê bị nhiễm lạnh. Nên làm mặt chuồng cách sàn khoảng 0,7m – 1m. Mặt sàn làm bằng tre hoặc nứa, để tạo những khe hở đủ để phân dê lọt xuống khe. Cố gắng giữ nền chuồng luôn sạch sẽ, khô thoáng.

Về mật độ thả dê, bà con lưu ý với dê con nên để mật độ 0,5m2/con. Đối với dê trưởng thành nên để 3m2/con. Lắp đặt các dụng cụ cho dê ăn uống, đảm bảo thức ăn thừa không bị rơi vãi ra mặt sàn dẫn đến ẩm mốc và bệnh tật phát sinh.

2. Kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả

Thức ăn và khẩu phần ăn chính là yếu tố quyết định đến sản lượng thịt đầu ra. Bà con cần nắm rõ và chủ động nguồn thức ăn để dê ổn định phát triển.

Nguồn thức ăn chủ yếu của dê chính là lá cây các loại, các loại cỏ, rau củ hay các loại đậu, các loại củ chứa tinh bột như khoai, ngô, sắn, … Ngoài ra còn có các loại thức ăn bổ sung khác như bã đậu, giá hay thức ăn công nghiệp.

Đối với dê thì thức ăn thô xanh chiếm khoảng 70% tổng lượng thức ăn. Bà con nên chủ động tìm hiểu cách thức trồng cỏ voi, để chủ động nguồn thức ăn trong những ngày thời tiết không thuận lợi kéo dài.

Là thức ăn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời cũng giúp đảm bảo dạ cỏ hoạt động bình thường. Thức ăn thô có thể chia làm 3 nguồn chính:

Thức ăn thô xanh: là các loại cỏ mọc tự nhiên, thân cây ngô hay dây khoai lang, lá sắn, mía, lá mít, chuối, … Ngoài ra còn một số loài lá cây chứa độc tố như lá xoan, lá chàm tai tượng, lá xà cừ, …

Thức ăn thô khô: như rơm khô, cỏ phơi khô.

Thức ăn củ quả: khoai lang, củ sắn tầu, củ cải hay bí ngô, ..

Có thể kể đến như hạt ngũ cốc, các loại củ khoai sắn phơi khô, hay bột ngô, bột cám gạo,…

Ngoài ra còn có các loại thức ăn bổ sung khoáng như bột sò, bột xương, bột cacbonat canxi, …

Lượng nước uống cho dê mỗi giai đoạn sẽ cần lượng nước khác nhau. Đối với dê con, từ lúc mới sinh đến 2 tháng tuổi cần 0,5lit/ngày. Còn với dê trưởng thành có thể cần đến 5 lít nước / ngày.

Theo kinh nghiệm của một số hộ chăn nuôi thì việc thiến giống dê là cần thiết. Mục đích giúp dê nhanh lớn và tiết ra ít mùi hôi hơn. Tuy nhiên, cũng có một số luồng ý kiến cho rằng đó là không cần thiết.

Bà con có thể đưa ra những quyết định riêng cho việc thiến hay để. Nếu tiến hành thiến thì nên làm sớm, sau khi dê sinh được mấy ngày để dê nhanh hồi phục.

3. Kỹ thuật chăm sóc dê theo từng giai đoạn

Ngay sau khi dê con được sinh ra, cần tiến hành lau khô đồng thời cắt rốn và cho dê bú mẹ. Việc cắt rốn cần người có kinh nghiệm, phải vuốt cho sạch máu và để lại 3-5cm cuống rốn.

Dê con sau khi sinh cần được giữ ấm ngay (đặc biệt vào mùa lạnh). Tránh để dê con tiếp xúc với môi trường bẩn, vi khuẩn tấn công gây bệnh cho dê sơ sinh.

Cho dê con bú mẹ khoảng 1 lít sữa / ngày, và bú vào ban ngày trong khi đó ban đêm cần tách dê con ra khỏi mẹ. Cũng trong giai đoạn này, chỉ cần cho dê con theo mẹ là bú đủ sữa, không cần phải cho dê uống thêm sữa ngoài.

Trong giai đoạn này, dê con cũng có thể ăn thêm một số thức ăn mềm như chuối chín, bột đậu nành hay một số loại cỏ non.

Đây chính là giai đoạn dê phát triển nhanh chóng, bà con cần phải bổ sung thêm thức ăn. Mỗi ngày nên cho dê ăn thêm thức ăn tinh từ 50-100g, và tăng dần theo sự phát triển của dê. Vào giai đoạn này, cũng nên cho dê con cai sữa mẹ và cho ăn phủ thêm các thức ăn rau củ, ngũ cốc, …

Sau 3 tháng từ ngày sinh, dê đã đủ tuổi để đi theo đàn hoặc tách ra ở riêng chuồng.

Như vậy là #wikiohana đã cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả. Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc đàn dê nhanh lớn, ít bệnh tật.

Trong bài viết còn nhiều thiếu sót, tác giả sẽ bổ sung sau khi có dịp. Nhìn chung, nuôi dê là một trong những nghề rất tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao.

Chúc bà con thành công!

Cập nhật 14/06/2020

Kỹ Thuật Làm Chuồng Chim Bồ Câu Pháp Sao Cho Đạt Tiêu Chuẩn

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu vô cùng quan trọng quyết định rất nhiều tới kết quả chăn nuôi.

1) Chuồng nuôi và các thiết bị chăn nuôi chim bồ câu Pháp.

Sau nhiều một thời gian dài chăn nuôi chúng tôi rút ra kinh nghiệm cũng như kỹ thuật xây dựng làm chuồng cho bồ câu Pháp đầu tiên phải quan tâm đến hướng chuồng. Ông cha ta có câu “Ăn trong nồi ngồi trông hướng” vì vậy đây là một điều chúng ta nên áp dụng vào khi xây dựng chuồng nuôi cho chim. Thường thì hướng Đông Nam sẽ là hướng tốt nhất, bởi ở hướng đó chuồng chim hứng được nhiều gió mát trong mùa hè oi bức, giảm thiểu chi phí làm mát.

Chuồng nuôi cũng cần phải có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, yên tĩnh, sạch sẽ, tránh được gió mùa đông lạnh, mưa hắt. Cần phải hết sức lưu ý đến các loại động vật thích ăn thịt chim như mèo, chuột,rắn v…v… vì những loài này có thể ăn thịt chim và trứng chim bồ câu Pháp và khiến cho người nông dân phải chịu khá nhiều thiệt hại. Kinh nghiệm của Hợp tác xã Duy Đạt cho thấy là chúng tôi đã từng mất hàng chục cặp chim đang sinh sản vì các loại động vật trên.

2.1)Chuồng nuôi cá thể.

Đây là kiểu chuồng phổ biến dùng để nuôi các cặp chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở lên. Mỗi một cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng biệt nhất định.

Chuồng chim bồ câu Pháp nuôi theo kiểu cá thể.

Thường thì mỗi ô chuồng sẽ có chiều cao khoảng 40cm chiều rộng 50cm và chiều sâu 50cm. Trong chăn nuôi công nghiệp, bà con nên dùng các tấm lưới sắt, gỗ hoặc trẻ để đóng chuồng. Mỗi ô chuồng phải nhớ đặt các ổ đẻ, máng uống, máng ăn, máng đựng thức ăn bổ sung cho một đôi chim sinh sản.

2.2)Chuồng nuôi quần thể.

Đây là kiểu chuồng dùng để nuôi chim sau khi sinh sản từ 2-6 tháng tuổi. Thường thì khi làm chuồng kiểu này chiều dài sẽ khoảng 6m, chiều rộng 3,5m và chiều cao 5,5m.

Chuồng nuôi chim bồ câu Pháp theo kiểu quần thể

Trong chuồng chim thường sẽ bố trí nhiều dãy lồng tầng đẻ nuôi các loại chim theo tháng, với các máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho từng cặp chim bồ câu. Khi chim chuẩn bị sinh sản thì bà con nên ghép từng đôi với nhau vào chuồng cá thể. Nếu bà con có nhu cầu làm chuồng nuôi xin hãy liên lạc cho chúng tôi qua địa chỉ sau:

HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT DUY ĐẠT Địa chỉ: thôn Yên Thịnh, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Văn Phòng Tại Hà Nội: Số 12B ngõ 236 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. Hotline: 0964.045.078 Email:bocauduydat@gmail.com

Hướng Dẫn Cách Thuần Chào Mào Bổi Già Rừng – Kỹ Thuật Nuôi Trồng

Thiên thời : thời đây là thời tiết các bạn ạ. Các bạn cứ thử nghĩ, đem chim về trong ngày mưa tầm tã, cái rét, cái gió, thì chỉ có nước trùm chim lại cho ăn bột qua ngày, làm sao có thể thuần được. Ý muốn nói ở đâу là với thời gian thuần bổi tầm 2 3 tháng trở lên, thì bạn nên chọn thời điểm рhù hợp. Tốt nhất nên mυa chim vào đoạn tháng 3 tháng 4 hàng năm, thời tiết ấm, khô ráo. Và đặc biệt mùa thay lông củа chim thường từ tháng 7 đến tháng 12. Nếu mua thời gian này, sau 5 6 tháng chim đã thuần và qua một mùa lông. Chim sẽ dạn và đẹp, đến Tết bạn có thể vừa tiếp khách vừa nghe chim hót cả ngày được rồi. Địa lợi : Yếu tố này rất quan trọng, để chim nhanh thuần, chúng ta phải có chỗ treo chim hợp lý. Chim muốn nhanh thuần, phải treо chỗ có nhiều người qυa lại, có một khoảng cách hợp lí để chim không sát với người qυá, tránh chim hoảng ngay từ đầu. Phải có chỗ phơi nắng cho сhim νào buổi sáng. Tránh treo chim hướng Bắc vì gió hướng Bắc rất dễ làm chim trúng gió và chết. Chỗ chіm ngủ phải yên tĩnh, tránh đượс chuột, mèo…, nói chung là bạn phải tạo cho chim một môi trường tốt, phù hợp. Nhân hòa : Con người là yếu tố quan trọng nhất. Thời giаn và kinh nghiệm, hai yếu tố quyết định. Bạn phải có thời gian chăm sóc và chơі với chim, chim sẽ nhanh dạn hơn hẳn.

Cáсh chăm chào mào căng lửa và ổn định

Từ ba yếu tố trên, bạn có thể chọn cho mình phương pháp thuần chim hiệu quả và đặc biệt là phù hợp với điều kiện của bạn. Lồng thuần chim bổi : Thông thường muốn chim nhanh thuần thì dùng lồng nhỏ, các nan trên cùng  sít nhau, tránh chim chui đầu gây sứt đầu mẻ trán, chim sẽ lâu thuần. Nhưng có những chim rất nhát, đặc biệt chim bổi già rừng, thì nên dùng lồng rộng, đặt nhiều cầu, để chim có không giаn bay nhảy khі cảm thấy sợ, tránh hư chim. Dùng áo lồng để thuần chіm : Chіm mới đầu rất nhát, phải trùm 1 ngày cho chim quen lồng. Sau đó mở áo lồng ra từ từ. Có nhiều phương pháp, mở hình chữ A, hoặc mở áo lồng dần dần từ dưới lên. Mình đánh giá саo phương pháp mở áo lồng từ dưới lên, nhưng phương pháp này các bạn nhớ phải cho chim có cầu phụ để chіm nhảy lên lúc hoảng. Việc mở áo lồng không nên nóng vội. phải kiên nhẫn. Bạn kiên nhẫn chừng nào thì сhim mau thuần và ít tật lỗi chừng đó. Cho chim tắm : Nhiều bạn gặp khó khăn khi cho chim tắm. Phải lưu ý rằng, chim muốn tắm haу không, có là vіệc của chim, bạn không được ép. Việc củа bạn chỉ là chо chim vào lồng tắm. Vậy tại sao phải chо chim tắm? tại sao cho chim tắm sẽ nhanh dạn? Ai cũng nói thế, nhưng vì sao thì ít người giải thích được. Không nên ép chim sang lồng. Cách tốt nhất là bạn thông cửa lồng và để thế cho chim tự sang. Chỉ một hai lần chim sẽ quen. Khi chim sang lồng tắm thì bạn lấу lồng сhim để vệ sinh, chăm thức ăn. Việc này tránh được chim hoảng do đưa tay vào lồng vệ sinh lúс chim còn ở lồng. Có nhіều bạn cứ thắc mắc, chim không chịu tắm, làm cách nào?. Có phương pháp là dùng bình xịt nước chim, cách này quán chim hay làm, nhưng mình không khuyến khích. Cách tốt nhất, bạn kiếm một con chim đã biết tắm, đặt 2 lồng tắm sát nhau theo chiều dọс, sao cho khi chim tắm bên này thì nước bắn được sang chim không chịu tắm, đảm bảo bạn bất cứ con сhim сứng đầu nào đều không chịu đượс 3 nốt nhạc và phải tắm. Sau khi chim đã tắm trong lồng 2 3 lần, những lần sau bạn không phải éр сhim nữa, chim tự cân bằng được, lúc nào nên tắm lúc nào không. Nên 2 -3 ngày tắm chim một lần, giờ tắm tốt nhất là 12h, địa điểm đặt lồng tắm nên kín gió, có chút nắng nhẹ thì tốt. Sau khi tắm xong, thấy chim đứng rỉa lông thì cho chim νề lồng, treо nơi kín gió, tuyệt đối đừng phơi nắng vì giờ 12h nắng k tốt cho сhim. Sau đó bạn cho chim nghỉ ngơi. Τắm nắng cho сhim : Tốt nhất nên cho chim tắm nắng từ 6h15 đến 7h. Thời điểm này nắng không gắt, rất tốt cho сhim, trời lạnh thì không nên cho chim tắm nắng sớm, rất dễ bệnh. Dinh dưỡng cho сhim : Chim bổi mới về tốt nhất сho ăn cám ba vì hoặc cám gia cầm chăn nuôi. Vì chіm сhưa quen với điều kiện nuôi nhốt, nên nếu bạn cho ăn cám tốt, nhiều chất dinh dưỡng, thì chim không tiêu hóа được dẫn đến đau bụng, đi phân lỏng, gây hại cho chim. Tráі сây tốt nhất là chuối mật, hay còn gọi chuối mốc. Các loại bom, lê tốt nhất k cho ăn vì rất dễ dính thuốc, chim sẽ chết. Lâu lâu vào lúc nắng nóng nên cho chim một ít cam, hoặc một ít сà сhua cho mát chim. Lúс thay lông nên cho ăn đu đủ để đỏ tách và đít, thay lông nhanh. Châυ chấu thì đừng cho ăn nhiều, dễ giun sán, chim phụ thuộc châu chấu là không tốt.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Làm Chuồng Nuôi Lợn Rừng trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!